Tổng quan tất cả các loại chiến lược doanh nghiệp

Trên thực tế chiến lược có rất nhiều cách phân loại khác nhau như: chiến lược sản phẩm, chiến lược phân phối, chiến lược nhân sự, chiến lược Marketing quảng cáo,… 

Chiến lược trong các doanh nghiệp là gì?

Nếu hiểu chiến lược theo kiểu đơn lẻ thì không thể bao quát những gì doanh nghiệp muốn hướng đến. Bởi lẽ, mục tiêu phát triển của doanh nghiệp không chỉ tập trung ở 1 hay 2 nội dung. Nó là tổng hòa các yếu tố tồn tại bên trong doanh nghiệp. Nó bao gồm: sản phẩm, con người, cơ sở vật chất, kênh phân phối, Marketing thương hiệu,…

Để hiểu các loại chiến lược trong doanh nghiệp theo cách tổng quát nhất, người ta quyết định phân chia nó theo cấp độ thực thi chiến lược, bao gồm: chiến lược cấp doanh nghiệp, chiến lược cấp đơn vị kinh doanh và chiến lược cấp bộ phận chức năng.

Chiến lược doanh nghiệp

Chiến lược xác định rõ mục tiêu và cách thức hành động

Phân loại chiến lược 

  • Chiến lược cấp doanh nghiệp

Chiến lược là gì?

Chiến lược này còn có tên gọi khác là chiến lược tổng thể doanh nghiệp. Nó chỉ mức độ triển khai công việc trên diện rộng, bao quát toàn thể công ty. Chiến lược này được áp dụng chủ yếu trong giai đoạn mới thành lập công ty (doanh nghiệp). Họ cần đến sự định hướng và phân công nhiệm vụ rõ ràng. Để tất cả nhân viên trong doanh nghiệp có thể hành động theo mục tiêu chung.

Đặc điểm của chiến lược 

Chiến lược cấp doanh nghiệp có những đặc điểm sau:

Xác lập mục tiêu và nhiệm vụ rõ ràng cho toàn thể doanh nghiệp

.

Trong đó có phân chia mục tiêu cụ thể, kế hoạch hành động theo từng giai đoạn trọng yếu; khẳng định vai trò lãnh đạo của người đứng đầu đơn vị, bộ phận chức năng; sự phối kết hợp giữa các bộ phận, cá nhân trong doanh nghiệp; cách thức sản xuất kinh doanh phù hợp với tiềm lực thực tế, giá trị cốt lõi của sản phẩm/dịch vụ, lợi nhuận kỳ vọng, sự tín nhiệm của khách hàng,… 

Khẳng định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

.

Chiến lược có mức độ bao quát tốt, đánh giá toàn diện các vấn đề. Trong thời buổi hội nhập kinh tế, xác định hướng đi rõ ràng cho doanh nghiệp là việc cấp thiết. Làm sao cạnh tranh được với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong cùng phân khúc thị trường? 

Chiến lược cấp doanh nghiệp cung cấp cái nhìn đa chiều về vướng mắc của doanh nghiệp. Trong đó, yếu “cạnh tranh” luôn xuất hiện tại mọi thời điểm, cần doanh nghiệp có chiến lược đối phó hiệu quả, định hướng hành động trên cơ sở lợi thế cạnh tranh.

Nâng cao hiệu quả phối hợp công việc giữa các đơn vị, bộ phận chức năng

.

