Trẻ 10 tháng tuổi biết làm gì? Cách chăm sóc bé mẹ cần biết

Sự phát triển của trẻ 10 tháng tuổi có thể khiến bạn bất ngờ vì bé đã biết làm nhiều hoạt động một cách dễ dàng như : cầm những đồ vật nhỏ bằng tay, bé đi cũng khá vững ít bị té hơn…Tuy nhiên, bé bắt đầu có dấu hiệu biếng ăn chậm phát triển, cũng như nhu cầu dinh dưỡng của bé trong thời gian này cũng thay đổi nên bố mẹ cần lưu ý để chăm sóc bé đúng cách, đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết.

1.Bé 10 tháng biết làm gì?

Trẻ 10 tháng biết làm gì là thắc mắc của nhiều bố mẹ có con ở độ tuổi này. Trên thực tế, bé 10 tháng đã thoải mái khám phá thế giới xung quanh với các vận động như bò, đứng, đi bước ngắn bằng cách vịn tường, giường, bàn, ghế,…

1.1 Khả năng vận động của bé 10 tháng

Trẻ 10 tháng có thể phối hợp các ngón tay để cầm các món đồ có kích thước nhỏ một cách chắc chắn. Bé còn dễ dàng quan sát và phát hiện ra các đồ vật xung quanh mình và lấy chúng.

Giai đoạn này kỹ năng vận động của bé sẽ phát triển mạnh, bạn nên tạo cho bé một căn phòng an toàn, tránh để giường cao bị ngã, sàn nhà không trơn trượt, không có vật sắc nhọn. Đặc biệt, tránh những vật tròn nhỏ mà trẻ nhỏ hay nuốt vào gây hóc nghẹn.

Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM

Bố mẹ tuyệt đối cần để bé tránh xa các đồ vật nhỏ có thể khiến trẻ bị nghẹt thở như đồng xu. Bé 10 tháng có khuynh hướng tò mò và bò khắp nhà để khám phá mọi thứ nên bố mẹ cần dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, loại bỏ đồ vật nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho con.

Lúc này, bé bắt đầu biết cách xếp hình, chồng đồ vật lên nhau, có thể sử dụng một tay để nắm giữ đồ vật, tay còn lại sẽ làm việc khác.

bé 10 thángbé 10 thángTrẻ 10 tháng có những thay đổi rõ rệt về thể chất, trí tuệ, vận động và cảm xúc

1.2 Trẻ 10 tháng có thể ăn thức ăn cứng

Để đảm bảo dinh dưỡng cho bé 10 tháng tuổi, mẹ có thể bổ sung thêm các loại thịt, trái cây, rau củ, ngũ cốc và sữa chua vào thực đơn hàng ngày của trẻ.

Mẹ cần cho bé tránh xa các loại thực phẩm dễ gây nghẹt thở như kẹo cứng, nho khô, bỏng ngô, các loại hạt hoặc xúc xích cắt khoanh tròn. 

Bé 10 tháng biết làm gì khi ăn uống? Em bé 10 tháng tuổi đã có một vài chiếc răng nên mẹ có thể cắt đồ ăn thành dạng thanh để bé phát triển kỹ năng cầm nắm đồ ăn và tự cho vào miệng.

dinh dưỡng cho bé 10 tháng tuổidinh dưỡng cho bé 10 tháng tuổiMẹ nên cho em ăn thêm thịt, rau củ, trái cây, ngũ cốc và sữa chua

1.3 Khả năng ngôn ngữ của bé 10 tháng

Ở thời điểm 10 tháng, bé thường quan sát và bắt chước mọi thứ người lớn làm như chải tóc, nghe điện thoại,… Bé sẽ lắng nghe các âm thanh và theo dõi phản ứng của người khác trong các tình huống khác nhau.

Ví dụ, nếu mẹ vui vẻ bé sẽ cười, nếu mẹ xem phim khóc bé sẽ tỏ vẻ buồn theo.

