Top 7+ loại quả thường xuất hiện trong mâm ngũ quả miền Bắc

Mỗi khi Tết đến Xuân về, ở trong mỗi gia đình người Việt Nam thường không thể thiếu mâm ngũ quả trên bàn thờ tổ tiên. Việc chưng hoa quả ngày Tết ở mỗi vùng miền sẽ có sự khác nhau. Vậy hãy cùng tìm hiểu những loại quả thường xuất hiện trên mâm ngũ quả miền Bắc nhé.

Ý nghĩa mâm ngũ quả miền Bắc

Nhiều ý kiến cho rằng mâm ngũ quả miền Bắc thường được quan trọng về cả mặt hình thức lẫn cả ý nghĩa. Nhưng trên thực tế thì do quan niệm và phong tục của người dân từng miền khác nhau, vậy nên mâm ngũ quả sẽ mang những nét đặc trưng riêng của vùng đó.

Đối với người miền Bắc, họ rất coi trọng lễ nghĩa và đời sống phần tâm linh, cũng vì vậy nên ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết mọi người sẽ rất quan trọng. Những ý nghĩa đó mang đậm chất truyền thống dân tộc Việt Nam, cụ thể như sau:

  • Trên mâm ngũ quả cần thể hiện được đầy đủ được sự “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt. Thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với tổ tiên, đấng sinh thành. 

  • Ý nghĩa thứ hai, việc dâng mâm ngũ quả lên tổ tiên nhằm báo cáo thành quả sau một năm lao động vất vả của gia chủ. Mặt khác còn để chiêm nghiệm lại những gì mình đã làm được và phấn đấu cho một năm mới.

  • Cuối cùng, việc bày biện mâm ngũ quả trên bàn thờ còn mang một ý nghĩa là: mong muốn tổ tiên bảo vệ và giúp con cháu vượt qua những tai ương có thể ập tới.

Trong mâm ngũ quả ở miền Bắc, bắt buộc cần phải có năm loại trái cây với những ý nghĩa khác nhau. Cụ thể là 5 loại trái cây sẽ tượng trưng cho Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh. Bên cạnh đó, năm loại trái cây này còn tượng trưng cho ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.

Mâm ngũ quả miền Bắc có ý nghĩa gì?

Một số quả được trưng bày trên mâm ngũ quả miền Bắc

Trên mâm hoa quả ngày Tết miền Bắc sẽ có những loại quả khác nhau và trong đó có chứa những ý nghĩa riêng của nó:

  • Nải chuối xanh sẽ tượng trưng cho bàn tay bao bọc và che chở cho mọi thứ khác nhau. Mặt khác đây còn là biểu tượng của mùa xuân căng tràn sức sống, mang lại phúc lộc và bình an đến với gia chủ.

  • Quả bưởi hoặc quả phật thủ là biểu tượng của chữ Lộc, giúp xua tan những điềm xấu và tai ương có thể ập đến. Song cũng là mong ước của con cháu rằng: bậc trên sẽ ban lộc và bình an xuống gia đình mình.

  • Quả sung hoặc đu đủ đại diện cho mong ước một năm mới sung túc đầy đủ và làm ăn phát đạt hơn năm cũ.

  • Thanh long hay còn được gọi với một cái tên khác là rồng xanh, loại quả này có ý nghĩa thịnh vượng và cát tường. Ngoài ra, nếu trồng cây thanh long trong nhà vào ngày Tết, sẽ mang đến vận may, sức khỏe và phú quý đối với gia đình.

  • Dưa hấu là loại quả căng tròn và mọng nước sẽ mang lại sự sung túc, tràn đầy sự sống và may mắn cho gia đình. Không chỉ vậy, sự tích về dưa hấu còn có ý nghĩa về chí kiên cường, tự lực cánh sinh của ông cha ta ngày xưa.

  • Quả nho thể hiện mong ước một năm mới sẽ thịnh vượng và hạnh phúc với năm cũ. Nho là biểu tượng của cải tiền bạc đầy nhà, hung hóa cát.

  • Quả cam, quýt, quất mang ý nghĩa của thành công, sự may mắn và sức khỏe. Bên cạnh đó, chúng còn là biểu tượng của những thành tựu, sự thu hoạch trong công việc hoặc kinh doanh. Bạn còn có thể sử dụng 9 quả cam, quýt, quất để trưng bày trong phòng khách nhằm mang lại sự may mắn và thịnh vượng cho gia đình.

  • Một số loại quả có màu sắc tươi tắn như xoài, táo, lê,… cũng thường được trưng bày trên mâm ngũ quả của người miền Bắc. Nhằm tượng trưng cho một năm mới tràn đầy niềm vui, may mắn và hòa thuận giữa các thành viên trong nhà.

 

Trên mâm hoa quả ngày Tết miền Bắc sẽ có những loại quả khác nhau

Cách trưng bày mâm ngũ quả miền Bắc

Người Việt rất quan trọng việc thờ cúng và tín ngưỡng, vậy nên mâm ngũ quả được mọi người khá tỉ mỉ trong cách bày trí, đặc biệt là người dân miền Bắc. Cách thức bày hoa quả ngày Tết sẽ được sắp xếp như sau: 

  • Trước tiên nải chuối sẽ được đặt ở chính giữa, với nhiệm vụ nâng đỡ những loại quả còn lại. Chuối là quả chủ đạo, vậy nên luôn được đặt đầu tiên và nhất định phải ở dưới cùng.

  • Sau đó sẽ đến quả phật thủ hoặc quả bưởi được đặt lên chính giữa của nải chuối.

  • Cuối cùng, những loại quả nhỏ khác nhau sẽ được xếp xen kẽ xung quanh nải chuối. Mâm ngũ quả của người Bắc thường chú trọng việc trình bày gọn gàng và tròn trịa, bởi nó tượng trưng cho sự sung túc.

Mặc dù ngày nay mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc đã có sự thay đổi hơn nhiều về cách bày trí. Việc sắp xếp không còn khắt khe như trước nữa, nhưng loại quả bắt buộc vẫn phải có là chuối.

Một điều đặc biệt khác, đối với người miền Bắc có quan niệm và chú trọng trong việc chọn đĩa chưng mâm ngũ quả ngày Tết. Nhất định phải đựng trong đĩa tròn, chứ không phải là một loại đĩa hình dạng khác. Bởi điều này, mang ý nghĩa mong một năm mới đầy đủ.

Cách sắp xếp mâm ngũ quả của người miền Bắc

Qua bài viết về mâm ngũ quả miền Bắc ở trên, hy vọng sẽ mang lại cho bạn thêm những thông tin bổ ích. Bên cạnh đó, mong rằng mọi người sẽ tìm được những loại quả phù hợp với mâm ngũ quả nhà mình để cầu một năm mới bình an và nhiều tài lộc. Chúc các bạn một năm mới bình an, hạnh phúc và đầm ấm bên gia đình.