Trẻ 1 tháng tuổi phát triển như thế nào? Lưu ý khi chăm sóc
Trẻ sơ sinh là đối tượng cần nhận sự chăm sóc từ cha mẹ, nhờ vậy các bé mới có cơ hội phát triển về trí tuệ, thể chất. Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, chúng ta cần nắm được một số đặc điểm của bé và có kế hoạch nuôi dưỡng phù hợp. Đó là lý do vì sao các bậc phụ huynh nên chủ động tìm hiểu và nắm được những đặc điểm và sự phát triển của trẻ 1 tháng tuổi.
24/11/2022 | Chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi và những điều cần lưu ý
22/11/2022 | Bố mẹ cần lưu ý điều gì với trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi?
17/11/2022 | Sóng điện thoại ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sơ sinh như thế nào?
10/09/2021 | Bổ sung canxi cho trẻ 1 tháng tuổi bằng những cách nào
Nội Dung Chính
1. Một số đặc điểm của trẻ 1 tháng tuổi
Trước tiên, các bậc phụ huynh cần nắm được chỉ số cơ thể cơ bản của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi để biết em bé nhà mình có phát triển ổn định hay không. Thông thường trẻ sơ sinh sẽ nặng trong khoảng 2.8 tới 3kg, sau mỗi tháng cân nặng thường tăng đều trong khoảng 600 – 700g. Giai đoạn này, bé phát triển tương đối nhanh, chính vì thế việc theo dõi cân nặng của trẻ 1 tháng tuổi là điều cần thiết.
Trẻ 1 tháng tuổi có nhiều thay đổi về cân nặng, chiều cao so với khi mới chào đời
Nếu như cân nặng của bé nhỏ hơn con số kể trên quá nhiều, khả năng bé nhà bạn đang bị suy dinh dưỡng. Lúc này cần cho trẻ khám và đánh giá tình trạng dinh dưỡng để có các biện pháp bổ sung bắt kịp đà tăng trưởng. Ngoài ra, để thuận tiện cho việc theo dõi, ba mẹ cũng có thể làm biểu đồ theo từng tháng, đây là cơ sở giúp bạn đánh giá sự phát triển của trẻ qua từng giai đoạn, đặc biệt trong những tháng đầu đời.
Với trẻ sơ sinh 1 tháng, chiều dài dao động khoảng 45 – 50cm, cũng giống như cân nặng chiều cao của bé gia tăng hàng tháng, khoảng 3.5cm/tháng. Bên cạnh đó, cha mẹ đừng quen theo dõi các chỉ số nhỏ: vòng đầu, vòng ngực của em bé nhé!
2. Sự phát triển của trẻ 1 tháng tuổi
Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều quan tâm tới sự thay đổi, phát triển của trẻ 1 tháng tuổi, nhờ những đặc điểm này chúng ta biết được con mình đã khôn lớn như thế nào. Thực sự, khi theo dõi quá trình phát triển của bé, đặc biệt là các bé 1 tháng tuổi, cha mẹ không giấu được niềm hạnh phúc.
Nhìn chung, trong những tháng đầu kể từ khi chào đời, em bé dành phần lớn thời gian để ngủ. Đây là khoảng thời gian giúp trẻ tích lũy năng lượng, chuẩn bị cho sự phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, giác quan của trẻ 1 tháng tuổi đã bắt đầu hoạt động.
Trong những tháng đầu đời, bé dành nhiều thời gian để ngủ
Ví dụ đơn giản như: bé có thể nghe, cảm nhận được âm thanh xung quanh mình, nhất là những tiếng động to. Chính vì thế, trong khi em bé ngủ, bạn hãy cố gắng hạn chế phát ra âm thanh lớn khiến bé giật mình, cảm thấy khó chịu nhé!
Ngoài ra, vị giác của em bé sơ sinh 1 tháng tuổi cũng hoạt động khá tốt, bé nhận biết được mùi hương của sữa mẹ và thường tìm tới vú mẹ khi được mẹ âu yếm, bồng bế. Đây là đặc điểm rất đáng yêu, điều này cũng giúp bé và mẹ kết nối chặt chẽ với nhau hơn.
