Trẻ 8 tháng tuổi biết làm những gì? Nhận thức phát triển như thế nào?

Sự thay đổi trong nhận thức và vận động của bé có sự khác biệt rõ ràng qua từng giai đoạn phát triển. Nắm rõ sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi giúp cho các bậc phụ huynh dễ dàng hơn trong việc chăm sóc và tạo điều kiện để bé phát triển đầy đủ hơn các kỹ năng. Các mẹ hãy cùng Eco pharmalife tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi

Nhận thức của bé 8 tháng tuổi phát triển như thế nào?

Những năm tháng đầu đời là thời kỳ phát triển vượt bậc của trẻ trong những nhận thức cơ bản. Từ 6 đến 8 tháng, bên cạnh khả năng vận động, bé cũng bắt đầu thể hiện những sự khác biệt về tư duy so với trước đó. Vậy nhận thức của bé 8 tháng tuổi phát triển như thế nào?

Về ngôn ngữ

8 tháng là cột mốc đánh dấu sự vượt trội về phát triển não bộ của trẻ. Trong giai đoạn này, bé hoàn toàn có thể nghe hiểu những gì mà người lớn yêu cầu bé làm theo. Đó có thể là việc bảo bé vẫy tay chào, cười hay chỉ ra các đồ vật quen thuộc,…

Bên cạnh đó, bé cũng ý thức được việc dừng lại một hoạt động gì đó khi nghe được từ ‘’không’’, phản ứng khi nghe tên mình hoặc cảm thấy vui vẻ khi được khen ngợi và khóc nếu nghe ba mẹ nặng lời với mình.

Giai đoạn này cũng đánh dấu khả năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể của bé một cách đa dạng hơn. Bé không chỉ dừng lại dùng ngón tay để chỉ trỏ các đồ vật hay giơ tay ra khi muốn bế mà còn có thể vẫy tay chào, nói bập bẹ “mẹ”, “bà”, “mama”, “papa”,…

Về khả năng nhận biết

Về khả năng nhận biết khi trẻ 8 tháng tuổi

Trẻ 8 tháng tuổi có thể phân biệt được sự khác nhau tương đối rõ giữa mọi người, các đồ vật với nhau. Bởi trong giai đoạn này, thị giác của bé đã hoàn thiện gần như tương đương với người lớn nên bé nhận biết tốt sự tồn tại của mọi người và đồ vật xung quanh.

Không những vậy, một vài bé 8 tháng tuổi thậm chí còn có thể hiểu được nguyên nhân và kết quả của một hành động. Ví dụ, bé biết cách bấm nút để cho đồ chơi phát sáng hay phát ra âm thanh.

Nếu như trước đó, bé khó có khả năng phân biệt được chính mình trong gương thì khi bước qua giai đoạn này, bé đã có khả năng nhận biết về sự phản chiếu lại bản thân ở gương.

Về khả năng khám phá 

Khi được 8 tháng tuổi, bé trở nên tò mò hơn rất nhiều và bắt đầu thích thú trong việc khám phá mọi thứ xung quanh. Điều này thể hiện rất rõ qua cách bé chơi đồ chơi. 

Bé sẽ trở nên thích thú hơn khi có thêm đồ chơi mới, bé có thể ngay lập tức chuyển sang chiếc ô tô sau khi đã chơi chán quả bóng nhựa hay gấu bông. 

Thế nhưng, cũng trong giai đoạn này, bố mẹ cũng có thể để ý rằng bé bắt đầu thể hiện tính kiên định với đồ vật mà mình yêu thích. Một vài bé tỏ ra gắn bó với một số đồ vật nhất định như gấu bông, thìa gỗ,… và tỏ ra khó chịu khi bị thay thế hoặc yêu cầu vứt đi. 

Về mặt cảm xúc

Về mặt cảm xúc khi trẻ 8 tháng tuổi

Khoảng 8 tháng tuổi, bé bắt đầu biết lo lắng khi bị tách rời khỏi người thân quen với mình như bố, mẹ, ông, bà, vú nuôi,… Nguyên nhân của việc này là do bé có khả năng phân biệt những người xung quanh với nhau như đã kể trên. Đây là biểu hiện hoàn toàn tự nhiên và cần thiết đối với mỗi trẻ em trong  giai đoạn phát triển này. 

Trước độ tuổi này, trẻ nhỏ không thực sự có cảm xúc về sự gắn kết. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) giải thích, điều này bắt nguồn từ việc bé nhà bạn đã đủ lớn để nhận ra khi bạn không ở bên con.

