Trẻ bị cảm lạnh uống thuốc gì? Cách chăm sóc hiệu quả
Cảm lạnh là bệnh thường gặp ở trẻ, nhất là những bé có đề kháng yếu. Vậy trẻ cảm lạnh uống thuốc gì cho nhanh khỏi. Bài viết dưới đây, Fitobimbi sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc này và đưa ra lưu ý khi dùng.
Nội Dung Chính
Cảm lạnh ở trẻ nhỏ
Cảm lạnh hay còn gọi là nhiễm trùng đường hô hấp trên. Bệnh do virus gây ra thông qua tiếp xúc da kề da, giọt bắn hoặc sờ, chạm vào đồ vật bị dính virus. Hiện có hơn 200 loại virus có thể gây ra cảm lạnh. Vì vậy, trẻ sẽ bị bệnh nhiều lần trong năm.
Mặc dù cảm lạnh gây ra cảm giác khó chịu cho con nhưng nhìn chúng chúng vô hại. Thậm chí còn sẽ giúp bé tạo ra kháng thể, củng cố miễn dịch, ít mắc các bệnh nhiễm khuẩn sau này. Vì vậy, khi con mới chớm cảm lạnh, mẹ không cần phải cuống để xem nên dùng thuốc gì.
Trường hợp bệnh tiến triển nặng, triệu chứng kéo dài dai dẳng không hết mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ để được kê đơn phù hợp. Vậy trẻ em cảm lạnh uống thuốc gì?
Trẻ cảm lạnh uống thuốc gì cho nhanh khỏi bệnh?
Thông thường, cảm lạnh sẽ thường diễn ra trong 1-2 tuần và sẽ tự khỏi mà không cần thuốc điều trị. Tuy nhiên với những trường hợp kéo dài và không có sự thuyên giảm, bác sĩ buộc phải chỉ định dùng thuốc để tránh biến chứng nguy hiểm. Vậy trẻ cảm lạnh uống thuốc gì? Hãy cùng điểm qua một số loại thuốc thông dụng dưới đây.
Thuốc thông mũi
Trẻ em cảm lạnh uống thuốc gì? Đáp án đầu tiên không thể bỏ qua đó là thuốc thông mũi. Loại thuốc này có tác dụng co mạch, dẫn đến giảm sưng niêm mạc mũi do đó có thể giúp bé giảm khó thở và ngạt mũi.
Các thuốc thông mũi bao gồm Pseudoephedrine, aphedrine và phenylephrine. Theo các chuyên gia, thuốc thông mũi có thể làm tăng huyết áp, nhịp tim và sự tỉnh táo do đó thường khiến các bé khó ngủ nếu dùng cuối ngày. Vì vậy mẹ nên tuân thủ chỉ định của các bác sĩ.
Bên cạnh đó, không nên sử dụng thuốc xịt và thuốc nhỏ mũi dài ngày vì nó có khả năng gây “tắc nghẽn trở lại”.
Thuốc giảm ho
Giảm ho cũng là đáp án của câu hỏi trẻ cảm lạnh uống thuốc gì? Theo các chuyên gia, hầu hết thuốc giảm ho đều ức chế phản xạ ho bằng cách tác động trực tiếp vào trung tâm ho của hệ thần kinh. Các thuốc giảm ho phổ biến bao gồm: Codein, pholcodin và dextromethorphan. Ngoài ra mẹ cũng có thể sử dụng siro giảm ho cho bé.
Codein là loại thuốc cho hiệu quả cao nhưng có thể gây táo bón, buồn ngủ và phụ thuộc. Vì vậy nó được chống chỉ định cho trẻ em dưới 12 tuổi
Các loại thuốc như Pholcodine và dextromethorphan ít gây tác dụng phụ hơn nhưng nó cũng khiến các bé buồn ngủ.
Thuốc long đờm
Thuốc long đờm có tác dụng làm tăng dịch tiết trên đường hô hấp. Từ đó giúp giảm độ nhớt của chất dịch nhầy, hỗ trợ tống đờm ra khỏi đường thở dễ hơn.
Thuốc kháng Histamin
Trẻ cảm lạnh uống thuốc gì đáp án không thể bỏ qua là kháng Histamin. Loại thuốc này có tác dụng làm giảm triệu chứng hắt hơi, sổ mũi và ho. Vì vậy nó thường được dùng trong những trường hợp ho vào ban đêm, ho do chảy dịch mũi hoặc liên quan đến viêm mũi dị ứng. Thuốc kháng Histamin có 2 thế hệ:
-
Thế hệ 1: Gồm các thuốc chứa hoạt chất như promethazin, clorpheniramin, diphenhydramin,… nó có tác dụng trong thời gian ngắn nên phải dùng nhiều lần trong ngày. Ngoài ra còn khiến các bé buồn ngủ
-
Thế hệ 2: Gồm các loại thuốc chứa hoạt chất như loratadin, cetirizin, desloratadine,… Khác với thuốc thế hệ 1, kháng Histamin thế hệ 2 không gây buồn ngủ, thời gian tác dụng cũng kéo dài hơn vì vậy được nhiều người dùng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho bé mẹ nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ
Thuốc giảm đau, hạ sốt
Paracetamol, aspirin và ibuprofen là những loại thuốc có thể sử dụng để giảm hạ sốt và đau nhức do cảm lạnh gây ra. Tuy nhiên, paracetamol có thể gây ra tổn thương trên gan, thậm chí gây tử vong nếu dùng quá liều.
Aspirin và ibuprofen là những loại thuốc có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và khiến các bé khó chịu. Aspirin cũng được khuyến cáo không sử dụng cho trẻ để trị cảm lạnh vì nguy cơ mắc Reye.
Có nên dùng kháng sinh trị cảm lạnh cho bé không?
Ngoài việc biết được đáp án câu hỏi trẻ cảm lạnh uống thuốc gì nhiều mẹ cũng đang băn khoăn không biết có nên sử dụng kháng sinh cho con trong trường hợp này. Theo chuyên gia, kháng sinh là thuốc điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Thuốc có khả năng tiêu diệt vi khuẩn trực tiếp hoặc ngăn chặn sự sinh sản của chúng. Trong khi đó, cảm lạnh lại do virus gây ra. Vì vậy việc dùng kháng sinh để trị cảm lạnh là vô nghĩa.
Bên cạnh đó, việc lạm dụng kháng sinh trong trường hợp này còn có thể dẫn đến kháng kháng sinh. Có nghĩa là vi khuẩn sẽ học cách kháng lại tác dụng của thuốc kháng sinh. Vì vậy trong tương lai các bệnh nhiễm trùng do chúng gây ra sẽ khó điều trị.
Lưu ý khi dùng thuốc điều trị cảm lạnh cho trẻ
Để việc dùng thuốc trị cảm lạnh cho bé đạt hiệu quả cao mẹ nên lưu ý những điều dưới đây.
-
Nắm rõ tên, liều lượng cũng như các tác dụng phụ có thể xảy ra của từng loại thuốc
-
Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn ghi trên nhãn mác hoặc theo chỉ định của bác sĩ để giảm nguy cơ gặp tác dụng phụ
-
Đọc kỹ thông tin về thuốc hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để hiểu thêm hoạt tính và các tương tác có thể xảy ra với loại thuốc khác hoặc thức ăn mà con dùng
-
Tránh dùng thuốc có chứa cùng một hoạt chất để tránh quá liều hoặc trùng tác dụng
-
Một số loại thuốc trị cảm có thể gây buồn ngủ hoặc ảnh hưởng đến sự tỉnh táo vì vậy mẹ cần lưu ý
-
Không cho bé dùng cà phê, coca và đồ uống có cồn khi đang dùng thuốc trị cảm
-
Mẹ nên cho bé dùng thuốc vào một thời điểm cố định trong ngày. Nếu bỏ lỡ một liều thì hãy dùng lại càng sớm càng tốt hoặc bỏ qua liều quên và dùng liều tiếp theo đúng chỉ dẫn. Tuyệt đối không gấp đôi lần dùng
-
Nếu sau thời gian dùng thuốc mà các triệu chứng của bệnh xấu đi mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế để khám, kiểm tra
Chăm sóc và phòng ngừa cảm lạnh cho bé
Ngoài việc dùng thuốc điều trị, mẹ cần đảm bảo một số vấn đề sau đây khi chăm sóc bé.
- Bù nước và điện giải: Cảm lạnh khiến trẻ nôn nhiều vì vậy có thể thiếu nước. Do đó thời gian bị bệnh mẹ nên bù nước cho con bằng cách cho bé uống sữa hoặc dùng dung dịch oresol
Cảm lạnh khiến trẻ nôn nhiều vì vậy có thể thiếu nước. Do đó thời gian bị bệnh mẹ nêncho con bằng cách cho bé uống sữa hoặc dùng dung dịch oresol
- Vệ sinh mũi: Ngạt mũi là triệu chứng đầu tiên xuất hiện ở trẻ cảm lạnh. Việc để ngạt mũi kéo dài có thể khiến bé khó chịu do oxy xuống phổi bị gặp khó khăn. Vì vậy lúc này mẹ hãy thường xuyên vệ sinh mũi cho con bằng nước muối sinh lý hoặc dụng cụ hút mũi chuyên dụng
Ngạt mũi là triệu chứng đầu tiên xuất hiện ở trẻ cảm lạnh. Việc để ngạt mũi kéo dài có thể khiến bé khó chịu do oxy xuống phổi bị gặp khó khăn. Vì vậy lúc này mẹ hãy thường xuyên vệ sinh mũi cho con bằng nước muối sinh lý hoặc dụng cụchuyên dụng
-
Cho bé nghỉ ngơi: Khi bị cảm lạnh mẹ hãy cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn, đồng thời hạn chế hoạt động thể lực. Tâm lý thư giãn sẽ giảm kích thích và hạn chế nôn hiệu quả
-
Bổ sung dinh dưỡng: Trẻ bị cảm lạnh cần được bổ sung dinh dưỡng. Vì vậy với trẻ sơ sinh mẹ nên cho bé bú nhiều. Các bé lớn hơn thì nên chia nhỏ khẩu phần, bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây, đồ ăn nhiều đạm,…
Khi nào trẻ bị cảm lạnh phải gặp bác sĩ?
Ngoài việc cho bé dùng thuốc điều trị, những trường hợp sau mẹ nên đưa bé con gặp bác sĩ:
-
Bỏ bú
-
Sốt từ 38 độ với trẻ dưới 3 tháng tuổi và 39 độ với trẻ từ 3 tháng đến 1 tuổi
-
Ho kéo dài và ngày càng nặng trong khi các triệu chứng khác biến mất
-
Thở nhanh, môi tím tái, hôn mê
-
Có dịch mũi vàng xanh , mùi hôi từ mũi, miệng
-
Có hạch sưng ở cổ
-
Triệu chứng kéo dài hơn 10 ngày
Trẻ cảm lạnh uống thuốc gì bài viết trên đã giúp mẹ có câu trả lời. Hy vọng với thông tin này mẹ sẽ nắm được lưu ý cũng như cách dùng các loại thuốc phòng ngừa, điều trị cảm lạnh hiệu quả.