Trách nhiệm xã hội là gì? Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì?

Khái niệm trách nhiệm xã hội là gì? Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì? Trách nhiệm xã hội và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tiếng Anh là gì? Nội dung của trách nhiệm xã hội? Các khía cạnh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?Vì sao doanh nghiệp phải thực hiện trách nhiệm xã hội?

Ngày nay, bên cạnh việc phát triển về quy mô, doanh thu, lợi nhuận,… thì các doanh nghiệp cần phải chú trọng vào hoạt động trách nhiệm xã hội (CSR) để có thể phát triển bền vững.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Trách nhiệm xã hội là gì?

Trách nhiệm xã hội có nghĩa là các doanh nghiệp ngoài việc tối đa hóa giá trị cổ đông còn phải hành động theo cách mang lại lợi ích cho xã hội.

Hoặc có thể hiểu trách nhiệm xã hội là cam kết của DN (doanh nghiệp) đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, cộng đồng địa phương và xã hội nói chung.

Tuy nhiên, những người chỉ trích trách nhiệm xã hội thì cho rằng bản chất cơ bản của kinh doanh không coi xã hội là một đối tượng hữu quan.

2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì?

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, theo chuyên gia của Ngân hàng thế giới được hiểu là “Cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”.

Các doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách đạt một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct – COC). Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà một doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội. Có trách nhiệm với xã hội là tăng đến mức tối đa các tác dụng tích cực và giảm tới tối thiểu các hậu quả tiêu cực đối với xã hội.

– Trách nhiệm xã hội tiếng Anh là Social Responsibility.

Social responsibility is an ethical theory in which individuals are accountable for fulfilling their civic duty, and the actions of an individual must benefit the whole of society. In this way, there must be a balance between economic growth and the welfare of society and the environment.

– Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tiếng Anh là Corporate Social Responsibility hay CSR.

Corporate social responsibility (CSR) is a self-regulating business model that helps a company be socially accountable – to itself, its stakeholders, and the public. By practicing corporate social responsibility, also called corporate citizenship, companies can be conscious of the kind of impact they are having on all aspects of society, including economic, social, and environmental.

3. Nội dung của trách nhiệm xã hội:

Mấu chốt của lí thuyết trách nhiệm xã hội là ban hành các chính sách thúc đẩy sự cân bằng đạo đức giữa hai nhiệm vụ là phấn đấu để mang lại lợi nhuận cho công ty và mang lại lợi ích cho toàn xã hội.

Các chính sách này có thể là việc doanh nghiệp cam kết thực hiện (ví dụ như làm từ thiện – quyên góp tiền, thời gian hoặc tài nguyên) hoặc giảm thiểu điều gì đó (ví dụ: các sáng kiến để giảm khí thải nhà kính hoặc tuân thủ các quy định để hạn chế ô nhiễm). Nhiều công ty, đã biến trách nhiệm xã hội thành một bộ phận quan trọng trong các mô hình kinh doanh của họ và đã làm được điều đó mà không khiến lợi nhuận bị suy giảm.

Nói chung, trách nhiệm xã hội sẽ hiệu quả hơn khi được công ty tự nguyện thực hiện, trái ngược với việc bị ép buộc phải làm theo do qui định của chính phủ. Trách nhiệm xã hội có thể thúc đẩy tinh thần của công ty, và điều này đặc biệt đúng khi một công ty có thể thu hút nhân viên với bằng các mục đích xã hội của nó.

Trách nhiệm xã hội ngày càng trở nên quan trọng đối với các nhà đầu tư và người tiêu dùng tìm kiếm các khoản đầu tư không chỉ mang lại lợi nhuận mà còn đóng góp cho phúc lợi xã hội và môi trường.

4. Các khía cạnh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:

Nhiều lãnh đạo của doanh nghiệp cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tham gia vào các chương trình trợ giúp các đối tượng xã hội như hỗ trợ người tàn tật, trẻ em mồ côi, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt và thiên tai… Điều đó là đúng nhưng hoàn toàn chưa đủ, mặc dù các hoạt động xã hội là một phần quan trọng trong trách nhiệm của một công ty. Quan trọng hơn, một doanh nghiệp phải dự đoán được và đo lường được những tác động về xã hội và môi trường hoạt động của doanh nghiệp và phát triển những chính sách làm giảm bớt những tác động tiêu cực.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn là cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, hợp tác cùng người lao động, gia đình họ, cộng đồng và xã hội nói chung để cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ sao cho vừa tốt cho doanh nghiệp vừa ích lợi cho phát triển. Nếu doanh nghiệp sản xuất xe hơi, phải tính toán được ngay cả năng lượng mà cơ sở tiêu thụ và tìm cách cải thiện nó. Và là doanh nghiệp sản xuất giấy, phải xem chất thải ra bao nhiêu và tìm cách xử lý nó…

Vì vậy ngày nay một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội liên quan đến mọi khía cạnh vận hành của một doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội bao gồm 4 khía cạnh: kinh tế, pháp lý, đạo đức và lòng bác ái.

– Khía cạnh kinh tế

Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là phải sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì doanh nghiệp ấy và làm thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà đầu tư; là tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm; là phân phối các nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch vụ như thế nào trong hệ thống xã hội

Trong khi thực hiện các công việc này, các doanh nghiệp thực sự góp phần vào tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Đối với người lao động, khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp là tạo công ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn, hưởng thù lao tương xứng, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc.

Đối với người tiêu dùng, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là cung cấp hàng hoá và dịch vụ, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp còn liên quan đến vấn đề về chất lượng, an toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối, bán hàng và cạnh tranh.

Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ sở cho các hoạt động của doanh nghiệp. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể chế hoá thành các nghĩa vụ pháp lý

– Khía cạnh pháp lý

Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan. Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự công bằng và an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái. Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự. Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm khía cạnh:

(1) Điều tiết cạnh tranh

(2) Bảo vệ người tiêu dùng

(3) Bảo vệ môi trường

(4) An toàn và bình đẳng

(5) Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.

Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi được chấp nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình

– Khía cạnh đạo đức

Khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ thống luật pháp, không được thể chế hóa thành luật.

Khía cạnh này liên quan tới những gì các công ty quyết định là đúng, công bằng vượt qua cả những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt, nó chỉ những hành vi và hoạt động mà các thành viên của tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi từ phía các doanh nghiệp dù cho chúng không được viết thành luật.

Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua những nguyên tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của công ty. Thông qua các công bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi thành viên trong công ty và với các bên hữu quan.

5. Vì sao doanh nghiệp phải thực hiện trách nhiệm xã hội:

Ngày nay, bất kỳ tổ chức kinh tế thế giới hoặc xuất khẩu sản phẩm đều phải tuân thủ các chính sách về trách nhiệm xã hội: Bảo vệ môi trường, sản phẩm là an toàn đối với người tiêu dùng, có chính sách tôn trọng và đảm bảo lợi ích cho người lao động,… Doanh nghiệp càng thể hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao.

Nếu doanh nghiệp chỉ tập trung vào gia tăng năng suất, doanh thu, lợi nhuận mà không thực hiện trách nhiệm xã hội thì doanh nghiệp sẽ có thể đối mặt với sự trừng phạt của pháp luật vì các tiêu chí trên đều được quy định trong pháp luật.

Tuy nhiên, đôi khi sự trừng phạt lớn nhất đối với doanh nghiệp chính là việc bị người tiêu dùng và cộng đồng “quay lưng”, thái độ “tiêu cực” thậm chí là “tẩy chay”. Và ngày nay, khủng hoảng truyền thông và xử lý khủng hoảng cho doanh nghiệp đã trở thành một bài toán khó khi có quá nhiều đối thủ cạnh tranh sẵn sàng làm tốt hơn để đáp ứng khách hàng của doanh nghiệp bạn.

Do đó, việc giữ gìn hình ảnh trước công chúng nói chung và khách hàng nói riêng chính là nhiệm vụ hàng đầu của trách nhiệm xã hội.

Ngoài ra, trách nhiệm xã hội cũng giúp gia tăng lợi nhuận dài hạn cho doanh nghiệp: Xét về mặt ngắn hạn, trong giai đoạn đầu, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với bài toán chi phí khi thực hiện trách nhiệm xã hội: Hệ thống xử lý chất thải để bảo vệ môi trường, máy móc hiện đại để gia tăng năng suất và chất lượng, trang phục bảo hộ chuẩn để bảo vệ người lao động,…

Tuy nhiên, xét về dài hạn, những hoạt động đầu tư của doanh nghiệp sẽ mang lại kết quả gia tăng đáng kể về lợi nhuận bởi xây dựng được thương hiệu, lòng tin và sự trung thành đối với người tiêu dùng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn dễ dàng đưa sản phẩm của mình ra quốc tế vì tuân thủ theo các quy chuẩn về trách nhiệm xã hội.

Như vậy, trách nhiệm xã hội nhìn chung sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững.

Trách nhiệm xã hội và việc phát triển bền vững của doanh nghiệp:

  • Thể hiện tốt đạo đức kinh doanh.
  • Quản lý tốt và giảm thiểu các rủi ro kinh doanh.
  • Thu hút nhà đầu tư dài hạn và tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn mới; Củng cố quan hệ với nhà cung cấp và các đối tác kinh doanh.
  • Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp; củng cố vị trí và mở rộng thị phần của doanh nghiệp.
  • Tuân thủ tốt các quy định của pháp luật và các tổ chức kinh tế quốc tế.
  • Động lực cho nhân viên và thu hút nhân tài cho doanh nghiệp.
  • Cải tiến khoa học, kỹ thuật, gia tăng năng suất, chất lượng
  • Tiết kiệm chi phí, gia tăng doanh thu trong dài hạn.

6. Chỉ trích về trách nhiệm xã hội:

Không phải ai cũng tin rằng các doanh nghiệp nên phục vụ cho trách nhiệm xã hội. Nhà kinh tế học nổi tiếng Milton Friedman tuyên bố rằng “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có đặc trưng là được phân tích lỏng lẻo và thiếu nghiêm ngặt”.

Friedman tin rằng chỉ những cá nhân mới có thể có ý thức trách nhiệm xã hội. Các doanh nghiệp, về mặt bản chất, thì không thể. Một số chuyên gia tin rằng trách nhiệm xã hội đi ngược lại quan điểm của kinh doanh là coi trọng lợi nhuận cao hơn tất cả mọi thứ.

Ví dụ về trách nhiệm xã hội trong thực tiễn

Năm 2018, Forbes đã nêu tên các công ty có trách nhiệm xã hội hàng đầu trên thế giới. Đứng đầu danh sách là Google, theo sát là Walt Disney và Lego.

Lego đã tuyên bố vào tháng 3 năm 2018 rằng họ sẽ bắt đầu sản xuất các sản phẩm từ các nguồn có nguồn gốc thực vật.

Starbucks và Ben & Jerry’s Homemade Holdings thì đã gắn kết trách nhiệm xã hội vào cốt lõi của hoạt động. Cả hai công ty đều mua nguyên liệu được cấp chứng chỉ Fair Trade Certified để sử dụng trong sản xuất sản phẩm và tích cực hỗ trợ canh tác bền vững ở các khu vực cung cấp nguyên liệu cho công ty.

Nhà bán lẻ lớn Target quyên góp tiền cho các cộng đồng nơi có các cửa hàng của công ty đang hoạt động, bao gồm các khoản trợ cấp giáo dục.

Như vậy, trong bài viết trên, chúng tôi đã trình bày khái niệm và các thông tin chung về trách nhiệm xã hội nói chung cũng như trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trường hợp cần tư vấn, hỗ trợ thêm bất kỳ thông tin nào khác có liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp Công ty luật TNHH Dương Gia để được giải đáp.