Top 7 cách nấu cá chép cho bà bầu tẩm bổ – Mẹ khỏe, con thông minh
Cá chép có tác dụng rất tốt với bà bầu và thai nhi, giúp xây dựng hệ thần kinh và não bộ cho bé, hạn chế tối đa các dị tật, cung cấp dưỡng chất cần thiết để cả 2 mẹ con đều khỏe mạnh, phát triển toàn diện. bài viết dưới đây, khomay3a.com sẽ chia sẻ cách nấu cá chép cho bà bầu đơn giản, dễ thực hiện mà lại siêu ngon bổ dưỡng. Cùng theo dõi nhé!
CÁCH NẤU CÁ CHÉP CHO BÀ BẦU – TỔNG HỢP CÁC CÁCH LÀM HIỆU QUẢ NHẤT
Tác dụng bất ngờ của cá chép đối với mẹ bầu
Theo các nghiên cứu, trong cá chép có chứa nhiều chất dinh dưỡng, cụ thể: protein, lipid, photpho, isoleucine, lysine, vitamin A, B1, B3, B5, B6, B9, B12, E, K, H, PP, tryptophan, threonine, valine, histidine, leucine, selen magie, kali, đồng, sắt, kẽm… Đặc biệt, lượng protein rất cao trong khi đó hàm lượng chất béo lại thấp nên được đánh giá là một loại thực phẩm tốt cho bà bầu trong suốt thai kỳ.
Dân gian vẫn truyền tai nhau rằng: mẹ có bầu mà ăn nhiều thịt cá chép thì con sẽ có làn da trắng trẻo, môi đỏ, thông minh. Thực chất điều này chưa được khoa học chứng minh. Tuy nhiên, các thành phần dinh dưỡng quan trọng trong thịt cá chép lại tốt cho cả mẹ cả bé:
-
Với mẹ:
giúp chống viêm, tăng cường các chức năng hoạt động của tim mạch, hệ tiêu hóa, làm chậm quá trình lão hóa, tăng sức đề kháng trong suốt thời gian mang thai. Đặc biệt, cá chép còn có công dụng an thai, tránh động thai, thai bị phù…
-
Với thai nhi:
Thịt cá chép có tác dụng kích thích não bộ phát triển, hạn chế dị tật, giúp thai nhi phát triển toàn diện, khoải mạnh.
Bác sĩ sản khoa Đinh Hùng Vỹ (bệnh viện Phụ sản Trung Ương) cũng chia sẻ: “Việc ăn cá chép trong thời điểm thai kỳ là rất tốt”.
Những cách chế biến cá chép cho bà bầu
Để nấu các món ngon từ cá chép dành cho bà bầu mà không bị tanh thì trước tiên bạn cần thực hiện đúng cách sơ chế cá chép.
– Cá chép mua về phải loại bỏ ruột, mang, cát sát vây để loại bỏ đường gân màu trắng trên cá. Đặc biệt là đánh sạch hết vảy cá. Bạn có thể sử dụng máy đánh vảy cá 3A để làm sạch vảy cá, loại bỏ mùi tanh.
– Tiếp theo, có thể dùng nước vo gạo để ngâm cá trong khoảng 15 phút sau đó rửa sạch. Hoặc dùng rượu/rượu gừng ngâm 15 phút khử tanh. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nước muối pha loãng/dấm/chanh ngâm cá khoảng 5 – 10 phút. Những cách này sẽ loại bỏ đến 99 % mùi tanh của cá.
1. Cháo cá chép đậu xị lợi tiểu
Đậu xị chính là đậu đen hay còn gọi là hàm đậu xị, đạm đậu xị, hương xị. Bà bầu ăn cá chép nấu với đậu đen vừa bổ vừa lợi tiểu. Món này nấu đơn giản, nhanh gọn.
Nguyên liệu:
-
1 con cá chép cỡ trên 500gr
-
10g đậu xị
-
Hành tươi
-
200g gạo nếp
Cách chế biến cá chép cho bà bầu với đậu xị:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Sơ chế cá chép, đem cá đi luộc, loại bỏ xương, lấy nước và thịt để nấu cháo.
Rửa sạch đậu đen, ngâm nước ấm 2 – 3 tiếng để đậu mềm, nở, khi nấu sẽ nhanh chín hơn.
Bước 2: Nấu cháo
Cho gạo nếp vào nồi nước cá để nấu nhừ, khi cháo gần như thì cho đậu xị, thịt cá chép vào nấu cùng. Nêm nếm thêm gia vị để món ăn vừa miệng, hấp dẫn, không bị ngán.
