Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và những lưu ý cần biết

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và những lưu ý cần biết 

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang được xem là chiến lược kinh doanh hàng đầu của doanh nghiệp. Điều này hơn cả những quy định hay bắt buộc từ thiện. Triển khai tốt sẽ mang đến nhiều kết quả tốt cho DN, cộng đồng, xã hội. Hãy cùng công ty dịch vụ kế toán bePro.vn tìm hiểu bài viết dưới đây.

 

Khái niệm trách nhiệm xã hội

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility hay CSR). Theo chuyên gia của Ngân hàng thế giới được hiểu là Cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững. Thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới,… Về an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… Theo cách có lợi cho cả DN cũng như phát triển chung của xã hội.

Các DN có thể thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách đạt một chứng chỉ quốc tế. Hoặc áp dụng những bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct – COC). Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà một DN phải thực hiện đối với xã hội. Có trách nhiệm với xã hội là tăng đến mức tối đa các tác dụng tích cực. Và giảm tới tối thiểu các hậu quả tiêu cực đối với xã hội.

 

 

Tuy nhiên, khái niệm CSR còn mới với nhiều tổ chức tại Việt Nam, vậy CSR được hiểu là:

– Chống tham nhũng.

– Giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa công ty.

– Bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

– Tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho người lao động.

– Thu hẹp khoảng cách nhân viên và lãnh đạo.

– Bảo vệ môi trường.

– Vì lợi ích cộng đồng.

 

Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội 

Có thể thấy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh. Và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình họ. Cho cộng đồng địa phương và xã hội nói chung.

Trách nhiệm xã hội thông thường được thể hiện trên các khía cạnh sau:

– Khía cạnh kinh tế

DN phải chịu trách nhiệm đối với đối tác và các bên liên quan trong hoạt động kinh doanh.

+ Đối với người tiêu dùng: 

Doanh nghiệp phải sản xuất hàng hóa, dịch vụ mà xã hội. Và đảm bảo chất lượng của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Từ khâu sản xuất đến tận tay người tiêu thụ sản phẩm cuối cùng.

Ngoài ra, DN cần phải đảm bảo sự an toàn, thông tin về sản phẩm. Đồng thời phải kinh doanh với mức giá phù hợp với điều kiện kinh tế của đối tượng khách hàng mà họ hướng tới.

+ Đối với người lao động:

Phải đảm bảo chất lượng cuộc sống và cải thiện sức khỏe cho NLĐ và tăng khả năng cạnh tranh quốc gia. Trách nhiệm này của doanh nghiệp được thể hiện qua việc đóng bảo hiểm cho người lao động. Trả phụ cấp hoặc trợ cấp theo đúng quy định của pháp luật,…

+ Đối với đối tác:

Doanh nghiệp phải có nghĩa vụ mang lại lợi ích tối đa và công bằng cho họ. Nghĩa vụ này được thực hiện bằng việc cung cấp trực tiếp những lợi ích. Qua việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ, lợi nhuận đầu tư,…

 

 

 

– Khía cạnh pháp lý

Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định pháp luật. Liên quan đến việc cạnh tranh công bằng, bảo vệ môi trường, bảo vệ người tiêu dùng,… Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái,… Đây là cơ sở rất quan trọng để DN khẳng định sự tồn tại và phát triển của mình.

– Khía cạnh đạo đức

Doanh nghiệp phải trả lương thỏa đáng và công bằng. Cũng như tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo và môi trường làm việc sạch sẽ để nâng cao năng suất và chất lượng lao động.

– Khía cạnh nhân văn

Doanh nghiệp phải đóng góp cho xã hội thông qua việc nâng cao năng lực lãnh đạo của nhân viên. Và phát triển nhân cách, đạo đức của người lao động. Từ đó góp phần giữ gìn, phát huy văn hóa của công ty đồng thời thúc đẩy sự văn minh của xã hội.

Ngoài ra, DN cũng cần có trách nhiệm giúp đỡ, tạo công ăn việc làm cho người dân trong xã hội. Nhằm tạo sự phát triển kinh tế cho xã hội.

 

Những lưu ý cần viết khi xây dựng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

– Không thực hiện những hoạt động thiện nguyện chỉ vì mục đích Marketing đơn thuần. Điều này có thể khiến công chúng hiểu sai, rằng: Bạn thực hiện các hoạt động này chỉ để đánh bóng tên tuổi mình. Chứ không vì mục tiêu cống hiến cho cộng đồng.

– Tránh thực hiện những hành động có thể gây hại cho môi trường khi tổ chức các hoạt động tình nguyện. Bạn nghĩ việc trồng cây sẽ góp phần bảo vệ môi trường. Nhưng nếu lựa chọn loại cây không phù hợp với thổ nhưỡng. Môi trường xung quanh có thể sẽ bị hủy hoại.

– Tránh tổ chức các hoạt động tình nguyện khi mình chưa có đủ nguồn lực để thực hiện. Thay vào đó, bạn nên trực tiếp quyên góp tới những tổ chức thiện nguyện có uy tín. Việc tổ chức một sự kiện “nửa vời” có thể khiến danh tiếng của DN bạn bị hủy hoại nghiêm trọng.

 

 

Kết luận: 

Vừa rồi là những chia sẻ về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và những lưu ý cần biết khi xây dựng CSR. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán thuế trọn gói bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé.