Top 6 hậu quả của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu
Top 6 hậu quả của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu
4230 Lượt xem – Update nội dung: 27-10-2022 11:01
Biến đổi khí hậu toàn cầu do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể nói đến “5 nguyên nhân gây biến đổi khí hậu” dễ thấy nhất là: công nghiệp hóa, nạn phá rừng, hoạt động sản xuất năng lượng, phương tiện giao thông, sự thay đổi từ thiên nhiên. Kết quả của biến đổi khí hậu là nhiều hậu quả nghiêm trọng đến môi trường sống, dưới đây là “Top 6 hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra” mời bạn cùng theo dõi.
1. Nắng nóng và hạn hán
Trong vòng 50 năm trở lại đây, các đợt nắng nóng đã xảy ra với tần suất ngày càng nhiều hơn. Các nhà khoa học dự đoán, trong 40 năm tới, các đợt nắng nóng sẽ xảy ra sẽ tăng lên 100 lần. Điều này sẽ gây ra hậu quả cháy rừng, gia tăng dịch bệnh, thiếu nước sạch.
Rất nhiều nơi trên thế giới phải hứng chịu hiện tượng thời tiết nắng nóng khốc liệt kéo dài. Gần đây nhất vào tháng 7/2022, nhiều nước ở châu u, Mỹ đã phải hứng chịu đợt hạn hán kỷ lục. Một số ví dụ có thể kể đến như:
- Tại Anh: nhiệt độ có thời điểm vượt 90 độ C; nhiều khu vực sông, hồ khô cạn. Đây được xem là đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong vòng 90 năm tại nước này.
- Tại Thụy Sĩ, ở miền Đông – miền Nam – miền Trung: mực nước các hồ xuống xuống mức thấp kỷ lục vì thời tiết khô nóng bất thường của mùa hè năm nay.
- Tại Bỉ và Pháp: ngành sản xuất sữa giảm mạnh sản lượng.
- Tại Tây Ban Nha: ngành nông nghiệp bị suy yếu; ngành du lịch bị ảnh hưởng, điển hình nhất là 2 địa điểm du lịch tại núi Mont-Blanc bắt buộc phải đóng cửa để tránh việc sạt lở đá do hạn hán có thể xảy ra.
- Các quốc gia Địa Trung Hải: hạn hán đang làm tình trạng hoang mạc hóa mở rộng ngày càng nhanh chóng.
- Tại Pháp: tình trạng cháy rừng xảy ra nghiêm trọng, đặc biệt là đám cháy tại Aveyron rất dữ dội, ước tính thiệt hại diện tích rừng lên đến hơn 500ha.
- Tại Mỹ: nhiều sông hồ tại miền Trung và miền Tây khô hạn, dẫn đến tình trạng thiếu nước ở nhiều khu vực. Điển hình nhất là sông Colorado.
2. Băng tan do nhiệt độ trên trái đất nóng lên
Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã làm cho tốc độ băng tan nhanh hơn so với thập niên 90 của thế kỷ trước. Trong công trình nghiên cứu công bố trên tạp chí The Cryosphere, các nhà khoa học cho biết tốc độ tan băng mỗi năm hiện nay nhanh hơn khoảng 57% so với thời điểm đó trước đó. Các tảng băng đang tan nhanh hơn khiến mực nước biển tăng theo.
Xem thêm bài viết: Băng tan và hậu quả khôn lường
3. Sự đa dạng sinh học bị suy giảm
Nhiệt độ trái đất nóng lên đã khiến nhiều loài sinh vật suy giảm số lượng nghiêm trọng hoặc đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Các số liệu cho thấy nếu nhiệt độ cứ tăng đều như hiện nay thì sẽ có đến 30% loài động thực vật đứng trên bờ vực bị tuyệt chủng vào năm 2050.
4. Mưa bão và lũ lụt
Theo các số liệu thống kê cho thấy, trong vòng 30 năm gần đây, những cơn bão mạnh cấp 4 và cấp 5 đã tăng lên gấp đôi do tình trạng ấm lên toàn cầu làm gia tăng tần suất, cường độ của các cơn bão lớn. Lượng khí thải phát sinh từ hoạt động của con người gây nên hiệu ứng nhà kính, tình trạng ấm lên làm gia tăng lượng mưa bão.
Gần đây nhất có thể kể đến như:
- Tại Hàn Quốc: ngày 7/8/2022, trận mưa lũ lịch sử đã làm nhiều nơi ngập lụt, tại quận Dongjak của Seoul có lúc lượng mưa vượt qua 141,5mm – Đây được xem là trận mưa lớn nhất tại nước này kể từ năm 1942.
- Tại Triều Tiên: ngày 10/8/2022, mưa như trút nước làm sông Taedong tràn bờ, nước ngập vào nhiều con đường ở thủ đô Bình Nhưỡng.
- Tại Afghanistan: ngày 15/08 tại các tỉnh Parwan, Nangarhar và Kapisa mưa to như trút nước đã làm hơn 29 người thiệt mạng và khoảng 50 người bị thương; nhiều ngôi nhà, đường xá, mùa màng bị phá hủy.
- Tại Việt Nam: Bão Noru ngày 28/09/2022, gây thiệt hại nặng nề tại nhiều tỉnh miền Trung và Bắc Tây Nguyên.
5. Dịch bệnh
Lũ lụt và hạn hán đang dần trở thành mối đe dọa đối với sức khỏe con người. 2 vấn đề này tạo ra môi trường sinh sôi, phát triển mạnh mẽ của những loài ký sinh trùng, ruồi, muỗi và những sinh vật mang mầm bệnh nguy hiểm khác.
Băng tan ở 2 cực làm xuất hiện nhiều loại vi khuẩn thời tiền sử, nguy cơ nhiều căn bệnh mới chưa có thuốc chữa hoặc những dịch bệnh từ xưa xuất hiện lại.
6. Thiệt hại về kinh tế
Để thích nghi với việc trái đất nóng lên, chính phủ các nước phải bỏ ra một khoảng tiền rất lớn. Ví dụ điển hình tại Hà Lan, có địa hình 1/3 diện tích đất ở dưới mực nước biển, chính phủ đã phải bỏ tiêu tốn kinh phí xây dựng các con đê chắn sóng biển.
Hơn nữa, biến đổi khí hậu cũng gây nên các hiện tượng thiên nhiên khắc nghiệt như bão lũ, hạn hán cũng ảnh hưởng không ít đến mùa vụ, cây trồng, vật nuôi, gây thiệt hại về kinh tế của người dân.
Moitruonghopnhat.com vừa chia sẻ “top 6 hậu quả do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra”. mọi đóng góp, ý kiến của quý bạn đọc có thể để lại bình luận bên dưới, hoặc liên hệ về moitruonghopnhat.com để chúng tôi hoàn thiện nội dung. Xin cảm ơn.
Để tránh biến đổi khí hậu, nhiều quốc gia trên thế giới đang tìm kiếm các giải pháp. Một trong những giải pháp đó là sử dụng năng lượng tái tạo. Bạn có thể tìm hiểu năng lượng tái tạo tại bài viết: Top 7 dạng năng lượng tái tạo