Trẻ bị cảm lạnh: Cha mẹ cần chăm sóc khi trẻ cảm lạnh thế nào

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị cảm lạnh. Đây là căn bệnh thường gặp và không quá nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, khi trẻ bị cảm lạnh, phụ huynh cũng cần tìm hiểu cách chăm sóc và điều trị cho bé sao cho đúng cách để ngăn chặn các biến chứng như viêm tai, viêm họng, viêm xoang hay viêm phổi.

Dấu hiệu nào cho thấy trẻ bị cảm lạnh?

Cảm lạnh là bệnh lý cực kỳ phổ biến có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Bệnh này do virus gây ra, một trong những loại virus phổ biến nhất đó chính là Rhinovirus. Chính vì vậy khi bị cảm lạnh, chúng ta không thể dùng kháng sinh để điều trị bệnh. 

Các nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thường bị trung bình 8 đến 10 lần cảm lạnh mỗi năm trước khi chúng tròn 2 tuổi. Tiếp đó, con số này ở đối tượng trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo là 9 lần và thanh thiếu niên, người lớn là 2 đến 4 lần mỗi năm.

Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh thường bao gồm chảy nước mũi, hắt hơi, mệt mỏi, sốt, ho, nôn trớ
Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh thường bao gồm chảy nước mũi, hắt hơi, mệt mỏi, sốt, ho, nôn trớ

Trẻ bị cảm lạnh thường có các biểu hiện đặc trưng như sau:

  • Chảy nước mũi.

  • Hắt hơi.

  • Mệt mỏi.

  • Quấy khóc, lười vận động.

  • Sốt.

  • Nôn trớ.

  • Ho.

Theo các bác sĩ khoa Nhi, trẻ bị cảm lạnh có thể tự khỏi trong vòng 7 – 10 ngày nếu được cha mẹ chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ nôn nhiều, không thể ăn uống thì bệnh sẽ trở nặng và lâu khỏi hơn.

Những biến chứng có thể gặp khi trẻ bị cảm lạnh

Trẻ bị cảm lạnh nếu không được quan tâm chăm sóc đúng cách có thể phải đối mặt với hàng loạt các biến chứng như:

  • Viêm tai giữa: Viêm 

    Viêm

    thường là hậu quả của một hoặc nhiều bệnh lý, trong đó có cảm cúm,

    cảm lạnh

    hoặc dị ứng… làm tắc nghẽn và gây phù nề đường mũi, họng và vòi nhĩ.

  • Hen suyễn: Cảm lạnh cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng thở khò khè, tức ngực. Đối với những trẻ có cơ địa dị ứng hoặc có tiền sử hen thì bệnh lý này rất dễ làm khởi phát cơn hen. Như vậy, với những trẻ mắc bệnh hen suyễn thì phụ huynh cần phải chú ý chăm sóc bé cẩn thận hơn trong mùa lạnh. 

  • Viêm họng: Viêm họng do cảm lạnh thường gặp ở những trẻ từ  6 tháng đến 15 tuổi. Một số dấu hiệu cảnh báo biến chứng này gồm đau họng, sưng họng, đỏ amidan, nổi nốt nhỏ màu đỏ vùng vòm họng,…

  • Viêm xoang: Bệnh cảm lạnh thông thường dù không đáng ngại tuy nhiên cũng có thể làm tắc nghẽn xoang mũi của trẻ. Từ đó virus có cơ hội được sinh sôi, phát triển trong dịch mũi và dẫn tới viêm xoang, nhiễm trùng xoang mũi.

  • Viêm phổi: Trong trường hợp bé bị cảm lạnh gặp phải những triệu chứng như sốt cao, đổ mồ hôi, ớn lạnh,… phụ huynh cần phải đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bởi đó là những dấu hiệu điển hình của bệnh viêm phổi.

Bé bị cảm lạnh sổ mũi có thể gặp biến chứng viêm phổi nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách
Bé bị cảm lạnh sổ mũi có thể gặp biến chứng viêm phổi nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách

Cách xử trí khi trẻ bị cảm lạnh

Trẻ bị lạnh có thể tự khỏi bệnh trong 7 – 10 ngày nếu trẻ được chăm sóc tốt tại nhà. Tuy nhiên, khi bé xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm thì phụ huynh cần đưa bé đến cơ sở y tế ngay để được thăm khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.

