Tránh những sai lầm tai hại này khi nấu cơm bằng nồi cơm điện để có món cơm ngon chuẩn vị

Sự xuất hiện của nồi cơm điện giúp các bà nội trợ thảnh thơi hơn hẳn trong việc bếp núc. Nhưng nấu cơm không chỉ là đổ vào nồi rồi ấn nút, vẫn có những điều mẹ cần lưu ý thì mới có được món cơm thơm ngon tròn vị đấy nhé.

1. Nấu cơm bằng nước lạnh
Vì tiện lợi nên hầu như ngày nay chúng ta thường đổ nước lạnh (hoặc nước lọc thông thường) trực tiếp vào nồi rồi đưa vào nấu luôn. Tuy nhiên theo các chuyên gia, nấu cơm bằng nước nóng sẽ tốt hơn nấu cơm bằng nước lạnh. Bởi nước sôi vừa giúp hạt gạo nhanh chín hơn khiến thời gian nấu cơm ngắn đi vừa làm hạt gạo chín đều và dẻo hơn nhờ các chất dinh dưỡng ít bị mất.

Nấu cơm bằng nước lạnh dễ khiến gạo bị vỡ nát, mất chất dinh dưỡng

Ngược lại, nấu cơm bằng nước lạnh để nấu cơm sẽ khiến cho hạt gạo bị trương nở, các chất dinh dưỡng theo đó mà tan ra trong nước. Nếu nấu cơm bằng nước sôi sẽ khiến lớp ngoài của hạt gạo bị co lại, tạo lớp màng bảo vệ hạt gạo không bị nứt vỡ. 

2. Mở vung ngay khi cơm vừa nảy nấc
Với nồi cơm điện thông thường, khi cơm vừa chín là tín hiệu sẽ tự động nhảy về giữ ấm, nhiều người nghĩ thế là có thể ăn cơm luôn nhưng không phải. Nếu bạn mở nồi ngay lúc này sẽ thấy lớp cơm trên bề mặt bị nhão, trong khi lớp dưới lại dính chặt đáy nồi. Nhiều người nghĩ là cơm không ngon hay chống dính của nồi cơm điện không tốt.

Thực tế, khi cơm chuyển sang chế độ giữ ấm, nhiệt ở mâm nhiệt sẽ từ từ nguội xuống, lượng hơi nước còn sót lại sẽ bị bay hơi bớt trả lại bề mặt khô ráo cho cơm, hạt cơm phía dưới cũng săn lại và không dính vào đáy nồi nữa. Nếu cảm thấy cơm vẫn dính, sau khi chuyển sang chế độ giữ ấm khoảng 10 phút, bạn có thể rút phích cắm và cứ để nguyên 10 phút nữa. Chắc chắn bạn sẽ có một nồi cơm thật ngon.

3. Để cơm ở chế độ giữ ấm quá lâu
Ở chế độ giữ ấm, mâm nhiệt vẫn truyền một lượng nhiệt nhỏ vào đáy nồi giúp cho cơm luôn ấm. Nhưng việc này đồng thời khiến cho cơm dần mất đi lượng nước trong hạt, nhất là lớp cơm dưới đáy, khiến cơm bị khô. Để tầm 5, 6 tiếng
thì dù cơm còn giữ được độ ấm nhưng sẽ bị khô, hạt cơm rời rạc, không còn ngọt dẻo, thậm chí cháy cơm.

Cơ chế ủ ấm 3 chiều giữ cơm ngon lâu hơn

Với những nồi cơm có chế độ ủ ấm 3 chiều của SUNHOUSE như nồi cơm điện 1.8L SUNHOUSE SHD8655G, SHD8629C, SHD8628…, nhiệt lượng để giữ ấm sẽ không chỉ phát ra từ mâm nhiệt dưới đáy mà còn ở quanh thân và từ nắp xuống, do đó cơm sẽ được giữ ấm đều, hạn chế việc mất nước, thời gian giữ ấm lâu hơn. Dù vậy, lời khuyên cho bạn là không nên để cơm ở chế độ giữ ấm quá lâu, cơm không thể giữ được vị ngon tự nhiên nhất.

Nồi cơm điện SUNHOUSE MAMA SHD8652G là một trong số các model có ủ ấm 3 chiều

4. Vo gạo quá kỹ
Nhiều người thường có thói quen vo 4 – 5 lần nước đến khi nước gạo mất đi màu trắng đục và chỉ còn lại màu trắng trong. Đây chính là thói quen sai lầm làm mất đi chất dinh dưỡng trong gạo. Theo nghiên cứu, lượng sắt, kẽm mất đi trung bình trong quá trình vo gạo, nấu cơm dao động từ 79,9% – 96,5%. Vitamin nhóm B cũng bị mất đi tới 70% – 95% trong quá trình xay xát và vo gạo.

Vo gạo quá kỹ cũng không phải là tốt

Để giữ được lượng dinh dưỡng quý giá bạn chỉ nên vo 1 – 2 lần nước để loại bỏ hết bụi bẩn đi là được. Các vitamin chủ yếu ở ngoài hạt gạo, nếu bạn vo gạo kỹ quá khi nấu cơm sẽ bị mất đi dưỡng chất. Theo các chuyên gia bạn nên vo gạo ngay trong nồi cơm, tức là đổ nước và khoắng nhẹ, chắt bụi bẩn và vỏ trấu, không nên chà xát gạo mạnh. Tuy nhiên chỉ nên xoa bóp nhẹ, tránh làm bong tróc lớp chống dính trong lòng nồi.

Theo Sunhouse