Trẻ 2 tuổi – cột mốc quan trọng để cha mẹ rèn luyện 5 kỹ năng này!
Nội Dung Chính
Bé được 2 tuổi là một cột mốc hết sức quan trọng đối với cha mẹ. Đây cũng là thời điểm mà tích cách của bé bắt đầu hình thành và phát triển. Để chuẩn bị cho chặng hành trình này, cha mẹ cần trang bị cho trẻ một số kỹ năng. Vậy đó là những kỹ năng gì? Hãy cùng AVAKids tìm câu trả lời trong bài viết!
Trẻ được 2 tuổi – cột mốc quan trọng để cha mẹ rèn luyện các kỹ năng này! Nguồn từ freepik
1Kỹ năng vận động
Khi trẻ được 2 tuổi sẽ có thể:
- Kiễng chân lên.
- Tham gia đá bóng.
- Bắt đầu chạy.
- Leo lên và nhảy xuống đồ đạc mà không cần sự trợ giúp.
- Đi bộ lên và xuống cầu thang mà không bám vào tay vịn.
- Ném bóng.
- Mang theo một số đồ chơi khi đi bộ.
Khi trẻ ở độ tuổi này, cha mẹ có thể thấy trẻ hết loạng choạng khi đi bộ và bắt đầu di chuyển từ gót chân sang ngón chân. Trong những tháng kế tiếp, trẻ sẽ học cách đi lùi, rẽ cua và có thể đứng bằng một chân.
Trẻ được 2 tuổi có thể leo lên và nhảy xuống đồ đạc mà không cần trợ giúp. Nguồn từ myloview
Từng bước, trẻ phát triển và hoàn thiện các kỹ năng vận động của mình như chạy, trượt xuống cầu trượt và leo núi. Điều này vừa giúp cho trẻ phát triển thể chất vừa vui vẻ. Tuy nhiên, trẻ sẽ rất cần sự trợ giúp và hướng dẫn từ cha mẹ trong quá trình học tập kỹ năng này.
Bài viết liên quan: Các hoạt động vận động tổng quát tốt nhất cho trẻ nhỏ
2Phát triển bàn tay và ngón tay
Khi 2 tuổi, trẻ có thể:
- Viết hay vẽ nguệch ngoạc theo ý muốn.
- Lật úp một thùng chứa và đổ hết các chất chứa bên trong.
- Xây tháp 4 khối trở lên.
Trẻ có thể kết hợp các cử động của cổ tay, ngón tay và lòng bàn tay để xoay nắm cửa hoặc mở nắp chai khi ở độ tuổi này. Ngoài ra, trẻ có thể vẽ, xây dựng các khối hoặc sử dụng một bộ xây dựng.
Khi trẻ 2 tuổi, trẻ bắt đầu cầm bút và vẽ từng nét nguệch ngoạc. Nguồn từ theasianparent
Khi cầm bút, trẻ có thể dùng tay trái hoặc tay phải. Cha mẹ không nên tạo áp lực cho trẻ là nên chọn tay nào. Vì có rất nhiều người có thể sử dụng cả hai tay cầm bút đều tốt như nhau. Đồng thời tác động của cha mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển sở thích của trẻ sau này. Vì vậy cha mẹ hãy để mọi thứ diễn ra một cách tự nhiên.
3Kỹ năng ngôn ngữ
Về kỹ năng ngôn ngữ, trẻ 2 tuổi có thể:
- Chỉ vào đồ vật hoặc hình ảnh và gọi tên của chúng.
- Gọi tên bố mẹ, anh chị em, các bộ phận trên cơ thể và các đồ vật.
- Nói một câu có hai đến bốn từ.
- Lặp lại câu nói của cha mẹ khi họ trò chuyện.
Trẻ khi ở độ tuổi này đã bắt đầu nói những câu dài hơn. Cha mẹ nên thay cách xưng hô bằng gọi tên của trẻ. Tuy nhiên không phải tất cả trẻ em đều có kỹ năng ngôn ngữ giống nhau khi 2 tuổi. Vì vậy cha mẹ đừng quá lo lắng khi trẻ chưa nói hay nói quá nhiều. Thông thường bé trai sẽ có xu hướng phát triển ngôn ngữ chậm hơn bé gái.
Cha mẹ có thể giúp cho trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ bằng cách đọc sách cho trẻ nghe. Nguồn từ freepik
Cũng ở độ tuổi này, trẻ sẽ hiểu nhiều hơn những gì cha mẹ nói. Vì thế, cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ bằng cách trò chuyện và đọc sách cho trẻ nghe. Nên sử dụng sách theo yêu cầu của trẻ và đặt những câu hỏi cho trẻ trong quá trình đọc.