Khi phát hiện trẻ bị cảm lạnh, cha mẹ nên làm gì?

Nếu trẻ bị cảm lạnh có các triệu chứng nhẹ, phụ huynh có thể chăm sóc trẻ tại nhà bằng các biện pháp sau:

  • Bù nước và điện giải:

    Trẻ bị cảm lạnh thường có triệu chứng nôn trớ, ra mồ hôi. Điều này khiến bé bị thiếu nước và điện giải. Do vậy, cha mẹ hãy cho trẻ uống nước hoặc uống dung dịch Oresol theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Chú ý, chỉ nên cho bé uống từng ít một, vì việc uống nhiều cũng dễ khiến trẻ có cảm giác nôn.

  • Hút dịch mũi cho trẻ:

    Nếu trẻ bị cảm lạnh có triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi với nhiều dịch thì việc hút mũi cho bé đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Bởi điều này có thể giúp trẻ thở và ngủ một cách dễ dàng hơn đồng thời cũng cảm thấy thoải mái hơn. Bố mẹ nên dùng máy hút mũi chuyên dụng và thực hiện các động tác nhẹ nhàng để không làm trẻ bị đau

  • Vệ sinh mũi cho trẻ: Khi bé bị cảm lạnh sổ mũi, cha mẹ cần rửa mũi thường xuyên, đúng cách cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.
  • Cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn:

    Khi bé bị cảm lạnh sổ mũi,

    hãy để trẻ được nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế tối đa các hoạt động thể lực và trí óc.

  • Chia nhỏ các bữa ăn cho bé:

    Cha mẹ nên cho trẻ ăn các loại thức ăn dễ tiêu như cháo thịt băm, chuối, bánh mì mềm,… Đồng thời hạn đồ ăn có nhiều chất béo hay gia vị vì chúng rất dễ khiến trẻ nôn trớ nhiều hơn. Bên cạnh đó, các bữa ăn nên được chia nhỏ ra để vừa giúp đảm bảo dinh dưỡng vừa tránh khiến trẻ nôn trớ. Bởi khi bị cảm lạnh, bé mệt mỏi, chán ăn nên không thể ăn được nhiều trong một bữa.

  • Cách giảm số

    t: Trường hợp bé bị cảm lạnh có triệu chứng sốt, phụ huynh cần chườm ấm toàn thân liên tục để hạ nhiệt cho trẻ. Chú ý, bạn chỉ được dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38,5 độ C và có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

  • Giữ môi trường sống sạch sẽ:

    Điều này sẽ giúp đẩy lùi các vi khuẩn gây hại khiến bệnh cảm lại ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.

Khi bé bị cảm lạnh sổ mũi, bạn cần hút dịch mũi cho bé thường xuyên bằng dụng cụ chuyên dụng
Khi bé bị cảm lạnh sổ mũi, bạn cần hút dịch mũi cho bé thường xuyên bằng dụng cụ chuyên dụng

Ngoài ra, khi bé bị cảm lạnh, phụ huynh cũng cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chăm sóc bé.

  • Không tự ý dùng thuốc kháng sinh cho trẻ.

  • Chỉ cho bé ăn lại sau khoảng 20 đến 30 phút sau khi bé nôn.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Khi đã áp dụng một số cách trên những triệu chứng cảm lạnh của trẻ không được cải thiện, thậm chí còn gia tăng. Nhất là khi bé vẫn sốt cao, ho khan, mệt mỏi, ớn lạnh,… thì phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để được các bác sĩ điều trị kịp thời.

Những trường hợp trẻ bị cảm lạnh đang mắc các bệnh mạn tính như hen suyễn thì cha mẹ càng phải cẩn trọng hơn. Tốt nhất nếu không có nhiều kinh nghiệm chăm sóc cho bé, bạn cũng nên cho bé đi khám càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, trẻ bị cảm lạnh cũng cần được đưa đến bệnh viện để thăm khám ngay khi có một trong những triệu chứng nghiêm trọng sau:

  • Nôn trớ dữ dội, thường xuyên, liên tục.

