Top 10 cách làm vết thương hở mau khô tại nhà

Vết thương ngoài da hở miệng nếu không khô nhanh thì nguy cơ nhiễm trùng sẽ rất cao. Do đó, muốn vết thương mau lành thì phải kết hợp với các cách làm vết thương hở mau khô và chế độ ăn uống phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê một số phương pháp điều trị chi tiết và hữu hiệu nhất.

Bạn có biết vết thương hở bao lâu thì lành?

Đối với một vết thương hở miệng thì không có thời gian cụ thể, không thể xác định “Bao lâu thì lành”. Vết thương lành nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào nhiều điều kiện như: Cơ địa, mức độ hở của vết thương, hình thức sơ cứu.

Cơ địa

Đối với người bình thường, khi có một vết thương ngoài da thì tầm 3-5 phút sau máu sẽ bắt đầu ngừng chảy. 5-6 tiếng sau thì miệng vết thương bắt đầu khô và hơi sưng. Khoảng 3-4 ngày sau bắt đầu kết vẩy và liền lại.

Người có cơ địa máu khó đông cần cẩn thận đối với các vết thương hở miệngNgười có cơ địa máu khó đông cần cẩn thận đối với các vết thương hở miệng

Tuy nhiên, đối với những người có chứng máu khó đông hoặc không đông thì máu sẽ chảy liên tục, chảy ra ngoài nhiều và không có dấu hiệu ngừng lại. Nếu tình trạng này kéo dài mà không có hình thức sơ cứu thì người bị thương dễ gặp nguy hiểm.

Mức độ hở của vết thương

Tùy vào mức độ của vết thương dài hay ngắn, nông hoặc sâu mà thời gian vết thương khô miệng khác nhau. Ví dụ, một vết cắt dài và sâu trúng mạch máu thì máu sẽ chảy ra nhiều hơn đồng thời thời gian miệng vết thương khô cũng lâu. Tương tự, đối với vết cắt ngắn và nông thì thời gian hồi phục sẽ ngắn hơn.

Hình thức sơ cứu

Nếu như lúc miệng vết thương bắt đầu hở mà có biện pháp cầm máu kết hợp thoa thuốc thì vết hở sẽ tự khô nhanh hơn là để nó tự phục hồi. Cho nên, không có một mốc thời gian chính xác cho việc “Vết thương hở miệng bao lâu thì lành” đối với mỗi người.

3 bước xử lý giúp vết thương hở nhanh khô

Nếu để vết thương hở tự khô bằng cơ chế tự chữa lành của cơ thể thì mất rất nhiều thời gian và có nguy cơ nhiễm trùng cao. Do đó, cần phải có biện pháp sơ cứu vết thương hở miệng kịp thời.

Làm sạch vết thương đúng cách

Đây là bước đầu trong cách làm vết thương hở mau khô vô cùng quan trọng. Bởi vì, cần phải loại bỏ cát, đất và vật thể lạ trên miệng vết thương sau đó mới có thể tiến hành các bước khác.

Làm sạch vết thương bằng nước muối chính là một trong những cách làm vết thương hở mau khôLàm sạch vết thương bằng nước muối chính là một trong những cách làm vết thương hở mau khô

Không được làm sạch vết thương hở miệng bằng cách kê dưới nước lạnh. Lúc này cần phải rửa bằng nước muối sinh lý (NaCl 9%). Kết hợp dùng tăm bông để nhẹ nhàng loại bỏ vật thể lạ. Nếu là thủy tinh mảnh vụn thì nên đến các cơ sở y tế để y tá xử lý chuyên nghiệp hơn.

Xử lý, sát trùng vết thương

Sau khi loại bỏ sạch sẽ các vật thể lạ ra khỏi miệng vết thương thì dùng nước sát khuẩn thấm nhẹ lên miệng vết hở. Sau đó bôi thêm thuốc kháng sinh hoặc thuốc mỡ để thúc đẩy quá trình tái tạo da non, làm vết thương mau chóng lành lặn.

Sát trùng vết thương ngay sau khi rửa để tránh nguy cơ nhiễm trùngSát trùng vết thương ngay sau khi rửa để tránh nguy cơ nhiễm trùng

Dù vết thương có ở mức độ nào thì cũng nên dùng băng gạc để che lại tránh bụi bẩn và viêm nhiễm. Không cần phải băng quá chật vì sẽ ảnh hưởng đến miệng vết hở đồng thời gây khó khăn khi tháo băng.

Đề xuất đọc: Có nên bịt kín vết thương hở không? Cần lưu ý gì?

Cung cấp dưỡng ẩm cho khu vực da xung quanh

Cần phải theo dõi vết thương đồng thời bôi thuốc lên miệng vết thương cùng với các vùng da lân cận. Đặc biệt, cần phải dưỡng ẩm các vùng xung quanh tránh tình trạng da khô, nứt nẻ.

10+ Cách làm vết thương hở mau khô tại nhà bằng nguyên liệu thiên nhiên

Các phương pháp điều trị vết thương bằng các nguyên liệu từ thiên nhiên được nhiều người ưa chuộng vì nó rẻ, nguyên liệu dễ kiếm và cách chế biến đơn giản. Dưới đây là một số cách chế biến các nguyên liệu thiên nhiên giúp vết thương hở mau khô mang lại hiệu quả cao nhất.

Dùng nha đam

Thành phần chính của nha đam 90% là nước nên có khả năng dưỡng ẩm cao. Đồng thời, trong nha đam có các chất sát khuẩn phù hợp để làm dịu vết thương. Nếu thường xuyên sử dụng nha đam để đắp lên vết thương thì cơ bản chúng sẽ rất nhanh lành.

Sử dụng nha đam như một cách làm vết thương hở mau khôSử dụng nha đam như một cách làm vết thương hở mau khô

Nguyên liệu:

  • Nha đam: 1-2 tép

Cách làm:

  • Nha đam rửa sạch, gọt vỏ, ngâm vào nước để loại bỏ mủ vàng.
  • Cho nha đam sạch vào máy xay nhuyễn.
  • Dùng dịch nha đam đã xay đắp lên miệng vết thương từ 10 -15 phút sau khi chúng có dấu hiệu kết vảy.
  • Dùng khăn ướt lau sạch dịch nha đam trên da.

Sử dụng giấm táo để vết thương mau khô

Trong giấm táo có chứa một lượng axit nhẹ có khả năng khử trùng và có tác dụng làm các mạch máu nhanh chóng co lại. Do đó, nếu muốn vết thương hở miệng mau lành thì giấm táo là một sự lựa chọn an toàn.

Giới thiệu cách làm vết thương hở mau khô từ giấm táoGiới thiệu cách làm vết thương hở mau khô từ giấm táo

Nguyên liệu:

  • Giấm táo: 10ml – 15ml
  • Bông tẩy trang

Cách làm:

  • Dùng giấm táo thấm ướt bông tẩy trang
  • Lấy bông tẩy trang đã được tẩm dung dịch đắp lên miệng vết thương từ 10 -15 phút.
  • Sau khi hết thời gian quy định dùng nước muối sinh lý để rửa lại vết thương.

Dầu tràm trà

Ít ai biết được dầu tràm trà có công dụng trong việc giúp co thắt mạch máu, làm kín miệng vết thương. Thêm vào đó, dầu tràm trà còn giúp các mô bị tổn thương xung quanh giảm sưng, làm mềm mạch máu.

Dầu tràm da được dùng nhiều trong các cách làm vết thương hở mau khô truyền thốngDầu tràm da được dùng nhiều trong các cách làm vết thương hở mau khô truyền thống

Nguyên liệu:

  • Dầu tràm trà: 10ml – 15ml
  • Bông tẩy trang

Cách làm:

  • Dùng bông tẩy trang thấm ướt dầu tràm trà.
  • Cho miếng bông tẩy trang lên miệng vết thương để cầm máu. Dầu tràm trà có thể dùng mỗi ngày để vết thương mau lành hơn.

Tinh bột nghệ

Trong tinh bột nghệ có chứa các chất chống oxy hóa làm căng trẻ làn da đồng thời có tính chất sát khuẩn. Sử dụng tinh bột nghệ thường xuyên và đều đặn sẽ giúp miệng vết thương hở mau lành.

Tinh bột nghệ có tính sát khuẩn cao dùng làm vết thương hở mau khôTinh bột nghệ có tính sát khuẩn cao dùng làm vết thương hở mau khô

Nguyên liệu:

  • Tinh bột nghệ
  • Nước ấm

Cách làm:

  • Pha nước ấm vào tinh bột nghệ tạo thành hỗn hợp sền sệt
  • Cho hỗn hợp lên miệng vết thương sau đó đợi từ 10 -15 phút sau đó rửa sạch lại với nước.
  • Thường xuyên dùng tinh bột nghệ đều đặn và thường xuyên thì miệng vết thương sẽ nhanh chóng kết vẩy.

Rửa vết thương với nước muối

Nước muối sinh lý có tính sát khuẩn và có công dụng trong việc ngăn ngừa vết thương nhiễm trùng. Nếu miệng vết thương hở lớn thì nên sử dụng nước muối rửa vết thương trước khi thay thuốc để đạt hiệu quả làm lành nhanh nhất.

Nước muối sinh lý có công dụng sát khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùngNước muối sinh lý có công dụng sát khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng

Thêm vào đó, dùng băng gạc hoặc bông gòn hút nước để thấm nước muối chạm nhẹ lên vết thương để lau đi bụi bẩn, thuốc kháng sinh, thuốc mỡ còn tồn đọng. Chỉ nên rửa vết thương 2 lần/ ngày để tránh trường hợp vết thương bị “nhão” khó lành.

Mật ong

Trong mật ong có tính sát khuẩn sao nên thường được dùng để sát khuẩn đồng thời nó còn tính chất dưỡng ẩm da. Điều này làm các mô tế bào xung quanh miệng vết thương được cấp nước đầy đủ thúc đẩy quá trình làm lành vết thương nhanh hơn.

Cách làm vết thương hở mau khô hữu nhất chính là sử dụng mật ongCách làm vết thương hở mau khô hữu nhất chính là sử dụng mật ong

Nguyên liệu:

  • Mật ong

Cách làm:

  • Dùng mật ong thoa trực tiếp lên miệng vết thương và đợi từ 15 – 20 phút.
  • Sau đó, dùng khăn giấy ướt lau đi lớp mật ong trên miệng vết thương.

Dầu bạc hà

Đối với dầu bạc hà không nên bôi trực tiếp lên miệng vết thương đang hở vì nó có thể làm giãn nở mạch máu và khiến máu chảy nhiều hơn. Chỉ nên dùng nó khi miệng vết thương hở đã kết vảy.

Dầu bạc hà không dùng cho vết thương đang hở miệng trực tiếpDầu bạc hà không dùng cho vết thương đang hở miệng trực tiếp

Nguyên liệu:

  • Dầu bạc hà

Cách làm:

  • Sử dụng dung dịch nước muối sinh lý NaCl để rửa vết thương
  • Dùng dầu bạc hà bôi lên xung quanh vết thương, nên tránh bôi vào miệng vết thương đang hở
  • Tiến hành massage nhẹ để máu bầm ứ xung quanh hòa tan.

Làm lành vết thương tại nhà bằng tỏi

Ít ai dùng tỏi như một cách làm vết thương hở mau khô bởi vì nó không được phổ biến và hiếm người biết đến. Thực tế, trong tỏi chứa một lượng lớn chất sát khuẩn đồng thời điều hòa và lưu thông máu.

Tỏi được xem là một trong các cách làm vết thương hở mau khô hữu hiệu ít người biếtTỏi được xem là một trong các cách làm vết thương hở mau khô hữu hiệu ít người biết

Nguyên liệu:

  • Tỏi: 4-5 tép lớn

Cách làm:

  • Tỏi lột sạch vỏ và giã nhuyễn (không thêm nước)
  • Cho phần tỏi giã nhuyễn lên miệng vết thương, tuy mới đầu sẽ đau rát nhưng về sau thì miệng vết thương bắt đầu khép lại và nhanh lành hơn.
  • Để xác tỏi trên vết thương từ 10 -15 phút sau đó loại bỏ, rửa sạch lại với nước.

Sử dụng baking soda để vết thương mau khô

Baking Soda là một loại nguyên liệu phổ biến trong làm đẹp. Nó là chất tẩy rửa mạnh rất thích hợp để làm chất sát khuẩn để tránh cho vết thương bị viêm nhiễm. Đồng thời, đối với da khô thì nên cấp ẩm cho da sau khi dùng Baking Soda để làm vết thương mau khô.

Baking Soda chứa hàm lượng chất tẩy cao nên làm da khôBaking Soda chứa hàm lượng chất tẩy cao nên làm da khô

Nguyên liệu:

  • baking Soda: Nước ấm
  • Nước ấm
  • Bông tẩy trang

Cách làm:

  • Hòa tan Baking Soda vào nước ấm sau đó khuấy đều tay
  • Dùng bông tẩy trang thấm ướt dung dịch sau đó đắp lên miệng vết thương và đợi từ 10 -15 phút
  • Sau khi hết thời gian thì dùng nước muối sinh lý rửa sạch lại vết thương.

Làm khô vết thương với túi trà hoa cúc

Trà hoa cúc có chứa nhiều chất chống oxy hóa làm căng trẻ làn da. Từ đó, kéo căng và kích thích tái tạo da non. Nếu thường xuyên sử dụng túi trà hoa cúc để đắp lên miệng vết thương đảm bảo chỉ trong vài ngày miệng vết thương sẽ kết vảy.

Túi trà hoa cúc bổ sung các chất chống oxy hóa, làm căng trẻ làn daTúi trà hoa cúc bổ sung các chất chống oxy hóa, làm căng trẻ làn da

Nguyên liệu:

  • Túi trà hoa cúc: 1-2 gói

Cách làm:

  • Dùng nước ấm để ngâm túi trà
  • Sau đó xé bóc trà lấy hoa cúc khô được ngâm nở đắp lên miệng vết thương
  • Để xác hoa cúc trên da từ 10 -15 phút sau đó rửa sạch với nước.

Chế độ ăn uống giúp vết thương hở nhanh khô

Ngoài các cách xử lý và sơ cứu vết thương ngoài da thì chế độ ăn uống đóng góp một phần quan trọng trong việc giúp vết thương hở nhanh khô. Dưới đây là một số mẹo khi lựa chọn thực phẩm ăn uống lành mạnh thúc đẩy thời gian làm lành vết hở.

Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng chính là cách làm vết thương hở mau khô hữu hiệu nhấtĂn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng chính là cách làm vết thương hở mau khô hữu hiệu nhất

  • Bổ sung nguồn protein từ thịt đỏ: Bò, thịt gà, trứng… để tái tạo các tế bào mới, kích thích hình thành da non để vết thương khép miệng mau lành.
  • Bổ sung tiền tố sắt, axit folic, các loại vitamin từ rau củ có màu xanh đậm để thúc đẩy quá trình tái tạo máu. Đặc biệt các vitamin E, A, B từ các loại trái cây như: Chuối, cam, bơ… có lợi cho quá trình sản sinh nên các mô tế bào.
  • Bổ sung nguồn đạm từ hải sản để cơ thể có đủ sức đề kháng nuôi dưỡng vết thương mau lành.
  • Uống đủ từ 2-4 lít nước mỗi ngày để các hệ cơ quan có đủ độ ẩm để làm việc.

Tìm hiểu: Vết thương lên da non kiêng ăn gì nhanh lành?

Những điều cần chú ý khi chăm sóc vết thương hở tại nhà

Trong quá trình thực hiện một số phương pháp làm vết thương hở mau khô thì cũng có một số điều cần lưu ý để đạt được kết quả chăm sóc tốt hơn. Dưới đây là một số lưu ý mà mọi người cần nằm lòng để tránh trường hợp càng chăm sóc vết thương càng nặng.

Dùng cồn rửa vết thương có hại hơn là có lợiDùng cồn rửa vết thương có hại hơn là có lợi

  • Bổ sung đạm từ thịt đỏ là điều cần thiết nhưng hạn chế không nên ăn nhiều vì sẽ gây nên sẹo thâm.
  • Không nên rửa vết thương hở miệng bằng oxy già hoặc cồn 90 độ vì chỉ làm các tế bào hở miệng thêm và kích thích mạch máu hoạt động chảy nhiều hơn.
  • Băng bó vết thương cẩn thận với độ rộng vừa đủ, tránh băng bó quá chật làm miệng vết thương hẹp khí. Băng bó quá rộng không đạt hiệu quả và dễ bị các yếu tố bên ngoài môi trường tác động gây viêm nhiễm.
  • Nếu có vết thương ở các bộ phận mang tính liên kết như: Khuỷu tay, khuỷu chân thì nên hạn chế hoạt động để miệng vết thương không bị rách.
  • Trong quá trình chăm sóc vết thương không nên rắc bột kháng sinh trực tiếp vết thương. Hành động này không có tác động mà ngược lại còn làm cho miệng vết thương khó lành, gây lở loét, viêm mủ.

Bài viết trên đã giới thiệu một số cách làm vết thương hở mau khô uy tín và có hiệu quả cao. Hy vọng những thông tin được đề cập trong bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức trong việc chăm sóc vết thương. Đồng thời không còn bỡ ngỡ trong việc xử lý các vết thương hở miệng.