Bài viết liên quan: Lợi ích của việc đọc sách cho trẻ mà ba mẹ không nên bỏ qua
4Kỹ năng xã hội và cảm xúc
Về khả năng xã hội và cảm xúc, trẻ ở 2 tuổi có thể:
- Bắt chước người khác, đặc biệt là người lớn và trẻ lớn hơn.
- Hứng thú và thích giao lưu với những đứa trẻ khác.
- Thể hiểu tính độc lập trong hành động.
- Mong muốn thể hiện bản thân, thực hiện những thử thách mà cha mẹ cho rằng trẻ không thể đạt được.
- Nhận thức rõ hơn về bản thân với người khác.
Trẻ ở độ tuổi này, trẻ thường sẽ thích giữ đồ chơi hay vật dụng cho riêng mình và không thích chia sẻ với người khác. Vì thế, cha mẹ cần giải thích và đưa ra ví dụ để trẻ hiểu, giúp cho các mối quan hệ cùng với những bạn khác của trẻ bền chặt hơn.
Cha mẹ cần giải thích và đưa ra ví dụ để trẻ hiểu về cách sẻ chia với những mối quan hệ xung quanh. Nguồn từ theasianparent
Đồng thời, cách nuôi dạy con cái của cha mẹ cũng sẽ tác động rất nhiều đến hành vi và suy nghĩ của trẻ. Vì trẻ được 2 tuổi là độ tuổi thường hay bắt chước, vì thế mà những hành động hay cách ứng xử của cha mẹ đều được chú ý. Thế nên, cha mẹ hãy nên trở thành một hình mẫu tốt để trẻ học tập theo.
5Kỹ năng học tập và tư duy
Ở độ tuổi này, trẻ có thể phát triển về kỹ năng học tập và tư duy như:
- Bắt đầu phân loại hình dạng và màu sắc.
- Hoàn thành các câu và vần trong sách quen thuộc.
- Tìm mọi thứ đồ vật ngay cả khi chúng bị ẩn dưới 2 hoặc 3 lớp.
- Chơi các trò chơi kích thích sự thông minh.
- Làm theo hướng dẫn với những hành động tiếp nối nhau như sau khi uống sữa trẻ sẽ phải đưa cốc cho cha mẹ.
Khả năng ngôn ngữ của trẻ ngày càng phát triển dẫn đến việc trẻ bắt đầu liên tưởng và hình thành tư duy để tìm ra cách giải quyết vấn đề.
Nhờ sự phát triển của khả năng ngôn ngữ mà trẻ có thể bắt đầu liên tưởng và tư duy. Nguồn từ smartparents
Trẻ bắt đầu làm quen và hiểu các khái niệm về số. Ở giai đoạn này, cha mẹ cũng nên cho trẻ học cách đếm số và tham gia các trò chơi phức tạp hơn, để phát triển về tư duy.
Bài viết liên quan: Những hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ sơ sinh ở từng độ tuổi
6Chậm phát triển
Khi trẻ được 2 tuổi, nếu không có các biểu hiện sau, cha mẹ hãy nên đưa trẻ đến bác sĩ:
- Đi bộ đúng cách, trẻ đi vững sau vài tháng tập đi.
- Trẻ nói được một câu hai từ.
- Trẻ bắt chước hành động và lời nói.
- Trẻ làm theo hướng dẫn đơn giản.
Cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra chứng tự kỷ khi chúng được 18 tháng và 24 tháng tuổi.
Theo Học Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ nên được kiểm tra chứng tự kỷ khi 18 tháng và 24 tháng tuổi. Nếu trẻ có vấn đề về bệnh lý hay tinh thần thì bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên và giải pháp để cha mẹ giúp trẻ vượt qua.
Dù cho trẻ có đang ở độ tuổi nào thì trẻ cũng rất cần được sự quan tâm và dạy dỗ từ gia đình. AVAKids hy vọng thông qua bài viết này, cha mẹ sẽ có thêm thông tin về 5 kỹ năng cần rèn luyện khi trẻ được 2 tuổi, để làm bước đệm vững chắc cho những cột mốc quan trọng tiếp theo.
Thanh Lam tổng hợp từ WebMD
[source click=”1″]
[nguon]CDC: “ Important Milestones: Your Child by Two Years.” HealthyChild.org (The American Academy of Pediatricians): “Assessing Developmental Delays,” “Cognitive Development: 2 Year Olds,” “Developmental Milestones: 2 Years,” “Emotional Development: 2 Year Olds,” “Language Development: 2 Year Olds,” “Movement and Coordination.”[/nguon]
[nguon]American Academy of Pediatricians, “Where We Stand: Screen Time.”[/nguon]
[nguon]Hill, M.D., David L, “Why to Avoid TV for Infants and Toddlers.”[/nguon]
[nguon]University of Michigan Health System:”Television and Your Child.”[/nguon]
[nguon]American Academy of Child and Adolescent Psychiatry: “Children and Watching TV.”[/nguon]
[/source]