Top 7 phần mềm quản lý kinh doanh tốt nhất hiện nay

Hoạt động kinh doanh đang trở lên ngày một cạnh tranh hơn, việc áp dụng chuyển đổi số vào hoạt động kinh doanh hàng ngày, áp dụng công nghệ để quản lý tốt hơn là một việc cấp thiết với tất cả các doanh nghiệp, chính vì thế Llà một nhà đầu tư kinh doanh mang tính chiến lược sẽ cần chọn cho doanh nghiệp, tổ chức mình một hệ thống phần mềm quản lý kinh doanh phù hợp nhất với mô hình kinh doanh của mình. Vậy phần mềm quản lý kinh doanh là gì mà lại đóng vai trò quan trọng như thế? Và phần mềm quản lý kinh doanh tốt nhất hiện nay là phần mềm như thế nào? Hãy cùng phần mềm CRM Next CRM Cùng tìm hiểu ngay dưới bài đây nhé

PHAN-MEM-QUAN-LY-KINH-DOANH-LA-GI

Phần mềm quản lý kinh doanh là gì?

Phần mềm quản lý kinh doanh là phần mềm hỗ trợ quan trọng cho doanh nghiệp kinh doanh. Giúp cho doanh nghiệp lưu trữ data, xử lý công việc theo một quỹ đạo hiệu quả và trơn tru. Không những vậy còn hỗ trợ cho doanh nghiệp đề xuất các phương án chiến dịch dựa trên số liệu. Lập các bảng báo cáo số liệu doanh số nhanh chóng và chính xác.

Thực tế trên thị trường có rất nhiều phần mềm quản lý kinh doanh trên thị trường, trước đây khi trên thị trường chưa có nhiều về phần mềm, chưa có nhiều khái niệm về chuyển dổi số thì phần mềm quản lý kinh doanh chỉ đơn giản là thống kê tồn, kiểm soát tồn hàng hóa, mặt hàng, hay thống kê lỗ lãi doanh thu.

Nhưng các năm gần đây, có khái niệm về chuyển đổi số thì một giải pháp chuyển đổi số tổng thể về quản lý kinh doanh cần có

  • Phần mềm quản lý bán hàng
  • Phần mềm quản lý kho
  • Phần mềm quản lý khách hàng
  • Phần mềm chăm sóc khách hàng
  • Hệ thống phần mềm quản lý công việc
  • Và tích hợp bán hàng đa kênh: facebook. Zalo, tiktok…..

Tất cả hệ thống trên phải tích hợp chung trên cùng một nền tảng thì mới có thể kiểm soát được hệ thống hoạt động kinh doanh, và đúng ý nghĩa của phần mềm quản lý kinh doanh. Có thể tìm hiểu phần mềm CRM Next CRM để biết chính xác quá trình chuyển đổi số hoạt động kinh doanh hiên tại ra sao với phần mềm.

Lưu ý: có một số sự nhầm lẫn giữa phần mềm CRM và phần mềm DMS khi hệ thống phần mểm CRM chủ yếu tập trung ở bài toán quản lý nhân viên kinh doanh, còn hệ thống phần mềm DMS tập trung ở bài toán ghi đơn và giải pháp định vị nhân viên thị trường sales thị trường  , phía NextCRM chúng tôi cũng đưa ra 1 giải pháp phần mềm quản lý hệ thống phân phối NextCRM DMS.

Khó khăn gặp phải khi không có phần mềm quản lý kinh doanh?

Kiểm soát nguồn khách hàng trở nên khó khăn, trùng lặp từ các nguồn facebook, zalo, google,…

Thông tin khách hàng không được đồng bộ quản lý

Chăm sóc khách hàng gặp nhiều khó khăn khi số lượng dữ liệu quả tải và tốn nhiều nhân lực chăm sóc

Chuyển giao công việc khi nhân viên nghỉ cũng trở nên phức tạp khi không được đồng bộ và lưu trữ trên một hệ thống

Làm báo cáo số liệu không chính xác tuyệt đối, tốn nhiều thời gian

Khó nắm bắt được chiến dịch Marketing trên kênh nào hiệu quả để đẩy mạnh. Số liệu không tính chính xác được ảnh hưởng đến và dễ rủi ro trong đề xuất chiến dịch mới.

