Trang trí bàn thờ ông Địa ngày Tết đơn giản đón lộc sum suê
Một vài lưu ý khi trang trí bàn thờ ông Địa ngày Tết bạn nên biết
Trang trí bàn thờ ông Địa như thế nào vào ngày tết là chuẩn nhất?
Bạn đã biết cách trang trí bàn thờ ông Địa ngày Tết này chưa? Dịp Tết đến xuân về cũng là lúc mọi người sẽ tất bật chuẩn bị đồ lễ cúng để tỏ lòng thành kính biết ơn, đặc biệt là những người làm kinh doanh và buôn bán thì trang trí bàn thờ ông Địa ngày Tết được quan tâm hơn bao giờ hết. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về chủ đề này, thì đừng bỏ lỡ ngay những thông tin hữu ích trong nội dung bài viết sau đây nhé!
Nội Dung Chính
Tại sao trang trí bàn thờ ông Địa lại quan trọng? Tham khảo sự tích Ông Địa, ông Thần Tài
Ông Địa, hay còn có tên gọi khác là ông Thần Tài. Đây là 1 trong những vị thần rất quan trọng trong làm ăn, kinh doanh vì sẽ mang lộc tài tới cho gia chủ.
Sự tích câu chuyện ông Địa như sau:
Đối với người dân Nam Bộ, Ông Địa được xem là vị phúc thần, không chỉ có vai trò bảo vệ đất đai, ruộng vườn mà còn có nhiệm vụ đưa rước Thần Tài đến nhà, nghĩa là làm cho gia chủ phát đạt giàu có, và kiêm luôn việc giúp cho gia chủ mau lành bệnh và tìm kiếm được những món đồ đã mất.
Vì vậy, sáng sớm mở cửa hàng thì khu vực bài trí ông Địa thường được gia chủ tặng 1 điếu thuốc lá trên tay, cà phê sữa, thuốc 3 số 555. Có lúc được thưởng cả bánh bao, thịt heo quay nữa…
Theo tín ngưỡng dân gian cho rằng, thờ ông Địa để phù hộ buôn may bán đắt, vì ông là người cai quản các địa phương hoặc là thần bảo vệ của mỗi gia đình. Ở mức cao hơn thì ông Địa trở thành vị thần hộ trì cho những người lương thiện, bậc tu hành được bình an trên đường giáo dân độ thế.
Thổ Công là vị thần quan trọng nhất trong gia đình, từ ngoài nhìn vào thì bát hương thờ thổ công ở giữa, bên trái là bát hương bà Cô Tổ, bên phải là bát hương gia Tiên. Bàn thờ ông địa thường được đặt xuống dưới, khi cúng thì sẽ bẻ ăn trước 1 miếng rồi mới mang cúng vì theo sự tích thì ông Địa bị đầu độc nên chất vì vậy ông rất sợ bị chết.
Bàn thờ ông Địa đặt ở đâu là hợp lý nhất?
Bàn thờ Thần Tài hay còn gọi là bàn thờ ông Địa nên đặt ở dưới đất là tốt nhất. Vì thứ nhất là để phân biệt không gian thờ cúng tổ tiên và không gian thờ cúng thần tài. Thứ 2, theo thuyết Thiên – Địa – Nhân thì Thần tài sẽ được nở ra dưới đất và theo sự tích thì thần tài bị đuổi và nấp vào góc nhà.
Vì vậy, bàn thờ sẽ nên đặt ở các góc nhà, gầm cầu thang mà không cần phải theo hướng cụ thể nào. Nhưng nên đặt bàn thờ quay ra hướng cửa bởi theo phong thuỷ thì nên đặt tại vị trí có thể quan sát tất cả khách khứa ra vào và đặt ở hướng đón tài lộc vào nhà.
Trang trí bàn thờ ông Địa cần chuẩn bị những gì?
Bàn thờ ông Địa thường cúng chung với bàn thờ Thần Tài, sẽ được đặt ngang hàng với nhau, ông Địa được đặt ở bên phải. Nếu gia chủ thờ cúng Ông Địa cùng gia tiên thì ban thờ thường được đặt trên cao, thờ 3 bát nhang, một bát nhang thờ Thổ Công, Táo Quân ở giữa và thường đặt ở vị trí cao nhất. Bên trái đặt bát hương thờ bà cô, ông mãnh, cô cậu, bên phải đặt bát nhang thờ gia tiên tiền tổ.
Để trang trí bàn thờ Thần Tài – Ông Địa chu đáo, đầy đủ nhất thì những thứ chúng ta không thể thiếu những món đồ ngay sau đây:
-
Tượng Thần Tài – Ông Địa
-
Bài vị
-
3 hũ gạo, muối, nước
-
Bát hương
-
Đĩa đựng hoa quả
-
Bình hoa
-
Ông Cóc
-
Phật Di Lặc
-
Kỷ trà 5 chén hoặc 3 chén
-
Một bát sâu lòng
Ngoài ra, bạn cũng có thể trang trí thêm các vật phẩm trang trí khác để thêm phần linh thiêng như: linh vật Tỳ Hưu, vòng tỏi, vòng hoa mai… tùy theo điều kiện có thể sắm sửa.
Trang trí bàn thờ ông Địa như thế nào vào ngày tết là chuẩn nhất?
– Tượng Thần Tài – Ông Địa: Tượng Thần Tài, Ông Địa được đặt ngang hàng với nhau, Thần Tài được đặt bên trái tính từ bên ngoài nhìn vào, Ông Địa được đặt ở phía bên phải.
