Top 30 phim chiếu rạp hay nhất mọi thời đại của Hollywood

Top 30 phim chiếu rạp hay nhất mọi thời đại của Hollywood: từ phim hành động, phim siêu anh hùng cho đến phim tình cảm, phim kinh dị,… Click xem ngay!

Đối với lĩnh vực điện ảnh Thế Giới, Hollywood nói riêng và nước Mỹ nói chung, đã đóng vai trò rất lớn trong việc tạo ra phong cách điện ảnh, đa dạng về sản phẩm có tính nghệ thuật cao. Bài viết này sẽ giới thiệu danh sách 30 phim chiếu rạp hay nhất mọi thời đại của Hollywood do tạp chí Empire công bố.

phim chiếu rạp hay nhất mọi thời đại của Hollywood do tạp chí Empire công bố

Danh sách dưới đây là 30 bộ phim định hình nền công nghiệp điện ảnh của Hollywood trong 30 năm từ 1989 – 2018 do Tạp chí Empire công bố. 

1. Người Dơi – Batman (1989)

  • Thể loại: Hành động, Siêu anh hùng
  • Ngày công chiếu: 23 tháng 6, 1989
  • Phát hành:

    Warner Bros

  • Đạo diễn:

    Tim Burton

  • Diễn viên chính:
  • Độ dài: 126 phút
  • Điểm IMDb:

    7.5

    /10

Batman là một bộ phim siêu anh hùng, dựa trên nhân vật truyện tranh cùng tên của DC Comics. Đây là loạt phim Người Dơi đầu tiên do hãng Warner Bros. sản xuất.

Batman (Người Dơi) (1989)

Trong phim, Người Dơi được nhiều người tin là một truyền thuyết của thành phố, đến khi anh tích cực chiến đấu với một tên tội phạm bậc thầy trí tuệ mới nổi được biết với cái tên “Joker”.

Batman (Người Dơi) (1989)

Bối cảnh đặt ở thành phố Gotham đầy tội lỗi, với những thanh âm gầm rú đáng sợ trong nền nhạc âu sầu từ Danny Elfman, không khí chết chóc bủa vây mọi giác quan của khán giả.

Batman (Người Dơi) (1989)

Chút châm biếm, chút đen tối, nhờ hiệu ứng là phim đầu tiên về Người Dơi, Batman nhận được khá nhiều giải thưởng giá trị và có doanh thu gấp 10 lần con số đầu tư.

2. Chiến hữu – Goodfellas (1990)

  • Thể loại: Hành động, Tội phạm
  • Công chiếu: Ngày 9 tháng 9 năm 1990
  • Phát hành:

    Warner Bros

  • Đạo diễn:

    Martin Scorsese

  • Diễn viên chính:
  • Độ dài: 145 phút
  • Điểm IMDb:

    8.7

    /10

Goodfellas là bộ phim tội phạm của Mỹ, bản chuyển thể của cuốn sách phi hư cấu năm 1985 Wiseguy của Nicholas Pileggi. Bộ phim kể lại sự thăng trầm của cộng sự đám đông Henry Hill, bạn bè và gia đình của anh từ năm 1955 đến năm 1980.

Goodfellas (Chiến hữu) (1990)

Sản xuất một bộ phim tầm cỡ như Goodfellas, đòi hỏi sự gắng sức của không phải một cá nhân mà là cả một ekip. Để đưa câu chuyện đời của Henry Hill lên màn ảnh rộng, Scorsese đã cùng tác giả Pileggi viết đi viết lại kịch bản tới tận 12 lần.

Goodfellas (Chiến hữu) (1990)

Song, cuối cùng một bộ phim hay sẽ luôn được công nhận đúng với vị thế xứng đáng của nó. Goodfellas được nhiều người đánh giá là một trong những bộ phim hay nhất từng được thực hiện, đặc biệt là thể loại phim xã hội đen. Năm 2000, bộ phim được coi là “có ý nghĩa về mặt văn hóa, lịch sử và thẩm mỹ” và được Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ lựa chọn để bảo quản trong Cơ quan đăng ký phim quốc gia.

