Top 13+ Giáo Án Khám Phá Khoa Học Chủ Đề Bản Thân, Bé Cần Gì Dể Lớn Lên Và Khỏe Mạnh

– Trẻ biết họ tên, ngày sinh, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích, khả năng của bản thân.

Bạn đang xem: Giáo án khám phá khoa học chủ đề bản thân

– Trẻ biết mỗi người có những đặc điểm riêng.

– Trẻ biết chấp nhận, tôn trọng sự khác biệt giữa mình và bạn khác (CS59)

2/ Kỹ năng:

– Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân biệt, nhận xét,phán đoán, tổng hợp.

– Luyện kỹ năng thu thập thông tin: Về sự giống và khác biệt giữa mình và bạn bằng nhiều cách khác nhau.

– Phát triển kỹ năng giao tiếp, hợp tác, phản xạ nhanh khi tham gia trò chơi.

– Trẻ nói rõ ràng (CS65).

3/ Thái độ:

– Trẻ hứng thú, mạnh dạn, tích cực tham gia hoạt động trải nghiệm.

– Trẻ biết trân trọng, yêu quí bản thân mình, tôn trọng các bạn.

II/ Chuẩn bị:

1. Môi trường:

– Địa điểm; Trong lớp

– Vệ sinh sạch sẽ và đảm bảo an toàn cho trẻ.

2. Phương tiện:

– Máy tính, máy chiếu.

– Máy ảnh, Ipad, điện thoại.

3. Đồ dùng của cô:

Đoạn phim video về anh Bôm (Nhân vật trong chương trình điều ước thứ bẩy).

– Nhạc một số bài hát: Vũ điệu rửa tay, Nhạc không lời “Love is bluc”

– Bảng hỏi: “Tớ là ai”

– File tìm sự giống và khác nhau giữa mình và bạn.

2. Đồ dùng của trẻ:

20 kẹp file bài tập

– Bài tập “Tớ là ai” (Trẻ làm bài tập giới thiệu về bản thân trẻ).

*

– Nhạc không lời

– Bảng thu thập thông tin về sự giống và khác nhau về sở thích, đặc điểm, khả năng giữa trẻ và bạn.

– Nhóm 1: Đèn tạo bóng, giấy trắng, bút dạ, giá vẽ.

– Nhóm 2: Mực dấu, kính lúp, giấy in hình bàn tay, bút dạ, bột nặn, khay đựng.

– Nhóm 3: Tấm nhựa trắng, bút dạ.

– Nhóm 4: 2 khung sân khấu, trang phục biểu diễn, đài, USB, có ghi sẵn một số bài hát; 2 giá vẽ, bút dạ màu, một số nhạc cụ âm nhạc, 2 chiếc ghế…

III/ CÁCH TIẾN HÀNH

1/ Ổn định tổ chức

– Cô giới thiệu khách.

– Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “cặp đôi hoàn hảo”.

– Cho trẻ tìm đôi chơi vận động theo nhạc và thực hiện chạm vào các bộ phận của bạn theo yêu cầu của cô (Chạm tay, chân, lưng, vai…)

2/ Phương pháp, hình thức tổ chức.

2.1. Khai thác hiểu biết của trẻ về các thông tin của bản thân trẻ và của bạn.

* Trò chơi: “Tell all about me!” Trẻ tự giới thiệu bản thân.

Cô giới thiệu: Các con sẽ về chỗ và điền thông tin bản thân vào bài tập theo yêu cầu (tên, ngày sinh nhật, sở thích…) Cho trẻ về các nhóm hoàn thành bài tập giới thiệu về bản thân.

– Bạn nào muốn chia sẻ, giới thiệu về bản thân mình với các bạn ở trong lớp? (mời 2-3 trẻ)

=> Mỗi bạn lớp mình đều có đặc điểm riêng, không giống những bạn khác, chính những đặc điểm riêng ấy tạo nên sự khác biệt, độc đáo giữa bạn này với bạn khác.

* Trò chơi: “Làm theo lời tôi”

– Cho trẻ đứng thành vòng tròn, cô giới thiệu cách chơi: Khi cô đưa ra yêu cầu về: Sở thích, khả năng, đặc điểm riêng đặc trưng, các con hãy lắng nghe thật kỹ yêu cầu của cô và thực hiện theo đúng yêu cầu.

+ Lần 1: Các bạn có cùng đặc điểm, sở thích cùng nhảy vào vòng (VD: Ai thích ăn rau giống cô? Ai không thích uống nước cô ca giống cô?).

+ Lần 2: Tìm và phát hiện các bạn trong nhóm, trong lớp có đặc điểm hoặc sở thích giống mình. (VD:Trang Lan mặc áo hoa giống tôi; Hồng Hạnh tóc dài giống tôi.)

* Trò chơi: “Đôi bạn thân”

– Trò chơi (Tìm đôi) mỗi bạn tự tìm cho mình một người bạn để tạo thành đôi bạn thân và nghe cô hướng dẫn cách chơi:

+ Các con có muốn tìm hiểu đặc điểm, sở thích khả năng của bạn mình không?

– Bằng các câu hỏi đặt ra đối với bạn mình như:

+ Cậu thích ăn gì nhất?

+ Cậu yêu ai nhất?

+ Cậu thích truyện gì nhất?… Các con sẽ tìm xem bạn mình giống mình ở những điểm gì thì chúng mình sẽ cùng nhau ghi lại kết quả vào phần chung giữa 2 vòng tròn, còn những điểm khác nhau của bạn nào thì chúng mình sẽ ghi lạị ở bên vòng tròn của bạn đó nhé. Chơi xong trẻ có thể chia sẻ kết quả, đôi của mình với đôi của bạn khác trong lớp.

3.Luyện tập

* Hoạt động nhóm:

– Nhóm 1: Đồ hình người

+ Cho trẻ đồ hình nằm của các bạn trong nhóm sau đó cùng nhau so sánh hình của mình với hình của các bạn, để thấy được sự khác biệt về hình ảnh của mình và của bạn.

– Nhóm 2: In dấu vân tay, đồ hình bàn tay trên bột.

+ Mỗi nhóm hai bạn tự in từng ngón vân tay vào các ô trống hoặc đồ hình bàn tay trên bột. Sau khi in và đồ xong trẻ sẽ cùng nhau quan sát, so sánh tìm sự khác nhau giữa hai bạn trong nhóm về vân tay và bàn tay của mình.

– Nhóm 3: In bóng chân dung

+ Một trẻ sẽ tạo bóng mình dưới ánh sáng của đèn trên tờ giấy, các bạn trong cùng nhóm sẽ in lại bóng của bạn, sau khi trẻ cùng nhau in xong sẽ quan sát, so sánh về sự khác biệt giữa bóng của mình và bạn.

– Nhóm 4: Mặt trời bé con tỏa sáng

+ Cô cho trẻ nghe cùng 1 bản nhạc, một bài hát…và cho 2 bạn ở 2 sân khấu khác nhau tự thể hiện khả năng sáng tạo: vận động theo nhạc, múa, biểu diễn thời trang theo cách riêng của mình trước các bạn.

=> Trẻ tự thu dọn đồ dùng sau khi chơi.

* Xem video về anh Bôm: Giáo viên trò chuyện về các hoạt động của trẻ vừa tham gia:

– Các con vừa tham gia những hoạt động gì?

– Chúng mình có phát hiện ra được điều gì không?

– Mỗi bạn đều có những đặc điểm rất khác nhau về hình dáng, về cấu tạo, của từng bộ phận cơ thể và khả năng sáng tạo…Điều đó tạo nên một lớp học rất là vui và sinh động đúng không các con.

