Trẻ bị bỏng nước sôi: các mức độ và cách xử lý đúng
Trẻ em thường có tính hiếu động, tò mò, muốn tìm hiểu mọi thứ xung quanh mình nên dễ gặp phải những tai nạn không mong muốn, trong đó có bỏng nước sôi. Trẻ bị bỏng nước sôi không chỉ bị đau đớn, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm sinh lý mà sẹo hình thành còn tồn tại lâu dài, gây mất thẩm mỹ. Không ít trường hợp trẻ bị bỏng nặng dẫn đến tử vong do không được can thiệp y tế kịp thời.
20/09/2020 | Các cấp độ bỏng và phương pháp sơ cứu bỏng đúng cách
06/07/2020 | Sơ cứu bỏng – Kỹ năng cơ bản ai cũng nên biết
24/04/2020 | Những nguyên tắc cơ bản tuyệt đối cần thực hiện đúng khi sơ cứu bỏng
Nội Dung Chính
1. Nguyên nhân khiến trẻ bị bỏng da
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị bỏng, chủ yếu do người chăm sóc bất cẩn, không theo dõi sát sao trẻ, để trẻ tiếp xúc với nguy hiểm khi chưa nhận biết được. Theo số liệu thống kê, bỏng là tai nạn thường xuyên nhất của trẻ em tại nhà, là nguyên nhân gây tử vong do tai nạn thứ 2 cho trẻ.
Tai nạn bỏng rất thường gặp ở trẻ
Làn da của trẻ thường mỏng hơn, chịu nhiệt và tổn thương kém hơn nên cùng một tác nhân, trẻ thường bị bỏng nặng hơn người lớn. Ngoài trẻ bị bỏng nước sôi, các tác nhân gây bỏng ở trẻ còn có hóa chất, lửa, nến, pháo,… Nhiều trẻ bỏng nặng còn bị tổn thương sâu trong xương, cơ, thần kinh hay mạch máu không thể phục hồi hoàn toàn.
Ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe, tai nạn bỏng gây đau đớn, có thể ám ảnh tâm lý cho trẻ, khiến trẻ hoảng sợ, rối loạn tính cách, không thích tiếp xúc và tìm tòi. Như vậy, để phòng tránh trẻ bị tai nạn bỏng, sự quan tâm theo dõi trẻ của cha mẹ và người chăm sóc là rất quan trọng. Trẻ nhỏ chưa nhận thức được nguy hiểm nên cần để những tác nhân có thể gây bỏng ở nơi an toàn, ngoài tầm với của trẻ. Trẻ đã nhận thức được cần được giáo dục về tai nạn bỏng và cách phòng tránh.
2. Các mức độ bỏng ở trẻ
Trẻ bị bỏng càng nặng thì tổn thương càng nặng nề, khó hồi phục, vì thế việc phân loại mức độ bỏng là cần thiết để định hướng can thiệp điều trị sớm.
Bỏng cấp độ 1 thường tự khỏi và không để lại sẹo
2.1. Bỏng cấp độ 1
Vùng da bị bỏng của trẻ chỉ xuất hiện tình trạng:
Đỏ da, có thể đau rát nhưng trẻ vẫn chịu được, không có phỏng nước.
Chỉ gây tổn thương lớp da ngoài cùng.
Bỏng da cấp độ 1 ở trẻ thường tự khỏi khi chăm sóc tại nhà 2 tuần, thường không để lại sẹo.
2.2. Bỏng cấp độ 2
Đây là cấp độ bỏng nặng với trẻ, khi tác nhân gây bỏng có thể là hóa chất, điện, nhiệt, phóng xạ hoặc ma sát làm tổn thương sâu trong da.
Độ 2 được chia làm độ IIa và độ II b, trong đó độ II(a) thì lớp tế bào đáy còn toàn vẹn phần lớn; II(b) thì chỉ còn tế bào biểu mô ở phần sâu các nang lông, và các tuyến mồ hôi.