3. Kẻ Hủy Diệt 2: Ngày Phán Xét – Terminator 2 (1991)

  • Thể loại:
  • Công chiếu: 3 tháng 7, 1991
  • Phát hành:

    TriStar Pictures

  • Đạo diễn:

    James Cameron

  • Diễn viên chính:
  • Độ dài: 137 phút
  • Điểm IMDb:

    8.5

    /10

Terminator 2: Judgment Day (T2) là một bộ phim điện ảnh thuộc thể loại hành động/ khoa học viễn tưởng, được thực hiện sau hơn 7 năm ra đời của Kẻ hủy diệt phần đầu, mang đến cho khán giả những khung hình hoành tráng khắc họa nên vẻ đẹp tàn khốc của chiến tranh và những người máy hủy diệt.

Terminator 2 (Kẻ Hủy Diệt 2: Ngày Phán Xét) (1991)

Bộ phim là một hành trình theo chân Sarah và John Connor, con trai 10 tuổi của Sarah cùng chiến binh bảo vệ đến từ tương lai. Họ cố gắng ngăn chặn Ngày phán xét, một ngày trong tương lai khi máy móc bắt đầu tiến hành hủy diệt loài người.

Terminator 2 (Kẻ Hủy Diệt 2: Ngày Phán Xét) (1991)

T2 thành công cả về mặt doanh thu và nghệ thuật, đánh dấu lần đầu tiên sử dụng chuyển động tự nhiên của con người cho nhân vật được tạo từ máy tính. Bộ phim đã đạt được nhiều giải thưởng điện ảnh trong đó có 4 giải Oscar (Academy Awards) dành cho hóa trang, hòa âm, biên tập âm thanh và hiệu ứng hình ảnh.

Terminator 2 (Kẻ Hủy Diệt 2: Ngày Phán Xét) (1991)

Bộ phim tuy đã cũ nhưng cho dù là sau bao nhiêu năm vẫn không thể lỗi thời và khi được nâng cấp lên định dạng 3D, James đã khiến cả series như trở thành một cái gì đó tuy cũ nhưng không quen, tuy xưa nhưng rất mới.

4. Những kẻ phản bội – Reservoir Dogs (1992)

  • Thể loại:
  • Công chiếu: 25 tháng 6, 1992
  • Phát hành:

    Miramax Films

  • Đạo diễn:

    Quentin Tarantino

  • Diễn viên chính: 
  • Độ dài: 100 phút
  • Điểm IMDb:

    8.3

    /10

Reservoir Dogs là bộ phim đầu tay của đạo diễn Quentin Tarantino, được đánh giá là một trong những bộ phim độc lập vĩ đại nhất mọi thời đại. Đồng thời, bộ phim này luôn nằm trong danh sách những phim gây tranh cãi của điện ảnh, vì những cảnh phim bạo lực.

Reservoir Dogs (1992)

Nội dung của Reservoir Dogs mở đầu là cảnh 8 người đàn ông đang ăn sáng tại 1 quán ăn ở Los Angeles trước khi họ bắt đầu thực hiện kế hoạch cướp kim cương của mình.

Reservoir Dogs (1992)

Toàn phim là một màu lạnh nhằm nổi bật màu đỏ của máu. Những nhân vật trong phim cũng cá tính một cách đầy duyên dáng khiến cho những cảnh bạo lực trở thành “đặc sản” trong phim của Quentin Tarantino, khiến khán giả dần dần chấp nhận điều đó.

5. Công Viên Kỷ Jura – Jurassic Park (1993)

  • Thể loại:
  • Công chiếu: 9 tháng 6, 1993
  • Phát hành:

    Universal Pictures

  • Đạo diễn:

    Steven Spielberg

  • Diễn viên chính:
  • Độ dài: 127 phút
  • Điểm IMDb:

    8.1

    /10

Jurassic Park là phim điện ảnh phiêu lưu khoa học viễn tưởng của Mỹ, là phần phim đầu tiên của thương hiệu điện ảnh Công Viên Kỷ Jura, dựa theo nguyên tác tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Michael Crichton.

Jurassic Park (Công Viên Kỷ Jura) (1993)

Phim lấy bối cảnh tại hòn đảo giả tưởng Isla Nublar nằm ở vùng ven biển Thái Bình Dương thuộc Trung Mỹ, nơi nhà triệu phú John Hammond và một nhóm các nhà di truyền học đã tạo ra một công viên hoang dã gồm nhiều chủng loại khủng long được dòng hóa.

Jurassic Park (Công Viên Kỷ Jura) (1993)

Khi hệ thống an ninh và năng lượng của công viên bị vô hiệu hóa, một nhóm những khách tham quan công viên, bao gồm cháu ruột của Hammond, đã phải tìm cách sinh tồn và trốn thoát khỏi hòn đảo nguy hiểm.

Jurassic Park (Công Viên Kỷ Jura) (1993)

27 năm đã trôi qua và bộ phim kinh dị của Steven Spielberg chưa khi nào khiến khán giả quên cảm giác vừa mãn nhãn vừa rùng rợn với những con khủng long ăn thịt khổng lồ. Phim cũng được nhớ đến như một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của công nghệ CGI và kỹ xảo mô hình cơ khí.

Jurassic Park (Công Viên Kỷ Jura) (1993)

Jurassic Park ra đời trong giai đoạn công nghệ làm phim còn chưa phát triển nhưng thành công với 3 giải Oscar cho các hạng mục kỹ thuật như kỹ xảo, hình ảnh, thiết kế âm thanh khiến cho nhiều bộ phim được làm sau này phải khâm phục.

6. Nhà Tù Shawshank – The Shawshank Redemption (1994)

  • Thể loại:
  • Công chiếu: 23 tháng 9 năm 1994
  • Phát hành:

    Columbia Pictures

    (1994 – 1999),

    Warner Bros.

    (1999 – nay)

  • Đạo diễn:

    Frank Darabont

  • Diễn viên chính:
  • Độ dài: 142 phút
  • Điểm IMDb:

    9.3

    /10

The Shawshank Redemption là một bộ phim tâm lý của Hoa Kỳ, dựa trên tiểu thuyết của Stephen King, Rita Hayworth and Shawshank Redemption, khắc họa nhân vật Andy sống gần hai thập kỷ trong Nhà tù Shawshank cấp tiểu bang, một nhà tù hư cấu tại Maine, và tình bạn của anh với Red, một người bạn tù.

The Shawshank Redemption (Nhà Tù Shawshank) (1994)

Nhà tù Shawshank tác động mạnh mẽ vào khán giả bởi tính nhân văn sâu sắc trong nội dung, sự tinh tế trong việc khắc họa hình tượng nhân vật và cách dẫn dắt câu chuyện đầy cuốn hút. Có thể nói, đây là một bộ phim hoàn hảo cả về mặt nội dung và nghệ thuật. Những tầng ý nghĩa không chỉ dừng lại ở các câu chuyện bề nổi, mà còn được ẩn đi rất khéo léo vào trong các hình ảnh biểu tượng và các chi tiết đối xứng tương phản được trải đều khắp thước phim. “Những điều vĩ đại nhất được tìm thấy từ nơi tăm tối nhất”.

The Shawshank Redemption (Nhà Tù Shawshank) (1994)

The Shawshank Redemption được mệnh danh là bộ phim hay nhất mọi thời đại, tính đến nay vẫn đứng thứ nhất trong top 100 phim điện ảnh với số điểm IMDB vì có rất nhiều bài học cuộc sống bạn có thể học được từ bộ phim này.

7. Câu Chuyện Đồ Chơi – Toy Story (1995)

  • Thể loại:
  • Công chiếu: 22 tháng 11, 1995
  • Phát hành:

    Walt Disney Pictures

    ,

    Buena Vista Distribution

  • Đạo diễn:

    John Lasseter

  • Diễn viên chính:
  • Độ dài: 81 phút
  • Điểm IMDb:

    8.3

    /10 

Toy Story là bộ phim hoạt hình dài đầu tiên của Pixar sử dụng công nghệ 3D và là bộ phim hoạt hình dài được sản xuất bằng máy tính đầu tiên trong lịch sử điện ảnh. Câu Chuyện Đồ Chơi được đánh giá là một trong những bộ phim hay nhất trong lịch sử hoạt hình, được lựa chọn để lưu trữ và bảo tồn tại National Film Registry vì có “ý nghĩa quan trọng về văn hoá, lịch sử và thẩm mỹ ” vào năm 2005.

Toy Story (Câu Chuyện Đồ Chơi) (1995)

Nội dung xoay quanh một nhóm các đồ chơi có cảm xúc và hành động giống con người nhưng giả vờ là vật vô tri mỗi khi có người ở xung quanh, với hai nhân vật chính là cao bồi Woody và cảnh sát vũ trụ Buzz Lightyear.

Toy Story (Câu Chuyện Đồ Chơi) (1995)

Nhắc đến Toy Story là nhắc đến câu chuyện của đồ chơi, thế nhưng, nhìn rộng hơn, thực chất Toy Story là câu chuyện về tình bạn. Bắt đầu với Woody và Buzz Lightyear có hiềm khích, tưởng chừng không bao giờ có thể thân thiết. Bởi vậy, Toy Story chưa bao giờ được coi là bộ phim chỉ dành cho trẻ em.

Toy Story (Câu Chuyện Đồ Chơi) (1995)

Nếu như với các em nhỏ, đây là một bộ phim hoạt hình đặc sắc, tuy nhiên đối với người lớn, Toy Story là bộ phim đánh dấu một tuổi thơ tươi đẹp, là thời khắc để ôn lại kỉ niệm và trở lại khoảng thời gian còn là một đứa trẻ.

Toy Story (Câu Chuyện Đồ Chơi) (1995)

8. Tiếng Thét – Scream (1996)

  • Thể loại:
  • Công chiếu: 20 tháng 12 năm 1996
  • Phát hành:

    Dimension Films

  • Đạo diễn:

    Wes Craven

  • Diễn viên chính:
  • Độ dài: 111 phút
  • Điểm IMDb:

    7.2

    /10

Scream là một bộ phim kinh dị Mỹ có nội dung kể về Sidney Prescott – một học sinh trung học trong thị trấn hư cấu Woodsboro trở thành mục tiêu của một kẻ giết người bí ẩn được gọi là Ghostface. Bộ phim là sự kết hợp giữa hài hước, bí ẩn và bạo lực.

Scream (Tiếng Thét) (1996)

Scream đã được ghi nhận là đã làm sống lại thể loại kinh dị vào những năm 1990, với phong cách hài hước, lôi cuốn và dễ gây tò mò đã sớm trở thành một cơn sốt lúc bấy giờ, dần dà được biết đến như một cái tên huyền thoại trong dòng phim kinh dị slasher.

9. Titanic (1997)

  • Thể loại:
  • Công chiếu: 19 tháng 12, 1997
  • Phát hành:

    20th Century Fox

     

  • Đạo diễn:

    James Cameron

  • Diễn viên chính:
  • Độ dài: 194 phút
  • Điểm IMDb:

    7.8

    /10

Bộ phim đưa James Cameron trở thành đạo diễn vĩ đại, biến nam diễn viên Leonardo DiCaprio thành diễn viên trẻ được yêu thích nhất, còn Kate Winslet mãi là nàng thơ của Hollywood. Đến tận bây giờ, người ta vẫn không ngừng nói về nó.

Titanic (1997)

Titanic là một bộ phim điện ảnh lãng mạn thảm họa sử thi, lấy ý tưởng dựa trên vụ đắm tàu RMS Titanic nổi tiếng trong lịch sử vào năm 1912, với sự tham gia của Leonardo DiCaprio và Kate Winslet trong vai hai con người đến từ hai tầng lớp khác nhau trong xã hội, họ đem lòng yêu nhau trên chuyến ra khơi đầu tiên của con tàu xấu số.

Titanic (1997)

Titanic thành công ngoài lý do khắc họa được một thảm họa chìm tàu, mà còn đề cập đến cuộc đối đầu gay gắt giữa thiên nhiên và con người, giữa tình yêu và sự phân biệt giai cấp trong xã hội.

Titanic (1997)

Titanic chính là Romeo và Juliet thời hiện đại. Hiện tại, bộ phim đã được Netflix mua lại bản quyền và có sẵn trên ứng dụng để phục vụ cho khán giả muốn thưởng thức lại bộ phim bom tấn này.

10. Săn Quỷ – Blade (1998)

  • Thể loại:
  • Công chiếu: Ngày 21 tháng 8 năm 1998
  • Phát hành:

    New Line Cinema

  • Đạo diễn:

    Stephen Norrington

  • Diễn viên chính:
  • Độ dài: 120 phút
  • Điểm IMDb:

    7.1

    /10

Blade là một bộ phim kinh dị siêu anh hùng của Mỹ, dựa trên hình tượng siêu anh hùng Marvel Comics cùng tên, đây là phần đầu tiên của loạt phim Blade.

Blade (Săn Quỷ) (1998)

Trong phim, Blade là một Dhampir, một con người có sức mạnh của ma cà rồng nhưng không phải điểm yếu của họ, người cùng với cố vấn của mình là Abraham Whistler và nhà huyết học Karen Jenson, chiến đấu chống lại ma cà rồng, cụ thể là Deacon Frost cực kỳ độc ác.

Blade (Săn Quỷ) (1998)

Khác với tông màu tươi sáng của nhiều tựa phim siêu anh hùng cùng thời điểm, Blade tăm tối hơn và cũng đẫm máu hơn rất nhiều. Đây cũng là một trong những tựa phim nổi bật trong nghiệp diễn xuất của Wesley Snipes.

Blade (Săn Quỷ) (1998)

Blade là một bộ phim siêu anh hùng đen tối vào thời đó. Thành công của Blade mở đầu cho thành công điện ảnh của Marvel và tạo tiền đề cho những bộ phim chuyển thể từ truyện tranh tiếp theo.

11. Ma Trận – The Matrix (1999)

  • Thể loại:
  • Công chiếu: 31 tháng 3 năm 1999
  • Phát hành:

    Warner Bros.

  • Đạo diễn: Chị em nhà Wachowski
  • Diễn viên chính:
  • Độ dài: 136 phút
  • Điểm IMDb:

    8.7

    /10

The Matrix là một bộ phim khoa học viễn tưởng, được trao 4 giải Oscar và xếp ở vị trí 18 trong danh sách 250 phim hay nhất mọi thời đại của trang IMDb. Ma Trận để lại ảnh hưởng to lớn đối với những phim hành động ra đời sau năm 1999 ở Hollywood.

The Matrix (Ma Trận) (1999)

Bộ phim kể về coder/hacker phải đối mặt với một quyết định khó khăn: Nuốt viên thuốc màu xanh để mãi mãi đắm chìm vào thế giới mà trực giác của anh ta tin tưởng, hoặc, nuốt viên màu đỏ và đối mặt với sự thật: Thế giới thực chỉ là mô phỏng và con người đã bị máy móc chi phối.

The Matrix (Ma Trận) (1999)

Keanu Reeves (Neo) chính là linh hồn mãi mãi không thể thay thế của Matrix Trilogy.

The Matrix (Ma Trận) (1999)

Yếu tố chính làm nên thành công và sức sống của Ma Trận: hành động và kỹ xảo. Lấy cảm hứng từ phim võ thuật Hong Kong phát triển thời bấy giờ cùng hiệu ứng quay chậm slow-motion, bộ phim đã hồi sinh thể loại hành động và gán cho nó những đặc tính mới.

The Matrix (Ma Trận) (1999)

Không chỉ lồng ghép nhiều quan niệm triết học sâu sắc, hành động và kỹ xảo mãn nhãn, The Matrix còn cho khán giả của 20 năm trước cái nhìn thoáng qua về internet trong thế giới điện ảnh.

12. Kẻ Sát Nhân Cuồng Tín – American Psycho (2000)

  • Thể loại:
  • Công chiếu: 21 tháng 1, 2000
  • Phát hành:

    Lions Gate Films

  • Đạo diễn:

    Mary Harron

  • Diễn viên chính:
  • Độ dài: 101 phút
  • Điểm IMDb:

    7.6

    /10 

American Psycho là một bộ phim kinh dị tâm lý châm biếm, một thành công về tài chính và nhận được đánh giá tích cực, với lời khen ngợi đặc biệt cho cả kịch bản và màn trình diễn của Bale. Nó đã phát triển một cộng đồng những người hâm mộ phim này.

American Psycho (Kẻ Sát Nhân Cuồng Tín) (2000)

Nội dung phim xoay quanh Patrick Bateman (Christian Bale), một doanh nhân thành đạt với ngoại hình lúc nào cũng bảnh bao, lịch sự. Nhưng bên trong con người này là sự ám ảnh với bạo lực và cảm giác dồn nén, ức chế kéo dài. Patrick Bateman luôn muốn nổi điên với người khác và tìm lý do để ra tay giết người.

American Psycho (Kẻ Sát Nhân Cuồng Tín) (2000)

Cái kết mơ hồ của American Psycho đã để lại ấn tượng đậm sâu cho khán giả, bên cạnh những cảnh máu me giết chóc ghê người. Không ai khẳng định được Patrick Bateman có phải tên giết người hàng loạt thật hay tất cả chỉ là sự hoang tưởng của một kẻ tâm thần không bình thường.

13. Chúa Tể Của Những Chiếc Nhẫn: Hiệp Hội Nhẫn Thần – The Lord of the Rings: The Fellowship of the Ring (2001)

  • Thể loại:
  • Công chiếu: 19 tháng 12 năm 2001
  • Phát hành:

    New Line Cinema

  • Đạo diễn:

    Peter Jackson

  • Diễn viên chính:
  • Độ dài: Chiếu rạp: 178 phút, Bản mở rộng: 208 phút
  • Điểm IMDb:

    8.8

    /10

Lord of the Rings: The Fellowship of the Ring là bộ phim giả tưởng mở đầu cho Chúa tể của những chiếc nhẫn (bộ 3 phim).

The Lord of the Rings: The Fellowship of the Ring (Chúa Tể Của Những Chiếc Nhẫn: Hiệp Hội Nhẫn Thần) (2001)

Lấy bối cảnh vùng Middle-earth, bộ phim kể về cuộc hành trình tiêu diệt Chiếc nhẫn quyền lực (One Ring) của một người Hobbit tên là Frodo Baggins. Số phận của Middle-earth nằm trong tay Frodo và tám người bạn trong Hiệp hội bảo vệ nhẫn (The Fellowship of the Ring) trong chuyến đi tới núi Doom ở Mordo, nơi duy nhất có thể phá huỷ chiếc nhẫn One Ring của Chúa tể bóng tối Sauron.

The Lord of the Rings: The Fellowship of the Ring (Chúa Tể Của Những Chiếc Nhẫn: Hiệp Hội Nhẫn Thần) (2001)

Hai ngàn năm sau chiếc nhẫn rơi vào tay một người lùn Hobbit. Lúc này chúa tể hắc ám Sauron cũng chuẩn bị nổi dậy để tranh giành. Họ phải làm sao để tiêu hủy được chiếc nhẫn trong sự đuổi bắt của Sauron. Những tình tiết hồi hộp sẽ làm các bạn không thể bỏ lỡ giây phút nào cả. Đây thực sự là phần mở đầu cho thể loại fantasy thật ấn tượng và khó quên.

14. Vùng Đất Linh Hồn – Spirited Away (2002)

  • Thể loại:
  • Công chiếu: 20 tháng 7, 2001 (Nhật Bản)
  • Phát hành:

    Walt Disney Pictures

    (Hoa Kỳ)

  • Đạo diễn:

    Miyazaki Hayao

  • Độ dài: 125 phút
  • Điểm IMDb:

    8.6

    /10

Vùng Đất Linh Hồn là một bộ phim hoạt hình Nhật Bản đề tài tuổi mới lớn và kỳ ảo, công chiếu năm 2001 của xưởng phim Ghibli, trở thành phim điện ảnh hoạt hình thành công nhất trong lịch sử nước này. Bộ phim đón nhận đa số đánh giá tích cực và đã giành chiến thắng giải Oscar cho phim hoạt hình hay nhất tại lễ trao giải lần thứ 75, giải Gấu Vàng tại Liên hoan phim quốc tế Berlin năm 2002.

Spirited Away (Vùng Đất Linh Hồn) (2002)

Spirited Away kể về chuyến phiêu lưu của cô bé loài người – Chihiro Ogino đến vùng đất linh hồn ma thuật trong lần chuyển nhà cùng bố mẹ. Do vô tình ăn phải thức ăn của thần linh nên cả bố và mẹ cô bị biến thành heo. Để giải cứu bố mẹ và quay trở về thế giới loài người, cô bé Chihiro Ogino phải làm việc cho mụ phù thủy Yubaba xảo quyệt. Ở thế giới này, Chihiro Ogino đã gặp lại Haku – vị thần đã cứu cô thoát chết lúc cô bị ngã xuống sông khi còn bé.

Spirited Away (Vùng Đất Linh Hồn) (2002)

Mặc dù đã ra mắt gần 20 năm nhưng những nét vẽ trong Spirited Away vẫn rất đẹp, từng nhân vật trong phim đều được xây dựng mang các đặc trưng riêng giúp cho người xem dễ dàng phân biệt. Spirited Away đã trở thành tượng đài trên Thế giới vì đem lại hình ảnh mới hơn cho thể loại hoạt hình – trước đó luôn mang định kiến là dòng phim không dành cho người trưởng thành.

15. Lạc Lối Ở Tokyo – Lost in Translation (2003)

  • Thể loại:
  • Công chiếu: 3 tháng 10, 2003 (Hoa Kỳ)
  • Phát hành:

    Focus Features

    (Mỹ)

  • Đạo diễn:

    Sofia Coppola

  • Diễn viên chính:
  • Độ dài: 101 phút
  • Điểm IMDb:

    7.7

    /10

Lost in Translation là một bộ phim hài-chính kịch, xoay quanh câu chuyện giữa một diễn viên hết thời Bob Harris (Bill Murray) và một cô gái vừa tốt nghiệp đại học Charlotte (Scarlett Johansson), vô tình nảy nở một mối quan hệ sau khi gặp nhau tại một khách sạn ở Tokyo.

Lost in Translation (Lạc Lối Ở Tokyo) (2003)

Đây không phải là một bộ phim buồn, nó chỉ thật. Vẻ đẹp ở những thước phim có thể gợi tả tâm lí nhân vật qua không gian, có thể khiến khán giả đồng cảm. Sự lãng mạn của bộ phim ở những cảnh quay tại Tokyo, ở quán karaoke, ở những lời bài hát. Sự chân thực của bộ phim nằm trong câu thoại, ngắn, gọn, riêng tư và thưa thớt.

Lost in Translation (Lạc Lối Ở Tokyo) (2003)

Lost in Translation tìm được sự cân bằng giữa sự nặng nề và nét hài hước hóm hỉnh. Người xem vừa có cảm giác buồn vừa cảm thấy tức cười dù nụ cười trong phim chỉ khẽ như một cái cười mỉm. Phim có tiết tấu chậm, một số người sẽ thấy Lost in Translation vô cùng buồn tẻ nhưng số khác – những người bị lạc – sẽ thấy ở tác phẩm này một sự đồng cảm sâu xa.

16. Giữa Bầy Xác Sống – Shaun of the Dead (2004)

  • Thể loại:
  • Công chiếu: 29 tháng 3, 2004
  • Phát hành:

    Universal Pictures

  • Đạo diễn:

    Edgar Wright

  • Diễn viên chính:
  • Độ dài: 99 phút
  • Điểm IMDb:

    7.9

    /10

Shaun of the Dead là một bộ phim hài kinh dị, có sự tham gia diễn xuất của Pegg và Nick Frost trong vai hai người bạn thân Shaun và Ed, buộc phải lánh nạn trong một quán rượu cùng với những người thân yêu của họ khi đại dịch zombie bùng phát.

Shaun of the Dead (Giữa Bầy Xác Sống) (2004)

Được lấy cảm hứng từ loạt phim truyền hình Space, bộ phim có rất nhiều khoảnh khắc hài hước xen lẫn yếu tố kinh dị từ bầy xác sống, có