Chăm sóc khách hàng không đúng khách hàng tiềm năng làm tốn thời gian và không tạo ra chuyển đổi

Xem thêm: Top 7 phần mềm CRM tốt nhất hiện nay tại Việt Nam

Phần mềm quản lý kinh doanh giải quyết bài toán quản lý như thế nào?

Đối với phân hệ quản lý khách hàng

Quản lý thông tin khách hàng: Tên, số điện thoại, các sản phẩm, các cơ hội bán hàng.

Quản lý khách hàng 360 đô: Lưu trữ toàn bộ hồ sơ giao dịch của khách hàng, từ công việc đến các cuộc gọi, điện thoại… các thông tin hợp đồng, đơn mua hàng, các dịch vụ đã đăng ký, các phản hồi hay feedback

Marketing Automation (Tiếp thị tự động)

Thiết lập các chương trình marketing automation để nuôi dưỡng khách hàng thường xuyên, cá nhân hóa khách hàng chào khách những dịch vụ phù hợp với khách

Email Marketing hỗ trợ việc nuôi dưỡng khách hàng thương xuyên, tăng tương tác với khách hàng, đặc biệt với email marketing automation thì sẽ tracking được tương tác của khách hàng trên email đã mở hay chưa hay click vào link nào, quan tâm tới sản phẩm nào, thời gian ở trên website…

SMS Marketing Brandname và Zalo Marketing phục vụ mục đích chăm sóc khách hàng

Facebook Marketing, Landing Page website để thu thập thông tin khách hàng từ các kênh

Tích hợp Call Center tổng đài ảo với phần mềm kinh doanh online để gọi điện telesales mời chào khách.

Sales Automation

Phần mềm quản lý kinh doanh tự động tạo hợp đồng, gửi báo giá cho khách

Tạo các chiến dịch bán hàng để đưa ra các cơ hội thành công hay thất bại, nhưng cơ hội xác xuất thành công bao nhiêu để mỗi một nhân viên sales hoặc nhà quản lý ước tính dự báo được doanh số trong tháng hoặc trong quý, lịch sử sử dụng dịch vụ vận tải hành khách…

Tích hợp phần mềm bán hàng và quản lý kho hàng

Phần mềm quản lý kinh doanh thì phải đầy đủ số hóa toàn bộ quá trình bán hàng, kiểm soát tồn, doanh số doanh thu, tức là tích hợp cả hệ thống phần mềm bán hàng chung.

Tích hợp quản lý tổng đài, cuộc gọi telesales

Kể cả mô hình của bạn cần quản lý tổng đài cuộc gọi telesales, ghi âm các cuộc gọi thì hệ thống cũng phải đáp ứng đầy đủ quá trình ghi âm cuộc gọi

Tích hợp CRM đa kênh, lấy lead tự động đa kênh

Hệ thống tích hợp đầy đủ Facebook, Zalo, Email, SMS, Tiktok, Website thương mại điện tử… hệ thống đa kênh là điều tối quan trọng trong thời điểm ngày nay

Tích hợp Mobile App

Hệ thống cần tích hợp đầy đủ các phân hệ ngay trên mobile, vì xu thế ngày nay là cần mobile, người dùng không cần phải vào máy tính như ngày xưa để kiểm soát quá trình hoạt động kinh doanh của mình

Tích hợp app tích điểm thẻ thành viên hoặc app đặt lịch

Đây cũng là xu thế all – in – one trên một nền tảng công nghệ qua hệ thống tích hợp app thẻ thành viên hoặc app đặt lịch, những năm gần đây ta có nghe thấy xu thể của loyalty app hay booking app, đây cũng là một trong phân hệ của hệ thống quản lý kinh doanh

Xem thêm: Top 7 phần mềm quản lý và chăm sóc khách hàng tốt nhất hiện nay

Tiêu chí nào để lựa chọn hệ thống giải pháp phần mềm quản lý kinh doanh?