Trẻ 10 tháng tuổi có thể hiểu và làm theo yêu cầu của người lớn như vỗ tay, xin chào, tạm biệt. Lúc này, bé cũng dần nhận biết được các sự vật đơn giản trong cuộc sống. Nếu mẹ nói xe máy, con mèo, con chó,… thì bé sẽ hiểu và chỉ vào ngay.

Bé cũng biết ngoảnh lại hoặc phản ứng khi nghe người khác gọi tên. Một số bé còn nói được những từ cơ bản.

1.4 Bé 10 tháng nhớ mọi thứ xung quanh

Khả năng ghi nhớ của trẻ 10 tháng tuổi ngày càng phát triển. Bé bắt đầu nhớ được khuôn mặt của bố mẹ và những người hay tiếp xúc, trò chuyện và chăm sóc bé. Bé còn có thể nhớ được đường đi và vị trí của đồ vật trong nhà.

Dạy bé 10 tháng tuổi những gìDạy bé 10 tháng tuổi những gìSự phát triển của trẻ 10 tháng tuổi rõ rệt khi bé có thể nhớ mặt người quen

1.5 Trẻ 10 tháng hình thành tính cách riêng

Khi bước sang tháng thứ 10, đặc điểm tính cách của bé sẽ hình thành rõ rệt. Có những bé luôn vui vẻ và thích thú khi tiếp xúc với người khác. Nhưng lại có trẻ khá nhút nhát, rụt rè và giấu mặt đi khi có người lạ lại gần trò chuyện.

Em bé 10 tháng tuổi bắt đầu hình thành suy nghĩ riêng và biết cách từ chối những điều mà con không thích. 

Lúc này, trẻ cũng hình thành những nhận thức và phản xạ riêng. Vì vậy, mẹ cần lưu ý bổ sung dinh dưỡng để phát triển thể chất và trí não của bé, đồng thời đảm bảo đời sống tinh thần tích cực cho con. 

Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa, mẹ cần bổ sung 5mg kẽm nguyên tố mỗi ngày cho bé để trẻ ăn ngon, tăng trưởng về chiều cao và cân nặng đúng hoặc vượt chuẩn. Bởi kẽm đóng vai trò quan trọng trong các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể em bé, đặc biệt là quá trình phân giải và tổng hợp protein, axit nucleic,…

Nếu một số cơ quan trong cơ thể bé 10 tháng bị thiếu kẽm thì có thể dẫn đến tình trạng rối loạn thần kinh, dễ cáu gắt và quấy khóc.

Bên cạnh đó, bố mẹ có thể giúp bé ăn ngon, hệ miễn dịch tốt, tăng sức đề kháng bằng cách bổ sung các vitamin hoặc khoáng chất cần thiết như crom, lysine, các vitamin nhóm B,…

Trẻ 10 tháng hình thành tính cách riêngTrẻ 10 tháng hình thành tính cách riêngMột số trẻ cảm thấy vui vẻ và thích thú khi vui chơi cùng người khác

 2. Chiều cao và cân nặng của bé 10 tháng

Các chỉ số chiều cao và cân nặng trung bình của bé 10 tháng phát triển bình thường như sau:

  • Bé trai: Cân nặng 9,2kg và chiều cao 73,3cm.
  • Bé gái: Cân nặng 8,5kg và chiều cao 71,5cm.

Bảng tóm tắt những cột mốc phát triển của trẻ sơ sinh 10 tháng tuổiBảng tóm tắt những cột mốc phát triển của trẻ sơ sinh 10 tháng tuổiBảng tóm tắt những cột mốc phát triển của trẻ sơ sinh 10 tháng tuổi

3. Chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ 10 tháng

Sữa vẫn luôn là nguồn dinh dưỡng chính của các em bé sơ sinh dưới 12 tháng đầu đời. Vì vậy, bạn cần cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức từ 3 đến 4 lần mỗi ngày với lượng sữa trung bình khoảng 170 đến 250 ml sữa mỗi lần.

Mẹ cần cho bé uống nước với tỉ lệ 100ml/kg, tương đương với 800 đến 1000ml mỗi ngày.

Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm khác giúp thúc đẩy sự phát triển bé 10 tháng tuổi bằng cách cho bé ăn dặm với các loại bột, cháo, các món ăn được hầm nhữ, xay nhuyễn hoặc tán mịn.

Bạn có thể tham khảo các loại thực phẩm phù hợp với bé như:

  • Các loại thịt: heo, gà, bò, cá, cua, tôm,…
  • Các loại rau củ: cà rốt, củ cải, bí đỏ, khoai tây, khoai lang, bông cải, mồng tơi, rau dền, rau lang, rau cải,…
  • Các loại hoa quả: chuối, cam, táo, bơ, dưa hấu,…

Chuyên gia nói gì về cách chăm sóc bé 10 tháng tuổi?

Ngoài ra, mẹ cần lưu ý không nên cho trẻ 10 tháng tuổi ăn các loại thực phẩm không tốt cho bé như:

  • Sữa bò
  • Mật ong
  • Dầu oliu
  • Lòng trắng trứng gà, vịt
  • Các loại kẹo ngọt
  • Các động vật có vỏ
  • Các loại hạt
  • Trái cây để nguyên miếng
  • Đồ ăn có kích thước lớn
  • Các loại thực phẩm chứa nhiều đường

Khẩu phần ăn dặm của trẻ khi 10 tháng tuổi cần đảm bảo đầy đủ các nhóm dinh dưỡng quan trọng bao gồm:

  • 20 – 25g tinh bột
  • 30 – 40g chất đạm (thịt, cá, tôm, trứng,…) 
  • 10g chất béo (các loại dầu hoặc mỡ)
  • 10 – 15g các loại vitamin và khoáng chất

dinh dưỡng dành cho trẻ 10 thángdinh dưỡng dành cho trẻ 10 thángMẹ nên cho bé ăn các món ăn dặm như cháo hoặc rau củ hấp nhừ

4. Thời gian biểu dành cho trẻ 10 tháng

Khi 10 tháng tuổi, con bắt đầu bận rộn với những vận động hàng ngày của mình bởi luôn muốn khám phá mọi thứ xung quanh. Bố mẹ có thể tham khảo thời gian biểu để bé 10 tháng tuổi để hình thành thói quen sinh hoạt cho trẻ:

  • 7 giờ: Ngủ dậy, vệ sinh cơ thể
  • 8 giờ: Bú sữa
  • 9 giờ: Ăn dặm
  • 10 giờ: Ngủ giấc ngắn
  • 11 giờ: Ăn bữa trưa
  • 12 giờ 30 phút: Ngủ trưa
  • 14 giờ: Thức giấc và vui chơi
  • 15 giờ: Ăn bữa phụ
  • 17 giờ 30 phút: Tắm rửa và ăn bữa tối
  • 19 giờ: Chuẩn bị đi ngủ

Thời gian biểu dành cho trẻ 10 thángThời gian biểu dành cho trẻ 10 thángThời gian biểu dành cho trẻ 10 tháng

5. Giấc ngủ của bé 10 tháng tuổi

Giấc ngủ của trẻ 10 tháng sẽ có sự thay đổi so với giai đoạn trước đây. Lúc này, bé 10 tháng thường chỉ ngủ trưa 1 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu bé vẫn ngủ 2 giấc vào ban ngày thì mẹ không cần quá lo lắng. 

Nếu mẹ muốn bỏ bớt một giấc ngủ ngắn trong ngày thì nên bỏ giấc 9 giờ sáng bởi giấc ngủ trưa vô cùng quan trọng với em bé. Giấc ngủ trưa giúp em bé tỉnh táo và hạn chế quấy khóc vào buổi chiều. Để bù vào giấc buổi sáng, mẹ có thể cho bé ngủ thêm 1 – 2 tiếng vào ban đêm.

Vậy trẻ 10 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Thông thường, trẻ cần ngủ 13 đến 14 tiếng mỗi ngày, bao gồm:

  • Giấc ngủ ngắn buổi sáng: 20 – 30 phút.
  • Giấc ngủ buổi trưa: 2 – 3 tiếng.
  • Giấc ngủ ban đêm: 9 – 10 tiếng.

Giấc ngủ của mỗi em bé hoàn toàn khác nhau nên mẹ cần dựa vào đồng hồ sinh học và thói quen sinh hoạt của bé nhà mình để đáp ứng nhu cầu ngủ của con. Trẻ thường có thói quen ngậm ti giả, tay, kéo chăn mền khi ngủ. 

Một số bé còn nhẹ nhàng đập đầu vào cũi trước khi ngủ nhưng đây là dấu hiệu buồn ngủ bình thường ở trẻ sơ sinh nên mẹ đừng cố ngăn cản. Trừ khi bé tự làm tổn thương cơ thể thì mẹ hãy để bé thoải mái vận động theo sở thích của mình nhé.

trẻ 10 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủtrẻ 10 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủBé thường ngủ khoảng 13 đến 14 tiếng mỗi ngày trong giai đoạn 10 tháng

6. Sự phát triển và tăng trưởng thể chất của em bé 10 tháng

Cân nặng của trẻ 10 tháng

Trong giai đoạn này, trung bình bé sẽ tăng 10g mỗi ngày. Vì vậy, khi kết thúc 3 tháng cuối cùng của giai đoạn sơ sinh, cân nặng của bé có thể tăng gấp 3 lần lúc mới sinh. Cân nặng trung bình của bé trai 10 tháng là 9,2kg và bé gái là 8,5kg.

Chiều cao của bé 10 tháng 

Trong năm đầu tiên, chiều cao của bé có thể tăng thêm 25cm so với lúc mới sinh. Chiều cao trung bình của bé trai 10 tháng tuổi là 73,3cm còn bé gái là 71,5cm.

Chu vi vòng đầu của bé 

Ở tháng thứ 7 của thai kỳ, chu vi vòng đầu của bào thai là 27cm. Khi mới chào đời, chu vi vòng đầu của em bé là 35cm. Chỉ số này sẽ đạt 45cm trong 12 tháng đầu tiên sau sinh. Số đo chu vi vòng đầu trung bình của trẻ ở tháng thứ 10 sẽ là 42cm.

Não của trẻ 10 tháng tuổi

Khi vừa chào đời, não của trẻ sơ sinh sẽ nặng khoảng 350g. Sau 10 tháng được bố mẹ chăm sóc và nuôi dưỡng, não trẻ phát triển và đạt khoảng 70% của người trưởng thành, nặng khoảng 750 đến 850g.

Sự phát triển về răng

Tốc độ phát triển về răng của mỗi bé sẽ khác nhau. Hầu hết các bé từ 6 đến 12 tháng sẽ mọc khoảng 8 chiếc răng chia đều cho 2 hàm. Tới tháng thứ 10, các bé có thể mọc được 4 đến 6 chiếc răng. Tuy nhiên, một số bé chỉ mới nhú được 2 chiếc răng trong giai đoạn này.

tăng trưởng của em bé 10 thángtăng trưởng của em bé 10 thángCác bé 10 tuổi thường mọc được 4 đến 6 chiếc răng chia đều trên 2 hàm

7. Sự phát triển của trẻ 10 tháng tuổi về vận động

Bé 10 tháng biết làm gì khi khả năng vận động ngày càng phát triển? Dưới đây là một số hoạt động mà bé có thể làm trong giai đoạn này.

Bé 10 tháng bắt đầu tập đi

Ở giai đoạn 10 tháng tuổi, bé tò mò và muốn khám phá mọi thứ xung quanh mỗi ngày. Lúc này, bé có thể bò một cách thành thạo, dễ dàng chuyển từ tư thế ngồi thành đứng và ngược lại.

Bé cũng bắt đầu chập chững tập đi bằng cách vịn vào người lớn hoặc các đồ vật cố định.

Một số trẻ 10 tháng đã bắt đầu biết đi xung quanh nhà. Tuy nhiên các giai đoạn phát triển của mỗi bé sẽ khác nhau nên bố mẹ đừng quá lo lắng nếu con mình chưa đi được.