Đặc biệt, em bé sơ sinh thường giao tiếp với người lớn bằng cách cười hoặc qua tiếng khóc,… Mỗi khi bé thức, bạn nên dành thời gian trò chuyện với con, nhờ vậy kỹ năng ngôn ngữ của bé sẽ phát triển tốt hơn. Đồng thời, em bé sẽ dần quen thuộc với những người thân thiết trong gia đình, ví dụ như: ông bà, cha mẹ hoặc anh chị,…
Cha mẹ nên dành thời gian trò chuyện, vui đùa với bé
Một số phản xạ tự nhiên của trẻ 1 tháng tuổi có thể kể đến như: bú, nuốt hoặc nắm chặt đồ vật vào tay. Ngoài ra, em bé khá chăm chú ngắm nhìn thế giới xung quanh, đây là khoảng thời gian để các bé khám phá thế giới xung quanh mình.
3. Trẻ 1 tháng tuổi phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe nào?
Không thể phủ nhận rằng trẻ 1 tháng tuổi còn rất non nớt và rất dễ gặp phải các vấn đề sinh lý, bệnh lý. Cha mẹ nên chú ý theo dõi sự phát triển của trẻ, phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường trên cơ thể của bé và đưa con đi khám kịp thời.
3.1. Vấn đề tiêu hóa, hay trào ngược sinh lý
Trong 1 tháng đầu kể từ khi chào đời, em bé thường phải đối mặt với các vấn đề sinh lý liên quan tới làn da. Vàng da sinh lý là hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và không ảnh hưởng quá nghiêm trọng tới sức khỏe và sinh hoạt ngày hàng của bé. Thông thường, hiện tượng này sẽ tự khỏi sau khoảng 10 ngày nên các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng. Trong trường hợp vàng da sinh lý kéo dài, bạn có thể đưa bé đi kiểm tra và chiếu đèn theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đỏ da sinh lý hoặc bong da cũng là những vấn đề thường gặp ở trẻ 1 tháng tuổi, song chúng hầu như không đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe của em bé. Cha mẹ chỉ cần lưu ý chăm sóc da cho con cẩn thận thì tình trạng này sẽ được giải quyết.
Trẻ sơ sinh có thể bị vàng da
3.2. Vấn đề bệnh lý
Do hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn yếu nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, gây ra nhiều bệnh lý, ví dụ như: uốn ván, bệnh viêm phổi và nhiều vấn đề sức khỏe khác liên quan tới hệ hô hấp và tiêu hóa. Nếu cha mẹ không phát hiện và điều trị kịp thời, hệ lụy là rất nghiêm trọng.
Tốt nhất các bậc phụ huynh nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để theo dõi sức khỏe và sự phát triển của bé; đồng thời khám, điều trị cho trẻ khi có những triệu chứng bất thường. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là đơn vị uy tín, được đánh giá cao bởi chuyên gia đầu ngành cũng như khách hàng. Cho tới nay, bệnh viện đã có gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động và hỗ trợ nhiều vấn đề sức khỏe cho bệnh nhi.
Ưu điểm của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là sở hữu đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi cùng hệ thống cơ sở chất, máy móc hiện đại. Có thể kể đến như hệ thống máy móc chẩn đoán hình ảnh như máy siêu âm, X-quang, MRI, CT,…; Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và phòng LAB đạt tiêu chuẩn chứng chỉ CAP của Hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp.
Nếu trẻ gặp vấn đề sức khỏe, ba mẹ nên đưa bé đi khám tại MEDLATEC
Hy vọng rằng qua bài viết này các bậc phụ huynh đã nắm được sự phát triển của trẻ 1 tháng tuổi và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho bé. Nếu ba mẹ có nhu cầu đặt lịch kiểm tra sức khỏe hoặc thăm khám cho bé, vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn.