Top 3 việc làm HOT nhất cho sinh viên ngành điện tử viễn thông –
Top 3 việc làm HOT nhất cho sinh viên ngành điện tử viễn thông
Nếu như bạn là một sinh viên tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, bạn sẽ có cơ hội với những công việc vô cùng lý tưởng được liệt kê sau đây.
Điện tử viễn thông là một lĩnh vực quan trọng trong xu thế phát triển kỹ thuật, công nghệ của thế giới. Việc bạn đang sử dụng những thiết bị điện tử nào, hạ tầng mạng ra sao, các dịch vụ về truyền hình cáp như thế nào đều là những sản phẩm đầu ra của lĩnh vực Điện tử viễn thông. Chính vì vậy, đây là một ngành thu hút rất nhiều các sinh viên yêu thích kỹ thuật, công nghệ thông tin và xử lý máy móc theo học, đồng thời đang là một trong những khối ngành có mức lương trung bình nằm trong Top của Việt Nam. Nếu như bạn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, trở thành một kỹ sư có chuyên môn cao, kinh nghiệm tốt thì mức lương 40 – 50 triệu tại các doanh nghiệp quốc tế hay các Tập đoàn hàng đầu như Viettel, FPT hay Mobifone là chuyện trong tầm tay. Để giúp bạn hiểu sâu hơn về cơ hội của ngành học này và có thêm động lực học tập, dưới đây sẽ là thông tin TOP 3 việc làm HOT nhất sau khi bạn tốt nghiệp và đi làm..
1. Kỹ sư ngành điện tử viễn thông
Kỹ sư điện tử viễn thông là một vị trí mà bất cứ một doanh nghiệp nào kinh doanh trong ngành điện tử viễn thông hay công nghệ thông tin cũng cần thiết. Mức thu nhập bình quân của vị trí này dành cho những người đã có kinh nghiệm thường nằm ở mức 20 triệu đồng/tháng. Đây là công việc mà bất cứ một sinh viên tốt nghiệp ngành Điện tử viễn thông nào cũng có thể nộp hồ sơ để tham gia ứng tuyển. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp trả lương cao nhất cho vị trí này nằm trong khối các tập đoàn công nghệ viễn thông như: Viettel, Mobifone, Vinaphone…
Yêu cầu đầu tiên của vị trí này là tốt nghiệp đại học chuyên ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông, Công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, các chứng chỉ/kỹ năng như Tiếng Anh sẽ là một lợi thế cạnh tranh. Là một kỹ sư điện tử viễn thông, bạn sẽ làm các công việc liên quan đến quản lý, vận hành, khai thác và bảo dưỡng các thiết bị điện tử, cơ sở hạ tầng mạng, đảm bảo chất lượng hệ thống truyền dẫn, công nghệ thông tin. Bản chất công việc này có thể đòi hỏi bạn phải làm việc và công tác tại nhiều tỉnh thành hoặc khi công ty phát triển dự án tại nước ngoài.
Đọc thêm: Vô vàn lý do vì sao nên lựa chọn học trực tuyến?
2. Kỹ sư lập trình
Là một kỹ sư lập trình, bạn sẽ làm các công việc liên quan đến phát triển sản phẩm và dịch vụ mạng, viễn thông và các sản phẩm, phần mềm liên quan đến điện tử, viễn thông cho các doanh nghiệp. Kỹ sư lập trình là một mảnh đất màu mỡ cho các sinh viên bởi không chỉ các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực liên quan mà nhiều doanh nghiệp thương mại, sản xuất cũng có nhu cầu tuyển dụng kỹ sư lập trình để phát triển sản phẩm, dịch vụ, phần mềm phục vụ quản lý và kinh doanh.
Đặc biệt, đây là công việc có mức lương trung bình khá cao (khoảng 25 triệu VNĐ) và tương đương với nó là những yêu cầu rất khắt khe về kinh nghiệm và kỹ năng. Ví dụ như bạn sẽ phải biết sử dụng các hệ thống cơ sở dữ liệu: SQLite, Core Data. Cùng với đó, nắm vững kiến về thức lập trình hướng đối tượng OOP, mô hình phát triển phần mềm MVC/MVP/MVVM.
Đọc thêm: Top 5 ngành nghề hot sau dịch Covid-19
3. Kỹ sư quản trị mạng
Trên đây là hình ảnh mô tả của tin tuyển dụng vị trí Kỹ sư quản trị mạng. Công việc của một kỹ sư quản trị mạng chủ yếu liên quan đến việc vận hành, kiểm tra, giám sát hệ thống mạng của doanh nghiệp. Nhu cầu nhân lực của việc làm này cũng xuất phát từ nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều loại hình, lĩnh vực khác nhau, trong đó các doanh nghiệp sản xuất tại các khu công nghiệp cũng rất cần đến. Mức lương của một kỹ sư quản trị mạng cũng thuộc TOP cao trong các ngành, nhiều doanh nghiệp trả đến 30 – 40 triệu/tháng cho các kỹ sư có chuyên môn và kỹ năng tốt. Để có thể tiến xa với vị trí này và có được những cơ hội việc làm với mức lương cao, bạn cần trang bị cho mình kỹ năng Tiếng Anh (bắt buộc). Bên cạnh đó, hãy theo học và lấy các chứng chỉ liên quan như CCNA, CCNP, JNCIA, JNCIS-SP. Hầu hết những người đã có khoảng hai – ba chứng chỉ và các kỹ năng trên đây đều có thể ứng tuyển với mức lương trên 30 triệu/tháng tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Đọc thêm: Những yếu tố khiến học trực tuyến phát triển “thần tốc”
Ngành điện tử viễn thông không phải là một ngành được báo chí thường xuyên nhắc tới như một ngành HOT. Tuy nhiên, đây là một ngành nghề có tiềm năng và cơ hội rất cao. Nó sẽ mang đến cho những người trong ngành cả tiền bạc, chức vị. Trên đây chỉ là 3 trong số rất nhiều những việc làm HOT mà một người tốt nghiệp đại học ngành điện tử viễn thông có thể theo đuổi. Và cả ba công việc với kiến thức, kỹ năng, mức lương đều ở vị trí nhân viên/chuyên viên. Nếu như thăng cấp lên vị trí quản lý, mức lương và đãi ngộ sẽ còn đáng ngạc nhiên hơn rất nhiều. Tuy nhiên, để trở thành một kỹ sư hay một chuyên viên giỏi trong ngành này đòi hỏi tài năng và kiến thức chuyên môn cao. Vì vậy, nếu đã xác định theo đuổi bạn hãy nỗ lực và thực sự kiên trì với nó ngay từ những ngày còn ngồi trên giảng đường Đại học. Chúc bạn thành công!
Nếu bạn đang tìm một cơ sở đào tạo ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông, Đại học trực tuyến TNU-Elearning là một lựa chọn tuyệt vời để tìm hiểu, hãy gọi Hotline: 0914.709.118 để được tư vấn.