Phát triển khả năng phối hợp để vận động

Trẻ 10 tháng biết làm gì khi khả năng phối hợp vận động ngày càng phát triển rõ rệt? Bé đã có thể dễ dàng dùng tay để nhặt đồ vật nhỏ. Bé nhanh chóng phát hiện ra các đồ vật và lấy chúng.

Trong khoảng thời gian bé 10 tháng tuổi, trẻ sơ sinh biết vận động nhiều hơn. Bé đã có thể bò hoặc tự mình đứng được. Thậm chí bé có đã đi được, nhưng ít khi xảy ra. Trẻ ở độ tuổi này cũng đã ăn nhiều hơn và dùng tay để cầm lấy thức ăn.

Theo Very well Family

Cụ thể, bé có thể kết hợp sử dụng ngón cái và ngón trỏ để nhặt hòn bi dưới sàn, đập đồ vật vào nhau để tạo ra âm thanh hoặc bỏ món đồ đang cầm trên tay xuống để nhặt đồ vật khác.

Trẻ 10 tháng cảm thấy phấn khích khi được chơi với các đồ vật phát ra âm thanh bắt tai như: chiếc chuông, quả lắc, trống con,…

Trẻ 10 tháng tuổi bắt đầu tập điTrẻ 10 tháng tuổi bắt đầu tập điTrẻ 10 tháng tuổi bắt đầu tập đi bằng cách vịn vào tay mẹ

8. Một số lưu ý trong cách chăm sóc em bé 10 tháng tuổi

Bé càng lớn thì nguy cơ tiềm ẩn các nguy hiểm càng cao. Vì vậy, bố mẹ cần ghi nhớ một số lưu ý trong cách chăm sóc em bé 10 tháng tuổi dưới đây.

Đảm bảo không gian an toàn để trẻ vận động

Bố mẹ cần dọn dẹp và sắp xếp nhà cửa gọn gàng để tạo không gian an toàn giúp bé thoải mái vận động. Bạn có thể gắn thêm cửa chặn để tránh tình trạng bé bò ra ngoài.

Đặc biệt, bạn được đặt các đồ vật có kích thước nhỏ có thể gây nghẹt thở ở gần bé bởi con có thể đưa chúng vào miệng mọi lúc.

Dành thời gian giao tiếp với bé

Bố mẹ nên dành thời gian giao tiếp với con bằng cách nói chuyện, đọc truyện hoặc kể cho bé nghe về công việc hàng ngày. Lúc này, bé sẽ lắng nghe và ê a nói chuyện với bạn. 

Bạn cũng nên đưa bé ra ngoài thường xuyên để bé tiếp xúc và làm quen với thế giới xung quanh. Bé sẽ cảm nhận được từng bước đi, sự yêu thương và đùm bọc mà mẹ dành cho bé.

Tạo thói quen cho bé ăn theo bữa

Mẹ cần kết hợp cho trẻ bú sữa và ăn dặm để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. Trong giai đoạn này, mẹ nên chia thành 3 bữa ăn tại khung giờ cố định. Bạn nên bổ sung thêm trái cây và rau xanh vào thực đơn hàng ngày để bổ sung vitamin giúp nâng cao sức đề kháng cho bé.

Tuy nhiên, mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho bé để tránh tình trạng mất kiểm soát dẫn đến béo phì.

Tránh chấn thương khi bế con

Cân nặng ngày càng tăng khiến việc bế con sẽ trở nên vất vả hơn bởi phải dùng nhiều sức lực. Bạn nên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao độ dẻo dai giúp giữ an toàn, hạn chế chấn thương khi bế bé 10 tháng.

chăm sóc em bé 10 tháng tuổichăm sóc em bé 10 tháng tuổiBố mẹ cần tạo không gian rộng rãi và an toàn để bé thoải mái vui chơi

9. Những dấu hiệu chậm phát triển cần mang bé đi khám

Bố mẹ cần mang con đi khám kịp thời nếu nhận ra những dấu hiệu này ở trẻ 10 tháng:

