Trẻ 4 tuổi bị viêm amidan, ba mẹ cần biết những gì?

Viêm amidan là bệnh lý tai-mũi-họng rất thường gặp ở trẻ em, đặc biệt ở các bé từ 3 – 7 tuổi. Bệnh có thể tự khỏi khi nghỉ ngơi hợp lý nhưng nếu chủ quan có nguy cơ tái đi tái lại nhiều lần dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vậy dấu hiệu nhận biết sớm ở trẻ là gì? Ba mẹ cần xử lý như thế nào nếu thấy bé bị viêm amidan? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân trẻ nhỏ thường bị viêm amidan?

Amidan là hàng rào miễn dịch vùng hầu họng, gồm các tế bào lympho có chức năng miễn dịch giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh khi xâm nhập qua đường miệng. Nó tạo ra các kháng thể IgG để cơ thể chống lại sự nhiễm khuẩn. Amidan hoạt động mạnh mẽ ở độ tuổi từ 4 – 10 tuổi, trong khi đó chức năng này của amidan ở người lớn giảm rõ rệt nên ít gặp hơn.

Khi có vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể, amidan hoạt động để tiêu diệt chúng. Tuy nhiên khi số lượng vi khuẩn, virus lớn và tấn công ồ ạt cùng một lúc, vượt quá khả năng của amidan thì nó có thể bị tổn thương gây đau, sưng và đỏ.

Trẻ nhỏ thường bị viêm amidan bệnh khi hệ miễn dịch yếu kém. Ngoài ra, một số yếu tố môi trường cũng góp phần khiến bé dễ bị viêm amidan hơn như trong giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột hoặc môi trường không khí ô nhiễm…

2. Những dấu hiệu nhận biết viêm amidan ở trẻ 4 tuổi?

Trẻ nhỏ có amidan hoạt động mạch mẽ nên cơ thể phản ứng mạnh với các tác nhân gây bệnh từ môi trường dẫn tới những biểu hiện như:

  • Sốt: Có thể sốt cao đột ngột, lên tới 39-40 độ C.
  • Đau họng: Viêm amidan dẫn đến đau họng, cơn đau kéo dài trong nhiều tiếng đồng hồ. Ngoài ra, cơn đau vòm họng còn khiến việc ăn nhai của bé trở nên khó khăn hơn khiến trẻ lười ăn, quấy khóc và cáu gắt.
  • Hơi thở hôi: Viêm amidan có thể hình thành các cục mủ hôi từ xác vi khuẩn, bạch cầu và mô hoại tử. Trong khi đó amidan có cấu trúc khe hốc rất dễ lưu trữ mủ điều này khiến miệng trẻ có mùi hôi.
  • Ho: Đôi khi sẽ thấy trẻ ho.
  • Trẻ ngủ ngáy, thở bằng miệng, cảm thấy khó thở khi ngủ. Amidan bị viêm gây phì đại, có thể khiến trẻ gặp một số khó khăn về đường thở do hệ hô hấp không thông thoát. Ngoài ra, trẻ có thể gặp nói chuyện bằng giọng mũi gặp vấn đề về phát âm.
  • Triệu chứng toàn thân: Các chất dịch tiết ra từ amidan viêm bị rơi xuống dạ dày làm các độc tố được hấp thu vào cơ thể dẫn đến các triệu chứng như chán ăn, khó tiêu, đau đầu…

Không phải mọi trẻ đều có tất cả các dấu hiệu trên, do đó khi thấy một số biểu hiện đầu tiên ba mẹ cần chú ý quan sát con. Nếu con sốt cao liên tục, đau rát họng, khó thở khi ngủ… nên đưa con đến thăm khám bác sĩ để có phương hướng điều trị kịp thời.

3. Trẻ 4 tuổi bị viêm amidan phải làm sao?

Trẻ nhỏ là một trong những đối tượng đặc biệt do đó phải có các biện pháp điều trị thích hợp. Nguyên tắc trong điều trị viêm amidan ở trẻ là:

  • Nghỉ ngơi hợp lý ưu tiên các biện pháp không dùng thuốc trong trường hợp nhẹ.
  • Chủ yếu điều trị triệu chứng kết hợp nâng cao thể trạng cho trẻ.
  • Chỉ dùng thuốc, đặc biệt là kháng sinh trong trường hợp cần thiết có nguy cơ xuất hiện các biến chứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

3.1. Phương pháp điều trị không dùng thuốc

Trong những trường hợp viêm nhẹ, ba mẹ có thể thực hiện một số phương pháp không dùng thuốc tại nhà dưới đây:

– Cho trẻ nghỉ ngơi: Khi trẻ bị nhiễm khuẩn thường là xuất hiện các triệu chứng của bệnh và sau đó vài ngày chúng sẽ tự biến mất. Vì vậy cần thời gian để bé cảm thấy khỏe hơn. Ba mẹ nên hạn chế cho bé nghịch, vui chơi. Đồng thời cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ bằng những thức ăn mềm, dễ ăn.

