Trẻ bị đứt tay phải làm sao? Hướng dẫn cho cha mẹ xử lý kịp thời
Trẻ bị đứt tay phải làm sao? Cần xử lý như thế nào khi trẻ đứt tay? Là những nghi vấn mà những bậc làm cha làm mẹ luôn lo lắng cho con mình khi đứt tay. Vậy đâu là những phương pháp đúng đắn giúp trẻ.
Thành thạo 2.000+ từ & 6.000 câu tiếng anh Phát triển toàn diện 4 kỹ năng tiếng anh Giỏi Toán – tiếng Anh theo phương pháp hiện đại Phát triển EQ & khả năng tiếng Việt
10 triệu++ trẻ em tại 108 nước đã giỏi tiếng Anh như người bản xứ & phát triển ngôn ngữ vượt bậc qua các app của Monkey
Nội Dung Chính
Nguyên nhân gây đứt tay ở trẻ
Trẻ con vô cùng tinh nghịch và hiếu động, bé muốn khám phá mọi thứ xung quanh và chưa biết sự nguy hiểm của nó nghiêm trọng như thế nào. Vì vậy mà trẻ có thể động phải và khiến bản thân mình bị thương. Điển hình là trẻ bị đứt tay. Và đâu là những nguyên nhân gây đứt tay ở trẻ? Trẻ bị đứt tay phải làm sao?
Trẻ bị đứt tay do giấy cứa
Giấy là vật dụng được trẻ sử dụng hằng ngày và trẻ em thường xuyên tiếp xúc với nó. Nhưng giấy vẫn có thể gây đứt tay ở trẻ nhỏ, thậm chí là người lớn cũng có thể bị đứt tay.
Tờ giấy không nguy hiểm nhưng khi trẻ đùa nghịch và vô tình để góc của tờ giấy cứa vào tay sẽ khiến trẻ đứt tay và gây ra đau đớn không ngừng. Không những thế, đứt tay do giấy cứa có xu hướng đau hơn khi bị dao cắt. Giấy cứa vào tay còn để lại những hạt hóa học độc hại và khiến cho vết thương tại vị trí bị cắt khó lành hơn.
Mặc dù vết thương do giấy cứa vào tay trẻ không chảy máu nhiều nhưng vết thương khiến các tế bào mô cơ và tế bào không có lớp bảo vệ. Khi sử dụng tay làm việc gì mà động đến vết thương sẽ tạo cảm giác khó chịu và vô cùng đau đớn đến trẻ.
Trẻ bị đứt tay do những vật sắc nhọn
Những vật sắc nhọn như dao, kéo, gương, kính, mảnh thủy tinh,…bị vỡ có thể khiến cho trẻ bị đứt tay.
Những vật sắc nhọn này có độ sắc bén cao nên khi làm đứt tay, ban đầu trẻ sẽ không cảm thấy bị đau. Nhưng sau một thời gian, vết thương bị hở ra khiến vi khuẩn gây hại xâm nhập và gây ra nhiễm trùng. Và khi trẻ sử dụng tay cầm nắm hay làm việc gì đó mà động vào vết thương cũng có thể khiến vết thương trẻ bị đau dữ dội.
Trẻ bị đứt tay do động vào cánh quạt đang chạy
Trẻ con rất hiếu kì, năng động và tò mò. Những quạt điện thường nằm trong tầm tay của trẻ hoặc được đặt trên giường rất dễ gây tai nạn cho trẻ. Trẻ sẽ đưa tay vào trong khi quạt đang quay và khiến đứt tay hay nặng hơn là gãy tay.
Cách xử lý khi trẻ bị đứt tay
Bố mẹ cần phán đoán chính xác mức độ đứt tay của trẻ khi các vật tác động vào mà đưa ra những cách xử lý sao cho phù hợp. Dưới đây là các cách xử lý khi trẻ bị đứt tay ở các mức độ khác nhau:
Đối với đứt tay nhẹ
Trẻ em bị đứt tay phải làm sao? Đối với các trường hợp trẻ bị đứt tay nhẹ, bố mẹ có thể tự xử lý tại nhà. Dưới đây là những cách xử lý vết thương khi trẻ bị đứt tay:
Vệ sinh vết thương khi trẻ bị đứt tay
Khi trẻ bị đứt tay phải làm sao? Bố mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến vòi nước và tiến hành rửa sạch vết thương. Mục đích là nhanh chóng ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn đang ở trong hoặc bám xung quanh vết thương.
