Tổng quan và triển vọng thị trường nước giải khát Việt Nam năm 2022

Tổng quan và triển vọng thị trường nước giải khát Việt Nam năm 2022

Thị trường nước giải khát Việt Nam đã phát triển trở lại sau đại dịch Covid-19.

Dự báo tăng trưởng doanh số tiêu thụ nước giải khát giai đoạn 2022-2024 dao động trong khoảng 4.3% – 4.8% khi nền kinh tế trở lại bình thường. Triển vọng thị trường nước giải khát Việt Nam được đánh giá là giàu tiềm năng trên nhiều phân khúc nhỏ.

Tổng quan thị trường nước giải khát Việt Nam 2022

 

Thực trạng cung của ngành giải khát Việt Nam

+ Sản xuất trung bình 2022 tăng trưởng nhẹ so với cùng kì năm 2021. Tổng sản lượng sản xuất nước giải khát năm 2022 Việt Nam khoảng gần 10 triệu lít. 

Cũng như các sản phẩm của ngành đồ uống khác, trong năm 2022, sản xuất nước giải khát gặp khó khăn như:

  • Các chi phí đầu vào tăng đột biến: xăng dầu, bao bì nhựa, giấy, giá nhôm, đường,…

  • Biên lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất đều giảm so với cùng kì năm ngoái

Tuy nhiên, một tín hiệu tích cực thúc đẩy sản xuất nước giải khát là nhu cầu tăng khi các hoạt động bắt đầu mở cửa trở lại. Các hoạt động xã hội như giải trí ngoài trời, nhà hàng, du lịch và khách sạn hoạt động lại từ đầu năm 2022. Du lịch quốc tế đến Việt Nam được chính thức nối lại từ 15/3/2022. Bên cạnh đó, nhiều sự kiện văn hóa – giải trí lớn được diễn ra trong đó có SEA Games 31.

 

+ Nhập khẩu nước giải khát Việt Nam

 

– Nhập khẩu nước giải khát Việt Nam năm 2022 sụt giảm. Kim ngạch nhập khẩu nước giải khát có gas năm 2022 đạt khoảng 137 nghìn USD, giảm khoảng 14% so với cùng kì năm 2021. Kim ngạch nhập khẩu nước giải khát không gas năm 2022 đạt khoảng 67 nghỉn USD, giảm khoảng 35% so với cùng kì năm 2021.

 

Hình 1: Kim ngạch nhập khẩu nước giải khát 2021-2022eHình 1: Kim ngạch nhập khẩu nước giải khát 2021-2022e

                                                   Hình 1: Kim ngạch nhập khẩu nước giải khát 2021-2022e

 

Tuy nhiên, vẫn có những tín hiệu tích cực thúc đẩy tăng trưởng nhập khẩu nước hoa quả. Thu nhập trung bình của người dân tăng lên. Theo Tổng Cục Thống Kê, thu nhập bình quân đầu người năm 2022 ước đạt 4,6 triệu đồng/người/tháng, tăng 9,5% so với năm 2021. Cùng với đó là nhu cầu với các sản phẩm chất lượng, tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng tăng lên. Ngoài ra, sự đa dạng chủng loại, mẫu mã đẹp của các sản phẩm nhập khẩu cũng thúc đẩy tăng trưởng nhập khẩu.

 

Thực trạng cầu của ngành nước giải khát Việt Nam:

+ Tình hình tiêu thụ nước giải khát Việt Nam

  • Nhu cầu tiêu thụ nước giải khát tăng trưởng ổn định sau đại dịch Covid-19 khi các hoạt động được mở cửa trở lại. Doanh số bán lẻ nước giải khát năm 2022 đạt khoảng 4,5 nghìn lít tăng khoảng 5% so với cùng kì năm 2021.

  • Thị trường nước giải khát Việt Nam tập chung khi tổng thị phần 5 doanh nghiệp lớn nhất trong năm 2022 chỉ chiếm khoảng 57%

 

Hình 2: Doanh nghiệp nước giải khát lớn nhất và thị phần, 2017-2022Hình 2: Doanh nghiệp nước giải khát lớn nhất và thị phần, 2017-2022

                                  Hình 2: Doanh nghiệp nước giải khát lớn nhất và thị phần, 2017-2022

 

  • Pepsico duy trì vị thế dẫn đầu trong mảng nước giải khát (theo giá trị). Xét theo các phân khúc, Pepsico cũng dẫn đầu ở các mảng như: đồ uống có gas, nước hoa quả, nước đóng chai và nước uống thể thao.

  • Vị trí thứ 2 trong năm 2022 thuộc về, Coca-cola Việt Nam; chiếm thị phần lớn ở các phân khúc đồ uống có ga, nước đóng chai và nước hoa quả.

  • Tân Hiệp Phát và URC Việt Nam dẫn đầu ở phân khúc Trà uống liền trong khi Red Bull xếp đầu tiên trong phân khúc nước tăng lực

 

Nước tăng lực là phân khúc được đánh giá tăng trưởng tiềm năng nhất. CAGR của nước tăng lực giai đoạn 2017 – 2022 ước tính 9.8%, xếp sau là dòng nước đóng chai với mức độ tăng trưởng CAGR là 6.9%.

 

+ Xuất khẩu nước giải khát Việt Nam

Xuất khẩu nước giải khát tăng mạnh. Kim ngạch xuất khẩu nước giải khát có gas năm 2022 đạt khoảng 44 nghìn USD, tăng khoảng 42% so với cung kì năm 2021. Kim ngạch xuất khẩu nước ngọt không gas đạt khoảng 167 nghìn USD, tăng khoảng 42% so với cùng kì năm 2021.

 

Hình 3: Kim ngạch xuất khẩu nước giải khát 2021-2022eHình 3: Kim ngạch xuất khẩu nước giải khát 2021-2022e

                                            Hình 3: Kim ngạch xuất khẩu nước giải khát 2021-2022e

 

Triển vọng nước giải khát năm 2023

Nước giải khát giàu tiềm năng trên nhiều phân khúc nhỏ:

+ Nước đóng chai: Theo Masan, thị trường nước đóng chai ở Việt Nam với quy mô thị trường giá 17.5 nghìn tỷ đồng năm 2021, được dự báo sẽ tăng trưởng hai chữ số trong ngắn và trung hạn. Nguyên nhân đến từ chất lượng nguồn nước ngày càng suy giảm tại một số vùng, dẫn đến nhu cầu có nước uống sạch và an toàn tăng mạnh. Thêm vào đó, phần đông dân số vẫn đang thiếu nước sạch, do tốc độ tăng dân số và đô thị hóa quá nhanh. Đây được xem là các tín hiệu kỳ vọng cho thị trường nước đóng chai tăng trưởng.

+ Các dòng sản phẩm bổ dưỡng: tiêu chí của người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các sản phẩm với thành phần có lợi cho sức khỏe: nước hoa quả, các loại nước bổ dưỡng (v.d: nước yến…). Với thu nhập người tiêu dùng được cải thiện, dự kiến dòng sản phẩm này sẽ tăng trưởng trong trung và dài hạn.

+ Nước ngọt: dòng sản phẩm gắn với sự phát triển của các chuỗi ăn nhanh cũng như phát triển các dịch vụ vui chơi – giải trí (v.d: xem phim…). Nestle Việt Nam với dòng sản phẩm Milo, đang cạnh tranh với Pepsi và Coca trong phân phối tại các kênh này. Điều này đã cho thấy sự đa dạng hóa của ngành.

 

Dự báo doanh số tiêu thụ ngành giải khát trong những năm tới

Dự báo tăng trưởng doanh số tiêu thụ nước giải khát giai đoạn 2022-2024 dao động trong khoảng 4.3% – 4.8% khi nền kinh tế trở lại bình thường: Các hoạt động ăn uống bên ngoài mở cửa như trước dịch; Thương mại điện tử được đẩy mạnh cũng là nhân tố thúc đẩy doanh số.

