Top 1 Các Loại Chứng Chỉ Tiếng Anh Cần Thiết Nhất
5/5 – (1 bình chọn)
Các loại chứng chỉ tiếng anh thông dụng nhất tại Việt Nam – Đánh giá độ khó – Lệ phí thi từng loại. Những lợi ích quan trọng không thể thiếu của các loại chứng chỉ tiếng anh nào cung http://lambangdaihocchinhquy.com.vn
Các chứng chỉ anh văn ở Việt Nam được tổ chức thi hàng tuần, hàng tháng, hoặc vài tháng mới tổ chức thi tùy vào loại chứng chỉ. Tùy vào nhu cầu mà bạn nên chọn đăng ký chứng chỉ phù hợp nhất với mình, không nên thi chứng chỉ quá cao so với yêu cầu thực tế – vừa mất thời gian & tiền bạc mà thi lại khó hơn…
Tại sao lại cần chứng chỉ tiếng anh :
Bạn đang loay hoay không biết nên chọn loại chứng chỉ nào? Chứng chỉ nào dễ thi? Đăng ký ra sao? Chứng chỉ nào phù hợp với bạn và được công nhận? Bởi có quá nhiều lựa chọn như TOEIC, TOEFL, IETS, CEFR…
Có thể khẳng định rằng tiếng anh là ngoại ngữ vô cùng quan trọng trong thời buổi hội nhập như hiện tại. Nó là chìa khoá để mở ra cánh cổng để đến với một thế giới mới, có nhiều cơ hội để thành công hơn trong cuộc sống: có một công việc tốt, du học, xuất khẩu lao động, xin học bổng…
Trình độ tiếng anh của bạn sẽ được đánh giá qua các kỳ thi để được cấp một loại giấy tờ gọi là chứng chỉ tiếng anh. Tùy theo nhu cầu sử dụng của từng người mà có thể xem xét để thi những loại chứng chỉ khác nhau.
Ở Việt Nam hiện nay thì gần như tại bất cứ công ty nào cũng đều ưu tiên những ứng viên biết ít nhất ngoại ngữ, trong đó thông dụng nhất là tiếng anh. Thị trường ngoại ngữ ngày nay càng trở nên bão hoà khi hàng năm đều có một lượng lớn các sinh viên ra trường nên nếu bạn nắm được “vũ khí” tiếng anh, bạn sẽ có sức cạnh tranh rất lớn.
1. Các loại Chứng chỉ tiếng Anh A,B,C còn giá trị hay không?
Nếu để ý một chút bạn sẽ thấy, trên các trang mạng thông tin hiện nay không thiếu những lời mời gọi luyện thi và cấp chứng chỉ tiếng Anh với cam kết đỗ 100% và thủ tục nhanh gọn. Thế nhưng, trên thực tế, chứng chỉ tiếng Anh A B C đã chính thức không còn hiệu lực kể từ ngày 24/01/2014 theo quyết định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT.
Như vậy chứng chỉ tiếng anh a, b, c được cấp sau ngày 10/08/2016 sẽ không còn giá trị thay vào đó bạn nên chọn thi những chứng chỉ khác còn giá trị hiện nay phù hợp với nhu cầu của bạn.
Có thể thấy, trong tuyển dụng nói chung và tuyển dụng công chức nói riêng hiện nay, các quy định chỉ chấp nhận tiếng Anh A B C đã không còn phù hợp. Thay vào đó, Việt Nam hiện đang áp dụng chuẩn ngoại ngữ 6 bậc (A1, A2, B1, B2, C1, C2) cũng dựa trên chuẩn năng lực ngoại ngữ theo khung tham chiếu châu Âu.
Chính vì vậy, nếu đang có ý định , bạn cần phải hết sức lưu ý và tìm hiểu rõ ràng trước khi quyết định thi. Đừng để những lời quảng cáo “mật ngọt” hay nhu cầu cấp bách cần ngay một tấm bằng tiếng anh mà trở thành nạn nhân của những trung tâm làm bằng tiếng Anh A B C giả kem chất lượng. Trong khi chúng đã không còn bất kỳ giá trị và hiệu lực nào.
2.Chứng chỉ tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc
Đây là khung đánh giá năng lực và cấp chứng chỉ mới nhất được ban hành, hiện được sử dụng tại Việt Nam. Khung năng lực ngoại ngữ này không chỉ được áp dụng cho các đối tượng công viên, viên chức, giáo viên, bác sĩ mà ngay trong quy định của các quy chế đào tạo sau Đại học hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, yêu cầu ngoại ngữ đối với tuyển sinh vào các bậc đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ cũng đều sử dụng khung tham chiếu châu Âu về ngoại ngữ.
Theo giá trị tăng dần từ bậc 1 đến bậc 6, quy đổi như sau:
- Bậc 1 tương đương chứng chỉ A1
- Bậc 2 tương đương chứng chỉ A2
- Bậc 3 tương đương chứng chỉ B1
- Bậc 4 tương đương chứng chỉ B2
- Bậc 5 tương đương chứng chỉ C1
- Bậc 6 tương đương chứng chỉ C2
Xem thêm : Danh sách các trường Đại Học top đầu Việt Nam
3.Chứng Chỉ Tiếng Anh TOEIC
TOEIC – Test of English for International Communication, tạm dịch: “Bài kiểm tra tiếng Anh giao tiếp quốc tế”, do “Viện khảo thí giáo dục Hoa Kỳ” – ETS phát triển.
Chứng chỉ này nhằm đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh dành cho những người sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ (không phải tiếng mẹ đẻ).
TOEIC dành cho những bạn đang mong muốn làm việc trong môi trường nước ngoài, hoặc sử dụng tiếng Anh để giao tiếp hàng ngày.
Kết quả TOEIC sẽ phản ánh mức độ thành thạo khi giao tiếp tiếng Anh của bạn trong các lĩnh vực như kinh doanh, thương mại, du lịch…với thang điểm sau:
- TOEIC 100 – 300 điểm: Trình độ cơ bản. Khả năng giao tiếp còn yếu.
- TOEIC 300 – 450 điểm: Có khả năng hiểu và giao tiếp tiếng Anh ở mức trung bình. Là yêu cầu đối với thí sinh tốt nghiệp các trường nghề, cử nhân các trường Cao đẳng.
- TOEIC 450 – 650 điểm: Khả năng giao tiếp tiếng Anh ở mức khá. Là yêu cầu chung đối với sinh viên tốt nghiệp Đại học; nhân viên, trưởng nhóm tại các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.
- TOEIC 650 – 850 điểm: Khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt. Là yêu cầu chung đối với cấp trưởng phòng, quản lý cao cấp, giám đốc trong môi trường quốc tế.
- TOEIC 850 – 990 điểm: Khả năng giao tiếp tiếng Anh rất tốt. Sử dụng tiếng Anh thành thạo như người bản ngữ dù tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ.
Chứng chỉ TOEIC có hiệu lực trong vòng 2 năm, được công nhận và sử dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Đề thi TOEIC được chia làm 4 phần: nghe, nói, đọc, viết. Nhưng phổ biến nhất là phần thi nghe, đọc và thông thường thì các bạn thí sinh chỉ đăng ký thi 2 phần này.
Kì thi TOEIC có dạng bài thi trắc nghiệm, diễn ra trong 2 tiếng, gồm 200 câu hỏi chia đều cho 2 phần nghe hiểu và phần đọc hiểu.
Toeic hiện là chứng chỉ được nhiều người lựa chọn nhất ở Việt nam
Ở Việt Nam, trung tâm cấp chứng chỉ TOEIC có bản quyền là IIG. Các trung tâm khác vẫn phải thông qua IIG để tổ chức thi và cấp chứng chỉ. Để đăng ký thi, bạn có thể tham khảo các trung tâm đó hoặc đến trực tiếp IIG.
Tham khảo thêm thông tin tại: Quản Tri Kinh Doanh – 1 số Trường Kinh Tế Nên Học
Chứng Chỉ Tiếng Anh TOEFL
TOEFL – Test of English as a foreign language, là bài kiểm tra năng lực tiếng Anh của ETS nhằm kiểm tra khả năng tiếng Anh của bạn trong môi trường học thuật, cụ thể tại các quốc gia nói tiếng Anh (Mỹ).
Chứng chỉ TOEFL dành cho những người dùng tiếng Anh như một ngoại ngữ nhằm mục đích học tập nghiên cứu, mang tính hàn lâm. Vì thế các trường đại học ở Bắc Mỹ, Canada và các nước đang theo hệ thống giáo dục của Mỹ sử dụng TOEFL như một yêu cầu, điều kiện nhập học.
Mức độ của đề thi TOEFL khá khó và thay đổi qua các năm nên nếu bạn có ý định du học Mỹ thì cần nỗ lực thật nhiều để nắm được nó trong tay.
Tóm lại, TOEFL được sử dụng cho việc đi du học, học đại học và cao học.
Chứng chỉ TOEFL cũng sẽ có hiệu lực trong vòng 2 năm. TOEFL có 2 dạng:
- International TOEFL: bằng này do hệ thống giáo dục của Mỹ tổ chức thi và lấy bằng. Bằng này được quốc tế công nhận.
- Institutional TOEFL (TOEFL nội bộ): bằng này do một tổ chức giáo dục hoặc trường tổ chức thi và cấp bằng. Bằng này không được công nhận rộng rãi như dạng trên.
Có 2 hình thức thi là online (TOEFL iBT) và offline (TOEFL CBT, TOEFL PBT). TOEFL iBT có ưu điểm là sử dụng máy tính để làm bài nên sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng khi phải đối diện trực tiếp với giám khảo trong phần thi nói và cũng bớt sai sót trong khâu chấm bài => hiện cũng là lựa chọn của nhiều thí sinh.
Bài thi TOEFL kéo dài trong 4 tiếng, đòi hỏi bạn phải thành thạo 4 kĩ năng: nghe, nói đọc, viết. Mỗi phần có thang điểm từ 0 – 30. Điểm là tổng của cả 4 phần nên sẽ từ 0 – 120.
Tại Việt Nam, trung tâm được chấp nhận cung cấp chứng chỉ TOEFL có bản quyền vẫn là IIG.
Tham khảo thêm thông tin tại: Làm Bằng TOEIC IIG
Tips: Vì đề thi khá khó, thay đổi qua các năm và được cập nhật thường xuyên bởi ETS nên giáo viên đủ khả năng dạy cũng phải trải qua 1 khóa training của ETS thì mới được cấp bằng giảng dạy => đây là kinh nghiệm cho bạn tìm chỗ học hay luyện thi TOEFL đó.
Chứng Chỉ Tiếng Anh IELTS 1 Số Loại Chứng Chỉ Tiếng Anh Cần Thiết Nhất
IELTS – International English Language Testing tạm dịch là Kỳ thi quốc tế đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh. Đây là một chứng chỉ tiếng Anh rất phổ biến, quan trọng dành cho những người muốn đi du học Anh, Mỹ, Canada… hay muốn định cư, làm việc lâu dài ở nước ngoài, cũng là một yêu cầu bắt buộc đối với việc di cư đến Australia và Canada.
Bài thi IELTS được sử dụng để đánh giá khả năng ngôn ngữ của người muốn học tập hoặc làm việc tại nơi mà tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp. Kì thi IELTS là đứa con chung của 3 ông lớn :
- University of Cambridge ESOL – Hội đồng thí khảo tiếng Anh Đại học Cambridge
- British Council – Hội đồng Anh
- IDP – Tổ chức giáo dục IDP của Úc
Hiện nay, chứng chỉ IELTS được công nhận rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới như: Anh, Canada, Australia, Ireland, New Zealand, Nam Phi, Mỹ. Có 2 hình thức thi cho bạn chọn:
- Academic – Học thuật: Dành cho những bạn muốn học ở bậc đại học hoặc các học viện, các hình thức đào tạo sau đại học.
- General training module – Đào tạo chung: Dành cho những bạn muốn tham gia khóa học nghề, muốn tìm việc làm, hoặc vì mục đích di cư.
Bài thi IELTS gồm 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Phần thi nghe và nói sẽ thi chung, trong khi phần thi viết và đọc tùy vào việc bạn đăng ký hình thức Academic hay General. Về thang điểm của chứng chỉ IELTS:
- 9 – Thông thạo: Bạn đã hoàn toàn nắm vững ngôn ngữ. Việc sử dụng tiếng Anh của bạn là phù hợp, chính xác, trôi chảy, và bạn hoàn toàn thông hiểu nó.
- 8 – Rất tốt: Hoàn toàn nắm vững ngôn ngữ, chỉ đôi khi mắc những lỗi như không chính xác, không phù hợp nhưng những lỗi này chưa thành hệ thống. Trong các tình huống lạ có thể sẽ không hiểu. Bạn xử lý tốt với những chủ đề lập luận chi tiết, phức tạp.
- 7 – Tốt: Nắm vững ngôn ngữ, tuy nhiên đôi khi có sự không chính xác, không phù hợp, không hiểu trong một số tình huống. Nhìn chung bạn xử lý tốt ngôn ngữ phức tạp và hiểu lý luận chi tiết.
- 6 – Khá: Sử dụng ngôn ngữ tương đối hiệu quả dù có những chỗ không chính xác, không phù hợp, không hiểu. Bạn có thể sử dụng và hiểu ngôn ngữ khá phức tạp, đặc biệt trong các tình huống quen thuộc.
- 5 – Bình thường: Sử dụng được một phần ngôn ngữ, nắm được ý nghĩa tổng quát trong hầu hết các tình huống, mặc dù bạn có thể mắc nhiều lỗi. Bạn sẽ có thể giao tiếp cơ bản trong lĩnh vực quen thuộc.
- 4 – Hạn chế: Sử dụng tiếng Anh thành thạo gói gọn trong những tình huống quen thuộc. Bạn thường gặp khó khăn trong việc hiểu, thể hiện và sử dụng các ngôn ngữ phức tạp.
- 3 – Cực kì hạn chế: Có thể truyền đạt và chỉ hiểu ý nghĩa chung trong các tình huống giao tiếp rất quen thuộc. Thường gặp sự cố trong giao tiếp.
- 2 – Lúc được lúc không: Không có những giao tiếp thực sự ngoại trừ những thông tin cơ bản nhất với những từ ngữ riêng lẻ hoặc những cú pháp ngắn trong tình huống thông thường. Bạn rất khăn trong việc nói và viết tiếng Anh.
- 1 – Không biết sử dụng: Hoàn toàn không có khả năng sử dụng tiếng Anh ngoài vài từ riêng lẻ.
- 0 – Bỏ thi: Bạn không trả lời được bất cứ câu hỏi nào.
Tương tự, chứng chỉ IELTS cũng có hiệu lực trong 2 năm.
Lệ phí thi Ielts hiện khoảng gần 5 triệu và đề thi khá “khoai” cho thí sinh
Tại Việt Nam có 2 tổ chức cung cấp chứng chỉ IELTS có giá trị quốc tế là IDP và British Council – Hội đồng Anh. Bạn có thể đăng ký thi IELTS tại 1 trong 2 địa điểm này.
Hệ Thống Chứng Chỉ Tiếng Anh Của Cambridge ESOL
Cambridge ESOL là tổ chức đứng đầu thế giới về các kỳ thi tiếng Anh dành cho mọi lứa tuổi, mọi trình độ.
Các chứng chỉ của Cambridge ESOL được hàng ngàn trường đại học và cao đẳng trên thế giới sử dụng như là một trong những yêu cầu đầu vào bắt buộc.
Chứng chỉ Cambridge cũng sử dụng cho mục đích học tập, làm việc hay định cư nước ngoài.
Điểm đặc biệt duy nhất là các chứng chỉ này có giá trị vĩnh viễn và bạn chỉ cần thi một lần duy nhất.
Các kì thi của Cambridge bao gồm:
1. Kỳ thi tiếng Anh cho trẻ em YLE: dành cho các em từ 7 – 12 tuổi, có 3 cấp độ:
- Starters: dành cho lớp 1 và 2.
- Movers: dành cho các em lớp 3 và 4, tương đương cấp độ A1 trong khung năng lực đánh giá năng lực ngôn ngữ của cộng đồng Châu Âu.
- Flyers: dành cho các em lớp 5, tương đương cấp độ A2 của Châu Âu.
2. Kỳ thi Cambridge Main Suite – Tiếng Anh tổng quát: dành cho học sinh, sinh viên và người lớn, gồm các cấp độ:
- Chứng chỉ KET – Key English Test: dành cho thiếu niên và người lớn, tương đương với cấp độ A2 của Châu Âu. Ở cấp độ này bạn có thể hiểu được những bài học đơn giản, giao tiếp tốt trong những tình huống đơn giản và quen thuộc.
- Chứng chỉ PET – Preliminary English Test: dành cho những bạn ở trình độ Sơ Trung Cấp, tương đương cấp độ B1 của Châu Âu. Bạn có thể giao tiếp hàng ngày bằng cách viết hoặc nói, đọc hiểu những cuốn sách đơn giản; viết thư; viết ghi chú trong cuộc họp.
- Chứng chỉ FCE – First Certificate in English: là chứng chỉ ở cấp độ Trung cấp, tương đương với cấp độ B2 của Châu Âu. Bạn dùng tiếng Anh tốt trong giao tiếp hàng ngày ở nhiều tình huống và chủ đề khác nhau, cả trong công việc và học tập. FCE có thể được sử dụng để đi làm hoặc đi học ở nước ngoài.
- Chứng chỉ CAE – Certificate in Advanced English: chứng chỉ cao thứ 2 trong Cambridge ESOL, tương đương với cấp độ C1 của Châu Âu. Bạn có đủ khả năng dùng tiếng Anh trong hầu hết các lĩnh vực, kể cả trong chuyên môn.
- Chứng chỉ CPE – Certificate of Proficiency in English: cấp độ cao nhất trong Cambridge ESOL, tương đương cấp độ C2 của Châu Âu. Bạn có đủ khả năng đọc hiểu và giao tiếp hiệu quả trong mọi lĩnh vực và tình huống. Bạn có thể đạt đến khả năng sử dụng ngôn ngữ như người bản xứ.
3. Tiếng Anh Thương Mại:
- Chứng chỉ BEC – Business English Certificate: dành cho những ai đang chuẩn bị bước vào lĩnh vực kinh doanh và thương mại quốc tế. BEC có 3 cấp độ là BEC Preliminary, BEC vantage và BEC Higher.
- Chứng chỉ BULATS – The Business Language Testing Service: là kỳ thi đánh giá ngôn ngữ dành cho các công ty, tổ chức kinh tế. Các tổ chức kinh tế có thể sử dụng chứng chỉ BULATS để đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ trong công việc của công nhân, nhân viên của mình.
4. Tiếng Anh chuyên ngành Tài Chính: chứng chỉ ICFE
5. Tiếng Anh chuyên ngành Luật: chứng chỉ ILEC
6. Chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh dành cho giáo viên: chứng chỉ TKT, CELTA, DELTA
Nhóm kì thi số 3, 4 và 5 rất phổ biến trên 130 quốc gia nhưng ở Việt Nam hầu như chưa được biết đến.
Bạn có thể tham khảo bảng quy đổi sau:
Các kì thi này là từ Liên hiệp vương quốc Anh nên ngôn ngữ dùng chính là Anh-Anh (British English), bao gồm cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Kỹ năng thứ 5 là Use of English chỉ có từ cấp độ FCE (B2) trở lên.
Ở Việt Nam, rất nhiều trung tâm được Cambridge ủy quyền tổ chức thi các chứng chỉ Cambridge, bạn có thể lên trang web: https://www.cambridgeenglish.org để tìm trung tâm gần nhất với bạn.
Chứng Chỉ Giảng Dạy Tiếng Anh TESOL
TESOL – Teaching English to Speakers of Other Languages, tạm dịch là “Dạy tiếng Anh cho người sử dụng các ngôn ngữ khác”.
Đây là chứng chỉ quốc tế về phương pháp giảng dạy tiếng Anh dành cho giáo viên giảng dạy tiếng Anh tại những quốc gia sử dụng tiếng Anh như ngoại ngữ.
Điều kiện để tham gia chương trình đào tạo TESOL là:
- Tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng chuyên ngành tiếng Anh.
- Hoặc có chứng chỉ IELTS từ 6.0 trở lên/ TOEIC trên 750 thì được miễn thi đầu vào.
- Nếu không có chứng chỉ ngoại ngữ thì thi đầu vào.