Sau đó, sử dụng oxy già để khử trùng và khử khuẩn vết thương, đảm bảo chắc chắn rằng vi khuẩn đã được bị loại bỏ hoàn toàn khỏi vùng bị đứt tay. Bố mẹ có thể nhỏ một ít oxy già lên vết thương để có thể loại bỏ vi khuẩn hoàn toàn. Lúc nhỏ oxy già xuống vết thương, có thể trẻ sẽ cảm thấy đau và rát nhưng nó có tác dụng sát khuẩn tốt.
Lau khô vết thương bằng bông vô khuẩn hoặc khăn sạch
Sau khi vệ sinh vết thương bằng nước sạch và Oxy già, trẻ cần được lau xung quanh vết thương để tiến hành băng bó vết thương tránh nhiễm trùng. Phụ huynh không cần phải lau trực tiếp vào vết thương vì việc cọ xát mạnh vào vết thương sẽ khiến vết thương đau rát rất nhiều.
Sử dụng thuốc mỡ bôi lên vết thương
Sau khi vệ sinh sạch sẽ vết cắt ở tay của trẻ, bố mẹ có thể thoa một lớp mỏng thuốc mỡ lên vết cắt nhằm mục đích là giữ ẩm cho vết thương. Các loại thuốc mỡ bạn có thể sử dụng như Neosporin hoặc Polysporin. Các loại thuốc này còn có tác dụng ngăn ngừa quá trình nhiễm trùng và kích thích cơ thể hình thành quá trình chữa lành.
Bố mẹ nên ngừng sử dụng thuốc mỡ cho trẻ trong trường hợp trẻ bị phát ban trong quá trình sử dụng thuốc.
Đặc biệt, bố mẹ không nên cho trẻ uống aspirin. Vì Aspirin là chất có khả năng khiến máu bị loãng và khiến máu từ vết thương chảy ra rất nhiều.
Băng bó vết thương
Khi trẻ vừa bị đứt tay, sau các bước sơ cứu trên thì bố mẹ nên dùng băng cá nhân che phủ vết thương nhằm giữ sạch và ngăn chặn những vi khuẩn xâm nhập. Có hai cách băng bó vết thương khi trẻ bị đứt tay:
-
Dùng băng gạc cá nhân dán lên vết thương nếu vết thương của trẻ nhỏ.
-
Bố mẹ có thể dùng băng cá nhân chống nước hoặc băng dính dính vào vết thương. Điều này sẽ giúp vết thương không bị hở khi đi tắm.
Tiêm phòng uốn ván
Tiêm phòng uốn ván giúp mọi người ngăn ngừa các nguy cơ nhiễm trùng và những biến chứng nguy hiểm. Theo nghiên cứu của trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo, người dân nên tiêm phòng uốn ván sau 10 năm tiêm vaccine trước đó.
Theo dõi tình hình của vết cắt ở tay
Sau khi xử lý vết thương đúng cách, vết thương sẽ tự lành lại bình thường trong khoảng một đến hai tuần. Nhưng bố mẹ cần theo dõi và chăm sóc cho vết thương mau lành. Nếu cảm thấy vết thương bị sưng lên hoặc đỏ, gây mủ, gây sốt, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.
Dấu hiệu để bố mẹ có thể phát hiện khi tình trạng của trẻ bị nặng hơn:
-
Bàn tay bị tê, khó cử động là dấu hiệu nhiễm trùng nặng.
-
Có nhiều vệt đỏ tỏa ra từ vết thương là dấu hiệu vết thương ở trẻ bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Nếu không được đưa đến bác sĩ chữa trị kịp thời sẽ khiến cánh tay bị hoại tử.
-
Vết thương ở tay nếu bị động vật cắn hoặc người gây ra có thể dẫn đến các nguy cơ mắc bệnh dại. Kể cả vật nuôi trong nhà cũng khiến vi khuẩn đi vào vết thương và làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
Sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ
Trong trường hợp sau khi sơ cứu, bố mẹ có thể cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen dành cho trẻ em. Đối với những trẻ nhỏ từ 1 – 6 tuổi, trước khi cho trẻ uống thuốc giảm đau nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
Đối với trường hợp bé bị đứt tay sâu
Khi trẻ bị đứt tay sâu, máu sẽ chảy nhiều và gây đau đớn nhiều hơn. Lúc này, khi phát hiện trẻ bị đứt tay sâu, bố mẹ cần nhanh chóng lưu ý là sơ cứu ban đầu đúng để có thể cầm máu kịp thời.
Sơ cứu ban đầu khi trẻ bị đứt tay sâu
Thông thường, khi trẻ đứt tay, bố mẹ sẽ nhanh chóng dùng khăn hoặc giấy để giữ vết thương không bị chảy máu liên tục. Nhưng trước đó bố mẹ cần phải làm sạch vết cắt bằng nước lạnh và sau đó sử dụng oxy già để khử khuẩn hoàn toàn vi khuẩn độc hại bám vào vết thương.
Sau đó thấm khô vết thương bằng khăn sạch và băng bó vết thương. Cuối cùng là đưa trẻ đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời nhất.
Xem thêm: Điều trị trẻ bị bỏng nước sôi. Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý
Sơ cứu khi trẻ bị đứt động mạch chủ
Lúc này cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để được chữa trị kịp thời và nhanh chóng. Trong quá trình di chuyển, bố mẹ hãy giữ bình tĩnh cho mình và cho trẻ, sau đó phụ huynh cần giúp trẻ cầm máu để tránh bị mất máu quá nhiều.
Hãy ấn vào động mạch chủ cung cấp máu đến vết thương, như vậy vết thương sẽ được cầm máu trong một khoảng thời gian ngắn. Như vậy khi đến bệnh viện, trẻ cũng không phải bị mất máu quá nhiều.
Có nhiều trường hợp vết thương cần phải khâu mới lành vết cắt nhanh chóng được. Do vậy mà vết đứt tay ở trẻ cần được vệ sinh và sơ cứu đúng cách ngay từ đầu để vết thương được đảm bảo an toàn hơn và nhanh lành hơn.
Sau khi cầm máu thay băng thì trẻ cần được cần bổ sung đầy dưỡng chất giúp vết thương nhanh phục hồi như chất béo, chất đạm, Vitamin C, Vitamin E,…
Lưu ý: Sau khi thực hiện cấp cứu vết thương nhanh chóng, vết thương của trẻ cần được băng bó và thay băng vết thương ít nhất mỗi ngày 1 lần. Trường hợp băng bị ướt, dính bụi bẩn bạn cũng nên thay băng cho trẻ để tránh bị nhiễm trùng.
Phòng ngừa nguy cơ bị đứt tay ở trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ rất năng động và tò mò, do đó việc trẻ tự ngã và đùa nghịch với những vật dụng sắc bén. Để phòng ngừa nguy cơ trẻ bị đứt tay thì bố mẹ cần trang bị những kiến thức phòng ngừa ngay bây giờ. Dưới đây là những cách giúp phụ huynh phòng ngừa nguy cơ đứt tay ở trẻ nhỏ:
-
Những vật dụng sắc nhọn như dao, kéo, búa, cưa,… nên đặt những nơi cao xa tầm tay trẻ hoặc cất trong tủ và khóa lại để tránh tình trạng trẻ lục lọi và đùa nghịch.
-
Nếu bố mẹ muốn cho trẻ phụ mẹ nấu ăn, nên cho trẻ làm những công việc đơn giản nhất mà không sử dụng dao, kéo,… Sau đó, mẹ có thể hướng dẫn cho trẻ cách sử dụng dao, kéo an toàn và giải thích vì sao vật dụng này nguy hiểm.
-
Những tấm kính như cửa, trên bàn cần có bọc bảo vệ, nếu kính bị hỏng bố mẹ cần thay gấp để tránh tình trạng bị cửa kính cứa vào tay.
-
Hướng dẫn trẻ sử dụng giấy đúng cách, không nên đùa nghịch với những góc giấy sắc nhọn để tránh tình trạng bị giấy cứa vào tay.
-
Dạy trẻ về sự nguy hiểm mà các vật dụng sắc nhọn khác mang lại cho trẻ. Chúng sẽ khiến trẻ bị đứt tay sâu và ảnh hưởng đến các mạch máu, dây thần kinh bên trong.
Giải đáp một số câu hỏi thường gặp
Có rất nhiều phụ huynh vẫn luôn thắc mắc khi trẻ bị đứt tay phải làm sao? Cần bôi thuốc gì? Trong phần dưới đây, Monkey sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc của các bậc phụ huynh, cha mẹ. Điều này sẽ giúp bố mẹ chuẩn bị kỹ lưỡng những kỹ năng cần thiết khi trẻ bị đứt tay:
Bôi thuốc gì cho trẻ đứt tay nhanh khỏi?
Có khá nhiều loại thuốc được sử dụng để bôi lên vết thương hở miệng. Những loại thuốc này giúp vết thương nhanh lành, làm dịu vết thương và ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập vào các cơ quan của cơ thể thông qua vết thương.
Những vết thương nhẹ như bị cào xước, đứt tay nhẹ bố mẹ không tùy tiện bôi bất kỳ thứ gì khi trẻ bị bỏng mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Những thuốc bôi truyền miệng vẫn chưa được các nhà khoa học nghiên cứu là có thể trị đứt tay. Đặc biệt không được bôi kem đánh răng lên vết thương bị hở. Vì kem đánh răng mang tính kiềm và có thể gây bỏng kiềm thêm lên vết thương dẫn đến vết thương càng nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra có những cách dân gian như lá trầu không, lá húng, lá ngải cứu, cỏ mực, lá tía tô,… Những loại lá này bố mẹ cần rửa thật sạch sẽ để tránh những vi khuẩn bám bên ngoài lá khiến vết thương càng nghiêm trọng thêm.
Có nên dùng garo để băng tay cho trẻ hay không?
Garo là phương pháp sử dụng dây cao su hoặc dây vải cầm máu tạm thời. Người ta sử dụng để xoắn chặt vào những đoạn chi và làm ngừng sự lưu thông của máu từ phía trên chi xuống phía dưới.
Nếu bố mẹ và người lớn xung quanh biết băng garo đúng cách để cầm máu tạm thời cho trẻ. Nếu không biết dùng garo để băng tay cho trẻ mà vẫn làm thì có thể khiến cả đoạn tay đó của trẻ bị hoại tử và phải cắt bỏ. Điều này rất nguy hiểm nên không khuyến cáo mọi người nên thực hiện biện pháp sơ cứu này.
Khi bố mẹ thấy trẻ bị đứt tay và chảy quá nhiều máu, vì bố mẹ lo cho con mà có thể lo lắng và cuống lên làm mọi cách để cầm máu cho trẻ. Do vậy cần tìm những biện pháp cầm máu nhanh, đơn giản và hiệu quả. Thay vì sử dụng Garo thì bố mẹ có thể cầm máu bằng những hình thức khác như bôi thuốc cầm máu, rửa vết thương và cầm máu, bấm ngay tại chỗ bị chảy máu.
Khi trẻ bị đứt tay phải làm sao? Nên ăn và không nên ăn thức ăn nào?
Khi trẻ bị đứt tay thì lớp biểu bì bảo vệ cơ thể bên ngoài bị mất, các tế bào, cơ quan bên trong tiếp xúc với môi trường ngoài. Do vậy trẻ cần cung cấp những thức ăn để giúp tái tạo lại lớp biểu bì tại vị trí bị đứt đó. Bên cạnh đó, có những món ăn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ nhưng bố mẹ không nên cho con ăn vì nó sẽ khiến vết thương bị nhiễm trùng và lâu lành hơn.