Ngoài ra, bé còn thể hiện cảm xúc phấn khích đối với điều chúng thực sự thích ví dụ như phá lên cười thích thú hoặc vỗ tay. Ngược lại, khi cảm thấy khó chịu hoặc gặp những điều chúng không thích bé thường nhăn mặt, sợ hãi và khóc.

Trẻ 8 tháng tuổi biết làm những gì?

Ăn uống

Khi đã được 8 tháng tuổi, ngoài chế độ bú mẹ hay dùng sữa công thức, bé đã có thể ăn thêm nhiều thức ăn dạng rắn. Mẹ hoàn toàn có thể bổ sung vào thực đơn ăn dặm của bé đa dạng hơn các loại thực phẩm như bột ngũ cốc, thịt bò, thịt gà, cá hồi, rau xanh,…

Kỹ năng nắm và nhai của bé nhà bạn trong thời kỳ này đã đủ phát triển để có thể cân nhắc thêm thức ăn dạng viên vào bữa ăn. Tốt nhất nên bắt đầu với chuối, ngũ cốc, rau củ đã nấu nhừ, thịt hầm chín mềm,..

Cắt thực phẩm thành miếng vừa ăn và tránh ăn bất kỳ món nào có nguy cơ gây nghẹn, ví dụ như cơm hạt thô, rau củ sống, kẹo cứng,… Tuy nhiên, cho dù thức ăn đã được cắt nhuyễn như thế nào, đừng để bé không có người trông coi trong giờ ăn.

Vận động

Giai đoạn 8 tháng tuổi đánh dấu sự tiến bộ trong kỹ năng vận động, đặc biệt là phối hợp các động tác phức tạp của bé. Sức khỏe thể chất, đặc biệt là hệ cơ xương của bé lúc này đã thực sự đủ chắc chắn để có thể tự đứng dậy khi bám vào thành ghế hoặc đầu giường,… 

Trước khi bắt đầu tự đứng được một vài tuần, hầu hết các bé 8 tháng tuổi đều có thể bò khắp nơi trong nhà. Tuy vậy, mẹ cũng không nên có tâm lý quá sốt ruột, lo lắng nếu bé nhà mình chưa có khả năng này. 

Tùy vào từng thể trạng của các bé mà có sự khác nhau trong kỹ năng vận động. Có bé có thể bỏ qua giai đoạn bò và tiến thẳng đến giai đoạn tập đi, một số bé thì cần nhiều thời gian hơn để di chuyển.

Cũng trong độ tuổi này, bé luôn tìm cách phối hợp vận động với hoạt động các giác quan như thính thác, thị giác,…của mình. Khi nhận ra vị trí của đồ vật trong phòng, bé có thể bò tới và nhặt chúng lên. Bé còn có thể sử dụng những thao tác đơn giản để chơi  với đồ chơi tương đối linh hoạt như ném bóng, lắc xúc xắc hoặc xếp chồng các khối hình vuông lên nhau.

Sự phối hợp giữa các ngón tay của bé cũng trở nên nhuần nhuyễn hơn, bé có thể cầm nắm các đồ vật và giữa chúng chặt hơn. Bé thường có xu hướng cho mọi đồ vật trong tay vào miệng và liếm, nếm.

Do bé đã bắt đầu tự di chuyển và biết nhiều kỹ năng vận động phức tạp hơn nên phụ huynh nên đặc biệt chú ý trong việc theo dõi và quan sát bé. Khu vực vui chơi của bé nên được trở nên an toàn hết sức có thể, không để các vật nguy hiểm hay quá nhỏ trong tầm ngắm của bé.

Bày tỏ cảm xúc và giao tiếp 

Do đang độ tuổi phát triển tương đối mạnh mẽ về nhận thức về bản thân và những người, hoạt động xung quanh, trẻ tám tháng tuổi hiểu được về tính lặp lại của sự việc, từ đó bắt đầu dự đoán các thói quen hằng ngày. Bé ý thức được rằng khi được đeo yếm thì đó là giờ ăn, khi ngồi trên xe đẩy, đó là giờ đi dạo.

Chúng cũng bắt đầu nhận ra mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả của một hành động – khi đánh rơi chiếc thìa này, người lớn sẽ nhặt nó lên giúp bé.

Ở độ tuổi này, bé bắt đầu nhận ra mình thích gì và không thích gì, đó là lý do tại sao mẹ có thể nhìn thấy vẻ mặt cau có khi cho cà rốt vào cháo và mỉm cười khi mẹ cho bé nếm thử món bánh ngọt. 

