Trái Dừa Và Những Lợi Ích Trong Đời Sống – bTaskee

Trái dừa có lẽ không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam. Quả dừa chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, ngoài ra chúng còn nhiều ứng dụng khác trong cuộc sống. Cùng bTaskee tìm hiểu về trái dừa và những lợi ích trong đời sống nhé!

Sự thật thú vị về trái dừa

Trái dừa là quả của một loài cây trong họ Cau (Arecaceae). Cây dừa khi trưởng thành có thể cao đến 30m, các lá dừa dài và xệ xuống, khi lá già sẽ chuyển sang màu nâu và rụng xuống, để lại vết sẹo trên thân.

Chúng ta hoàn toàn có thể bắt gặp hình ảnh trái dừa khắp mọi nơi, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là vùng đất có thổ dưỡng cực kỳ thích hợp với dừa.

Dừa ở đây trái sẽ to, và nước rất ngọt, thơm. Không chỉ sử dụng phần trái, mà tất cả các bộ phận trên cây dừa đều được ứng dụng trong đời sống như: Lá dừa và hoa của cây dừa dùng để trang trí cổng hoa ngày cưới, ngoài ra lá của cây dừa còn dùng dùng để gói bánh.

Trung bình mỗi quầy dừa khoảng 15-20 trái. Thân dừa để làm đồ thủ công mỹ nghệ, cơm dừa và nước dừa dùng trong thực phẩm, chứa rất nhiều chất dinh dưỡng.

Đến nay, nguồn gốc của cây dừa vẫn còn đang tranh cãi, một số học giả cho rằng dừa xuất phát từ Đông Nam châu Á, song song với đó, một số ý kiến lại cho rằng chúng bắt nguồn từ miền tây bắc Nam Mỹ. Một số mẫu hóa thạch được tìm thấy ở New Zealand có niên đại khoảng 15 triệu năm trước. Hay một số mẫu hóa thạch tại Rajasthan và Maharashtra, Ấn Độ, còn có niên đại lâu hơn. 

Có lẽ nhờ đặc điểm quả nhẹ và nổi trên mặt nước nên chúng có thể trôi tới bất cứ đâu. Vì vậy khi dạt vào đất liền thì bắt đầu phát triển tại đó. Chính vì điểm này đã làm cho nguồn gốc của nó đến nay vẫn chưa thể xác định.

Đặc điểm cây dừa

Thân cây dừa

Thân cây dừaThân cây dừaThân cây dừa

  • Dừa là loại cây thân gỗ, nên thường dùng để sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ. 
  • Xơ dừa: Dùng làm thảm lót, chất độn trong phân bón, cây cảnh giúp tiết kiệm chi phí, nhưng mang lại hiệu quả cao
  • Rễ dừa có thể được chiết xuất làm thuốc nhuộm, thuốc sát trùng.

Dừa có rất nhiều giống khác nhau, nhưng chủ yếu được phân thành 2 loại:

Dừa cao: Hay dừa thường, khi trưởng thành cây co thể cao đến hơn 30m. Mỗi năm dừa cho năng suất khoảng 75 quả. Sau 6-10 năm thì dừa sẽ cho lứa trái đầu tiên, sau 15 năm thì cho năng suất cao nhất. Nếu được chăm sóc trong điều kiện thích hợp thì dừa sẽ cho sản lượng quả vượt trội hơn. 

Dừa lùn: Giống dừa lùn phổ biến hiện nay là dừa lùn Mã Lai, và một số giống dừa lùn khác được trồng chủ yếu sản xuất nước. Bởi hương vị thơm và ngọt, rất được mọi người ưa chuộng.

Quả dừa

Quầy dừa nhiều tráiQuầy dừa nhiều tráiQuầy dừa nhiều trái

  • Làm nước giải khát hiệu quả, do có chứa rất nhiều chất điện giải và các axit amin.
  • Các sản phẩm từ thị dừa dùng để sản xuất bánh kẹo, hương liệu trong thực phẩm.
  • Quả dừa khô được dùng để làm dầu dừa, có công dụng làm mượt tóc.

Dừa là quả hay hạt?

Đây lại là một tranh cãi nữa liên quan đến dừa khi có 2 luồng ý kiến tranh cãi xung quanh việc dừa là quả hay hạt.

Về mặt thực vật học, dừa được xem như là quả hạch có xơ, với 3 lớp bảo vệ, các lớp vỏ ngoài cứng và lớp xơ xốp bên trong. Trong cùng là gáo dừa, lớp vỏ khá cứng để chứa nước và phần cơm dừa. Phần gáo dừa có ba lỗ mầm trên đỉnh quả, sau khi lột hết lớp xơ dừa sẽ thấy rất rõ.

Dừa cũng có thể được hiểu là trái cây 1 hạt , bởi vì theo định nghĩa thì hạt là bộ phận sinh sản ở những cây có hoa. Hạt giống chính là là một cây con. Mà cây con của dừa lại nảy mầm từ 1 trong 3 lỗ mầm này.

Hình dáng quả dừa

Nhìn chung trái dừa thường có hình tròn, nhưng hơi dài và nhọn về phía đuôi. Phần vỏ dừa có màu xanh, hoặc cam vàng tùy theo giống dừa, căng và bóng. Nhưng khi chín, sẽ chuyển sang màu nâu sẫm.

Một số giống dừa được yêu thích tại Việt Nam

Dừa Xiêm xanh:

Dừa xiêm xanh là giống dừa trồng để khai thác nước, bởi vị ngọt thanh, thơm nhẹ và nhiều nước. Một trái dừa tươi có thể cho đến 350ml nước. 

Giống dừa này cho năng suất rất cao 140-150 trái/cây/năm.

Giá của mỗi trái dừa xiêm xanh từ 15.000đ – 20.000đ/trái.

Dừa dứa:

Đúng như tên gọi, tất cả bộ phận của cây dừa này đều thơm mùi lá dứa. Chủ yếu để khai thác nước. Do nước rất ngọt và thơm mùi dứa độc đáo.

Giá của mỗi trái dừa dứa dao động từ 15.000đ – 20.000đ/trái.

Dừa ta:

Đây là giống dừa cao phổ tại Việt Nam. Quả dừa rất to, nhưng phần nước lại không ngon lắm. Trong khi đó phần cơm dừa rất dày, có hàm lượng dầu cao (63%-65%). Trái dừa khô sẽ được các thương lái đến thu mua tận chỗ. Và thường được sử dụng để chế biến dầu dừa, nguyên liệu làm bánh kẹo.

Giá trị dinh dưỡng và lợi ích từ trái dừa

Dinh dưỡng trong trái dừaDinh dưỡng trong trái dừaDinh dưỡng trong trái dừa

Thành phần dinh dưỡng trong nước dừa

Nước dừa được ví như là một loại nước thần kỳ mà tự nhiên đã ban tặng cho con người. Nước dừa vô cùng giàu chất dinh dưỡng, có thể nói đến đó chính là thành phần các chất điện giải, axit amin, các khoáng chất như magiê, phốt pho, canxi, đồng, sắt, đặc biệt là mangan, cùng hàng loạt các chất dinh dưỡng khác.

Các chất điện giải:

Theo NCBI trong nước dừa có chứa một lượng các chất điện giải như kali, magie, rất cần thiết cho hoạt động sống cơ bản. Công dụng của trái dừa không chỉ đơn thuần là một loại nước giải khát, mà nước dừa còn có công dụng đối với sức khỏe.

Giúp bạn lấy lại lượng năng lượng bị mất trong quá trình tiết mồ hôi. Ngoài ra còn giúp bạn giảm nguy cơ bị chuột rút, co thắt cơ khi hoạt động mạnh.

Các axit amin:

Axit amin là các chất không thể thiếu trong quá trình sửa chữa các mô của cơ thể. Đây còn là thành phần cấu tạo của protein. Nước dừa chứa nhiều các axit amin như: alanine, arginine, cysteine ​​và serine cao hơn trong sữa bò. Trong đó nhiều nhất là arginine, loại axit amin giúp cho tim khỏe mạnh, theo một nghiên cứu.

