Trắc nghiệm Triết học – BÀI 1: TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI Câu 1: – Studocu

BÀI 1: TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ

HỘI

Câu 1: Triết học xuất hiện như thế nào?
A. Do nhu cầu của đời sống xã hội
B. Khi con người có khả năng khái quát
C. Khi xã hội có sự phân chia lao động trí óc và lao động chân tay và có sự phân
chia thành giai cấp
D. Các phương án trên đều đúng
Câu 2: Điền từ vào chỗ trống: Triết học là … của thế giới quan
A. Hạt nhân kinh tế
B. Hạt nhân lý luận
C. Hạt nhân văn hóa
D. Hạt nhân tư tưởng
Câu 3: Quan điểm “Duy vật” cho rằng
A. Ý thức có trước và quyết định vật chất
B. Vật chất có trước và quyết định ý thức
C. Con người có khả năng nhận thức thế giới
D. Con người không có khả năng nhận thức thế giới
Câu 4: Chủ nghĩa Mác ra đời là tất yếu hợp quy luật vì?
A. Đòi hỏi của thực tiễn xã hội và của phong trào công nhân là phải có lý luận soi
đường
B. Dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên thế kỷ 19
C. Dựa trên những giá trị của triết học cổ điển Đức, KTCT học cổ điển Anh và
CNXH không tưởng phê phán Pháp
D. Cả 3 phương án trên
Câu 5: Trong quá trình phát triển, chủ nghĩa duy tâm có mấy hình thức cơ bản?
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 6: Trường phái Triết học nào cho rằng bản chất thế giới là vật chất?
A. Nhất nguyên duy vật
B. Nhất nguyên duy tâm
C. Hoài nghi luận
D. Nhị nguyên
Câu 7: Chọn câu trả lời đúng nhất về “Thế giới quan”?
A. Là quan niệm của con người về thế giới
B. Có hạt nhân là triết học
C. Là sự hoà nhập giữa tri thức và niềm tin
D. Các phương án trên đều đúng

Câu 8: Chọn phương án đúng nhất: Phương pháp siêu hình cho rằng, nguyên nhân
của sự biến đổi nằm ở… đối tượng
A. Bên trong
B. Bên ngoài
C. Bên trong và bên ngoài
D. Không có đáp án đúng
Câu 9: Học thuyết nào khẳng định khả năng nhận thức của con người?
A. Học thuyết khả tri
B. Học thuyết bất khả tri
C. Hoài nghi luận
D. Không có phương án nào
Câu 10: Theo người Trung Quốc, triết học là biểu hiện của?
A. Biểu hiện cao của trí tuệ
B. sự hiểu biết sâu sắc của con người về thân, địa, nhân
C. định hướng nhân sinh quan của con người
D. cả A,B,C
Câu 11: Chủ nghĩa triết học nào phủ nhận sự tồn tại khách quan của thế giới hiện
thực, cho rằng mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp cảm giác của cá nhân, của
chủ thể?
A. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
B. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
C. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
D. Chủ nghĩa duy vật chất phác
Câu 12: Phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình khác nhau như thế
nào?
A. Phương pháp biện chứng xem xét, nghiên cứu các sự vật hiện tượng trong mối
liên hệ phổ biến. Còn phương pháp siêu hình xem xét, nghiên cứu sự vật hiện
tượng trong trạng thái cô lập tách rời
B. Phương pháp biện chứng xem xét nghiên cứu sự vật hiện tượng trong sự vận
động phát triển không ngừng. Phương pháp siêu hình xem xét nghiên cứu sự vật
hiện tượng trong sự đứng im bất biến
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

BÀI 2: VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
Câu 1: Chọn câu trả lời sai
A. Vật thể không phải vật chất
B. Vật chất không chỉ có một dạng tồn tại là vật thể
C. Vật thể là dạng cụ thể của vật chất
D. Vật chất tồn tại thông qua các dạng cụ thể của nó

Câu 10: Chọn phương án đúng nhất: Tuyệt đối hóa vai trò của vật chất sẽ mắc phải
sai lầm…
A. Giáo điều
B. Ngụy biện
C. Phiến diện
D. Bảo thủ, trì trệ, thụ động
Câu 11: Chọn phương án đúng nhất: Tuyệt đối hóa vai trò của ý thức sẽ mắc phải
sai lầm….
A. Chủ quan duy ý chí
B. Ngụy biện
C. Bảo thủ, trì trệ, thụ động
D. Phiến diện
Câu 12: Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, sự tác động trở lại của ý thức đối với
vật chất được thực hiện thông qua:
A. Suy nghĩ của con người
B. Hoạt động nhận thức của con người
C. Hoạt động thực tiễn của con người
D. Hoạt động tinh thần
Câu 13: Đứng im là:
A. Tuyệt đối
B. Tương đối
C. Vừa tuyệt đối vừa tương đối
D. Không có câu trả lời đúng
Câu 14: Từ quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật
chất và ý thức, trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải:
A. Có sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
B. Có quan điểm toàn diện
C. Có quan điểm lịch sử- cụ thể
D. Xuất phát từ thực tế khách quan, đồng thời phát huy tính năng động, chủ quan
của ý thức

BÀI 3: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
Câu 1: Cái… và cái… có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự
vật.
A. Chung/Riêng
B. Riêng/Chung
C. Chung/ Đơn nhất
D. Đơn nhất/Riêng
Câu 2: Trong mối quan hệ giữa “lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất” , yếu tố
nào là nội dung, yếu tố nào là hình thức?

A. Lực lượng sản xuất là nội dung – quan hệ sản xuất là hình thức
B. Quan hệ sản xuất là nội dung – lực lượng sản xuất là hình thức
C. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đều là nội dung
D. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đều là hình thức
Câu 3: Thế nào là tính khách quan của sự phát triển?
A. Nguồn gốc của sự phát triển nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng.
B. Không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
C. Đó là việc giải quyết mâu thuẫn tồn tại khách quan trong chính sự vật quy định
sự vận động, phát triển của sự vật.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 4. Quy luật đóng vai trò là hạt nhân của phép biện chứng là:
A. Quy luật chuyển hóa
B. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
C. Quy luật phủ định của phủ định
D. Không có quy luật nào
Câu 5. Xác định phương án sai theo triết học Mác-Lênin về yêu cầu của quan điểm
toàn diện khi xem xét sự vật hiện tượng
A. Phải xem xét tất cả mối liên hệ đồng thời phân loại được vị trí vai trò của các
mối liên hệ
B. Chỉ xem xét những mối liên hệ đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển
của sự vật
C. Đặt sự vật trong chính thể tổng thể và xem xét tất cả các mối liên hệ và các khâu
trung gian của nó
Câu 6. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, khẳng định nào sau đây
là sai
A. Chất không gắn liền với kết cấu của sự vật mà chỉ gắn liền với thuộc tính
B. Chất chỉ tính quy định vốn có của sự vật
C. Chất của sự vật là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính
D. Khi thuộc tính cơ bản thay đổi thì sự vật mới thay đổi căn bản về chất
Câu 7: … tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người.
A. Tất nhiên và ngẫu nhiên.
B. Chỉ mỗi tất nhiên.
C. Chỉ mỗi ngẫu nhiên.
D. Tất nhiên và ngẫu nhiên đều không
Câu 8: Câu nào sau đây KHÔNG thể hiện quan điểm của phép biện chứng duy vật?
A. Phủ định biện chứng là sự tự thân phủ định
B. Sự phát triển dường như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình
thức khác, ở một trình độ cao hơn
C. Phủ định biện chứng là phủ định sạch trơn
D. Phủ định biện chứng tạo điều kiện và tiền đề cho sự phát triển

D. Các yếu tố cấu thành một hệ thống
Câu 15: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm đúng là:
A. Nguyên nhân luôn xuất hiện trước kết quả
B. Cái xuất hiện trước đều là nguyên nhân của cái xuất hiện sau
C. Mọi sự kế tiếp nhau về mặt thời gian đều là quan hệ nhân quả
BÀI 4: LÝ LUẬN NHẬN THỨC
Câu 1: Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động thực tiễn
A. Hoạt động sản xuất vật chất
B. Hoạt động tư duy sáng tạo ra các ý tưởng
C. Hoạt động cải tạo – chính trị
D. Hoạt động thực nghiệm khoa học
Câu 2: Giai đoạn nhận thức thực tiễn diễn ra trên cơ sở sự tác động trực tiếp của
các sự vật lên các giác quan của con người là giai đoạn nhận thức nào?
A. nhận thức lý tính
B. nhận thức khoa học
C. nhận thức lý luận
D. nhận thức cảm tính
Câu 3: Xác định quan niệm sai về thực tiễn
A. Không phải hoạt động vật chất nào của con người cũng là thực tiễn
B. Thực tiễn là kết quả của nhận thức trong đó sự phân tích lý luận là cơ bản nhất
C. Thực tiễn là cơ sở, mục đích, động lực của nhận thức, đồng thời thực tiễn còn là
tiêu chuẩn của chân lý
D. Lý luận chỉ có thể được hiện thực hóa thông qua hoạt động thực tiễn của con
người
Câu 4: Nhận thức lý tính bao gồm các hình thức:
A. Khái niệm, phán đoán, suy lý
B. Cảm giác, tri giác, phán đoán
C. Tri giác, phán đoán, suy lý
Câu 5: Chân lý bao gồm các tính chất:
A. Tính khách quan và tính cụ thể
B. Tính phổ biến và tính đa dạng
C. Tính tuyệt đối và tính tương đối
D. Cả A và C
Câu 6: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mục đích của nhận thức
nhằm:
A. thỏa mãn sự hiểu biết của con người
B. phục vụ nhu cầu thực tiễn của con người
C. phục vụ hoạt động lao động sản xuất
D. giúp con người hiểu bản chất của mình
Câu 7: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào sai:

A. Lý luận giúp định hướng, chỉ đạo thực tiễn
B. Khi nhận thức sự vật hiện tượng phải có quan điểm lịch sử – cụ thể
C. Biểu tượng là hình thức đầu tiên của giai đoạn nhận thức cảm tính
D. Không có hoạt động thực tiễn chung cho mọi thời kỳ lịch sử
Câu 8: Trường phái triết học nào cho rằng nhận thức là tự nhận thức, là sự tổ hợp
các cảm giác của chủ thể.
A. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
B. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
C. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
D. Chủ nghĩa duy vật chất phác.
Câu 9: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, tiêu chuẩn của chân lý
là gì?
A. Được nhiều người thừa nhận.
B. Đảm bảo không mâu thuẫn trong suy luận
C. Thực tiễn
Câu 10: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây
là sai?
A. Nhận thức cảm tính gắn liền với thực tiễn
B. Nhận thức cảm tính là cơ sở cho nhận thức lý tính
C. Nhận thức cảm tính phản ánh sai sự vật
D. Nhận thức lý tính làm cho nhận thức cảm tính sâu sắc hơn, đầy đủ hơn