Năng lực của nhà cung cấp phần mềm:

Thật thiếu xót lớn khi triển khai hệ thống giải pháp phần mềm quản lý kinh doanh mà Doanh Nghiệp, cá nhân hay tổ chức không khảo sát năng lực của nhà cung cấp phần mềm. Các tiêu chí để đánh giá nhà cung cấp thông thường sẽ qua Khách Hàng của họ, thời gian hình thành công ty, cách họ triển khai các dự án, kỹ thuật của các kỹ sư và cách quản lý đội ngũ của họ. Bằng các kết quả có được, bạn sẽ đánh giá được tìm lực của nhà cung cấp, hoặc Doanh Nghiệp có thể tham khảo các công ty cùng ngành nghề để xem xét quá trình vận hành và nhà cung cấp phần mềm của họ.

Giải pháp của nhà cung cấp có phù hợp với quy trình của công ty hay không?

Mỗi công ty, ngành nghề sẽ có một quy trình sản xuất, kinh doanh, quản lý,…khác nhau. Quy trình làm việc khác nhau sẽ tạo nên một quy trình vận hành khác nhau. Do vậy nhà cung cấp giải pháp phải tư vấn và hiệu chỉnh được các giải pháp tùy theo đặc thù của từng Doanh Nghiệp. Bên cạnh đó một giải pháp quản lý kinh doanh cần phải tích hợp các hệ thống chung trên cùng một nền tảng hoặc tích hợp với bên thứ 3. Với quan điểm Next CRM chúng tôi là cần một hệ thống hợp nhất các nền tảng quản lý kinh doanh lại với nhau. Từ hệ thống CRM quản lý khách hàng và chăm sóc khách hàng, hệ thống phần mềm quản lý bán hàng, hệ thống quản lý kho hoặc quản lý công việc dự án… tất cả chung một nền tảng. Và đặc biệt nền tảng của nhà cung cấp này phải cần tích hợp toàn bộ chức năng qua mobile app.

Các chính sách nhà cung cấp phần mềm hỗ trợ Doanh Nghiệp

Các chính sách nhà cung cấp có thể đáp ứng cho Doanh Nghiệp đó chính là chính sách bảo mật, chính sách tư vấn và triển khai, chính sách hỗ trợ sau dự án. Chính sách bảo mật thông tin và dữ liệu Khách Hàng là một trong những yếu tố Doanh Nghiệp cần xem xét để lựa chọn nhà cung cấp.
Chính sách hỗ trợ khi triển khai dự án: để triển khai dự án cần khá nhiều thời gian, và quy trình công nghệ cần có thể gian để nhân viên thích ứng, do đó cần phải cam kết với tính khả thi trong quá trình triển khai hệ thống quản lý kinh doanh, doanh nghiệp nhà cung cấp cần phải đồng hành với khách hàng ít nhất 1 năm trời để hệ thống chuyển đổi số hoạt động kinh doanh được diễn ra thông suốt.


Chính sách hỗ trợ sau dự án, dịch vụ bảo trì bảo hành hệ thống và nâng cấp hệ thống là cực kỳ quan trọng, nếu một hệ thống phần mềm quản lý kinh doanh mà không được cập nhật thường xuyên thì thực sự sẽ là vấn đề với sự phát triển thay đổi về các mô hình kinh doanh, các hệ thống công nghệ như thời điểm hiện tại chính vì vậy dịch vụ hỗ trợ Khách Hàng là vô cùng quan trọng, trong quá trình áp dụng phần mềm không thể tránh khỏi các lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng do đó, dịch vụ hỗ trợ 24/7 là hết sức cần thiết quan trọng và cần thiết

Tham Khảo Ý Kiến của Khách Hàng đã sử dụng sản phẩm

Người đánh giá khách quan và trung thực nhất về sản phẩm và dịch vụ chính là Khách Hàng đã sử dụng sản phẩm. Hãy tham khảo các công ty theo quy mô, ngành hàng, lĩnh vực… đã sử dụng các giải pháp, đánh giá hiệu quả mà giải pháp đã mang lại cho doanh nghiệp như thế nào? Khách hàng có đánh giá tốt về chất lượng sản phẩm không, chỉ có những người đã từng sử dụng sản phẩm rồi mới phản hồi được một cách tốt nhất.