Khi ăn thì các chị em cho thêm hành lá lên phía trên.
2. Món cá chép hấp
Cá chép hấp cũng là một món ăn giàu dinh dưỡng dành cho mẹ bầu. Thịt cá chép hấp mềm, ngọt, ngấm đều các gia vị. Món này ăn nóng, chấm cùng xì dầu dễ ăn mà không bị ngán.
Nguyên liệu:
-
1 con cá chép cỡ trên 600gr
-
2 quả cà chua
-
1 nhánh cần tây
-
1 mớ thìa là
-
1 củ gừng
-
2 cây sả
-
1 củ tỏi
-
1 quả ớt
-
Hành khô
-
Chanh tươi
-
Gia vị cần thiết
Hướng dẫn cách chế biến cá chép hấp cho bà bầu:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Cá chép sau khi sơ chế sạch sẽ thì có thể để cả con, khía 3 – 4 đường trên thân hoặc chặt thành từng khúc.
Ướp cá tươi với muối + mắm + tiêu. Trộn đều, để trong khoảng 30 phút cho cá ngấm đều gia vị.
Sơ chế các nguyên liệu khác:
-
Sả bóc vỏ, rửa sạch, cắt làm 3 khúc, đập dập.
-
Cà chua rửa sạch, cắt hình múi cau.
-
Thìa là, cần tây nhặt, rửa sạch, cắt thành từng đoạn ngắn
-
Hành khô, tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.
-
Gừng bóc vỏ, 1 nửa thái chỉ, 1 nửa đập dập vừa phải.
Bước 2: Hấp cá
Chuẩn bị nồi để hấp cá.
Lót sả, gừng đập dập xuống phía đáy vỉ hấp. Xếp lần lượt từng khúc cá lên trên. Sau đó đến cần tây, thìa là, hành, cà chua.
Đổ nước sôi vào nồi hoặc nếu có thể hấp bằng bia thì lấy bia đổ ngập mặt cá, sau đó bắc nồi lên bếp, đun sôi đến khi cá chín.
Chị em cũng có thể thử hấp cá chép với xì dầu bằng cách đồ xì dầu ướp với cá.
Bước 3: Pha nước chấm
Sử dụng gừng thái sợi pha cùng với chanh, tỏi, ớt để chấm cá hấp. Hoặc dùng xì dầu có pha thêm chanh ớt tùy khẩu vị của mỗi bà bầu.
-
>>Xem thêm:
Mách mẹ 9
cách nấu cá hồi cho bé ăn ngon miệng, lớn nhanh, thông minh
3. Canh cá chép nấu với táo
Cá chép nấu với tạo là món ăn được nhiều bà bầu lựa chọn. Món này ngoài cung cấp dưỡng chất còn có tác dụng kiện tỳ dưỡng huyết rất tốt.
Nguyên liệu:
-
1 con cá chép cỡ 500gr
-
40g quả táo đại
-
Hành lá
-
Gia vị
Cách chế biến:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Sơ chế cá chép, chặt cá thành từng khúc vừa.
ướp cá với 2 thìa cà phê nước mắm + 2 thìa cà phê hạt nêm. Xóc đều để cá ngấm gia vị. Đậy nắp hoặc bọc màng bọc thực phẩm lại, ướp trong khoảng 30 phút.
Trong khi ướp cá, bạn rửa táo, nên ngâm qua nước muối pha loãng 10 – 15 phút để loại bỏ chất bẩn các loại thuốc phun (nếu có) để đảm bảo an toàn. Sau khi ngâm thì vớt ra, rửa lại bằng nước sạch thêm 1 – 2 lần, để ráo nước.
Hành lá: rửa sạch, thái vừa phải. Phần đầu trắng có thể cắt riêng, đập nhỏ để phi thơm.
Bước 2: Rán cá chép
Bắc 1 chảo chống dính lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng, cho đầu hành trắng vào phi thơm rau đó cho lần lượt từng khúc cá chép vào rán chín vàng vừa phải cả 2 mặt.
Bước 3: Cách nấu canh cá chép táo đại
Dùng nồi dày, xếp cá chép đã rán vào nồi, đổ nước cao hơn mặt cá khoảng 1 đốt ngón tay – 300ml nước. Bắc lên bếp, cho cả táo vào ninh cùng.
Đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa, đun thêm 10 – 15 phút để cá nhừ, hơn can nước, nêm nếm gia vị, cho hành lá vào và tắt bếp. Như vậy, chỉ cần múc ra tô và thưởng thức với cơm nóng.
4. Cá chép sốt cà chua
Đây là món ăn không chỉ hấp dẫn đối với bà bầu mà còn hợp khẩu vị của tất cả các thành viên trong gia đình. Cá chép sốt cà chua đặc biệt dễ ăn trong giai đoạn ốm nghén.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
1 con cá chép cớ 500gr
-
2 quả cà chua
-
Tỏi, gừng
-
Hành lá
-
Gia vị
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Sơ chế cá chép, có thể khía trên thân để thịt cá ngấm đều hương vị trong quá trình sốt. Ướp thịt cá với mắm, tiêu trong khoảng 20 phút.
Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.
Tỏi, gừng bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn.
Bước 2: Nấu món cá sốt cà chua
Chuẩn bị một chảo chống dính, đun sôi mỡ, cho cá vào rán vàng đều các mặt rồi gắp cá ra một đĩa riêng.
Dùng tiếp chảo đó, có thể múc bớt mỡ ra, cho gừng, tỏi băm vào phi thơm, cho cà chua vào xào mềm + dấm + đường + muối + nước khuấy đều, nên cho vị đậm đà một chút. Nấu cho đến khi nước sền sệt thì cho hành lá vào, tắt bếp.
Lấy nước sốt nóng hổi đó đổ lên mình con cá chép đã rán.
Món này ăn nóng hổi vừa giòn vừa ngon.
5. Cháo cá chép đậu xanh
Cháo cá chép đậu xanh là món ăn phổ biến nhất của các bà bầu trong quá trình mang thai và sau khi sinh. Hai nguyên liệu đều có chứa hàm lượng dinh dưỡng coa, khi kết hợp với nhau sẽ giúp tăng gấp đôi hàm lượng dinh dưỡng.
Nguyên liệu:
-
1 con cá chép tầm 500gr
-
100gr đậu xanh đã xát vỏ
-
1 củ nghệ đen
-
1 ót nấm rơm
-
1 chén gạo nếp
-
1 củ cà rốt
-
Hành lá, rau mùi, thì là
-
Gia vị
Cách nấu cháo cá chép cho mẹ bầu:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Sơ chế cá chép, đem luộc chín, chắt lấy nước, lọc xương để lấy phần thịt.
Cà rốt, nghệ đen đem rửa sạch, thái hạt lựu
Nấm rơm rửa sạch bỏ gốc, ngâm 15 phút, cũng thái hạt lựu.
Hành lá, rau mùi, thì là rửa sạch, thái nhỏ. Riêng hành lá có thể cắt phần củ trắng ra riêng để phi thơm.
Vo gạo, rửa đậu xanh. Có thể ngâm đậu xanh khoảng 20 – 30 phút để đậu mềm, nhanh chín.
Bước 2: Nấu cháo cá chép đậu xanh
Dùng nước luộc cá (chắt lấy phần nước trong) đem nấu cháo. Cho cả gạo và đậu xanh vào ninh chung đến khi chín mềm.
Trong khi ninh chảo, bạn bắc một chảo chống dính lên bếp, đun nóng mỡ, phi thơm đầu hành lá, cho nghệ đen, cà rốt, nấm rơm vào xào chín tới. Tiếp tục cho thịt cá chép vào xào 3 – 5 phút, nêm thêm chút mắm, muối, gia vị.
Khi cháo chín, cho nguyên liệu đã xào vào nồi, khuấy đều, hầm thêm 10 – 15 phút thì cho hành lá, rau mùi, thì là vào và tắt bếp.
6. Cháo cá chép đậu đỏ
Nếu thấy ngán món cháo cá chép đậu xanh, đậu đen, các bà bầu có thể chuyển sang nấu món cháo cá chép đậu đỏ vừa đỡ ngấy lại tốt cho cả mẹ và thai nhi. Đặc biệt nếu chịu khó ăn món này trong quá trình mang thai, các bà bầu cũng sẽ giảm được nỗi lo bị phù chân tay, xuống máu trong quá trình mang thai.
Nguyên liệu:
-
1 con cá chép cỡ 500gr
-
100gr đậu đỏ
-
100gr gạo tẻ, thêm một ít gạo nếp nếu không muốn quá ngán.
