Top 10 Công Việc Tài Chính: Mức Lương Ngành Tài Chính Có Cao Không?
Tài chính là lĩnh vực được rất nhiều các bạn trẻ yêu thích và mong muốn theo đuổi. Vậy có những việc làm tài chính nào? Mức lương ngành này có hấp dẫn không? Cơ hội việc làm ngành Tài chính Ngân hàng như thế nào? Để giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về lĩnh vực này, mời bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết có chủ đề “Top 10 công việc tài chính và Mức lương ngành tài chính có cao không?”
Chuyên viên phân tích tài chính
Chuyên viên phân tích đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong doanh nghiệp. Theo đó, một chuyên viên phân tích tài chính sẽ thực hiện các công việc sau:
- Thiết lập, thẩm định các thông tin liên quan đến vấn đề tài chính tại các dự án hoặc toàn doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá tài chính có thể là những khó khăn mà doanh nghiệp đang đối mặt, xu hướng phát triển nhằm đưa ra hướng giải quyết kịp thời và phù hợp.
- Lập kế hoạch, chọn ra phương án huy động vốn hiệu quả, tối ưu lợi nhuận.
- Lên kế hoạch, xây dựng quy chế, quy trình quản lý nguồn tài chính của doanh nghiệp một cách hiệu quả.
- Nhạy bén nắm bắt các vấn đề có thể gây ảnh hưởng đến tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty.
- Thực hiện các yêu cầu phân tích khác.
- Lập báo cáo kết quả công việc.
Mức lương của chuyên viên phân tích tài chính có cao không? Đây là câu hỏi được nhiều bạn yêu thích công việc này đặt ra. Theo đó, chuyên viên phân tích tài chính là một vị trí cấp cao trong doanh nghiệp, mức lương trung bình dao động từ 10 – 15 triệu đồng/tháng.
Có thể nó đây là một vị trí việc làm tuyệt vời dành cho các sinh viên chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng có thể lựa chọn.
Các nghề tài chính bạn nên tham khảo.
Kế toán
Kế toán là một trong các vị trí trong ngành tài chính được nhiều bạn trẻ yêu thích và mong muốn theo đuổi. Nhân viên kế toán là người thực hiện công việc ghi chép, kiểm tra các khoản thu chi, kiểm soát và tiếp nhận các chứng từ hóa hơn, tổng hợp và lập báo cáo tài chính cho một tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, v.v.
Các bạn trẻ yêu thích ngành nghề này có thể lựa chọn một trong hai hướng như: kế toán doanh nghiệp và kế toán công.
Mức lương của vị trí kế toán có ít kinh nghiệm, mới ra trường, dao động từ 5 – 8 triệu đồng/tháng. Đối với nhân viên kế toán đã có từ 3 năm làm việc trở lên mức lương có thể dao động từ 10 – 30 triệu đồng/tháng.
Để xác định một con số cụ thể về mức lương của vị trí kế toán sẽ phụ thuộc vào kỹ năng nghiệp vụ, kinh nghiệp, vị trí làm việc, địa điểm làm việc, v.v.
Trong các vị trí trong ngành tài chính, kế toán là công việc nhiều hứa hẹn.
Kiểm toán
Ngoài kế toán thì kiểm toán cũng là một trong các vị trí trong ngành tài chính tiếp theo cũng được rất nhiều người lựa chọn.
Kiểm toán được hiểu một cách đơn giản là việc thu thập, kiểm tra và xác thực của báo cáo tài chính nhằm cung cấp các thông tin đúng nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp/tổ chức.
Công việc của vị trí kiểm toán bao gồm việc lập kế hoạch kiểm toán; xây dựng các chương trình kiểm toán; tiến hành thu thập thông tin dựa trên các phương pháp kiểm toán; ghi chép lại các sự kiện, nhận định và con số làm căn cứ, bằng chứng để đưa ra kết luận kiểm toán; lập báo cáo.
Mức lương của kiểm toán viên như thế nào? Theo đó:
- Đối với sinh viên mới ra trường, lương khởi điểm từ 5 – 7 triệu đồng/tháng
- Sau khi có từ 1 – 2 năm kinh nghiệm mức lương dao động từ 7 – 10 triệu đồng/tháng
- Kiểm toán viên có từ 3 – 5 năm làm việc mức lương dao động từ 12 – 15 triệu đồng/tháng
- Đối với các nhân viên thâm niên có từ 7 – 10 năm kinh nghiệm mức lương từ 18 – 20 triệu đồng.
Tuy vậy, để xác định một con số cụ thể sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, vị trí làm việc, hình thức tổ chức, địa điểm làm việc.
Đọc thêm: Công Việc Của Ngành Kế Toán Kiểm Toán: Có Dễ Xin Việc?
Chuyên viên môi giới đầu tư
Chuyên viên môi giới đầu tư là người giúp khách hàng thực hiện các giao dịch đầu tư. Họ là người kết nối giữa người mua và người bán, do đó vị trí này đòi hỏi người làm phải có kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng thành thạo.
Làm tài chính, bạn có thẻ lựa chọn nghề môi giới đầu tư.
Chuyên viên môi giới đầu tư có thể làm việc tự do hoặc đầu quân cho các tập đoàn môi giới phụ thuộc vào cường độ công việc.
Mức lương của một chuyên viên môi giới đầu tư được đánh giá là tương đối cao, dao động từ 8 – 30 triệu đồng/tháng. Ngoài mức lương cứng, chuyên viên môi giới đầu tư còn nhận được các khoản hoa hồng từ các dự án đầu tư có lãi.
Chuyên gia nghiên cứu thị trường
Chuyên gia nghiên cứu thị trường đóng vai trò rất lớn trong các quyết định đầu tư, thúc đẩy kinh doanh, v.v dựa trên việc theo dõi và phân tích dữ liệu từ thị trường, đối thủ cạnh tranh.
Công việc của chuyên viên nghiên cứu thị trường là thu thập dữ liệu, phân tích đánh giá các nhà đầu tư, viết báo cáo tài chính.
Mức lương của một chuyên gia nghiên cứu thị trường dao động từ 10 – 20 triệu đồng/tháng.
Đọc thêm: Top 9 Các Công Ty Tài Chính Ở Việt Nam
Thủ quỹ
Nhân viên thủ quỹ là vị trí việc làm tiếp theo trong danh sách công việc tài chính mà Glints muốn gửi đến bạn. Theo đó, nhân viên thủ quỹ sẽ chịu trách nhiệm kiểm soát các hoạt động thu chi của doanh nghiệp, quản lý và lưu trữ các giấy tờ liên quan đến các hoạt động trên của doanh nghiệp.
Mức lương của nhân viên thủ quỹ trung bình khoảng 8 triệu đồng/ tháng.
Cơ hội việc làm ngành tài chính ngân hàng không thể không có vị trí thủ quỹ.
Nhà phân tích chính sách
Nhân viên phân tích chính sách là người thực hiện các công việc liên quan đến việc nghiên cứu, xây dựng các chính sách phù hợp với thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp; triển khai, hỗ trợ đào tạo nhân sự thực thi chính sách này.
Công việc của một nhà phân tích chính sách cơ bản như sau:
- Nghiên cứu, xây dựng hoặc cải tiến chính sách sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
- Truyền thông về chính sách mới đến toàn bộ nhân sự, hỗ đạo đào nội dung quy trình và chính sách cho nhân viên.
- Thống kê, lưu trữ, đảm bảo tính bảo mật hệ thống văn bản, dữ liệu công ty.
- Báo cáo công việc định kỳ.
Mức lương của nhà phân tích chính sách trung bình từ 12 – 16 triệu đồng trên tháng.
Đọc thêm: Top 5 Các Chứng Chỉ Kế Toán, Kiểm Toán Sinh Viên Tài Chính Không Thể Bỏ Qua
Chuyên viên định phí bảo hiểm
Chuyên viên định phí bảo hiểm là một trong những việc làm tài chính mà bạn nên lựa chọn. Họ là người làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu các giải pháp quản trị rủi ro, họ sử dụng thành thạo các mô hình toán học, xác suất thống kê và tài chính để nghiên cứu và tính toán những rủi ro có thể xảy ra.
Tại các công ty bảo hiểm, chuyên viên định phí bảo hiểm là người định giá sản phẩm bảo hiểm, tính toán khả năng thanh toán bảo hiểm của công ty với các hợp đồng bảo hiểm, và tính toán dự phòng cho các hoạt động bảo hiểm. Bên cạnh đó, chuyên viên định phí bảo hiểm còn là người tham mưu chiến lược và tư vấn đầu tư tài chính cho doanh nghiệp.
Mức lương trung bình của các chuyên gia định phí bảo hiểm theo thống kê của trang Actuarial-lookup.com không dưới 50 triệu đồng/tháng. Do đó, nếu bạn yêu thích các công việc tài chính thì chắc chắn không thể bỏ qua nghề nghiệp này.
Giao dịch viên ngân hàng
Cơ hội việc làm ngành Tài chính Ngân hàng có cao không? Theo đó, sinh viên tốt nghiệp ngành học này có nhiều cơ hội việc làm ngành tài chính hay các vị trí trong ngân hàng, trong đó không thể bỏ qua vị trí Giao dịch viên.
Giao dịch viên ngân hàng là người làm tại quầy giao dịch tại các ngân hàng, chi nhánh, hay các điểm giao dịch cụ thể. Công việc của một giao dịch viên ngân hàng là xử lý và hỗ trợ nhu cầu giao dịch từ khách hàng như:
- Rút tiền, nạp tiền, chuyển tiền
- Uy nhiệm thu
- Xử lý thông tin tài khoản
- Hạch toán các giao dịch
- Ghi chép lại các giao dịch có liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng phát sinh tại quầy giao dịch của mình.
Mức lương trung bình của một giao dịch viên thường dao động từ 6 – 8 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, giao dịch viên còn nhận được các khoản tiền khi đạt các chỉ số hiệu quả công việc. Do đó, thu nhập của họ có thể lên đến 20 triệu đồng/tháng.
Học chuyên ngành tài chính ra có thể làm giao dịch viên.
Nhà tư vấn tài chính cá nhân
Nhân viên tư vấn tài chính cá nhân được hiểu là người đánh giá nhu cầu tài chính của một cá nhân và hướng dẫn họ đầu tư một cách có hiệu quả.
Để trở thành một nhà tư vấn tài chính cá nhân, bạn phải là người liên tục cập nhật các thông tin mới nhất, xu hướng của thị trường tài chính. Bên cạnh đó, các kỹ năng mềm cũng hết sức quan trọng để họ có thể thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp và nhận được sự tin tưởng của khách hàng.
Mức lương trung bình của một nhà tư vấn tài chính cá nhân thường dao động từ 6 – 15 triệu đồng/tháng.
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ về “Top 10 công việc tài chính và mức lương của các công việc này” mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích, cũng như giúp bạn lựa chọn được một công việc phù hợp với định hướng của bản thân.
Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.
Bài viết có hữu ích đối với bạn?
Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn
Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!
Tác Giả