– Hôm nay cô muốn giới thiệu với chúng mình một đoạn phim vô cùng đặc biệt, nhân vật chính trong đoạn phim này cô tin rằng sẽ rất nhiều bạn đã biết, nào chúng mình cùng hướng lên màn hình xem đoạn phim này nói về ai nhé.

– Cô cho trẻ xem đoạn phim nói về sự cố gắng vượt lên bệnh tật của anh Bôm.

– Sau khi xem xong đoạn video này con cảm thấy như thế nào?

– Anh Bôm trong đoạn video có gì đặc biệt?

=> Cô chia sẻ cảm xúc của mình về Bôm: Mặc dù mắc bệnh hiểm nghèo và có một sức khỏe không tốt, nhưng anh Bôm đã luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn để trở thành một trong những sinh viên xuất sắc của học viện âm nhạc Quốc Gia đấy các con ạ.

+ Con muốn nói gì và gửi lời nhắn đến anh Bôm?

3. Kết thúc:

=> Các con ạ, mỗi người đều có những điểm khác biệt, hãy tôn trọng, yêu thương, chấp nhận sự khác biệt của mọi người xung quanh.

1. Mục đích, yêu cầu:a) Kiến thức:– Trẻ biết mắt, mũi, tai, tay, miệng là 5 giác quan rất quan trọng của cơ thể.– Trẻ biết gọi tên, công dụng của các bộ phận và của các giác quan trên cơthể bé.b) Kỹ năng:– Rèn khả năng quan sát, nếm, ngửi, sờ, cảm nhận thực hiện theo yêu cầucủa cô. chú ý ghi nhớ có chủ định ở trẻ ở trẻ.c)Giáo dục:– Giáo dục trẻ cách giữ gìn cơ thể khỏe mạnh, biết chăm sóc các giác quansạch sẽ để có một cơ thể khỏe mạnh và tránh làm những việc gây tổn thươngcho các giác quan.– Trẻ tích cực tham gia các hoạt động.2. Chuẩn bị:– Hình ảnh 2 khuôn mặt em bé, các giác quan cắt rời.– Hình ảnh hành vi đúng, sai3. Tiến hành hoạt độnga) Hoạt động mở đầu: “ Vui chơi cùng bé ’’– Cho trẻ vận động theo bài hát “ Nhảy cùng zin zin ’’.– Trong bài hát nhắc đến những bộ phận nào ?b) Hoạt động nhận thức:*Giới thiệu:– Cô cho trẻ nhắm con mắt bên trái. Nhắm con mắt bên phải. Nhắm cả haicon mắt. Các bạn có nhìn thấy gì không?*Cung cấp kiến thức:– Cô một hai ba mở mắt ra và hướng lên màng hình.– Các con nhìn thấy gì ko?
Vì sao các con nhìn thấy được?– Cô cùng trẻ quan sát và trò chuyện về đôi mắt.

+ Lông mi có tác dụng gì ? (bảo vệ đôi mắt không bị bụi bẩn rơi vào )+ Các bạn có bị đau mắt bao giờ chưa? Cảm giác thế nào?+ Khi nào bạn chảy nước mắt vậy nhỉ ? Có khi nào không khóc mà chảynước mắt không?+ Làm thế nào để bảo vệ đôi mắt của mình?– Mắt còn gọi là cơ quan gì? Mắt còn gọi là cơ quan thị giác.– Mắt không chỉ để nhìn mà còn để thể hiện cảm xúc tình cảm của mình vớingười khác.– Cho trẻ thể hiện khuôn mặt vui, buồn…– Cô xịt nước hoa.– Các con phát hiện có điều gì xảy ra?+ Các con thử bịt chặt mũi lại xem còn ngửi thấy mùi thơm của nước hoanữa không?+ Nhờ vào đâu mà chúng mình ngửi được mùi?– Cùng quan sát và trò chuyện về cái mũi?– Mũi còn gọi là cơ quan gì nào?– Để chiếc mũi sạch đẹp chúng ta phải làm gì?– Cô cho trẻ bịt tai lại lắng ghe tiếng nhạc.– Khi bịt tai lại các con thấy như thế nào. Vậy con nghe được nhờ vào bộphận nào ?– Cùng quan sát và trò chuyện về cái tai ?– Tai dùng để làm gì? Chúng ta có mấy tai? Nếu không có tai thì chúng tanhư thế nào? Chúng mình phải làm gì để bảo vệ đôi tai?– Tai còn gọi là cơ quan gì? Tai là cơ quan thính giác.– Cô cho trẻ trải nghiệm ném cam, đường và hỏi cảm nhận của trẻ khi ném.– Con thấy có vị gì? Nhờ cái gì mà con biết đấy là vị ngọt, vị chua? Lưỡinằm ở đâu?– Cho trẻ quan sát hình ảnh cái lưỡi+ Lưỡi còn gọi là cơ quan gì? Lưỡi còn gọi là cơ quan vị giác.+ Con sẽ làm gì để bảo vệ chăm sóc răng miệng, lưỡi?– Cô khái quát lại và giáo dục trẻ chăm sóc răng miệng– Cô chuẩn bị một ly nước ấm cho trẻ sờ .

Xem thêm: Các Nước Cộng Sản Trên Thế Giới Hiện Nay Và Triển Vọng, Các Nước Theo Chủ Nghĩa Xã Hội (Cập Nhật 2023)

– Cho trẻ xòe bàn tay quan sát và trò chuyện với trẻ về đôi bàn tay.– Da giúp chúng ta cảm nhận được độ nóng, lạnh, cứng, mềm. Da bao bọctrên cơ thể, bảo vệ cơ thể đối với sự thay đổi của môi trường. Đôi bàn taycòn có khả năng cảm nhận tốt nhất nên có thể nói đôi bàn tay đại diện chocơ quan xúc giác.– Cô khái quát lại: Cơ thể con người ai cũng cần có đủ các bộ phận và cácgiác quan. Nếu cơ thể thiếu hoặc bị yếu bất kỳ một giác quan nào cũng gâykhó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Nên chúng ta phải chăm sóc vệ sinhtắm rửa sạch sẽ hằng hằng và ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để cácgiác quan cũng như cơ thể khỏe mạnh.*Trò chơi luyện tập:*Trò chơi 1: “Khuôn mặt nghộ nghĩnh”.– Cách chơi: Cô chuẩn bị 2 khuôn mặt chưa gắn các giác quan. Hai đội sẽ lêngắn những bộ phận còn thiếu trên khuôn mặt. Sau một thời gian đội nào gắn đúngsẽ được cô khen.– Cô cho cháu thực hiện và cô nhận xét kết quả.*Trò chơi 2: “Đội nào nhanh nhất”– Cho trẻ chia 3 đội, các đội lắng nghe cô đọc câu hỏi và đội nào có tín hiệunhanh nhất sẽ dành quyền trả lời câu hỏi. Đội nào trả lời sai thì nhường quyền trảlời cho đội khác* Trò chơi 3: Thử tài cùng bé.* Cách chơi: Trên màng hình cô có rất nhiều hình ảnh về hành vi đúng vàhành vi sai, các con quan sát hình ảnh nếu các con nghĩ đó là hành vi đúng thì cáccon chạy về mặt vui, sai thì chạy về mặt buồn. Sau một thời gian bạn nào chọnnhanh và đúng sẽ được cô tuyên dương.c) Kết thúc hoạt động:– Cô cùng trẻ hát bài “ Tay thơm tay ngoan”.

Album ảnh

*

HÌNH ẢNH HỘI THI

Lượt xem: 809

*

Ảnh hội thi trang trí lớp

Lượt xem: 4215

*

Hình ảnh thao giảng chuyên đề cấp huyện về tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ trong trường mầm non

Lượt xem: 8194