3.1.3.Hàm lượng vitamin B, C vượt trội:

Ngoài các axit amin hỗ trợ cho mô cơ ra, thì 2 loại vitamin B và C không thể không nhắc đến. Bởi chúng giúp cơ thể tăng cường sự trao đổi chất. Và phân chia tế bào nhờ vitamin B9. Theo Viện dược phẩm Hoa Kỳ chất này rất có lợi cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, giảm dị tật bẩm sinh.

Thành phần dinh dưỡng trong cơm dừa 

Phần cơm dừa cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, phải kể đến đó chính là: Chất béo và chất xơ

Chât béo:

Dừa chứa 1 lượng chất béo cao lên đến 89%. Đa số chất béo trong thịt của nó là chất béo bão hòa theo USDA.Hầu hết những chất béo này là chất béo trung tính, được cơ thể sử dụng để sản xuất năng lượng theo Viện y khoa quốc gia Hoa Kỳ.

Chất xơ:

Dừa có nhiều chất xơ, hỗ trợ sự điều hòa cho ruột, giúp hệ tiêu hóa luôn luôn khỏe mạnh.

Ngoài ra trong thịt dừa còn giúp tăng cường các vị khuẩn đường ruột có thể bảo vệ cơ thể bạn chống lại chứng viêm, hay những hội chứng chuyển hóa theo  Viện y khoa quốc gia Hoa Kỳ.

Phần thị dừa sau khi được chế biến thành dầu dừa còn có thể ngăn chặn sự hình thành của một số loại nấm có hại, gây nhiễm trùng nghiêm trọng, theo Viện y khoa quốc gia Hoa Kỳ.

>>> Bỏ túi Cách Chọn Dừa Xiêm Ngon Ngọt Nhiều Nước

Diện tích và vùng trồng

Dừa được trồng phổ biến khắp nơiDừa được trồng phổ biến khắp nơiDừa được trồng phổ biến khắp nơi

Phân bổ trên thế giới

Trên thế giới hiện nay, có khoảng 11 ha dừa, phân bố chủ yếu ở 93 quốc gia. Khoảng 90% diện tích dừa tại Châu Á, Thái Bình Dương. Riêng Đông Nam Á đã chiếm 61%, Nam Á gần 20%. Còn lại là các khu vực của châu Mỹ, châu Đại Dương.

Phân bổ tại Việt Nam

Cả nước hiện nay có khoảng 175.000 ha dừa. Trong đó các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long chiếm diện tích lớn. Cụ thể: Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long,..

Trong đó Bến tre là tỉnh thành dẫn đầu khi có đến 200.000 hộ dân trồng dừa, khoảng 72.000 ha. Và sản lượng 645.000 ngàn tấn/năm, theo số liệu từ Sở Công Thương Bến Tre.

Việt Nam của chúng ta thật may mắn vì có thể trồng được dừa. Cây dừa đang ngày càng vươn mình để trở thành biểu tượng của Việt Nam. Hy vọng tương lai không xa, cây dừa sẽ ngày càng được mọi người trên thế giới đón nhận. Nếu bạn chưa từng thưởng thức hương vị của quả dừa.

Chắc chắn bạn sẽ phải rất hối tiếc, không chỉ nước dừa ngon. Mà những món ăn chế biến từ dừa lại còn ngon khó cưỡng như: Cơm dừa, gỏi củ hủ dừa, kem dừa. Còn chần chờ gì nữa mà không tìm mua cho mình vài trái dừa để kiểm tra xem nó có ngon như lời đồn không.

Xem thêm bài viết:

  • Cách Chọn Bí Đao Ngon Và An Toàn Cho Cả Nhà
  • Trái Si Rô Có Công Dụng Gì? Và Ăn Được Không
  • Trái Ổi: 8 Lợi Ích Trong Sức Khỏe Và Lưu Ý Khi Ăn Ổi