Họ có kinh nghiệm triển khai nhiều Doanh Nghiệp, quy trình họ chuẩn quốc tế, nguồn lực họ mạnh và có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực sẽ giúp các công ty có được những giải pháp tối ưu nhất.

4. Phần mềm Có khả năng tùy biến, chỉnh sửa và mở rộng hay không?
Trong quá trình phát triển, Doanh Nghiệp có thể mở rộng quy mô kinh doanh, thay đổi các quy trình về tổ chức quản lý, các mô hình được áp dung có sự thay đổi khi mô hình kinh doanh thay đổi, hoặc mô hình kinh doanh của Tổ chức hay Doanh nghiệp có những đặc thù riêng…Do vậy khi lựa chọn giải pháp triển khai điều cần lưu tâm đó chính là cách hiệu chỉnh phần mềm. Các Doanh Nghiệp nên lựa chọn nhà cung cấp trong nước vì các nhà cung cấp nội địa sẽ đáp ứng dễ dàng các yêu cầu chỉnh sửa, tùy biến so với các đơn vị cung cấp nước ngoài.

Xem thêm: TOP 6 phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay

Lợi ích khi áp dụng thành công hệ thống giải pháp phần mềm quản lý kinh doanh?

Đối với doanh nghiệp tổ chức nếu áp dụng được thành công phần mềm quản lý kinh doanh thì lợi ích rất lớn

Tối ưu hóa quy trình, mang lại hiệu quả cao hơn

Trong doanh nghiệp luôn tồn tại rất nhiều quy trình công việc cần thực hiện. Đôi khi có những việc như: lập hóa đơn, quản lý dự án, quản lý tài nguyên, hợp nhất, quản lý tài sản và nhiều quy trình khác,… mà khi thực hiện thủ công sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức. Hệ thống tối ưu toàn bộ quy trình của doanh nghiệp, hoạt động tổ chức của doanh nghiệp toàn bộ được số hóa và chuyển đổi số, từ độ sẽ giúp doanh nghiệp hiệu quả hơn, năng suất nhân viên được cải thiện.

Quản lý bán hàng kho hàng chính xác

Số hóa được toàn bộ quá trình quản lý kho hàng, thống kê lượng tồn hàng, nhập xuất tồn trong từng kho hàng, việc này nếu không áp dụng số hóa thì không thể làm được.

Đây còn là hành động giúp số hóa quy trình vận hành của doanh nghiệp. Phần mềm quản lý giúp kiểm soát tài chính, tự động hóa các nghiệp vụ kế toán, tối ưu hoạt động quản trị nhân sự. Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ này còn giúp tự động liên kết các dữ liệu kế toán – nhân sự – bán hàng, giúp nâng cao chất lượng thương hiệu.

Các phần mềm quản lý có một ưu điểm vô cùng nổi trội đó là kết nối toàn bộ hệ thống quản trị doanh nghiệp vào một khối thống nhất. Điều này giúp giảm gánh nặng và mức độ công việc cho ban lãnh đạo, nhà quản lý không cần mất nhiều thời gian và công sức trong việc tìm ra lỗi sai, hay đối chiếu báo cáo giữa các phòng ban.

Các số liệu, dữ liệu trong doanh nghiệp có độ chính xác cao, tăng tính minh bạch và hiệu quả trong quy trình quản lý và vận hành doanh nghiệp. Hạn chế các rủi ro rò rỉ, đánh cắp dữ liệu, đảm bảo an toàn cho dữ liệu thông tin.