– Khi bé bị sốt: Hạ thân nhiệt cho trẻ bằng cách nới lỏng quần áo, sử dụng khăn ấm để lau người từ chân, mặt, bẹn, nách đến cổ, mặt.

– Uống đủ nước: Ba mẹ chú ý cho con uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để làm ẩm cổ họng, chống mất nước do sốt.

– Súc miệng bằng nước muối: Muối có đặc tính sát khuẩn giúp tiêu diệt một số vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng do đó việc súc miệng bằng nước muối giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh. Bạn có thể tự pha dung dịch nước nước muối (không nên pha quá mặn, quá nhạt) hoặc mua tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

– Dùng nước chanh, mật ong: Mật ong được biết đến bởi công dụng kháng khuẩn, nhanh chóng làm lành các tổn thương niêm mạc, giảm đau rát họng, ho có đờm, ho khan… Kết hợp với chanh chứa hàm lượng cao vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh khi xâm nhập qua đường miệng. Pha mật ong với một cốc nước ấm, cho thêm vài giọt chanh rồi cho trẻ uống thay nước lọc. Các triệu chứng sẽ cải thiện sau vài ngày.

– Sử dụng lá diếp cá: Một trong những biểu hiện đầu tiên ở trẻ là sốt, những lúc này bạn có thể cho hạ thân nhiệt bằng cách cho con uống nước cốt diếp cá. Không chỉ vậy, thảo dược này còn có tác dụng kháng khuẩn, hỗ trợ điều trị bệnh viêm amidan hiệu quả.

3.2. Điều trị bằng thuốc

Trong những trường hợp viêm amidan nặng, trẻ cần được thăm khám bác sĩ để có hướng giải quyết hợp lý. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn để làm giảm các triệu chứng của bệnh bao gồm:

– Thuốc hạ sốt giảm đau không steroid: Chỉ dùng thuốc khi sốt trên 38,5 độ C.

  • Phổ biến nhất là dùng paracetamol với liều 10-15 mg/kg cân nặng.
  • Ở những trẻ bị dị ứng với paracetamol có thể thay thế bằng ibuprofen với liều 100-200mg/lần, mỗi liều cách nhau ít nhất 6 – 8 tiếng.
  • Lưu ý không dùng aspirin cho trẻ do nó có thể dẫn đến hội chứng Reye gây tổn thương não và gan rất nguy hiểm.

– Viên ngậm: Trẻ 4 tuổi có thể sử dụng viên ngậm giảm đau họng như eugica, prospan…

– Kháng sinh: Penicillin được chỉ định cho viêm amidan do liên cầu nhóm A. Nếu bé của bạn bị dị ứng với loại này có thể thay bằng các thuốc khác.

Bất cứ loại thuốc nào cũng có thể để lại tác dụng phụ gây hại cho cơ thể, do đó trẻ cần uống đúng thuốc, đúng liều lượng và đủ thời gian được bác sĩ chỉ định. Bên cạnh đó, dạng viên có thể gây khó khăn cho trẻ trong vấn đề nuốt nên ưu tiên sử dụng dạng bào chế như siro, bột pha hỗn dịch… để bé dễ uống và hấp thu tốt nhất.

4. Phòng ngừa viêm amidan ở trẻ nhỏ?

Viêm amidan là bệnh lý rất hay gặp ở trẻ nhỏ do đó việc phòng ngừa là điều vô cùng cần thiết, nhất là với những trẻ nhỏ đi lớp tiếp xúc với nhiều bạn khác:

  • Hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Răng miệng là nơi tiếp xúc đầu tiên với những vi khuẩn gây hại, do đó nếu không vệ sinh sạch sẽ có thể là nơi thích hợp cho vi sinh vật sinh sôi và phát triển. Ba mẹ cần dạy bé đánh răng đều đặn 2 lần/ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Súc miệng bằng nước lọc sau khi ăn.
  • Không để cho trẻ đưa tay vào miệng: Tay là nơi tiếp xúc nhiều với vi khuẩn, do đó sau khi đi vệ sinh, nghịch… không nên đưa tay lên miệng và rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.
  • Không dùng những vật dụng cá nhân với trẻ khác, do chúng có thể chứa vi khuẩn gây bệnh.
  • Tạo thói quen đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, nhất là trong trường hợp dịch covid-19 đang phát triển trở lại.
  • Giữ ấm cổ họng cho trẻ, đặc biệt vào mùa đông và cả trong giai đoạn chuyển mùa.
  • Để nơi ở, phòng chơi của trẻ hạn chế bụi bẩn và thuốc lá.

5. Câu hỏi thường gặp về viêm amidan ở trẻ nhỏ?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến ở trẻ, tuy nhiên ba mẹ vẫn còn có nhiều thắc mắc. Sau đây là một số câu trả lời của chuyên gia về bệnh viêm amidan ở bé.

