Trẻ 15 tháng tuổi: hãy chú ý những điều này cho bé

Lưu ý: Trẻ ở giai đoạn này, khi đang đứng có thể tự ngồi xổm xuống, có thể ôm đồ vật vào trong lòng rồi lại đổ ra. Trẻ bắt đầu hình thành khả năng ngôn ngữ, nhưng vẫn chưa thể diễn đạt được ý của mình, hay dùng một hai chữ và ngôn ngữ cơ thể để thể hiện ý mình. Buổi sáng trẻ không thích ngủ lắm mà thích chơi hơn.

Trẻ 15 tháng tuổiTrẻ 15 tháng tuổi

Chỉ số phát triển trẻ 15 tháng tuổi

Bé trai: chiều cao khoảng 71-89cm, cân nặng khoảng 7.5-15kg, vòng đầu khoảng 43-51cm.

Bé gái: chiều cao khoảng 70-88cm, cân nặng khoảng 7-14kg, vòng đầu khoảng 42-50cm

Chỉ số phát triển trẻ 15 tháng tuổiChỉ số phát triển trẻ 15 tháng tuổi

Những phát triển bé 15 tháng tuổi

Khả năng phát triển trẻ 1 tuổi 3 tháng: Bé đã biết dùng muỗng tự ănKhả năng phát triển trẻ 1 tuổi 3 tháng: Bé đã biết dùng muỗng tự ăn

Khả năng của trẻ chủ yếu bao gồm sự phát triển toàn diện về: động tác lớn, động tác nhỏ, thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác, ngôn ngữ, cảm xúc, giao tiếp. Các bé ở độ tuổi khác nhau sẽ có trọng điểm phát triển khác nhau, điều này cũng liên quan tới đặc điểm phát triển của bé trong từng giai đoạn. Bé 1 tuổi 3 tháng cơ bản có những kỹ năng sau:

Khả năng nhận biết: Phần lớn trẻ tới độ tuổi này đã có ý thức gọi bố, mẹ, thậm chí gọi ông bà, cô chú.

Khả năng ngôn ngữ: Nhiều nhất bé có thể biết 100 chữ, hiểu được khoảng 200 chữ, có thể dùng 40-50 loại cử chỉ tay. Có thể nói được những câu 3 chữ cái, nếu ngay cả câu 1 chữ cái bé cũng không nói cũng không có nghĩa là bất thường.

Động tác lớn: Trẻ biết vịn vào lan can hoặc những vật thể khác, giơ một chân lên.

Động tác nhỏ: Biết lật trang sách dày một chút, nhưng cũng có thể một lần lật vài trang.

Chế độ dinh dưỡng bé 15 tháng tuổi

Dinh dưỡng dành cho trẻ 1 tuổi 3 tháng: Thời điểm này rau rất quan trọng với bé, trái cây không thể thay thế rau được.
Dinh dưỡng dành cho trẻ 1 tuổi 3 tháng: Thời điểm này rau rất quan trọng với bé, trái cây không thể thay thế rau được.

Nguyên tắc sắp xếp bữa ăn cho trẻ 1 tuổi 3 tháng là phải đảm bảo đủ dinh dưỡng, chuyển dần từ thức ăn chính là sữa sang bữa ăn của người lớn. Thực phẩm cho bé cần phải phong phú dưỡng chất, chú ý bổ sung đạm động vật và các loại đậu.

Đặc biệt nên cho bé uống một lượng sữa bò nhất định, thường không quá 800ml để đảm bảo lượng chất đạm tốt cung cấp cho bé. Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngoài ra lương thực thô và tinh đều phải ăn để tránh thiếu B1. Bữa chính có thể ăn cơm nát, cháo, bánh bao, súp. Bé ăn không nhiều cũng không sao, mỗi ngày khoảng 150g là được.

Gợi ý dinh dưỡng trẻ 1 tuổi 3 tháng: Dăm bông cuốn rauGợi ý dinh dưỡng trẻ 1 tuổi 3 tháng: Dăm bông cuốn rau
Gợi ý dinh dưỡng trẻ 1 tuổi 3 tháng: Dưa chuột cuộn mì sobaGợi ý dinh dưỡng trẻ 1 tuổi 3 tháng: Dưa chuột cuộn mì soba

Lưu ý trong chăm sóc trẻ hàng ngày

Bố mẹ lưu ý ở trẻ 1 tuổi 3 tháng: Sắp xếp các vật dụng trong nhà an toàn và ngăn nắpBố mẹ lưu ý ở trẻ 1 tuổi 3 tháng: Sắp xếp các vật dụng trong nhà an toàn và ngăn nắp

Lúc trước bé đi giống lật đật, giờ bé đã tròn 15 tháng, đa phần các bé đều đã có thể tự bước đi rồi. Sau một thời gian cố gắng, bé đã có thể tự đi vững, không những đi được trên mặt phẳng mà còn thích leo cầu thang, khi xuống cầu thang còn biết bám. Hơn nữa bé còn hay trèo lên ghế rồi quay người lại để ngồi.