Quản lý mọi lúc mọi nơi qua hệ thống mobile app

Chắc chắn khi áp dụng hệ thống phần mềm quản lý kinh doanh, doanh nghiệp phải rất cần lưu ý xem có mobile app, việc mobile app nếu áp dụng thành công sẽ tạo ra cú hích rất lớn trong việc quản trị quán lý doanh nghiệp.

Vậy thì nào cùng Next CRM chúng tôi review về top 7 phần mềm quản lý kinh doanh phổ biến nhé.

Top 7 Phần mềm quản lý kinh doanh phổ biến hiện nay

TOP 7 phần mềm quản lý kinh doanh phổ biến hiện nay

Với hơn 11 năm kinh nghiệm trong phần mềm CRM, hợp tác hơn 2000 đối tác, NextCRM tự tin là đơn vị đi đầu tại VIệt Nam. NextCRM luôn cải tiến phần mềm một cách tiên tiến. Điểm mạnh chính là kết hợp phần mềm CRM với phần mềm bán hàng PosX chung 1 hệ thống. Nhằm phục vụ đáp ứng cho khách hàng với nhiều tính năng tiện lợi. Phần mềm CRM kinh doanh NextCRM đã đưa ra các hướng giải pháp tối ưu. Được tích hợp các tính năng thỏa mãn nhu cầu của doanh nghiệp kinh doanh.

Phần mềm quản lý kinh doanh Next CRM

Hỗ trợ quản lý dữ liệu khách hàng

Thông tin, dữ liệu của khách hàng được cập nhật đầy đủ và nhanh chóng. Phần mềm quản lý kinh doanh còn phân chia khách hàng theo nhóm, nguồn để làm nguồn cho chiến dịch Marketing

Giúp chăm sóc khách hàng tiếp thị một cách tự động

Tạo lập các chương trình marketing automation tự động chăm sóc khách hàng thường xuyên, cá nhân hóa: chúc mừng sinh nhật, gửi voucher khuyến mại cho khách hàng thân thiết,..

Tích hợp các nền tảng mạng xã hội với nhau để thu thập thông tin khách hàng, chăm sóc khách hàng

Kết hợp với Call Center tổng đài ảo để chào mời khách hàng giảm chi phí cho nhân lực

Hỗ trợ quản lý Sales Automation

Tạo hợp đồng, gửi báo giá tự động cho khách hàng

Đề xuất các chiến dịch dựa trên số liệu phân tích để đưa ra các chiến dịch sale thành công cho nhà quản lý.

Phân bổ công việc cho nhân viên sale tự động

Giúp doanh nghiệp quản lý nhập hàng, bán hàng, kho

Thông tin sản phẩm nhập hàng, bán hàng, trong kho được cập nhật liên tục dễ dàng theo dõi

Làm báo cáo liên qan đến nhập hàng, bán hàng, kho hàng và vị trí hàng

Phần mềm CRM cho kinh doanh được tích hợp với phần mềm bán hàng PosX

Mang đến nhiều tiện ích hơn cho doanh nghiệp. Giải quyết được các vấn đề phát sinh thêm trong kinh doanh như bán hàng sản phẩm

Tích hợp với Loyalty App, Booking App

Giúp cho doanh nghiệp kiểm soát từ xa bằng điện thoại mang đến sự tiện lợi. Thông tin dữ liệu đều được đồng bộ trên cả máy tính và app điện thoại

Microsoft Dynamic

Microsoft Dynamics hoạt động trên nền tảng điện toán đám mây, là phiên bản mới nhất của Microsoft Dynamics. Tuy nhiên, phần mềm này vẫn cho phép hoạt động bình thường khi không có kết nối internet và tự động đồng bộ khi có kết nối internet trở lại.

Microsoft Dynamics có chức năng chính bao gồm: bán hàng, dịch vụ khách hàng, vận hành doanh nghiệp, dịch vụ tại chỗ, tài chính, marketing, quản lý nguồn lực dự án, Insight khách hàng. Cũng như hầu hết các phần mềm quản lý doanh nghiệp khác, Microsoft Dynamics sẽ tính chi phí dựa vào số lượng người dùng/ tháng.