Khi được tám tháng, những tiếng bập bẹ mà bé phát ra trước đây có thể bắt đầu có ý nghĩa như “mẹ”, “bà”, “ba”. Giờ đây, bé có thể hiểu ý nghĩa của một số từ cơ bản, bao gồm tên của mình, “tạm biệt” và “măm măm”,…đồng thời có thể làm theo các yêu cầu đơn giản như “Chào tạm biệt”, “Hôn gió”,…

Gợi ý lịch sinh hoạt cho bé 8 tháng tuổi

Khi đã hiểu rõ về khả năng phát triển của trẻ thì một lịch sinh hoạt cho bé 8 tháng tuổi hợp lý là yếu tố rất quan trọng để tạo điều kiện cho bé lớn khôn khỏe mạnh hơn trong giai đoạn sau này. Mẹ có thể tham khảo lịch sinh hoạt hằng ngày phù hợp cho trẻ ở giai đoạn này được các chuyên gia từ Eco Pharmalife đề xuất. 

Lịch sinh hoạt đối với bé 8 tám tháng tuổi đang bú sữa mẹ kết hợp ăn dặm

7h00 sáng

Bé thức dậy, bú mẹ tầm 20 phút (tương đương 200 ml)

7h30 sáng

Để bé vận động nhẹ bằng việc chơi với bé trong nhà

8h sáng

Ăn dặm bữa sáng với ngũ cốc hoặc một bát nhỏ cháo yến mạch

8h30

Để bé tự chơi trong tầm quan sát của người lớn 

9h – 9h30 sáng 

Cho bé bú tầm 20 phút và để bé đi ngủ

11h trưa

Bé thức dậy và vui chơi, vận động nhẹ

12h trưa

Ăn dặm buổi trưa với cháo đầy đủ dinh dưỡng, ăn tráng miệng trái cây, sữa chua

12h30 trưa

Để bé vui chơi với người lớn sau bữa trưa

1h30 chiều

Cho bé bú tầm 15 phút và để bé đi ngủ

3h30 chiều

Thức dậy và chơi đùa, khám phá

4h chiều

Bé bú mẹ khoảng 20 phút

5h chiều

Ăn dặm bữa tối

5h30 chiều

Có thể cho bé đi ra ngoài, đi dạo sau bữa ăn

6h30 chiều 

Tắm rửa, vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ

7h tối 

Cho bé bú mẹ tầm 20 phút trước khi đi ngủ

1h30 sáng 

Bé có thể tỉnh giấc và bú tầm 20 phút và ngủ lại

Lịch sinh hoạt đối với bé 8 tám tháng tuổi đang dùng sữa công thức kết hợp ăn dặm

8h sáng

Thức bé dậy và cho bé uống khoảng 200 đến 250 ml sữa công thức

8h30 sáng

Ăn dặm nhẹ buổi sáng với bột ngũ cốc và một ít hoa quả 

9h sáng 

Vui chơi cùng bé

10h sáng

Cho bé uống thêm 150 – 200 ml sữa công thức sau đó cho bé ngủ một giấc ngắn

12h trưa

Thức bé dậy và để bé chơi đùa, vận động nhẹ một lúc 

12h30 trưa

Ăn trưa với cháo, tráng miệng bằng trái cây hoặc sữa chua

1h chiều

Giờ chơi đùa, hoạt động nhẹ sau bữa trưa của bé 

2h chiều 

Tiếp tục cho bé uống 200ml sữa và đi ngủ

4h chiều

Bé thức dậy, cho bé dùng thêm 150 ml sữa

4h30 chiều

Thời gian dành cho bé vui chơi, đi dạo

6h chiều

Tắm rửa, vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ

6h30 chiều 

Ăn dặm bữa tối

8h tối 

Cho bé uống tầm 250 ml sữa trước khi đi ngủ

Mẹ có thể điều chỉnh lịch trình sinh hoạt sao cho phù hợp nhất với thói quen, sức khỏe của bé và cả điều kiện sinh hoạt, làm việc của bố mẹ. Một chế độ sinh hoạt hợp lý có thể thúc đẩy bé phát triển một cách toàn diện về vận động và trí tuệ. 

Nên dạy trẻ 8 tháng tuổi những gì?

Với những sự thay đổi rõ rệt trong nhận thức và vận động, nhiều bậc phụ huynh chắc hẳn đang băn khoăn nên dạy trẻ 8 tháng tuổi những gì để bé vững chãi hơn trong giai đoạn phát triển sau này mà lại không quá sức đối với bé. 

Ngôn ngữ

Dạy trẻ ngôn ngữ qua sách đọc và sách hình

Điều quan trọng nhất trong thời kỳ này với trẻ là sự phát triển vượt trội trong nhận thức về ngôn ngữ. Vì vậy, hãy dành thời gian nói chuyện với bé mỗi ngày, bé thực sự đang hiểu những gì bạn nói. Đây là cách đơn giản để ngôn ngữ bé phát triển nhanh và linh hoạt..

Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé tiếp xúc loại đồ chơi được các chuyên gia cho là có thể phát triển ngôn ngữ như đồ chơi phát ra tiếng nói, đồ chơi thu giọng nói, bảng hình ảnh chữ cái… Bé có thể thích thú với việc vừa chơi vừa học như thế này. 

Vận động

Hầu hết các bé đã biết bò khi được 8 tháng tuổi, mẹ hãy để bé được tự do bò thoải mái để xương khớp bé trở nên chắc chắn. Thế nhưng, luôn nhớ đảm bảo an toàn trong khu vực vui chơi của bé. Bé đã có thể tự đứng dậy nhưng ba mẹ không nên ép bé làm việc này quá nhiều.

Ở giai đoạn này, trẻ đã có thể cầm nắm một cách cơ bản rồi, vì thế hãy cho bé cầm nắm ngón tay của ba mẹ. Để bé thỏa thích cầm, vò và xé giấy. Bên cạnh đó, mẹ có thể dạy cho bé cách phối hợp các động tác khác nhau bằng cách đeo vòng hay thắt hình nơ vào cổ tay bé, để đồ chơi ở trong tầm nhìn của bé để bé bò đến nắm lấy,… 

Quan sát

Thị giác của bé đã phát triển khá nhiều trong giai đoạn bước sang tháng thứ 8. Bé ghi nhớ nhanh hình ảnh những sự vật, sự việc xảy ra xung quanh. Do đó, thời gian này việc dành nhiều thời gian cùng con hơn là rất cần thiết. 

Cho bé được khám phá nhiều hơn thông qua việc thường xuyên cho bé ra công viên, khu vui chơi trẻ em để quan sát mọi người hoạt động gì. Những đứa trẻ khác chơi đùa cũng kích thích tính tò mò và làm bé hứng thú. Sự chuyển động qua lại của các món đồ chơi hay các hình ảnh trên màn hình cũng giúp bé phát triển một cách tốt nhất về sự linh hoạt của thị giác. 

Sữa nào tốt cho bé 8 tháng tuổi?

Sữa nào tốt cho bé 8 tháng tuổi?

Chế độ dinh dưỡng luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ bên cạnh việc vui chơi và rèn luyện kĩ năng cho bé. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ, trẻ 8 tháng tuổi cần nhiều hơn các chất dinh dưỡng cần thiết.

Protein là dưỡng chất cực kỳ quan trọng để cung cấp năng lượng hằng ngày khi nhu cầu vận động của bé 8 tháng ngày một cao hơn. Bên cạnh đó, để trí não phát triển toàn diện, chế độ dinh dưỡng của bé cần cung cấp đủ lượng omega 3 và DHA cần thiết. 

Ngoài ra, hệ tiêu hóa khỏe mạnh chính là yếu tố cốt lõi giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ khi bé bắt đầu được tiếp xúc nhiều hơn với môi trường xung quanh. Các men vi sinh từ sữa công thức, chất xơ từ rau xanh và các khoáng chất khác như Kẽm, Sắt, Taurin luôn được đảm bảo được cung cấp đầy đủ để bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ. 

Sữa công thức Enlilac Probi Baby A2 được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại và có nguồn nguyên liệu nhập khẩu hoàn toàn 100% từ NewZealand chính là một sự lựa chọn tối ưu mà mẹ nên cân nhắc cho bé 8 tháng tuổi nhà mình. 

Với thành phần có chứa đạm quý A2, được nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra có tác dụng vượt trội trong dinh dưỡng cho trẻ 0-12 tháng tuổi, Enlilac Probi Baby A2 giúp bé phát triển toàn diện về tầm vóc, trí tuệ cũng như sức đề kháng.

Ngoài ra, nhờ sự dày công nghiên cứu trong công thức, Enlilac Probi Baby còn có tính an toàn cực cao với hệ tiêu hóa non yếu của trẻ 8 tháng, không gây ra dị ứng hay khó tiêu như các hãng sữa công thức có thành phần là protein A1 hiện đang bán trên thị trường.

Bài viết tham khảo: https://ecopharmalife.vn/bai-viet/be-8-thang-biet-lam-gi/