Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì? Cách chăm sóc bé tốt nhất – MarryBaby

Ở giai đoạn này, mẹ có thể phải đối mặt với chứng thoái triển giấc ngủ ở trẻ. Chứng thoái triển giấc ngủ thường xảy ra lần đầu tiên khi trẻ 4 tháng tuổi và còn xảy ra nhiều lần khác, chẳng hạn như khi trẻ 6-8-10-12 tháng.

Các dấu hiệu cho thấy trẻ đang rơi vào giai đoạn thoái triển giấc ngủ như trẻ thức dậy thường xuyên hơn vào ban đêm và rất khó ngủ lại; bé trở nên cáu kỉnh hơn bình thường.

Thông thường, thoái triển giấc ngủ chính là kết quả của “sự phát triển vượt bậc” diễn ra trong não hoặc cơ thể trẻ nói chung và chỉ mang tính tạm thời. Khi giai đoạn này qua đi, trẻ sẽ trở lại lịch trình ngủ như cũ.

Ngăn ngừa hăm tã cho trẻ

Mẹ có thể ngăn ngừa hăm tã cho con bằng cách:

  • Thay tã thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Sau mỗi lần thay tã, mẹ hãy vệ sinh, lau rửa sạch sẽ cho con.
  • Mẹ có thể lấy khăn mềm để lau cho trẻ và không nên chà xát gây tổn thương da trẻ.
  • Khi quấn tã cho bé, mẹ nên để tã hơi lỏng, sử dụng tã có lỗ thoáng khí, điều này sẽ giúp cho không khí xung quanh vùng tã lưu thông tốt hơn.

Mọc răng

Ở giai đoạn này, có thể bé 4 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc răng và chảy nước dãi thường xuyên. Lúc này, trẻ 4 tháng tuổi có thể sẽ cho tất cả những đồ vật xung quanh vào miệng. Do đó, bố mẹ hãy cẩn thận khi cho con chơi những đồ vật nhỏ để tránh con bị nghẹt thở.

Các mối lo ngại khác về sức khỏe

Ở giai đoạn này, trẻ 4 tháng tuổi dễ mắc các bệnh như cảm lạnh, sốt, tưa miệng (tưa lưỡi)…

Hướng dẫn chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi

1. Dinh dưỡng cho trẻ 4 tháng tuổi

Theo khuyến nghị của Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), mẹ nên cho con bú hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời. Điều này có nghĩa là trong thời gian đó, mẹ không nên cho bé uống nước lọc, nước trái cây hoặc ăn bất kỳ thức ăn gì. Sau 6 tháng, mẹ hãy bắt đầu tập cho bé ăn dặm. Song mẹ vẫn cần cho con bú ít nhất đến khi bé 1 tuổi.

Mỗi ngày, bé 4 tháng tuổi nên ăn khoảng 6 lần, mỗi lần cách nhau 3 tiếng với lượng sữa dao động từ khoảng 120ml – 180ml. Tổng lượng sữa mỗi ngày mà bé bú nên rơi vào khoảng 900ml -1200ml.

AAP không khuyến nghị chính thức về thời điểm cai sữa cho trẻ. Vì đây là một quyết định cá nhân được đưa ra dựa trên những gì mẹ cho là tốt nhất với bé.

Trên thực tế, vì một số lý do mà nhiều mẹ cho con ăn dặm ngay từ khi trẻ 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, mẹ phải biết rằng con đã sẵn sàng để ăn dặm hay chưa. Một số dấu hiệu sau cho thấy mẹ có thể cho con ăn dặm được rồi.

  • Trẻ 4 tháng tuổi có thể kiểm soát đầu khi ngồi trên ghế ăn dặm cho bé.

  • Bé há miệng chờ đợi khi thức ăn đến gần hoặc chồm người về phía thức ăn.
  • Trọng lượng bé 4 tháng tuổi gấp đôi lúc mới sinh.

Nếu con thờ ơ với thức ăn hoặc dùng lưỡi đẩy thức ăn ra thì cho thấy con chưa sẵn sàng ăn dặm.

Trẻ 4 tháng ăn dặm như thế nào? Mẹ hãy cho con làm quen với bột ngọt trước. Những lần đầu chỉ là 1, 2 thìa súp rồi sau đó tăng dần về lượng. Mẹ có thể xem thêm cách nấu bột ăn dặm cho trẻ 4 tháng tuổi tại đây.

Dinh dưỡng cho trẻ 4 tháng tuổi

2. Hoạt động cho trẻ 4 tháng tuổi

Sau đây là 6 cách để kích thích sự phát triển ở trẻ 4 tháng tuổi

  • Mẹ hãy trò chuyện thường xuyên với bé. Tuy bé chưa hiểu hết những gì mẹ nói nhưng chắc chắn bé sẽ học được một số từ cơ bản mà bé nghe được. Mặt khác, mẹ hãy gọi tên các sự vật, hành động và lặp lại nhiều lần để

    Tuy bé chưa hiểu hết những gì mẹ nói nhưng chắc chắn bé sẽ học được một số từ cơ bản mà bé nghe được. Mặt khác, mẹ hãy gọi tên các sự vật, hành động và lặp lại nhiều lần để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ.

  • Mẹ có thể tiếp tục thúc đẩy sự phát triển xúc giác của bé thông qua việc cho bé tiếp xúc với nhiều loại chất liệu, từ nhung, cotton, khăn lông đến những bề mặt có độ thô rám, sần sùi.

  • Âm nhạc cũng là một gợi ý tuyệt vời cho các bé ở tuổi này. Các nhà khoa học đã chứng minh được rất nhiều

    . Các nhà khoa học đã chứng minh được rất nhiều lợi ích của âm nhạc đối với sự phát triển của trẻ nhỏ . Vì vậy, đừng quên tạo cơ hội cho con tiếp xúc với âm nhạc càng sớm càng tốt. Trong đó, các bài nhạc thiếu nhi, nhạc cổ điển hay nhạc nhẹ là thích hợp nhất.

  • Mẹ hãy để bé ngồi trong lòng và đọc sách cho bé nghe, kèm theo đó là cho con xem những trang sách minh họa rực rỡ. Màu sắc tươi sáng sẽ giúp cải thiện thị giác của trẻ. Mặt khác, hình ảnh minh họa sẽ mở mang tầm nhìn của bé về thế giới xung quanh.

  • Cho bé nằm sấp thường xuyên để cải thiện khả năng kiểm soát cơ cổ và cơ lưng của trẻ. Ngoài ra, mẹ sẽ ngạc nhiên trước

    của trẻ. Ngoài ra, mẹ sẽ ngạc nhiên trước những lợi ích khác khi cho bé nằm sấp

  • Bên cạnh trò chơi ú òa quen thuộc, mẹ hãy sưu tầm nhiều trò chơi bổ ích phù hợp với trẻ để chơi với bé nhé.

    để chơi với bé nhé.

>> Mẹ có thể xem thêm: 10 món đồ chơi đầu tiên nhất định bé phải có