Trần Đông A, một bác sĩ giỏi của miền Nam VN – Bình Luận – viendongdaily.com


Bác Sĩ Trần Đông A trong buổi họp báo tại Bệnh Viện Nhi 2, Sài Gòn ngày thứ Tư, 15 tháng 7, 2020. (Báo Mới)

 

Bài TAM NGUYEN

Bác sĩ Trần Đông A là Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Quân Y Nhảy Dù VNCH. Sau năm 1975 khi bị đi tù về ông cũng đã vượt biên vì lúc đó thủ tướng Phúc niểng cũng phải công nhận cột đèn biết đi thì nó cũng đi mà. Nhưng không may bị bắt lại. Việt Cộng muốn chiêu dụ nên cho ông làm ở bệnh viện Grall và sau đó làm giám đốc, một điều rất hiếm. Có lẽ sau cộng sản cũng yêu cầu ông vào đảng luôn rồi cho luôn chức đại biểu quốc hội. Dĩ nhiên người trí thức như Bác Sĩ A cũng thừa biết những chức tước đó chẳng mang lại vinh hạnh cho ông, nhưng ông không cần từ chối vì đương nhiên sẽ bị cho là chống đối sẽ đì thêm nữa.

Môt nhận định sáng suốt của ông là nếu số phận đã không cho ông vượt biên được thì ông ở lại làm điều ông thích là cứu người. Còn mấy cái chức tước hoa hòe hoa sói của VC không thể nào mua chuộc được ông. Bác Sĩ A là người không cần tiền bởi vì trước 1975, khi tình nguyện làm bác sĩ của binh chủng lẫy lừng quanh năm suốt tháng nay đây mai đó thì không thể mở phòng mạch kiếm tiền được.

Những bác sĩ miền Nam ra trường tình nguyện đi những binh chủng như Nhảy Dù, Biệt Động Quân, Thủy Quân Lục Chiến, Lực Lượng Đặc Biệt đều là những bác sĩ không màng tiền bạc vì cuộc đời chinh chiến của họ chỉ nhằm cứu chiến sĩ đồng đội. Nhưng những tù binh Việt cộng cũng được họ cứu chữa nhiệt tình như các thương binh đồng ngũ, vì lời thề ra trường của họ là lời thề Hippocrates, trong đó hai điều đầu tiên là:

1/ Tôi sẽ dùng những phương cách chữa trị mang lại lợi ích cho bệnh nhân theo khả năng và sự phán đoán tốt nhất của tôi và tôi sẽ không làm hại họ.

2/ Tôi sẽ không cho bệnh nhân những thuốc chết người dù tôi được yêu cầu.

Cho nên, dù một thương binh đối phương bị bắt các bác sĩ quân đội VNCH cũng không bị áp lực phải hành hạ họ hay ra điều kiện phải khai báo mới được chữa trị. Trước mắt các bác sĩ VNCH, chỉ có con người bệnh nhân cần cứu chữa và cứu chữa hết mình.

Bác sĩ Trần Đông A là bác sĩ nội trú các bệnh viện Saigon, ra trường năm 1967. Bác sĩ nội trú là bác sĩ giỏi vì trong một lớp qua thi tuyển, không có chạy chọt, không có điểm cộng, để chỉ dành được 2, 3 chỗ trong một năm. Bác sĩ nội trú phải trực nhiều hơn trong bệnh viện và được theo sát các thầy. Cùng lớp của Bác Sĩ A ở Việt Nam thì không còn mấy người, nhưng ở Mỹ thì nhiều và cũng đều là các bác sĩ giỏi, có người là giảng sư tại đại học y khoa kỳ như Bác Sĩ Giáo Sư Nghiêm Đạo Đại.

Cùng lớp Bác Sĩ A còn còn có bác sĩ, nhà nghiên cứu môi trường, nhà văn Ngô Thế Vinh Thiếu Tá Bác Sĩ Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù (một lực lượng thiện chiến của quân lực VNCH), đã xuất bản 5 tiểu thuyết và một tập truyện. Đặc biệt nổi tiếng là hai cuốn Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng ; Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch. Sau mấy năm tù ông đã vượt biên, sang Mỹ đi học lại, ra trường làm bác sĩ tại bệnh viện Hoa Kỳ.

Dĩ nhiên còn nhiều bác sĩ đồng lớp với Bác Sĩ Trần đông A nữa. BA Đông A thuộc gia đình công chức bưu điện di cư vào ở trại di cư tại Thị Nghè, Gia Định, rồi Đakao. Ông có năm anh chị em, đều đặt tên theo mẫu tự A, B, C, Đ và cô em út E.

B là Trần Hưng Bang, một Trung Úy Đại Đại Trưởng của tiểu đoàn Biệt Động Quân lừng lẫy “Cọp 3 Đầu Rằn” tử trận đầu thập niên 1960.

Kế là Trần Dân Chủ, một Đại Đội Trưởng Biệt Động Quân cũng nổi tiếng và sau bị bắt trong trận Ben Hét khoảng giữa thập niên 1960. Dân Chủ bị đưa ra Bắc chỉ trở về trong đợt trao đổi tù binh 1973. Tuy được quyền xin giải ngũ, anh tình nguyện ở lại cho tới phút cuối, anh bị bắt với chức vụ Trưởng Ban 3 Hành Quân Liên Đoàn Biệt Động Quân, anh lại tiếp tục đi tù nhiều năm. Sau ra tù, Dân Chủ vượt biên tới Mỹ vào đại học, ra trường đi làm.

Người em kế Trần Huy Động (Đ) hiện làm kỹ sư tại California, và cô em út Trần E hiện vẫn ở Việt Nam. Mười-ba năm sau khi chiếm được miền Nam, cộng sản vẫn chưa đào tạo được những bác sĩ ngang tầm các bác sĩ VNCH, cho nên năm 1988, họ vẫn phải dùng toàn bộ bác sĩ quân y của quân đội VNCH mổ tách hai em Việt-Đức. Và trong thời điểm đó, ngay cả các bệnh nhân là cán bộ miền Bắc vào cũng tìm các bác sĩ “Ngụy” để nhờ chữa trị.

Bác Sĩ Trần Đông A là bác sĩ giỏi. Một năm trường Y Saigon chỉ lấy vài sinh viên năm thứ 6 làm sinh viên nội trú, nhưng dĩ nhiên Bác Sĩ Đông A không phải là giỏi nhất miền Nam. Mỗi bác sĩ mỗi ngành, các bác sĩ khác của miền Nam cũng đều giỏi, ai cũng có thể chữa mọi ngành từ ngoại khoa tới nội khoa, v.v.

Dù sao, Bác Sĩ Trần Đông A, một người thầy thuốc không màng danh lợi, tiền tài, chỉ cốt mang kỹ thuật chuyên môn hết lòng cứu người bất kể giai tầng, chính kiến, đó là một sản phẩm điển hình của nền giáo dục “Nhân Bản, Dân Tộc và Khai Phóng.” Người miền Nam có quyền hãnh diện vì ông!

(Nguồn Facebook)