 

  •  Thị trường Australia – cơ hội cho các doanh nghiệp đồ uống không cồn Việt Nam

 

Hình 4: Thị trường Australia – cơ hội cho các doanh nghiệp đồ uống không cồn Việt NamHình 4: Thị trường Australia – cơ hội cho các doanh nghiệp đồ uống không cồn Việt Nam

                     Hình 4: Thị trường Australia – cơ hội cho các doanh nghiệp đồ uống không cồn Việt Nam

 

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương và Cơ quan Đại diện trong việc tìm kiếm dư địa xuất khẩu, Thương vụ đã triển khai chương trình xúc tiến đồ uống không cồn Việt Nam tại Australia. Với sự quyết tâm của doanh nghiệp Việt Nam và các nỗ lực chung, đồ uống không cồn Việt Nam đã tăng trưởng ấn tượng tại thị trường này.

 

Australia là một cường quốc về nông nghiệp và chế biến nông sản, trong đó có đồ uống. Tuy nhiên, với quyết tâm của doanh nghiệp Việt Nam, và các nỗ lực xúc tiến chung, đồ uống không cồn Việt Nam, theo ITC, đã đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ lên đến 59% về kim ngạch so với cùng kỳ 6 tháng năm ngoái và đang tiếp tục khai thác tiềm năng lớn.

  • Sản phẩm nước uống kiềm ION, nhãn hiệu Fujiwa do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất theo công nghệ Nhật đang tạo ra cơn bão tại đây – 4 containers tương đương 160,000 chai nước ION được xuất khẩu sang Australia được tiêu thụ trong thời gian ngắn.

  • Nhãn hiệu nước dừa Cocoxim của Betrimex đang tạo ra doanh số và ấn tượng mạnh tại thị trường.

  • Đa dạng các loại uống đóng chai: Các loại nước uống hỗn hợp trái cây, rau quả tăng trưởng mạnh hơn 50% đạt kim ngạch 564.000 USD. Đặc biệt, nước quả không lên men chứng kiến tăng trưởng 57% đạt 7.9 triệu USD. Nước uống từ quả dứa tăng trưởng 203%, đạt 100.000 USD. Các loại nước uống đóng chai như Trà xanh 0 độ, Dr. Thanh, trà Olong được tiêu thụ ổn định tại Australia. 

  • Đối với cà phê đóng lon, hai nhãn hàng King Coffee và Meet More đang được người tiêu dùng quan tâm.

Đây được đánh giá là một thị trường tiềm năng, cơ hội có thể mở rộng cho các doanh nghiệp đồ uống.

 

Thông tin về tình hình thị trường và triển vọng ngành nước giải khát Việt Nam được tổng hợp từ “BÁO CÁO NGÀNH ĐỒ UỐNG Q4/2022” do VIRAC thực hiện. Bản báo cáo đầy đủ sẽ mang đến cho khách hàng những thông tin phân tích chuyên sâu về kinh tế vĩ mô cùng tình hình các thị trường bia – rượu mạnh – rượu vang – nước giải khát. Bên cạnh đó, VIRAC còn đưa ra một số triển vọng, dự báo, khuyến nghị cho các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh, sản xuất. 

 

ĐĂNG KÝ NHẬN DEMO BÁO CÁO NGÀNH ĐỒ UỐNG 2022

 

Ngoài ra, VIRAC có thể nghiên cứu, làm báo cáo customize để đáp ứng những nhu cầu đặc biệt, chuyên sâu của khách hàng. Đăng ký đề bài TẠI ĐÂY.

VIRAC được thành lập bởi đội ngũ nhân sự có uy tín và chuyên môn về thông tin, tài chính và nghiên cứu thị trường trong khu vực. VIRAC chuyên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến:

Các đối tác của VIRAC

  • Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

  • Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank)

  • Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)

  • Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB Bank)

  • Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam

  • Olam International

  • FrieslandCampina