Tổng ôn kiến thức về tác phẩm Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài
Vợ chồng A Phủ là tác phẩm đặc sắc, giữ vai trò quan trọng trong chương trình Ngữ văn lớp 12. Đây là một trong những nội dung thường có trong các đề thi học kì, đề thi THPT quốc gia. Dehoctot.edu.vn tổng hợp các kiến thức trọng tâm cần ôn tập bao gồm tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, nội dung, nghệ thuật, các hình tượng nhân vật trong Vợ chồng a Phủ của nhà văn Tô Hoài để các em học sinh dễ dàng ôn luyện, các thầy cô có thêm tài liệu phong phú để chuẩn bị kế hoạch bài giảng.
Nội Dung Chính
Ôn tập kiến thức về tác phẩm Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài
Vợ chồng a Phủ là hiện thực vê quãng đời tăm tối, cơ cực của người dân miền núi dưới ách thống trị dã man của bọn chúa đất phong kiến, đồng thời khẳng định sức sống tiềm tàng, mãnh liệt không gì huỷ diệt được của kiếp nô lệ, khẳng định chỉ có sự vùng dậy của chính họ, được ánh sáng Cách mạng soi đường đến một cuộc đời tươi sáng.
Tìm hiểu chung về tác phẩm Vợ chồng A Phủ
Tác giả Tô Hoài
– Nhà văn Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen (1920). Quê nội ở Thanh Oai – Hà Đông.
– Viết văn từ trước Cách mạng – sáng tác với nhiều thể loại Số lượng tác phẩm đạt kỷ lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
– Ông là người có vốn hiểu biết phong phú về các phong tục tập quán, văn hóa của các vùng miền trên đất nước.– Một số tác phẩm tiêu biểu: Dế Mèn phiêu lưu ký (1941), O chuột (1942), Truyện Tây Bắc (1953)…
Tác phẩm Vợ chồng A Phủ
– Hoàn cảnh sáng tác: Trong chuyến đi thực tế dài 8 tháng cùng bộ đội và giải phóng Tây Bắc.
– “Vợ chồng A Phủ” in trong tập “Truyện Tây Bắc“- Giải nhất Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955.
Tóm tắt truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
+ Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị, không đủ tiền cưới phải vay nhà thống lí, bố của thống lí Pá Tra bây giờ. Mẹ Mị mất, bố Mị đã già mà nón nợ mỗi năm phải trả lãi một nương ngô vẫn còn.. Mị là một cô gái xinh đẹp, yêu đời, có khát vọng tự do, hạnh phúc bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà Thống lí Pá Tra. Mị trở thành đày tớ không công, bị bóc lột chà đạp, cam phận cuộc sống tủi nhục, đoạ đày. Lúc đầu Mị phản kháng nhưng dần dần trở nên tê liệt, chỉ “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”.
+ Đêm tình mùa xuân đến, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử (chồng Mị) trói đứng vào cột nhà. Còn A Phủ một thanh niên cường tráng, gan góc do đánh A Sử nên đã bị bắt, bị phạt vạ và trở thành kẻ ở trừ nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Không may A Phủ để hổ vồ mất một con bò, A Phủ đã bị đánh, bị trói đứng vào cọc đến gần chết. Cảm thương cho người cùng cảnh ngộ, Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ. – Cả hai cùng chạy đến Phiềng Sa và trở thành vợ chồng. Được cán bộ A Châu giáp ngộ cách mạng giúp đỡ, A Phủ tham gia đội du kích cùng bản làng, tham gia kháng chiến chống thực dân pháp và tay sai.
Tìm hiểu chi tiết về về tác phẩm Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài
Nhân vật Mị
Về đoạn văn mở đầu giới thiệu nhân vật Mị
Ngay từ những dòng đâu tiên người đọc đã buộc phải chú ý tới hình ảnh người con gái “ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa cạnh tàu ngựa” và “Lúc nào cũng vậy dù quay sợi thái cỏ ngựa dệt vải chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên cô ấy cũng cúi mặt mặt buồn rười rượi”
Cách vào truyện gây ấn tượng nhờ tác giả đã tạo ra những đối nghịch:
+ Một cô gái lẻ loi âm thầm gần như lẫn vào các vật vô tri: cái quay sợi tảng đá tầu ngựa trong khung cảnh đông đúc tấp nập của gia đình thống lí Pá Tra.
+ Cô gái ấy là con dâu của một gia đình quyền thế giàu có “nhiều nương nhiều bạc nhiều thuốc phiện nhất làng” nhưng sao lúc nào cũng “cúi mặt” nhẫn nhục và “mặt buồn rười rượi”
Đây là thủ pháp nhằm tạo tình huống: có vấn đề trong lối kể chuyện truyền thống giúp tác giả mở lối dẫn người đọc cùng tham gia hành trình tìm hiểu những bí ấn của số phận nhân vật.
Số phận éo le và những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật Mị (phần tiếp theo)
– Trong phần này chú ý vào hai nét chính: Cô Mị với cuộc đời cực nhục khổ đau và cô Mi với sức sống tiềm tàng dẫn tới sứ Phản kháng mãnh liệt táo bạo.
+ Vì món nợ truyền kiếp khiến Mị trở thành con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Khái niệm con dâu gạt nợ : Con dâu gạt nợ thì bề ngoài là con dâu nhưng thực chất bên trong là con nợ. Điều cực nhục và khổ đau của số phận nhân vật mà đó là: một con nợ thông thường dù khốn khổ vẫn còn hi vọng một ngày nào đó thoát khỏi thân phận con nợ khi đã thanh toán đầy đủ cho chủ nợ. Phương thức thanh toán có thể bằng tiền bằng vật chất bằng số ngày công làm việc cho chủ nợ.. Oái ăm chỗ Mị là con nợ nhưng Mị cũng lại là con dâu. Là con dâu linh hồn Mị đã bị đem trình ma nhà thống lí rồi Mị không thể chạy đâu cho thoát! Mị sẽ phải kéo lê cái thân phận khốn khổ của mình cho đến bao giờ? cho đến tàn đời!
Thực ra cái nguy cơ bị biến thành một thứ con nợ chung thân Mị đã linh cảm từ trước. Cô đã nghĩ cách cứu mình (thực chất là cứu tình yêu của mình) và trả món nợ của gia đình bằng cách đề nghị cha để cô “đi làm nương”; cô đã van xin cha: “đừng bán con cho nhà giàu”. Nhưng sự thông minh của một cô gái mới lớn không thắng được hoàn cảnh và mưu chước thâm độc của cha con thống lí. Mị bị tròng hai thứ dây trói là làm con nợ (bắt buộc) và làm con dâu (ép buộc) vì cha con thống lí Pá Tra đã muốn như thế.
Phải sống với kẻ mà mình không yêu là nỗi khổ và nỗi đau của Mị. Có đến mấy tháng trời đêm nào Mị cũng khóc. Rồi không thể chịu đựng hơn được nữa Mị tính chuyện ăn là ngón để tìm sự giải thoát: Người con gái hiếu thảo ấy trước khi chết về lạy cha mà cũng để xin cha cho mình được chết. Mấy lời thống thiết của người cha già chịu nhiều khổ não trong đời đã khiến Mị không thể nghĩ cho nỗi buồn của riêng bản thân Mị. Cô quay trớ lại nhà thống lí.
Từ đấy Mị chấp nhận cảnh ngộ sống “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Âm thầm như một cái bóng là cách sống mà Mị lựa chọn cho dù đó là một sự lựa chọn chống lại bản tính yêu đời của cô gái một thời xinh đẹp và tài hoa. Tác giả cắt nghĩa: “Ở lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi” để minh giải tình trạng bị đày đoạ đến mức bị tê liệt về tinh thần và dẫn tời tiếng thở dài buông xuôi phó mặc cho hoàn cảnh của nhân vật: “Bây giờ thì Mì tưởng mình cũng là con trâu mình cũng là con ngựa là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác ngựa chỉ biết việc ăn cỏ biết đi làm mà thôi”.
Bị biến thành một thứ công cụ lao động là nỗi cực nhục mà nhân vật phải chấp nhận và chịu đựng.
Nhưng sự ê chề của kiếp sống chưa dừng lại ở đó Mị còn phải chịu nỗi khổ đau về tinh thần triền miên. Căn buồng của người phụ nữ Mông thông thường là nơi họ được hướng chút hạnh phúc ít ỏi của thân phận làm người từ làm con đến làm dâu rồi làng mẹ. Căn buồng của Mị ở nhà thống lí chỉ là một thứ ngục thất giam cầm một tù nhân: “Ở cái buồng Mị nằm kín mít có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng”.
Người con gái làm dâu gạt nợ ấy bị đày đoạ bởi lao động khổ sai ở nhà thống lí lẽ cố nhiên là rất cực nhục nhưng một sự câu lưu vĩnh viễn về tinh thần mới thực sự đáng sợ. Nó sẽ làm cho cô sống mà như đã chết hay nói chính xác hơn là nó buộc cô phải chấp nhận tồn tại với trạng thái gần như đã chết trong lúc đang sống. Cô có thể thoắt ra khỏi tình thế tuyệt vọng ấy không khi cô đã mất tri giác về cuộc sống?
+Vẻ đẹp trong tính cách nhân vật Mị với sức sống tiềm tàng dẫn tới sức phản kháng mãnh liệt táo bạo: mùa đông năm ấy gió và rét dữ đội nhưng mùa xuân vẫn cứ đến và con người dù khổ nghèo cơ cực đến mấy vẫn lại theo quy luật của tự nhiên mà rủ nhau đi chơi trong niềm vui sống có phần hoang dã và tự do của người Mông.
Hãy thử phân tích phần ca từ của tiếng sáo
Mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Ta chưa có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu.
Ngôn từ giản dị mộc mạc vậy mà hàm chứa cái lẽ sống phóng khoáng tự do của con người. Lẽ phải đơn sơ ấy qua tiếng sáo đã vọng vào tâm hồn cô gái có một thời từng thổi sáo rất hay.
– Diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đềm uống rượn đón xuân về khi nghe tiếng sáo gọi bạn khi niềm khao khát sống trở lại khi bị A Sử trói đứng khi chứng kiến tình cảnh của A Phủ cho tới khi cầm đao cắt đây trói cứu người bạn cùng cảnh ngộ và quyết định bỏ trốn khỏi Hồng Ngài…
Sự hồi sinh của tâm hồn nhân vật được tác giả miêu tả tinh tế phù hợp với tính cách của người con gái ấy. Tuy nhiên cần chú ý việc nhà văn sử dụng khá nhiều những yếu tố bên ngoài tác động vào nhân vật được miêu tả rất tự nhiên như: khung cành mùa xuân tiếng sáo gọi bạn tình bữa rượu cúng ma đón năm mới… Tất cả đã hoá thành những lực tác động âm thầm đánh thức nỗi căm ghét bất công và tàn bạo cùng ý thức phản kháng lại cường quyền đánh thức cả niềm khao khát một cuộc sống tự do hoang dã và hồn nhiên vẫn được bảo lưu đâu đó tróng dòng máu truyền lại từ lối sống của tổ tiên du mục xa xưa làm sống dậy cái sức sống ẩn tàng trong cơ thể trẻ trung và tâm hồn vốn ham sống của Mị.
Hành động của nhân vật Mị xuất phát từ những thôi thúc của nội tâm
+ Mị lén lấy hũ rượu cứ uống ực từng bát trong một trạng thái thật khác thường. Rượu làm cơ thể và đầu óc Mị say nhưng tâm hồn cô thì từ phút ấy đã tỉnh lại sau bao tháng ngày câm nín mụ mị vì sự dày đoạ. Cái cách uống ừng ực như thế khiến người ta nghĩ: như thể cô đang uống đắng cay của cái phần đời đã qua như thể cô đang uống cái khao khát của phần đời chưa tới.
+ Lòng Mị đã phơi phới trở lại và cái ý nghĩ lạ lùng mà rất chân thực “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buôn nhớ lại nữa”. Nghịch lí trên cho thấy: khi niềm khao khát sống hồi sinh tự nó bỗng trở thành một mãnh lực không ngờ xung dột gay gắt quyết một mất một còn với cái trạng thái vô nghĩa lí của thực tại. Sở trường phân tích tâm lí cho phép ngòi bút tác giả lách sâu vào những bí mật của đời sống nội tâm phát hiện nét đẹp và nét riêng của tính cách.
+ Mị xắn mỡ bỏ vào đĩa đèn cho căn buồng sáng lên Mị mặc áo váy mới để chuẩn bị đi chơi Mị với những kí ức tươi dẹp thời thanh xuân quên cả cảnh mãnh đang bị trói …
+ Mị vẫn ra ngồi sưởi lửa bên cạnh A Phủ bất chấp việc bị A Sử đạp ngã xuống đất.
+ Mị cắt dây trói cứu A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi Hỏng Ngài
Khi sức sống tiềm tàng trong tâm hồn nhân vật được hồi sinh nó sẽ là ngọn lửa không thể dập tắt. Nó tất yếu chuyển hoá thành hành động phản kháng táo bạo ở những nạn nhân của giai cấp thống trị chính họ sẽ đứng lên chống lại cường quyền áp bức chống lai mọi sự chà đạp lăng nhục vật hoá con người (déshumaniser) để cứu lấy cuộc đời mình.
Nhân vật A Phủ
Nửa đầu của truyện Vợ chồng A Phủ kể về quãng đời của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài, trong nhà thống lí Pá Tra. Ở phần này, A Phủ là nhân vật phụ, nhưng có tác dụng làm nổi bật hình tượng nhân vật chính là Mị và khắc họa rõ hơn chủ đề tác phẩm. A Phủ là nhân vật được miêu tả sóng đôi với Mị, góp thêm một thân phận người lao động nghèo vào bức tranh hiện thực của tác phẩm.
– A Phủ mồ côi cả cha lẫn mẹ vì nhà bị chết dịch. Có người bắt A Phủ đem xuống bán đổi lấy thóc của người Thái. Tuy mới mười bốn, nhưng A Phủ gan bướng, trốn thoát lên núi, rồi lưu lạc đến Hồng Ngài.
– Lớn lên giữa núi rừng, A Phủ thành một chàng trai khỏe mạnh “chạy nhanh như ngựa”, lao động giỏi, lại “săn bò tót rất thạo”. Vì thế, A Phủ trở thành niềm mơ ước của bao cô gái. Họ bảo nhau: “Đứa nào được A Phủ cũng bằng có được con trâu tốt trong nhà”.
– Tuy vậy, A Phủ suốt đời làm thuê làm mướn, nghèo đến nỗi không thể nào lấy được vợ và cũng không có nổi cả cái vòng bạc để đi chơi ngày Tết như bao chàng trai Hmông khác.
– Chính hoàn cảnh khắc nghiệt này đã góp phần tạo nên ở A Phủ tính cách gan góc, táo bạo và một sức sống mạnh mẽ. Hình ảnh A Phủ khiến người đọc nhớ tới những nhân vật chàng Mồ Côi, chàng Khó tràn đầy sức lực, lao động giỏi và giàu nghĩa khí trong văn học dân gian.
+ A Phủ dám đối mặt với bọn con quan một cách thật hùng dũng và đầy tự tin. Anh sẵn sàng trừng trị kẻ đã phá cuộc vui của bạn bè mình.
+ Cũng vì thế, A Phủ bị trói mang đến nhà Phá Tra để xử kiện. Cuộc xử kiện quái lạ này thực chất chỉ là một cuộc tra tấn dã man để cuối cùng A Phủ vô cớ phải trở thành người nô lệ gạt nợ cho nhà thống lí. Bằng ngòi bút miêu tả phong tục bậc thầy, Tô Hoài đã làm hiện rõ trước mắt người đọc một cuộc xử kiện sống động và giàu sức tố cáo, từ đó vạch trần cách áp bức dã man, trắn trợn kiểu trung cổ của bọn thống trị miền núi. Qua “làn khói thuốc phiện ngào ngạt tuôn ra các lỗ cửa sổ”, cứ hút trong một đợt thuốc phiện Pá Tra lại ra lệnh, trai àng lại từng đợt, từng đợt thay nhau lạy tên thống lí lia lịa rồi xông vào đánh A Phủ. Còn người thanh niên khốn khổ này chỉ biết im lặng chịu đòn “suốt chiều, suốt đêm”. Như vậy, tuy là một chàng trai tự do của núi rừng, A Phủ vẫn không thoát khỏi nanh vuốt của bọn chúa đất. Từ đây, anh bỗng vĩnh viễn trở thành con trâu, con ngựa, như một nô lệ cho nhà Pá Tra. Hơn nữa, cho đến cả đời con, đời cháu, bao giờ trả hết nợ mới thôi. Và nếu không gặp Mị, chắc chắn A Phủ đã phải chết một cách thê thảm tại nhà thống lí.
+ Tinh thần phản kháng là cơ sở để sau này, khi gặp A Châu – người cán bộ của Đảng, A Phủ nhanh chóng giác ngộ cách mạng, tham gia du kích, tích cực đấu tranh để giải phóng mình và giải phóng quê hương.
Cảnh xử kiện
– Diễn ra trong khói thuốc phiện mù mịt tuôn ra từ các lỗ cửa sổ như khói bếp …
– Người đánh, người quỳ lạy, kể lể, chửi bới. Xong một lượt đánh, kể chửi lại hút. Cứ thế từ trưa đến hết đêm
– A Phủ gan góc quỳ chịu đòn chỉ im lặng như tượng đá…
– Cảnh cho vay tiền: Kỳ quặc…Biểu hiện đậm nét sự tàn ác dã man của bọn thống trị miền núi.
=> Hủ tục và pháp luật nằm trọn trong tay bọn chúa đất nên kết quả: A Phủ trở thành con ở trừ nợ đời đời kiếp kiếp cho nhà thống lý Pá Tra.
=> Cha con thống lý Pá Tra điển hình cho giai cấp thống trị phong kiến miền núi ở Tây Bắc nước ta trước Cách mạng.
Đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả tâm lí: nhân vật sinh động, có cá tính đậm nét (Với Mị, tác giả ít miêu tả hành động, dùng thủ pháp lặp lại có chủ ý một số nét chân dung gây ắn tượng sâu đậm, đặc biệt tác giả miêu tả dòng ý nghĩ, tâm tư, nhiều khi là tiềm thức chập chờn…Với A Phủ, tác giả chủ yếu khắc hoạ qua hành động, công việc, những đối thoại giản đơn).
+ Nghệ thuật miêu tả phong tục tập quán của Tô Hoài rất đặc sắc với những nét riêng (cảnh xử kiện, không khí lễ hội mùa xuân, những trò chơi dân gian, tục cướp vợ, cảnh cắt máu ăn thề,…).
+ Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên miền núi với những chi tiết, hình ảnh thấm đượm chất thơ.
+ Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, sinh động, hấp dẫn.
+ Ngôn ngữ tinh tế, mang đậm màu sắc miền núi.
Tổng kết về tác phẩm Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài
Qua việc miêu tả cuộc đời, số phận của Mị và A Phủ, nhà văn đã làm sống lại quãng đời tăm tối, cơ cực của người dân miền núi dưới ách thống trị dã man của bọn chúa đất phong kiến, đồng thời khẳng định sức sống tiềm tàng, mãnh liệt không gì huỷ diệt được của kiếp nô lệ, khẳng định chỉ có sự vùng dậy của chính họ, được ánh sáng Cách mạng soi đường đến một cuộc đời tươi sáng. Đó chính là giá trị hiện thực sâu sắc, giá trị nhân dạo lớn lao, tiến bộ của Vợ chồng A Phủ. Những giá trị này đã giúp cho Tô Hoài, tác phẩm của Tô Hoài đứng vững trước thử thách của thời gian và được nhiều thế hệ bạn đọc yêu thích.
Ngữ văn 12 và luyện thi THPT Quốc gia nhé.
Như vậy, Dehoctot.edu.vn vừa giúp các em học sinh khái quát về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, nội dung, nghệ thuật, phân tích hình tượng nhân vật A Phủ, nhân vật Mị, trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài. Vợ chồng A Phủ là một trong những tác phẩm quan trọng, thường xuất hiện trong các đề thi học kì, thi tuyển sinh Đại học. Hy vọng những kiến thức ôn tập tổng hợp này sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập tốt hơn mônvànhé.