  • Bé nôn ra dịch mật, máu.

  • Bé không thể ăn uống hay bú mẹ.

  • Bé nôn trớ nhiều kèm triệu chứng sốt cao trên 38,5 độ C.

  • Bé có biểu hiện của mất nước: Môi khô, thường xuyên khát nước, da khô, mắt trũng,…

  • Trẻ co giật hoặc ngủ li bì khó đánh thức, thở nhanh,…

Phòng ngừa cảm lạnh cho trẻ như thế nào?

Trẻ có thể bị cảm lạnh rất nhiều lần trong một năm, nhất là vào mùa lạnh và những khi thời tiết thay đổi. Ở những giai đoạn này, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ. 

Để phòng ngừa cảm lạnh, trẻ cần được vệ sinh cơ thể sạch sẽ
Để phòng ngừa cảm lạnh, trẻ cần được vệ sinh cơ thể sạch sẽ

Để phòng ngừa cảm lạnh cho trẻ một cách hiệu quả nhất, các bậc phụ huynh nên áp dụng đồng thời các biện pháp sau:

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ:

    Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được vệ sinh cơ thể sạch sẽ để ngăn chặn các tác nhân có hại xâm nhập và gây bệnh. Với những trẻ lớn hơn, bạn nên nhắc nhở trẻ giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay với xà phòng trước khi ăn hoặc sau khi đi ra ngoài. 

  • Hạn chế cho trẻ đến nơi đông người:

    Virus cảm lạnh có thể lây lan rất nhanh qua không khí. Do đó, việc hạn chế đưa trẻ đến nơi tập trung đông người sẽ giúp phòng ngừa bệnh cảm lạnh hiệu quả. Ngoài ra, virus gây bệnh này còn có khả năng lây lan qua vật trung gian và tồn tại ở đó trong vài tiếng. Vì vậy, cha mẹ cần nhắc nhở trẻ tránh tiếp xúc những vật dụng đặt tại nơi công cộng như tay nắm cửa, lan can cầu thang,…

  • Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát:

    Trẻ không nên mặc quần áo quá quá dày, nhất là khi ngủ. Bởi việc mặc quần áo dày khiến trẻ ra nhiều mồ hôi và dễ bị cảm lạnh.

  • Chú ý đến khả năng thông gió và độ ẩm trong phòng ngủ của trẻ:

    Virus rất dễ thâm nhập vào cơ thể trẻ khi niêm mạc mũi của trẻ bị khô. Do đó, độ ẩm hợp lý của phòng ngủ cho bé cần duy trì là ở mức 60%. Đồng thời, phụ huynh cũng không nên quá lạm dụng máy điều hòa thường xuyên, thay vào đó mở cửa sổ để lưu thông không khí sau mỗi 3 giờ. Ngoài ra, khi thời tiết đẹp, bạn cũng nên cho trẻ ra ngoài để hít thở không khí trong lành, giúp bé tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch. 

  • Chế độ dinh dưỡng

    : Một trong những yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa hiệu quả bệnh cảm lạnh ở trẻ đó là chế độ dinh dưỡng hợp lý. Để giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, phụ huynh nên cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau xanh và các loại thực phẩm giàu vitamin C. Ngoài ra bạn cũng nên hạn chế tối đa việc cho trẻ uống hoặc ăn đồ để trong tủ lạnh. Xét nghiệm vi chất cho trẻ để sớm phát hiện tình trạng thiếu chất của trẻ và chăm sóc trẻ đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ cũng là điều phụ huynh cần chú ý.

Cảm lạnh là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng không quá nguy hiểm. Do đó khi bé không may mắc phải bệnh này, cha mẹ không cần quá lo lắng mà hãy bình tĩnh để xử lý đúng cách. Trong trường hợp tự điều trị cảm lạnh cho trẻ tại nhà nhưng các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đưa trẻ đến Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, hạn chế biến chứng phức tạp. Mọi thắc mắc hay cần được tư vấn thêm xin vui lòng liên hệ hotline 1901806.