SAP ERP

SAP ERP là phần mềm quản lý tổng thể hỗ trợ tùy chỉnh theo yêu cầu doanh nghiệp nên mang lại cho người dùng trải nghiệm rất thân thiện. Điểm mạnh của SAP là khả năng bảo mật cao, vì vậy, vẫn còn một số tính năng không thể sử dụng trên nền tảng Cloud.

sap-erp

Khách hàng sẽ tùy ý lựa chọn những chức năng của SAP. SAP mang tới môi trường làm việc chuyên nghiệp, hội nhập và hiệu quả hơn cho nhân viên. SAP hỗ trợ nhân viên quản lý dễ dàng, nhanh chóng, từ đó tiết kiệm thời gian, dành thời gian nhiều hơn cho phần nghiệp vụ chuyên môn.

  1. BMS Plus

BMS Plus là giải pháp phần mềm kinh doanh toàn diện cho doanh nghiệp, hệ thống đại lý, trung tâm thương mại,…được nghiên cứu và phát triển bởi DIP Việt Nam. Với ưu thế nổi bật là khả năng quản trị kinh hoạt, dễ dàng tùy chỉnh theo quy mô, phần mềm BMS Plus giúp các doanh nghiệp giải quyết triệt để các bài toán quản lý kinh doanh hiệu quả.

BMS Plus được biết đến với khả năng quản trị linh hoạt, dễ dàng tùy chỉnh theo quy mô. BMS Plus giải quyết triệt để các bài toán quản lý kinh doanh cho doanh nghiệp hiệu quả. BMS Plus có thể chạy được cả online và trên Cloud, bảo mật dữ liệu, chi phí được tính theo năm.

  1. Vsoft BMS

Phần mềm quản lý kinh doanh Vsoft là hệ thống cũng tương đối nổi tiếng trên thị trường, chạy trên nền tảng desktop application, hệ thống có thể tùy chỉnh theo đặc thù doanh nghiệp Phần mềm quản lý kinh doanh Vsoft BMS là phần mềm được thiết kế hướng tới thị trường doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vsoft BMS ra mắt từ đầu năm 2001.

Vsoft BMS

Vsoft BMS hướng tới mục tiêu trở trành công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp giải pháp phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như trong khu vực.

  1. Htsoft

Phần mềm quản lý kinh doanh Htsoft có thể mạnh về mảng kế toán. Nên sẽ cho ra những báo cáo chi tiết về doanh thu rất nhanh chóng và chính xác. Phần mềm cũng hỗ trợ bạn những báo cáo như báo cáo công nợ, thu chi, lỗ lãi, lợi nhuận,…

Htsoft là hệ thống phần mềm quản lý kinh doanh lâu đời, họ từ năm 2005. Tập trung rất mạnh vào phần mềm bán hàng hay phần mềm quản lý kinh doanh. Dành cho các siêu thị, cửa hàng hay chuỗi của hàng lớn. Đây là giải pháp chúng tôi đánh giá cũng tương đói toàn diện

  1. Oracle Netsuite

Oracle ERP Cloud là phần mềm quản lý doanh nghiệp. Hoạt động trên nền tảng điện toán đám mây do hãng phần mềm khổng lồ Oracle cung cấp. Oracle ERP Cloud mang tới những chức năng toàn diện và chuyên sâu. Những chức năng đều được làm rất chi tiết. Vì vậy, Oracle mang lại cho CEO một công cụ quản lý, dự báo và hoạch định hoàn hảo.

Oracle-ERP-Cloud

Với phần mềm quản trị doanh nghiệp Oracle ERP Clou. Bạn có thể quản lý tất cả công việc trên một cơ sở dữ liệu duy nhất. Bên cạnh đó, Oracle cũng cung cấp cho người dùng 2 bản cập nhật mỗi năm để giúp khách hàng giải quyết tốt hơn vấn đề của mình.