Trẻ 11 tháng tuổi biết làm những gì và chế độ dinh dưỡng

11 tháng tuổi con đang chập chững tập đi và biết “tám” nhiều hơn rồi nhé! 

   • Não bộ phát triển giúp khả năng quan sát và tập trung của bé tăng lên đáng kể. Vì thế, mẹ đừng quá ngạc nhiên khi con lúc nào cũng chú ý đến từng động tác, chăm chú lắng nghe tất cả những gì bố mẹ và người thân nói nhé!

   • Ngoài ba ba, ma ma, lúc này trẻ cũng nói và hiểu được những từ đơn giản khác. Ví dụ, khi bố mẹ nói “không”, bé sẽ ngưng ngay hành động mà mình đang làm, hoặc nghe câu “đưa cho mẹ” bé sẽ cầm đồ vật và tiến đến gần mẹ ngay.

   • Bé đã thuần thục các cử động tay, bé biết sử dụng thìa, xòe bàn tay để nhận thức ăn và cho thức ăn vào miệng. Tuy động tác của bé còn khá vụng về, nhưng đây được xem là biểu hiện cho thấy bé đang lớn lên và phát triển từng ngày.

   • Đây là giai đoạn mà bé có thể vịn vào bất cứ đồ vật nào ở xung quanh để đứng lên, chập chững tập đi, thậm chí một số bé còn biết cúi xuống và ngồi một cách độc lập.

Trẻ 11 tháng tuổi biết làm gì

Dinh dưỡng tự nhiên cho bé 

Hệ tiêu hóa của bé còn rất non nớt nên dưỡng chất tự nhiên sẽ giúp trẻ dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, tránh táo bón.

Mỗi ngày bé 11 tháng tuổi cần khoảng 600-800ml sữa, 3-4 bữa chính và 2-3 bữa phụ.

   • Bữa chính: Mẹ có thể cho bé ăn các món ăn dinh dưỡng như cháo cá, cháo tôm, bộ đậu đỏ, bột thịt lợn rau ngót, bột thịt bò khoai tây…

   • Bữa phụ: Mẹ có thể cho bé ăn đa dạng các món như sữa, sữa chua, súp, bún, phở, bánh ngọt

Ngoài ra, mẹ nên cho bé uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung tầm 1-2 bữa trái cây chín mềm hoặc nước trái cây. Bật mí, cam, chuối và nho là những loại trái cây tốt và phù hợp với bé nhất trong thời kì này.

Để con luôn “Khỏe từ bên trong” 

   • Trẻ trong giai đoạn này dễ mắc các bệnh như táo bón, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa… Mẹ có thể nâng cao sức đề kháng hệ tiêu hóa cho trẻ bằng cách giữ gìn vệ sinh, bổ sung đủ nước, rau xanh, trái cây xắt nhỏ hoặc các loại hạt… Vì một hệ tiêu hóa khỏe sẽ góp phần phát triển hệ miễn dịch, thể chất, trí tuệ của trẻ.

   • Bổ sung cho bé các món ăn dễ tiêu hóa, nhạt và hạn chế cho bé ăn quá nhiều dầu mỡ, muối cũng là cách giúp con luôn “khỏe từ bên trong”.

   • Mẹ nên chế biến món ăn bằng cách hấp chín để giữ được nhiều dưỡng chất trong thức ăn. Luộc và hầm có thể làm giảm hoặc mất đi nhiều vitamin hòa tan và các dưỡng chất khác.

Nuôi dạy bé lớn một cách tự nhiên 

   • Hãy tạo cho bé một môi trường an toàn để bé bò và tập đi dễ dàng hơn. Tốt nhất, mẹ nên dẹp các đồ vật không vững chắc, những vật sắc, nhọn vì chúng có thể gây nguy hiểm cho bé.

   • Thường xuyên trò chuyện với bé, đáp lại những tiếng ê a của bé, sẽ giúp mẹ phát hiện khả năng “tám” của bé tăng lên đáng kể.

   • Đừng quên đưa bé ra ngoài và gặp gỡ những người xung quanh, các bạn cùng tuổi để bé phát triển tốt các kỹ năng xã hội và giao tiếp.

   • Cho bé những đồ chơi có thể đẩy đi được để phát triển và khuyến khích khả năng vận động của bé