-
Táo đỏ
-
Trần bì
-
Hành lá
-
Hành tím
-
Rau mùi
-
1 củ gừng
-
Gia vị
Cách nấu cháo cá chép cho bà bầu với đậu đỏ:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Cá chép sơ chế sạch sẽ, đem luộc chín. Luộc xong thì gạn lấy phần nước trong đem nấu cháo. Lọc xương cá, chỉ lấy phần thịt.
Đậu đỏ rửa sạch, đem ngâm với nước ấm 40 độ khoảng 1 – 2 tiếng cho hạt đậu nở đều, khi nấu sẽ nhanh mềm hơn.
Rửa sạch gạo. Vo 1 – 2 lần nước.
hành lá, rau mùi rửa sạch, thái nhỏ.
Gừng, hành tím rửa sạch, băm nhuyễn.
Bước 2: Nấu cháo cá chép hầm đậu đỏ
Dùng nước luộc cá để hầm đậu đỏ với trần bì. Ninh đến khi đậu mềm.
Nấu cháo trắng riêng trong một chiếc nồi khác. Khi cháo chín mềm, đậu đỏ mềm thì cho cháo vào nồi hầm đậu và trần bì. Khuấy đều nguyên liệu, nêm nếm thêm gia vị.
Trong khi hầm cháo thì bắc một chảo chống dính lên bếp, đun nóng mỡ, cho hành và gừng băm vào phi thơm, có thể cho thịt cá chép vào đảo cùng để thịt ngọt, ngấm đều.
Đến khi nồi hầm sôi lại thì cho thịt cá và nấu cùng. Để sôi thêm 5 – 6 phút nữa thì cho hành lá, mùi tàu vào, tắt bếp.
7. Cháo cá chép nấu với nấm an thai, hạn chế động thai
Cháo cá chép với nấm có tác dụng an thai, giúp các mẹ bầu hạn chế mệt mỏi, mang đến giấc ngủ ngon, ngủ sâu.
Nguyên liệu:
-
1 con cá chép cỡ 500gr trở lên
-
100gr nấm rơm tươi
-
1 nửa bát gạo tẻ, có thể thêm một chút gạo nếp
-
1 củ nghệ
-
Hành lá, rau mùi
-
Gia vị
Cách nấu cháo cá chép an thai cho bà bầu:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Tiến hành sơ chế cá chép thật kỹ. Đem cá đi luộc chín, lấy phần nước nấu cháo, còn cá thì lọc bỏ xương, chỉ giữ lại thịt.
Thịt cá sau khi lọc, đem ướp với mắm + muối + tiêu để món ăn trở nên đậm đà hơn.
Nghệ đen gọt vỏ, rửa sạch, xay nhuyễn.
Nấm rơm rửa sạch, cắt làm đôi.
Hành lá, rau mùi rửa sạch, cắt nhỏ.
Bước 2: Nấu cháo
Vo gạo sạch, cho vào nồi nước luộc cá để nấu chín. Ninh cháo đến khi gạo nở, mềm ra.
Trong khi ninh cháo, bạn bắc một chiếc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn, cho nghệ giã nhuyễn vào xào qua.
Tiếp tục dùng chảo để xào xơ nấm rơm và thịt cá trước khi cho vào nồi.
Khi cháo đã chín mềm, cho nấm rơm, thịt cá vào nồi, khuấy đều lên. Cho tiếp nghệ vào khuấy. Nêm nếm gia vị và tắt bếp. Cuối cùng cho chút hành lá, rau mùi để bớt ngấy. Nếu các bà bầu muốn ăn cháo trắng thì không cho nghệ nhé.
Tuy cá chép rất bổ, nhưng các bác sĩ dinh dưỡng Nguyễn Thị Dung (bệnh viện Nhiệt đới Trung ương) khuyến cáo: “ Mỗi tuần, thai phụ chỉ nên ăn từ 1 – 2 bữa cá chép, không nên lạm dụng quá vừa dễ nhàm chán lại làm mất cân bằng dinh dưỡng ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và con”.
Với 7 cách nấu cá chép cho bà bầu trên đây, các mẹ hoặc các ông chồng muốn chăm sóc vợ mình đang trong giai đoạn bầu bí kén ăn có thể tự nấu, tự chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn để thay đổi khẩu vị cho bà bầu mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng thiết yếu. Ngoài ra, trong giai đoạn thai kỳ, các mẹ cần chú ý đa dạng các nguồn thực phẩm để đảm bảo đủ chất, bé khỏe, mẹ khỏe nhé!