  • Bé không thể tự đứng được mặc dù được người lớn giúp đỡ.
  • Bé chưa biết lật hoặc chưa biết bò.
  • Bé không thể tự ngồi dù có sự hỗ trợ của gối ngồi hoặc người lớn.
  • Bé chưa thể bập bẹ tập nói được những âm thanh cơ bản như ê, a, mama, baba,…
  • Bé không thể nhận ra được khuôn mặt của người quen.
  • Bé không phản ứng hoặc không nhìn vào những nơi mà bạn chỉ.
  • Bé không thể chuyển đồ vật đang cầm từ tay này sang tay kia.

dấu hiệu chậm phát triển của trẻ 10 tháng tuổidấu hiệu chậm phát triển của trẻ 10 tháng tuổiBố mẹ cần mang trẻ 10 tháng tuổi đi khám nếu phát hiện dấu hiệu bất thường

10. Mẹ của bé 10 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, thói quen sinh hoạt của bé dần hình thành giúp mẹ đỡ mệt mỏi hơn. Thông thường, các mẹ bỉm khi trải qua 10 tháng sinh con sẽ dần quen với cuộc sống mới và lấy lại được năng lượng.

Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi trong thời gian dài thì có thể đi khám để được bác sĩ tư vấn về cảm xúc. 

Bạn không nên chăm sóc em bé khi sức khỏe không đảm bảo bởi có thể ảnh hưởng đến cả 2 mẹ con. Tình trạng mệt mỏi của bạn có thể do thiếu dinh dưỡng, thiếu ngủ hoặc các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp hoặc nội tiết tố sau sinh.

10.1 Cảm xúc của mẹ bỉm

Mẹ bỉm có thể cảm thấy mệt mỏi và khó chịu khi phải xử lý mọi việc trong nhà. Vì vậy, bạn nên tâm sự và chia sẻ công việc với chồng hoặc nhờ tới sự giúp đỡ của người thân để có thời gian chăm sóc bản thân và cải thiện sức khỏe của mình.

10.2 Giấc ngủ của mẹ bỉm

Nếu trẻ 10 tháng bú đủ sữa, đảm bảo nôi bé an toàn mà vẫn tỉnh giấc giữa đêm thì bạn nên bình tĩnh, hãy để bé tự xoa dịu, trấn an bản thân và tiếp tục chìm vào giấc ngủ.

Giấc ngủ của mẹ bỉm sữa cũng vô cùng quan trọng vì nó giúp bạn cải thiện sức khỏe và vực dậy tinh thần sau khoảng thời gian chăm con mệt mỏi.

Bạn nên dọn dẹp lại căn phòng để tạo không gian thoải mái giúp bạn có thể ngủ ngon sau một ngày dài chăm con.

Mẹ của bé 10 tháng tuổiMẹ của bé 10 tháng tuổiMẹ bỉm nên cố gắng ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe và vực dậy tinh thần

Sự phát triển của trẻ 10 tháng tuổi về thể chất, vận động, trí não và cảm xúc ngày càng rõ rệt. Vì vậy, mẹ có thể giúp bé hình thành các thói quen sinh hoạt cố định để giảm bớt mệt mỏi khi chăm con. Đồng thời, mẹ nên kết hợp cho bé bú sữa và bổ sung các nhóm thực phẩm quan trọng để bé phát triển một cách toàn diện.

TOP các bài viết liên quan nhất :

Tài liệu tham khảo :

Trang Nuôi Con Thông Thái chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y tế, tổ chức uy tín trong lĩnh vực nuôi dạy trẻ, tài liệu từ các cơ quan chính phủ trong và ngoài nước để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Nuôi Con Thông Thái đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

1. Your 10-Month-Old Baby’s Development and Milestones
https://www.verywellfamily.com/your-10-month-old-baby-development-and-milestones-4172871

Truy cập ngày 24/11/2022

2. Your 10-month-old baby’s growth and development
https://www.babycenter.com/baby/month-by-month/10-month-old-baby-milestones-and-development_714

Truy cập ngày 24/11/2022

3. Your 10 Months Old Baby Growth and Development
https://parenting.firstcry.com/articles/your-10-months-old-baby-growth-and-development/

Truy cập ngày 24/11/2022

5/5 – (1 {Bình chọn})