Trách nhiệm của sinh viên trong đấu tranh phòng chống tội phạm
Để phòng chống các tệ nạn xã hội có thể xuất hiện trong cuộc sống sinh viên thì trước tiên cần phải hiểu rõ trách nhiệm của mình trong việc phòng ngừa tệ nạn xã hội. Bài viết dưới đây của ACC sẽ chia sẻ thêm thông tin về trách nhiệm của sinh viên trong phòng chống tội phạm.
Trên thực tế hiện nay đang có một bộ phận giới trẻ cho rằng việc ăn chơi theo bạn bè là sành điệu nhưng họ chưa nhận thức được rằng đó chính là tệ nạn xã hội vì rất có thể chính cuộc chơi đó sẽ đưa bạn vào các tệ nạn xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật.
Vai trò của sinh viên trong phòng chống tệ nạn xã hội vô cùng quan trọng vì sẽ giúp giữ gìn cuộc sống bình yên cho nhân dân và làm cơ sở nền tảng cho sự phát triển đất nước. Nếu sinh viên đang được học tập, rèn luyện trong nhà trường phải nhận thức được sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc là trách nhiệm của tất cả công dân Việt Nam. Học sinh, sinh viên cần chủ động cảnh giác, tỉnh táo trước sự dụ dỗ của bạn bè và cần chủ động nhận thức việc nên hay không nên để tham gia vào cuộc chơi nào đó.
Trong việc phòng chống học đường trách nhiệm của sinh viên trong việc phòng chống tệ nạn xã hội không được sử dụng ma túy dưới bất cứ hình thức nào, không vận chuyển hay tàng trữ mua bán ma túy. Phát hiện ra các học sinh có biểu hiện sử dụng ma túy hoặc có nghi vấn buôn bán ma túy cần ngay lập tức thông báo cho thầy, cô giáo để ngăn chặn, nâng cao cảnh giác và tránh bị đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo vào những hành vi vận chuyển, mua bán ma tuý; báo cáo kịp thời cho thầy, cô giáo.
2. Những việc sinh viên có thể làm để phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội
Để phòng chống các tệ nạn xã hội có thể xảy ra sinh viên cần hiểu rõ trách nhiệm của mình trong những hành động thiết thực, các sinh viên ngay từ khi còn đang học tập tại các giảng đường, học sinh cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đều là những đối tượng đang học tập và giáo dục bởi nhà trường.
Các tệ nạn xã hội không phân biệt độ tuổi, giai cấp nên ngay từ khi còn đang là học sinh, sinh viên nên thực hiện những việc làm dưới đây để phòng chống các tệ nạn xã hội có thể xảy ra, cụ thể như:
– Trang bị đầy đủ và tiếp thu các thông tin về những tác hại của tệ nạn xã hội thông qua các bài giảng từ sách vở hay những phương tiện thông tin trên tivi, báo đài, internet…
– Tham gia vào việc tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội đến những người thân trong gia đình, những người xung quanh, bạn bè nắm rõ các thông tin về tệ nạn xã hội và biết cách tránh xa.
– Tuyệt đối không nên bắt chước những thói hư tật xấu, có cách để bản thân không xa ngã vào các tệ nạn, nhận thấy các hành vi vi phạm pháp luật hay tệ nạn xã hội cần báo ngay cho nhà trường hoặc công an để có biện pháp giải quyết nhanh chóng, kịp thời.
– Động viên, khuyên nhủ bạn bè xung quanh nếu nhận thấy có hành vi cư xử đúng mực hoặc có dấu hiệu của các tệ nạn xã hội từ đó nhận thức đúng hành vi của bản thân. Đồng thời báo cho gia đình, nhà trường, cơ quan chức năng để giúp đỡ giải quyết.
Xem thêm:
Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai
3. Câu hỏi thường gặp
- Bên cạnh sinh viên, trách nhiệm đấu tranh phòng chống tội phạm thuộc về những ai?
1. Cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức, cá nhân phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng.
2. Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dục những người thuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa; kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ quan, tổ chức của mình.
3. Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm.
- Trách nhiệm của công dân trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm được thể hiện như thế nào?
Trách nhiệm phòng ngừa tội phạm của mỗi công dân thể hiện ở việc chủ động có các biện pháp ngăn ngừa tội phạm xảy ra đối với mình hoặc tránh vô tình trở thành nạn nhân của tội phạm. Cùng với trách nhiệm này, mỗi công dân cũng có trách nhiệm tham gia chống tội phạm với tư cách là người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc với tư cách là người làm chứng (Điều 55 Bộ luật tố tụng hình sự).
- Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, thế hệ trẻ nói chung và sinh viên nói riêng cần phải làm gì?
Trong thời đại, хu thế toàn cầu hóa hiện naу, thế hệ trẻ nói chung ᴠà bản thân nói riêng phải luôn nâng cao kiến thức ᴠề mọi mặt. Biết chọn lọc thông tin chính хác chuẩn ᴠà không tham gia các thông tin phản động ᴠà lôi kéo lối ѕống thực dụng. Cuộc cách mạng khoa học diễn ra nhanh chóng, bản thân phải là một phần nhỏ bé tạo nên những giá trị để хâу dựng đất nước хã hội chủ nghĩa ngàу càng phát triển hơn. Cùng toàn dân Việt Nam làm ᴠô hiệu hóa chiến lược diễn biến hòa bình bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.