Với yêu cầu như vậy đã cho thấy người học TESOL phải có kiến thức tiếng Anh rất vững chắc.
Người tham gia và có chứng chỉ TESOL được chứng nhận có kỹ năng và phương pháp giảng dạy tiên tiến, hiệu quả theo tiêu chuẩn quốc tế.
Hơn nữa, chứng chỉ TESOL được công nhận và sử dụng rộng rãi trên 80 quốc gia, được chấp nhận bởi hơn 1000 trường học, trung tâm ngoại ngữ trên toàn thế giới. Vì thế, nếu bạn có chứng chỉ TESOL, bạn có thể tìm kiếm cơ hội việc làm tốt ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
Chứng chỉ TESOL không thuộc về một tổ chức lớn nào cả. Hiện tại trên thế giới có rất nhiều tổ chức đào tạo và cấp bằng TESOL (British Council, Cambridge,…), bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn một tổ chức phù hợp.
Ngoài TESOL thì vẫn còn một vài chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh khác dành cho giáo viên, tuy nhiên chưa thực sự phổ biến, mình sẽ liệt kê ở đây để bạn tham khảo:
TKT – The Teacher Knowledge Test: là chứng chỉ của Cambridge ESOL từ năm 2005. TKT thích hợp cho giáo viên cấp tiểu học, trung học và đại học, nhưng có ít kinh nghiệm giảng dạy và không có bằng quốc tế. TKT thích hợp cho giáo viên có trình độ tiếng Anh trung cấp.
CELTA – Certificate in English Language Teaching To Adults: dành cho những người có ít hoặc không có kinh nghiệm giảng dạy.
TEFL – Teaching English As A Foreign Language: Phương pháp đặc thù để dạy cho những người có mục tiêu dùng tiếng Anh để phục vụ công việc hoặc học để biết. Chứng chỉ này có đặc tính linh hoạt trong việc giảng dạy ngôn ngữ ở nước ngoài hay ở đất nước nói tiếng Anh.
TESL – Teaching English As A Second Language: mang cùng ý nghĩa như TEFL, nhưng thường dùng để mô tả công việc giảng dạy ngôn ngữ cho những người sống trên đất nước nói tiếng Anh nhưng đó lại không phải tiếng mẹ đẻ của họ (người tị nạn, dân nhập cư thế hệ thứ nhất), giúp họ hòa nhập với môi trường văn hóa, làm việc, giáo dục của nước sở tại.
Xem thêm : Ngành Marketing là gì? [Chia Sẽ] 1 Số Điều Cần Biết
6. Chứng chỉ tiếng anh CEFR là 1 Số Loại Chứng Chỉ Tiếng Anh Cần Thiết Nhất
Chứng chỉ CEFR (Common European Framework of Reference for Languages) hay còn được biết đến là Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu là một tiêu chuẩn quốc tế được dùng để đánh giá khả năng ngôn ngữ. Tại Việt Nam, chứng chỉ CEFR được công nhận theo Quyết định số số 1400/QĐ-TTG của Thủ tướng chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 2008 với mục đích “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực”.
CEFR hiện đang được áp dụng rộng rãi và cần thiết cho các đối tượng: Sinh viên Đại học chính quy trên cả nước cần phải có chứng chỉ B1 theo quy định số 01/2014/BGD-ĐT để tốt nghiệp đại học.
- Các học viên chuẩn bị thi hoặc thi tốt nghiệp trình độ Thạc sĩ cần đạt chứng chỉ B1, B2 Châu Âu (đầu vào/ra) theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tất cả các giáo viên, giảng viên đang giảng dạy tiếng Anh tại các trường trên toàn quốc, trong đó giáo viên Tiểu học và Trung học cơ sở cần có bằng tiếng Anh B2 trở lên, giáo viên Trung học phổ thông cần có chứng chỉ C1 trở lên và trình độ C1, C2 đối với giảng viên.
Kết luận
Bên trên là thông tin trọn vẹn về các chứng chỉ tiếng Anh quyền lực nhất hiện nay.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm thông tin lựa chọn chứng chỉ phù hợp với mục đích, nhu cầu học tập của bản thân.
Chúc bạn học tập tốt và sớm chinh phục được ngôn ngữ “quyền lực” này nhé!