Tổng quan về bệnh sốt xuất huyết

Tổng quan về bệnh sốt xuất huyết

Dịch sốt xuất huyết đang hoành hành, có nhiều diễn biến phức tạp đe dọa sức khỏe mọi người. Hà Nội là một trong những tỉnh thành có tỷ lệ mắc sốt xuất huyết cao nhất cả nước. Bạn đã chuẩn bị cho mình những kiến thức về bệnh lý này chưa? Dưới đây là những kiến thức hữu ích về bệnh sốt xuất huyết, bạn đọc nên tham khảo.

1. Số người mắc sốt xuất huyết tăng gấp 3 lần

Sốt xuất huyết (SXH), sốt xuất huyết Dengue là bệnh lưu hành quanh năm ở Việt Nam nhưng thường tăng cao từ tháng 6 đến tháng 11. Tuy nhiên, năm nay dịch sốt xuất huyết đến sớm hơn. Trong tháng 7 ghi nhận 5.561 trường hợp mắc, 2 trường hợp tử vong. Tính từ đầu năm đến hết tháng 7, cả nước ghi nhận 44.859 trường hợp mắc tại 46 tỉnh, thành phố, trong đó có 15 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ 2015 (17.229 ca/12 tháng) số mắc tăng 2,6 lần.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm qua con đường trung gian là muỗi đốt

Nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể gặp phải biến chứng tràn dịch màng phổi, rối loạn nguyên tố đông máu như chảy máu cam, rong kinh, sốt xuất huyết dạ dày, đường tiêu hóa… Nhiều ca sốt xuất huyết dẫn tới những biến chứng nặng nguy hiểm đến tính mạng và có thể để lại những hậu quả nặng nề sau này thậm chí tử vong.

2. Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết

– Bệnh thường khởi phát với triệu chứng sốt cao đột ngột, thời gian sốt từ 2 – 7 ngày, kèm những biểu hiện như đỏ bừng mặt, da sung huyết, đau nhức cơ, đau khớp, đau đầu. Trong một số trường hợp, bệnh nhân kèm biểu hiện đau họng, viêm kết mạc mắt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn.

Sốt, xuất huyết dưới da là những triệu chứng sốt xuất huyết

– Tiếp sau đó, bệnh nhân có thể có dấu hiệu xuất huyết như: chấm xuất huyết, còn gọi là petechiae (những chấm đỏ không biến mất khi ấn vào) thường ở tay, chân, nách, ngực, thắt lưng; xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi (chảy máu cam), chảy máu chân răng, đi cầu ra máu. Ở nữ tuổi dậy thì có thể xuất huyết âm đạo.

– Từ ngày thứ 3 – 7 của bệnh, bệnh nhân giảm sốt hoặc hết sốt hẳn, tuy nhiên giai đoạn này cũng rất cần chú ý vì nó làm cho nhiều người bệnh chủ quan tưởng rằng đã khỏi bệnh nhưng đây là thời kỳ rất nguy hiểm, cần theo dõi nếu thấy người mệt mỏi, li bì, đau bụng vùng gan, tiểu ít,… cần vào viện ngay. Một số trường hợp có thể diễn tiến đến sốc SXH rất nguy hiểm. Có trường hợp biểu hiện tổn thương các cơ quan nội tạng như viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim hoặc xuất huyết trầm trọng, có thể kèm hoặc không kèm theo tình trạng cô đặc máu và sốc.

– Qua giai đoạn này, bệnh nhân sẽ có biểu hiện hồi phục dần dần như tỉnh táo, ăn uống ngon miệng, tiểu nhiều…

3. Người mắc sốt xuất huyết có bị tiêu chảy không?

Các chuyên gia cho biết: triệu chứng tiêu chảy cấp bắt nguồn từ khả năng miễn dịch của từng cơ thể người bệnh. Không phải trường hợp mắc sốt xuất huyết nào cũng bị tiêu chảy.
Triệu chứng tiêu chảy là dấu hiệu bệnh đang trở nên trầm trọng. Nguyên nhân mà người mắc bệnh sốt xuất huyết bị tiêu chảy là do phản ứng viêm của cơ thể. Khi các cơ quan trong cơ thể người bệnh nhiễm siêu vi trùng sốt xuất huyết , nhất là ở đường tiêu hóa thì gây ra triệu chứng tiêu chảy.

4. Sốt xuất huyết có lây không?

Sốt xuất huyết không lây qua đường hô hấp, dịch tiết hay tiếp xúc với người bệnh. Sốt xuất huyết chỉ lây qua muỗi Aedes (muỗi vằn) đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt”.

Như vậy, việc tiếp xúc trực tiếp giữa người khỏe mạnh và người bệnh sốt xuất huyết không làm lây bệnh. Thủ phạm lây truyền và có thể tạo thành dịch bệnh là muỗi Aedes.

Đặc điểm nhận dạng loại muỗi Aedes là màu đen, thân và chân có những đốm trắng nên thường được gọi là muỗi vằn. Muỗi đốt người bị nhiễm virus mang mầm bệnh theo cơ chế hút máu. Virus phát triển trong con muỗi khoảng một tuần rồi truyền lên tuyến nước bọt. Sau thời gian này, muỗi đốt có khả năng truyền bệnh cho người lành.

5. Chẩn đoán phát hiện sớm sốt xuất huyết

– Xét nghiệm:

+ Bạch cầu giảm

+ Tiểu cầu giảm <100.000/mm

3

(tiểu cầu càng giảm thì nguy cơ xuất huyết càng cao). 

+  Thể tích khối hồng cầu (HCT) tăng>20% so với giá trị bình thường của bệnh nhân trước đó, hoặc HCT >45% nếu không biết giá trị bình thường bệnh nhân trước đó.

Xét nghiệm máu chẩn đoán sớm bệnh sốt xuất huyết

+  Xét nghiệm chức năng gan, thận, điện giải đồ, khí máu: đánh giá mức độ bệnh. 
+ Xét nghiệm dengue fever IgM; IgG: NS1 có thể chẩn đoán sớm sốt xuất huyết dengue từ ngày đầu tiên của sốt. 
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số dịch vụ khác như:
– Chẩn đoán hình ảnh: 
+ Siêu âm ổ bụng.
+  Chụp X quang tim phổi để đánh giá mức độ bệnh, tìm biến chứng tràn dịch ổ bụng và tràn dịch màng phổi.

6. Điều trị sốt xuất huyết

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu của bệnh SXH. Việc sử dụng thuốc người bệnh cần được bác sĩ thăm khám và chỉ định cụ thể không tự ý mua thuốc về uống. Các thuốc hạ sốt như Ibufrophen, Aspirin tuyệt đối không được dùng, vì rất có hại trong bệnh nhân bị SXH. Chỉ nên dùng thuốc hạ sốt có thành phần paracetamol đơn chất, tổng liều không quá 60 mg/kg cân nặng trong 24 giờ.
Khi sốt, bệnh nhân dễ bị mất nước, cùng với triệu chứng mệt mỏi, kém ăn, kém uống làm cho bệnh nhân dễ thiếu nước thêm, vì vậy chúng ta nên chú ý bổ sung thật nhiều nước. Lượng nước dùng đối với trẻ dưới 5 tuổi khoảng 500 – 1.500ml trong ngày, trẻ trên 5 tuổi và người lớn khoảng 2.000 đến 2.500ml trong ngày.
Không nên uống những loại nước có màu đỏ, nâu, đen hoặc có gas như nước xá xị, nước trái cây sậm màu, nước củ dền, dưa hấu vì sẽ khó nhận biết giữa chảy máu ở dạ dày có màu nâu đỏ và nước trái cây khi người bệnh bị có nôn ói.
Bệnh nhân nên ăn lỏng, dễ tiêu như cơm nhão, cháo, súp. Tránh ăn những thức ăn quá nhiều dầu mỡ sẽ thấy đầy bụng khó tiêu.
Bệnh nhân cần tái khám hàng ngày, tuân thủ thực hiện các lời dặn của bác sĩ, không nên tự ý ngừng tái khám, vì có những trường hợp  bệnh nhân hết sốt là biểu hiện của bệnh SXH đang trở nặng.
Có 5 dấu hiệu trở nặng cần nhận biết sớm để đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay: Lừ đừ, li bì hoặc bứt rứt, nôn nhiều, đau bụng nhiều, xuất huyết, tay chân mát, lạnh.

7. Sốt xuất huyết có nên truyền dịch, truyền nước không?

– Ưu tiên bù nước dịch bằng đường uống: Người bệnh SXH rất nhạy cảm, dễ bị sốc phản vệ. Nếu SXH ở độ I đầu độ II cần ưu tiên bù nước bằng đường uống (oresol).
– Chỉ truyền dịch khi cần thiết: Khi SXH ở cuối độ II hay đầu độ III, huyết tương thoát ra ngoài mạch nhiều, thể tích máu trong lòng mạch giảm sút, sốt cao làm mất nước, làm cho sự giảm sút này tăng thêm, máu bị cô đặc lại, huyết áp tụt xuống, tim nhanh dẫn đến trụy tim mạch cho nên cần truyền dịch tại các cơ sở y tế uy tín có đầy đủ trang thiết bị hiện đai.
– Trong quá trình truyền dịch, nước người bệnh cần được theo dõi sát khi thấy có hiện tượng rét run, nhiệt độ tăng thì phải bỏ ngay việc truyền dịch, nước, nếu không có thể bị sốc và dẫn đến tử vong.