Những nhóm thức ăn và thức ăn trẻ nên ăn khi bị đứt tay
-
Những món ăn rau củ quả như: rau ngót, rau má, hành tây, diếp cá,… các loại rau lành tính này có tính mát và khả năng kháng khuẩn. Ngoài ra chúng còn có tác dụng chống viêm, góp phần trong quá trình hình thành vết thương và hạn chế sẹo của vết thương để lại.
-
Những thức ăn đạm: như thịt heo nạc, đậu phụ để phục hồi các vết thương hở. Ngoài ra, thịt heo khi kết hợp với nghệ giúp vết thương được kháng viêm và giảm cơ thể bị suy nhược.
-
Các thực phẩm chứa vitamin C: giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi các sợi Collagen giúp tái tạo lại da nhanh hơn. Các thực phẩm chứa Vitamin C như cam, ổi, nho,… Cung cấp hằng ngày cùng các chất khác giúp cơ thể có sức đề kháng cao hơn.
-
Những thực phẩm Vitamin E: cũng tốt cho quá trình nhanh lành vết thương. Những thực phẩm chứa dồi dào Vitamin E như bơ, kiwi, bông cải xanh, ớt chuông, các loại hạt,…
Những thực phẩm mà trẻ cần kiêng khi bị đứt tay
Khi trẻ bị đứt tay, bố mẹ cần kiêng những thức ăn dưới đây để tránh tình trạng vết thương của trẻ lâu lành:
-
Rau muống: Trong rau muống chứa các thành phần thúc đẩy khả năng tái sinh tế bào quá mức. Do vậy khi bố mẹ cho trẻ ăn rau muống khi trẻ có vết thương hở sẽ khiến da thừa bị đùn lên và tạo thành sẹo lồi.
-
Lòng trắng trứng: Lòng trắng trứng cũng tương tự như rau muống. Nó giúp đẩy nhanh quá trình sinh trưởng của các sợi collagen của tế bào vệ làm đùn đa khiến trên bề mặt da xuất hiện sẹo lồi.
-
Thịt gà: Thịt gà khiến khả năng liền sẹo và tái tạo các tế bào biểu bì bị hạn chế lại. Do vậy mà bố mẹ không ăn thịt gà nếu muốn vết thương của trẻ sẽ lành nhanh hơn.
-
Thịt bò: Thịt bò có chứa rất nhiều protein tốt cho sức khỏe, ngoài ra thịt bò còn chứa chất sắt cung cấp cho con người một lượng chất sắt lớn. Thế nhưng khi trẻ bị đứt tay và xuất hiện vết thương hở, bố mẹ cho trẻ ăn thịt bò sẽ khiến vết sẹo bị sậm màu.
-
Gạo nếp: Gạo nếp khiến vết thương bị sưng mủ và viêm nhiễm nhiều hơn bình thường.
-
Hải sản và đồ tanh: Hải sản và đồ tanh khiến vết thương bị ngứa ngáy và sưng tấy khi ăn vào.
Làm gì khi trẻ sơ sinh bị đứt tay?
Da của trẻ sơ sinh rất mỏng và các cơ quan trong tế bào da chưa hoàn chỉnh, do đó khi trẻ sơ sinh bị đứt tay sẽ gây ra những đau đớn hơn bình thường. Bố mẹ có thể áp dụng các bước sơ cứu khi bị đứt tay ở trẻ.
Lưu ý không nên bôi bất kỳ loại thuốc nào cho trẻ khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ. Vì những loại thuốc không nên bôi lên trẻ do da của trẻ dễ bị mẫn cảm và dễ dị ứng. Điều này rất nguy hiểm và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ bị nặng thì mang trẻ đi bệnh viện ngay lập tức.
Trên đây là những thông tin giải đáp câu hỏi “Trẻ bị đứt tay phải làm sao?” mà Monkey chia sẻ. Hy vọng, bài viết trên sẽ giúp phụ huynh có con nhỏ sẽ trang bị đầy đủ kiến thức về chăm sóc, sơ cứu và phòng tránh khi trẻ bị đứt tay. Đừng quên theo dõi Monkey để được cập nhật thêm các kiến thức mới về nuôi dạy con.