Giấc ngủ của bé

Giai đoạn này một ngày bé ngủ khoảng 12 tiếng, nhưng mỗi bé mỗi khác, bố mẹ thường lo lắng bé ngủ không đủ, nên tập cách tính thời gian ngủ của bé. Nếu buổi đêm bé không thể ngủ một mạch tới sáng thì cần tìm nguyên nhân và cách giải quyết.

Bố mẹ lưu ý ở trẻ 1 tuổi 3 tháng: Theo dõi việc "đóng mở thóp não bộ" của bé. Nếu có gì bất thường cần nhập viện ngayBố mẹ lưu ý ở trẻ 1 tuổi 3 tháng: Theo dõi việc "đóng mở thóp não bộ" của bé. Nếu có gì bất thường cần nhập viện ngay

Chú ý cho bé uống nước

Chuẩn bị cho bé cốc nước của mình, cho phép bé tự uống. Cho dù bé uống làm ướt áo, nhưng có thể uống phần lớn nước. Chuyển dần sang dùng cốc, bỏ bình sữa càng sớm càng tốt cho bé. Nước đun sôi để nguội là tốt nhất cho bé, nhất định phải khiến bé cảm thấy uống nước là một việc thú vị, đương nhiên, chuẩn bị một chiếc cốc tập uống đáng yêu sẽ giúp bé dễ thích việc uống nước hơn.

Bố mẹ lưu ý ở trẻ 1 tuổi 3 tháng: Nếu bé ho kéo dài dù đã dùng thuốc vẫn không hết thì nên đưa bé đến bệnh viện, có thể bé đã bị nhiễm bệnh.Bố mẹ lưu ý ở trẻ 1 tuổi 3 tháng: Nếu bé ho kéo dài dù đã dùng thuốc vẫn không hết thì nên đưa bé đến bệnh viện, có thể bé đã bị nhiễm bệnh.

Cẩn thận bị kẹp tay

Bé lúc này rất thích cho tay vào những cái lỗ nhỏ, do đó đừng cho bé chơi những vật  có lỗ nhỏ như chai lọ, khi bé bị mắc tay không rút ra được cũng đừng hoảng hốt, thái độ của người lớn sẽ ảnh hưởng tới bé. Có thể thử bôi xà bông giảm lực ma sát rồi rút tay bé ra. Nếu  không được thì nên đưa bé tới bác sĩ.

Bố mẹ lưu ý ở trẻ 1 tuổi 3 tháng: Thời gian đi đại tiện của bé dần có quy luật, nếu bé không thích ngồi bô cũng đừng ép béBố mẹ lưu ý ở trẻ 1 tuổi 3 tháng: Thời gian đi đại tiện của bé dần có quy luật, nếu bé không thích ngồi bô cũng đừng ép bé

Khi nói chuyện với bé cần dùng từ chuẩn mực

Đừng nói chuyện với bé với giọng của trẻ con như: “chin nhỗi, măm măm”. Nếu người lớn nói chuyện như vậy sẽ gây trở ngại trong phát triển ngôn ngữ của bé. Khi bé quen với cách nói trẻ con đó thì sau này sẽ mất rất nhiều thời gian công sức để sửa. Bố mẹ nên nói chuyện bình thường, chuẩn mực như người lớn với bé.

Bố mẹ lưu ý ở trẻ 1 tuổi 3 tháng: Nếu bạn vẫn còn sữa và bé vẫn còn uống sữa mẹ thì bạn vẫn cứ tiếp tục như vậy nhé!Bố mẹ lưu ý ở trẻ 1 tuổi 3 tháng: Nếu bạn vẫn còn sữa và bé vẫn còn uống sữa mẹ thì bạn vẫn cứ tiếp tục như vậy nhé!

Khám sức khoẻ

Đa phần bác sĩ sẽ không yêu cầu bé khám sức khỏe vào tháng này, nếu bạn có bất cứ điều gì thắc mắc và không thể đợi được tới lần khám sau thì hãy liên hệ bác sĩ. Lần khám sức khỏe tiếp theo là khi bé 1 tuổi rưỡi. Dưới đây là nội dung khám sức khỏe khi bé 1 tuổi rưỡi:

Khám sức khỏe lần thứ 8

Thời gian: Bé 18 tháng tuổi (1 tuổi rưỡi).

Nội dung khám: Đo chiều cao, cân nặng, vòng đầu, kiểm tra cổ, tai, mắt, răng, bụng ngực, cơ quan sinh dục, tim phổi, đại tiện và hemoglobin (hồng cầu trong máu).

Nhắc nhở nhẹ:  Khi trẻ được 1-2 tuổi, cần khám sức khỏe nửa năm một lần, và kiểm tra toàn diện, từ 3-18 tuổi khám mỗi năm một lần.

Tiêm phòng ngừa cho trẻ

Trẻ từ 1 tuổi rưỡi đến 2 tuổi cần tiêm phòng viêm gan A, bại liệt, bạch hầu ho gà uốn ván, viêm não B.

Lớp giáo dục sớm

Thai giáo trẻ 1 tuổi 3 tháng: Lúc này khả năng hoạt động của bé đã tăng rất nhiều, mẹ hãy cùng bé vui chơi và khám phá nhá!Thai giáo trẻ 1 tuổi 3 tháng: Lúc này khả năng hoạt động của bé đã tăng rất nhiều, mẹ hãy cùng bé vui chơi và khám phá nhá!

Trò chơi cho bé

1. Chú chó nhỏ 

Cách chơi: Mẹ ngồi với bé dưới sàn, rồi mẹ nói với bé “chúng ta cùng học cách đi của chó con nhé?”. Mẹ bò bằng 2 tay 2 chân và hướng dẫn bé thực hiện, mẹ bắt chước tiếng chó sủa rồi bảo bé làm theo. Mẹ và bé bắt chước động tác của chó con, bò từ bên này sang bên kia, thi xem ai bò nhanh hơn.

Thông qua việc bắt chước hành động, âm thanh của chó con, rèn luyện trí thông minh vận động cơ thể, đồng thời cũng là để nâng cao khả năng ngôn ngữ cho bé.

2. Vịt con kêu thế đấy:

Cách chơi: 

– Chuẩn bị tranh ảnh các loài động vật và một con vịt đồ chơi.

– Cùng bé xem tranh ảnh động vật, để bé chỉ xem con nào ở đâu, học cách kêu của từng loài.

– Sau đó mẹ lấy vịt đồ chơi từ sau lưng ra, nói với bé: “con xem ai đây nào?” rồi chỉ cho bé xem, hỏi bé loài động vật này kêu như thế nào. Cuối cùng mẹ có thể bắt chước lại tiếng vịt kêu để bé thích thú hơn.

Trò chơi này giúp bé học cách chỉ vào sự vật theo lời người lớn nói đồng thời với học cách phát âm.

3. Bé tìm mẹ

Cách chơi: Để bé đứng cách ghế khoảng 1 mét, mẹ ngồi sau ghế vừa vỗ tay vừa nói “con ngoan mau tới tìm mẹ nào”, nói xong dịch ghế ra bên cạnh rồi giang tay đón bé. Khi bé thấy mẹ giang tay sẽ tiến lại gần, mẹ cần chú ý đừng để bé đi quá vội vàng.

Trò chơi này giúp bé rèn khả năng hiểu ngôn ngữ và khả năng bước đi.

Nhắc nhở nhỏ: Khẩu vị bé rất lạt nên nếu gia đình muốn ăn mặn thì cứ tự nhiên nêm nếm sau khi đã chuẩn bị xong đồ ăn cho bé.Nhắc nhở nhỏ: Khẩu vị bé rất lạt nên nếu gia đình muốn ăn mặn thì cứ tự nhiên nêm nếm sau khi đã chuẩn bị xong đồ ăn cho bé.

Lớp học cho bố

Từ vài tháng sau sinh nhật tròn 1 tuổi, phần lớn trẻ bắt đầu trải qua giai đoạn nói “không”. Đây là một cách mới để trẻ tự khẳng định mình. Hãy cố gắng hạn chế những câu nói “không” của bạn, như vậy có thể giảm bớt số lần nói “không” của trẻ. Ví dụ bạn đừng nói “không được, con không được chạm vào nó”, thay vào đó hãy nói “bố muốn con chơi ở đây”.

Kết thúc trẻ 1 tuổi 3 thángKết thúc trẻ 1 tuổi 3 tháng