Bỏng độ Độ II: thì tổn thương toàn bộ lớp thượng bì, còn một phần lớp tế bào đáy. Bóng nước tạo thành là do tách giữa lớp thượng bì và trung bì. Nền bóng nước đỏ và còn cảm giác. Nên bệnh nhân sẽ có giác đau rát.
Bỏng cấp độ 2 ảnh hưởng đến 1 phần tế bào đáy
2.3. Bỏng cấp độ 3
Độ III: tổn thương lan đến lớp trung bì, lớp dưới da: không còn tế bào đáy, không còn lông móng, không còn cảm giác. Đáy thương tổn trắng bệch.
Bỏng cấp độ 3 rất nguy hiểm với trẻ, cần xử lý y tế cẩn thận càng sớm càng tốt để phục hồi da tốt nhất có thể. Vết bỏng này dù được điều trị sớm cũng sẽ để lại sẹo không lành.
Cấp độ nặng hơn là bỏng cấp độ 4 và 5, lúc này da đã bị tổn thương nặng nề. Vết bỏng cấp độ 1 cha mẹ có thể tự xử lý và chăm sóc tại nhà với sự hướng dẫn của bác sĩ nếu cần thiết. Tuy nhiên nếu bỏng từ cấp độ 2 trở lên, đặc biệt bỏng vùng mặt hoặc lan rộng trên cơ thể thì cần đưa trẻ đi cấp cứu y tế càng sớm càng tốt. Người chăm sóc cần biết xử lý sơ cứu đúng cách khi trẻ bị bỏng nhằm hạn chế tốt nhất tổn thương.
Trẻ bỏng nặng có thể tử vong nếu không cấp cứu y tế sớm
3. Cách xử lý khi trẻ bị bỏng nước sôi
Hiện nay rất nhiều bậc phụ huynh và người chăm sóc không hiểu rõ và biết cách xử lý đúng khi trẻ bị bỏng, điều này khiến tai nạn càng trở nên trầm trọng hơn. Cần hiểu rõ, sơ cứu trẻ bị bỏng sẽ giúp tổn thương ở mức nhẹ nhất, được làm sạch và tránh bội nhiễm.
Dưới đây là những bước sơ cứu trẻ bị bỏng nước sôi cũng như các loại bỏng khác cần biết:
Loại bỏ tác nhân gây bỏng càng sớm càng tốt, đưa trẻ ra khỏi vùng ảnh hưởng.
Cởi bỏ quần áo, đặc biệt là vùng da bỏng để làm mát ngay bằng nước sạch, mát (khoảng 15 – 20 độ C là tốt nhất) ít nhất 20 – 30 phút để giảm bỏng ăn sâu vào da, giảm đau và sưng viêm.
Giữ vết bỏng sạch, thoáng, có thể băng nhẹ để giảm đau tại chỗ và ngăn ngừa bụi bẩn nhưng tuyệt đối không tự ý bôi thuốc, hóa chất lên vết bỏng. Lưu ý sử dụng băng gạc vô khuẩn để tránh nhiễm trùng.
Cho trẻ bé nhiều hơn hoặc uống nhiều nước ăn để tránh mất nước, sốc do bỏng.
Nếu trẻ còn tỉnh táo, đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất trong thời gian sớm nhất, nếu trẻ bị sốc cần bế đầu cao, nghiêng 1 bên tránh trào ngược thức ăn vào khí quản. Theo dõi tình trạng trẻ cho đến khi có bác sĩ hoặc y tá xử lý.
Bên cạnh việc cấp cứu xử lý khi bị bỏng, cha mẹ cũng cần động viên tinh thần, an ủi tránh trẻ bị hoảng loạn, quấy khóc, gây khó khăn trong việc điều trị.
Sơ cứu tốt giúp hạn chế tổn thương do bỏng ở trẻ
Trẻ bị bỏng nước sôi nếu được sơ cứu đúng cách sẽ không để lại sẹo và không quá nguy hiểm. Nếu cần hỗ trợ y tế, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.