5.1. Trẻ 4 tuổi bị viêm amidan có nguy hiểm không?

Viêm amidan là bệnh lý có thể tự khỏi, tuy nhiên nếu không được phương pháp chăm sóc đúng cách và kịp thời nó có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

– Biến chứng tại chỗ: Viêm tấy và áp xe quanh amidan gây sốt, nhức đầu, đau tai, chảy nước dãi… Nhiều trường hợp cần phẫu thuật để dẫn lưu mủ mới có thể khỏi được bệnh.

– Biến chứng sang cơ quan xung quanh: Trong những trường hợp nặng, vi khuẩn phát triển có thể lan sang các cơ quan khác gây ra các bệnh như viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm phế quản, viêm thanh quản…

– Biến chứng toàn thân: Nếu viêm amidan do vi khuẩn có nguy cơ gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn như nhiễm khuẩn huyết, thấp khớp cấp, viêm cầu thận…

5.2. Trẻ nhỏ có nên sử dụng kháng sinh không?

Hầu hết các trường hợp nhẹ trẻ nhỏ xuất hiện các triệu chứng từ 3-5 ngày sau đó giảm dần mà không cần dùng thuốc. Do đó trẻ không phải dùng thuốc kháng sinh, ngay cả do vi khuẩn. Tuy nhiên, trẻ bị nặng với các biểu hiện diễn biến rầm rộ mà không hề suy giảm, bạn nên cho bé thăm khám bác sĩ. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ kê kháng sinh.

5.3. Trẻ nhỏ có nên cắt amidan không?

Cha mẹ thấy con bị viêm amidan tái phát nhiều lần thường phân vân không biết có nên cắt amidan hay không? Câu trả lời là: Chỉ tiến hành phẫu thuật cắt amidan khi thật sự cần thiết do việc cắt amidan ở trẻ em 4 tuổi có nguy cơ ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch.

Những trường hợp cắt amidan ở trẻ nhỏ gồm:

  • Viêm amidan nhiều đợt cấp trong một năm (khoảng 5 – 6 lần) và có nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.
  • Amidan có kích thước quá to, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống như khả năng ăn uống, giấc ngủ (ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ)…
  • Viêm amidan tiết nhiều chất gây hôi miệng.

Trước khi thực hiện cắt amidan, bác sĩ thăm khám cẩn thận để tránh các biến chứng có thể xảy ra.

6. Xịt họng AFree – Giải pháp an toàn cho trẻ 4 tuổi bị viêm amidan

Việc sử dụng một số loại thuốc có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bé nên các phương pháp không dùng thuốc luôn được ưu tiên. Tuy nhiên để cải thiện các triệu chứng nhanh chóng, ba mẹ có thể dùng các sản phẩm xịt họng an toàn cho trẻ. Trong đó nổi bật là xịt họng AFree không gây tác dụng phụ, yên tâm sử dụng cho trẻ 4 tuổi bị viêm amidan.

Xịt họng AFree được phát minh từ bằng sáng chế của Invenmed – Hoa kỳ với tác dụng diệt khuẩn, virus, giảm ho, sưng, viêm amidan nhanh chóng và ngăn ngừa các biến chứng như viêm phế quản.

Thành phần của AFree bao gồm: Kẽm iod (ZnI2), Dimethyl sulfoxide (DMSO), chiết xuất keo ong, tinh dầu gừng, tinh dầu khuynh diệp…

1. Kẽm (Zn): Là nguyên tố vi lượng thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong sinh trưởng, chuyển hóa và miễn dịch. Nó giúp củng cố và tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn sự bùng phát của tế bào miễn dịch khỏi phản ứng viêm và hoạt hóa.

Kẽm và các ionophores là những chất ức chế hàng đầu đối với nhiều loại virus RNA khác nhau. Tổ hợp này giúp làm suy yếu tốc độ nhân lên của các loại virus như virus cúm, herpes, mengovirus, thậm chí là covid-19. Từ đó hiệu quả trong điều trị bệnh viêm amidan.

2. Iod (I): Có tác dụng kháng khuẩn giúp diệt khuẩn phổ rộng mà không gây kháng thuốc, nhờn thuốc mà lại an toàn cho mọi người.

3. Dimethyl sulfoxide (DMSO): Nó như một dung môi siêu thấm giúp kẽm và iod xuyên thấm qua da và màng sinh học. DMSO giúp vận chuyển ion Kẽm vào nội bào, tác động hiệp đồng giúp tiêu diệt mạnh mẽ các virus, vi khuẩn, từ đó giảm viêm, sưng nhanh chóng.

Cách sử dụng xịt họng AFree rất đơn giản, mỗi ngày bạn xịt cho con khoảng 5 – 6 lần. Nếu con có các triệu chứng nặng nên xịt khoảng 15 lần. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha loãng AFree với nước theo tỷ lệ 1:20 cho con súc miệng ngày 3 lần để sát khuẩn răng miệng.

Nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp như viêm amidan và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.

Bạn có thể BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng

Hoặc Đặt mua AFree GIAO HÀNG NHANH tận nhà TẠI ĐÂY