Bài vị: Bài vị thường đặt ở bên trong cùng của bàn thờ, bên trên viết 4 chữ vàng “Chiêu tài tiến bảo”.
– Đĩa đựng ba chén gạo, muối, nước: 3 chén này sẽ đặt giữa hai ông Thần Tài và Ông Địa. Ba chén này chỉ được phép thay vào cuối năm và phải làm sạch cẩn thận trước khi đặt lại vào bàn thờ.
– Bát hương: Bát hương thường được đặt chính giữa ban thờ. Khi mua bát hương về thì gia chủ cần tiến hành vệ sinh tẩy uế và khi bốc bát hương thì cũng cần tuân theo thủ tục nhất định. Không được xê dịch bát hương kẻo làm ảnh hưởng tới tài lộc của gia đình. Nên cố định bát hương trên bàn thờ bằng keo 502.
– Đĩa đựng hoa quả được sắp xếp theo quy luật “Đông Bình Tây Quả” đĩa bày hoa quả, trái cây sẽ nằm ở bên trái theo hướng từ ngoài nhìn vào trong. Trong dịp tết gia chủ có thể thờ bất kỳ loại trái cây nào mình thích nhưng riêng Tết thì nên bày đủ mâm ngũ quả thật đẹp.
– Bình hoa cắm hoa thường sẽ được đặt ở phía đối diện đĩa hoa quả. Trong dịp năm mới, nếu có điều kiện thì gia chủ nên đặt 1 bình hoa đào, hay lay ơn, hoa cát tường, liễu… ngoài ra có thể thay thế bằng cúc, hồng… nên tránh hoa cắm trang trí bàn thờ ông Địa là các loại hoa sứ, nhài, ly, phù dung…
– Ông Cóc hay còn gọi là Thiềm Thừ hoặc Cóc ngậm tiền bày trên bàn thờ ông Địa với ý nghĩa thu giữ tiền bạc cho gia chủ, tránh tài lộc bị trôi đi. Ông Cóc nên được đặt phía bên trái ban thờ theo hướng nhìn từ ngoài vào và tuyệt đối không đặt đối diện với cửa ra vào mà đặt chéo hoặc chếch đi.
– Tượng Phật Di Lặc: Đặt tượng Phật Di Lặc ở ban thờ Thần Tài – Thổ Địa là để quản lý cũng như kịp thời ngăn chặn những hành vi sai trái của hai vị thần nên vị trí đẹp nhất là ở phía trên ban thờ.
– Khay 5 chén nước: Để bàn thờ Ông Địa hợp phong thủy nhất thì gia chủ nên đặt 5 chén nước thành hình chữ thập tượng trưng cho 4 phương, cho ngũ hành phát triển.
– Chén nước sâu lòng: Chén nước sâu lòng bạn đặt bên ngoài ban thờ, đổ đầy nước và rắc những cánh hoa lên trên với ý nghĩa “Minh Đường Tụ Thủy” tức là giữ cho tiền tài, may mắn ở lại với gia đình mà không chảy đi.
>> Trang trí bàn thờ tết hợp phong thủy đầy đủ nhất năm 2023
Một vài lưu ý khi trang trí bàn thờ ông Địa ngày Tết bạn nên biết
Khi trang trí bàn thờ ông Địa ngày Tết bạn cần lưu ý những điều ngay sau đây:
-
Gia chủ phải thường xuyên lau dọn và giữ cho không gian khu vực thờ cúng luôn được sạch sẽ.
-
Nếu ngày mưa to thì gia chủ nên bê tượng Thần Tài, ông Địa và ông Cóc đặt vào chậu thật sạch và để ra ngoài trời cho tắm mưa khoảng 15 phút rồi mang vào lau khô, xịt nước thơm, đặt vào chỗ cũ và tiến hành thắp hương khấn thần.
-
Trong quá trình thờ cúng cũng như dọn dẹp vệ sinh cần tránh đụng chạm làm bát hương xê dịch.
-
Tuyệt đối không được để hoa quả bị hư úng, cỗ mặn bị thiu, hỏng lên bàn thờ Thần Tài – Ông Địa.
-
Nếu mới lập bàn thờ ông Địa, thì quá trình trang trí bàn thờ ông địa cần phải thắp hương liên tục trong vòng 100 ngày để bàn thờ tụ khí, tăng sự linh thiêng, thắp đèn liên tục và nên chọn những loại nhang cuốn để bàn thờ luôn có nhang.
-
Chân nhang trên bàn thờ chỉ được rút vào dịp cuối năm Âm lịch. Lộc cúng trên bàn thờ Thần Tài – Ông Địa tuyệt không chia cho người ngoài, chỉ có người trong nhà mới được dùng nếu không tài lộc sẽ theo đó đi ra ngoài.
Kết luận:
Như vậy bài viết trên đây đã mách bạn cách trang trí bàn thờ ông Địa sao cho chuẩn phong thuỷ cũng như đẹp nhất. Chắc chắn sẽ giúp không gian thờ phụng ông Địa và thần tài nhà bạn thêm đẹp và ấn tượng, lộc lá quanh năm.
Xem thêm các bài viết trên trang: https://mocnamduong.com/
>> 25+ mẫu bàn thờ gỗ óc chó hiện đại cao cấp – Đón tài lộc cả năm, người kinh doanh nhất định phải tham khảo