Mỗi doanh nghiệp có thể xây dựng cho mình 1 hoặc nhiều chiến lược khác nhau như: chiến lược sản phẩm, chiến lược phân phối, chiến lược giá cả, chiến lược PR con người, hay chiến lược con người,… nhưng tất cả những chiến lược này chỉ thể hiện một phần nội dung của doanh nghiệp, chưa thể hiện được vai trò lãnh đạo trên quy mô tổng thể. Nói đúng hơn chiến lược đơn lẻ không có chức năng kết hợp các đơn vị, bộ phận chuyên trách. Chiến lược doanh nghiệp

Định hướng hoạt động cho tất cả nhân viên

  • Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh

Xét trên một góc độ nào đó thì đơn vị kinh doanh cũng là một bộ phận chức năng trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm toàn bộ nội dung liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, trực tiếp mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Liệu có sai khi khi phân tách chiến lược cấp đơn vị kinh doanh ra khỏi chiến lược cấp bộ phận chức năng? 

Việc làm này hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ đơn vị kinh doanh có tầm quan trọng đặc biệt trong mỗi doanh nghiệp, giữa vai trò tạo ra nguồn thu trực tiếp và gián tiếp cho các hoạt động khác. Hoạt động kinh doanh bao gồm nhiều vấn đề đan xen, lồng ghép với nhau. Nó không đơn giản là bán sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng. Đây còn là công đoạn nghiên cứu nhu cầu thị trường, định hướng quy trình sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, mở rộng mạng lưới phân phối, gia tăng thị phần hiệu quả, cạnh tranh với các đơn vị cung ứng hàng hóa khác,… 

 

Chiến lược doanh nghiệp

 Chiến lược kinh doanh có nhiều nội dung khác nhau, mục đích tạo ra lợi nhuận

  • Chiến lược bộ phận chức năng

Trong mỗi doanh nghiệp tồn tại rất nhiều bộ phận chức năng, có trách nhiệm thực hiện công việc chuyên môn, chịu sự quản lý trực tiếp và gián tiếp từ các cấp lãnh đạo. Dẫu biết rằng: bộ phận chức năng hành động theo định hướng chung của chiến lược cấp doanh nghiệp, và phối kết hợp công việc trong chiến lược cấp đơn vị kinh doanh. Không phải vì thế, mà bộ phận chức năng không có chiến lược của riêng mình. Để đạt được mục tiêu tổng thể, xác định đúng trách nhiệm, quyền hạn trong chiến lược chung, các bộ phận chức năng cũng cần có hướng đi của riêng mình, sao cho hoàn thành tốt công việc chuyên môn, đồng thời phù hợp với bối cảnh chung của doanh nghiệp.

Bộ phận chức năng được xem là tế bào của doanh nghiệp, tế bào có khỏe mạnh vững chắc thì doanh nghiệp mới hoạt động lâu dài. Mỗi bộ phận chức năng như: nhân sự, Marketing, kỹ thuật công nghệ, chăm sóc khách hàng, kế toán tài chính,… cần hoạch định cho mình chiến lược cụ thể, chi tiết, gắn với từng giai đoạn hoạt động. Chiến lược bộ phận chức năng phải là một phần của chiến lược tổng thể. Nó hỗ trợ hiệu quả cho các chiến lược kinh doanh. Từ đó góp phần tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Ý nghĩa của chiến lược 

Chiến lược có ý nghĩa quyết định cho sự thành công hay thất bại của một tổ chức. Chính vì lý do này mà nhiều người đã tìm đến dịch vụ tư vấn chiến lược như một giải pháp hiệu quả và lâu dài cho những vướng mắc của doanh nghiệp.

Chiến lược doanh nghiệp

Chiến lược bộ phận chức năng là một phần của chiến lược 

ABCOACH là đơn vị uy tín trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp toàn diện. ABCOACH quy tụ các chuyên gia hàng đầu trong nhiều lực khác nhau như: kinh tế, tài chính, khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ, quản trị kinh doanh, Marketing quảng cáo,… tự tin cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực làm việc, gia tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến tư vấn và huấn luyện doanh nghiệp. Hãy liên hệ ngay với ABCOACH để được tư vấn. Thông tin liên hệ của ABCOACH như sau:

Hotline: 0886 886 556

Mail: [email protected]

Fanpage: ABCoach – Tư vấn và huấn luyện doanh nghiệp