8. Bệnh sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi? Có tự khỏi được không?

Theo các chuyên gia cho biết: Bệnh sốt xuất huyết thường kéo dài từ 7-10 ngày. Tuy nhiên, 1-3 ngày đầu toàn trạng bệnh nhân khá ổn, không nguy hiểm đến tính mạng. Giai đoạn nguy hiểm thường diễn ra vào ngày thứ 3 đến ngày từ 7 kể từ khi mắc bệnh, trong giai đoạn nguy hiểm người bệnh có thể sốt hay giảm sốt và có thêm biểu hiện thoát huyết tương với các hiện tượng như tràn dịch màng phổi, màng bụng, mi mắt bị phù nề, gan to và đau. Khi bệnh nhân bị thoát huyết tương nhiều thì sẽ bị dẫn tới tình trạng bị sốc có các biểu hiện ra bên ngoài như vật vã, bị bứt rứt, da lạnh, tim đập nhanh, huyết áp tăng giảm đột ngột).
Bệnh diễn biến tự khỏi, các thuốc sử dụng cho bệnh nhân SXH chủ yếu để điều trị triệu chứng như hạ sốt, bù nước và điện giải, chống chảy máu, chống suy tuần hoàn (nếu có).

9. Sốt xuất huyết có tái phát không?

Nhiều người cho rằng sốt sốt huyết chỉ bị 1 lần trong đời. Đây là một quan điểm sai lầm. Sốt xuất huyết không phải là bệnh miễn dịch suốt đời. Virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết có 4 type huyết thanh DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Khi mắc sốt xuất huyết 1 lần, cơ thể sẽ chỉ tạo ra kháng thể bảo vệ đối với 1 type virus các týp vi rút còn lại thì không. Vì vậy, người bệnh vẫn có thể mắc sốt xuất huyết trở lại, mỗi người có thể mắc tối đa 4 lần sốt virus.

10. Chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả sốt xuất huyết tại bệnh viện Thu Cúc

Với mong muốn chung tay cùng cộng đồng nhanh chóng đẩy lùi đại dịch SXH, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế đã và đang nỗ lực không ngừng trong việc tiếp nhận, khám chữa và điều trị nội trú cho bệnh nhân SXH. Đây là một trong các đơn vị y tế có thế mạnh trong việc chẩn đoán sớm và điều trị sốt xuất huyết. Hiện tại, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đang thực hiện hai loại xét nghiệm sốt xuất huyết phục vụ người dân bao gồm: Xét nghiệm NS1Ag giúp phát hiện sớm sốt xuất huyết trong 1-2 ngày đầu tiên và xét nghiệm Dengue IgM và IgG phát hiện sốt xuất huyết trong 3 – 5 ngày.

Bên cạnh đó, những bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm của bệnh viện cũng sẵn sàng nỗ lực ở mức cao nhất để điều trị cho các bệnh nhân.

Bệnh viện Thu Cúc với hệ thống trang thiết bị hiện đại công nghệ cao giúp chẩn đoán chính xác phát hiện sớm bệnh sốt xuất huyết

Trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân sẽ được đội ngũ điều dưỡng viên chăm sóc chu đáo, tận tình.

Để mang đến lợi ích khám chữa bệnh cho mọi người dân, bệnh viện Thu Cúc còn áp dụng thanh toán bảo hiểm theo đúng quy định của Bộ Y tế.

Hệ thống tổng đài đặt hẹn khám và hỗ trợ tư vấn người bệnh 1900 55 88 92, hotline 0936 388 288 sẽ giúp bạn hạn chế tối đa thời gian chờ đợi và giải đáp mọi thắc mắc khi cần thiết.

11. Biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết

Hiện chưa có thuốc tiêm phòng sốt xuất huyết. Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.

Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.

– Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:

+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

+ Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) để diệt lăng quăng/bọ gậy.

+ Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.

+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.

– Phòng chống muỗi đốt:

+ Mặc quần áo dài tay.

+ Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.

+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi…

+ Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.

+ Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.

– Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Ý kiến người bệnh

“Mình bị sốt xuất huyết hiện đã điều trị khỏi. Lúc đầu mình phát hiện có triệu chứng sốt nhưng cũng khá chủ quan đến ngày thứ 2 sốt cao mình được đưa đến bệnh viện Thu Cúc để thăm khám. Sau khi làm xét nghiệm bác sĩ chẩn đoán mình bị sốt xuất huyết và có những diễn biến bệnh nghiêm trọng cần nhập viện theo dõi. 5 ngày nằm viện đúng là rất thoải mái như đi nghỉ dưỡng, được chăm sóc chu đáo lại được nghỉ ngơi phòng sạch sẽ khang trang mình thấy rất hài lòng.” – Nguyễn Văn Nam, 30 tuổi, Hà Nội.