Tổng ôn kiến thức tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Dehoctot.Edu.vn

Người lái đò sông đà là một áng văn đẹp thể hiện những nét đặc sắc nhất trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân, một nhà văn tài hoa uyên bác, luôn quan sát, khám phá, diễn tả thế giới ở phương diện văn hoá thẩm mĩ; miêu tả con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Với việc thực hiện nhuần nhuyễn những nét phong cách ấy, tác phẩm đã thực sự thành công khi phái hiện và miêu tả chất vàng trong vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc cùng chất vàng mười quý giá trong tâm hồn, tính cách những người lao động bình dị miền núi tây bắc. Tuỳ bút người lái đò sông đà đã trở thành thiên anh hùng ca ca ngợi vẻ đẹp hào tráng của con nguwoif trong cuộc chiến đấu chinh phục thiên nhiên. Với quan niệm thẩm mĩ mới mẻ, tích cực của nguyễn tuân, người lái đò nơi thượng nguồn Tây bắc thực sự là một nghệ sĩ tài hoa, một anh hùng sông nước khi hàng ngày phải chiến đấu và luôn phải chiến thắn thiên nhiên bằng trí tuệ, sự khéo léo, sức mạnh và lòng can đảm của mình.

Tổng ôn kiến thức tác phẩm Người lái đò Sông Đà

 

    KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ VẦ TÁC PHẨ

Tác giả Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân là tác giả lớn của văn học hiện đại Việt Nam với những thành tựu xuất sắc ở cả hai giai đoạn trước và sau năm 1945. Sáng tác của Nguyễn Tuân mang phong cách riêng và độc đáo trong đó nổi bật chất tài hoa uyên bác. Là một nghệ sỹ suốt đời đi tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân thường khám phá thế giới ở những phương diện văn hoá thẩm mĩ, thường miêu tả con người trong vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ.

Tác giả Nguyễn Tuân

Người lái đò sông Đà

Người lái đò Sông Đà là bài tuỳ bút xuất sắc của Nguyễn Tuân được in trong tập Sông Đà năm 1960. Sông Đà là thành quả chuyến đi gian khổ và hào hứng của Nuyễn Tuân lên miền đất Tây Bắc xa xôi và rộng lớn những năm 1958 -1960, chuyến đi không chỉ nhằm thoả mãn niềm khát khao xê dịc mà chủ yếu để tìm kiếm chất vàng trong vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc, phát hiện thứ vàng mười đã qua thử lửa của tâm hồn con người Tây Bắc trong cuộc sống hàng ngày của họ. Tác phẩm đã thể hiện những nét đặc sắc nhất trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

  • Lời đề từ của tuỳ bút Người lái đò sông Đà
  • Đẹp vậy thay, tiếng hát trên dòng sông!(Wladyslaw Broniewski –Ba Lan): Nhà văn đã mượn câu thơ mang cấu trúc cảm thán để bộc lộ những xúc cảm đang dâng trào mãnh liệt trong lòng. Tiếng hát trên dòng sông có thể là tiếng hát của những người chèo đò, kéo thuyền, vượt thác, tiếng hát thể hiện tâm hồn lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên và cuộc sống lao động của cong người Tây Bắc; cũng có thể hiểu là tiếng hát say mê, phấn khích đầy ngưỡng mộ của nhà văn trước vẻ đẹp của dòng sông. Lời đề từ do đó đã thể hiện cảm hứng chủ đạo của tuỳ bút, đó là tình yêu đắm say, tha thiết của nhà văn với thiên nhiên và con người trên sông Đà.
  • Chúng thuỷ giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu (Nguyễn Quang Bích): Hai câu thơ chữ Hán đã đề cập đến một nét độc đáo của sông Đà khi mọi dòng sông đều chảy về hướng đôngm chỉ có sông Đà một mình chảy theo hướng bắc – đó cũng là đặc điểm khi gợi hứng thú khám phá và chiêm ngưỡng của một nhà văn suốt đời tìm kiếm cái Đẹp và sự độc đáo. Nhưng khi mượn câu thơ làm lời đề từ, có lẽ tác giả Người lái đò sông Đà không chỉ muốn nhắc đến sự ngược ngạo của dòng sông mà còn nhằm khẳng định cá tính độc đáo của mình trong dòng sông văn chương, đó là văn phong đầy sáng tạo của một nahf văn có ý thức sâu sắc về cái Tôi cá nhân, về Bản Ngã, về cá tính riêng trong sáng tạo nghệ thuật.

Với hai lời đề từ, tác giả Nguyễn Tuân đã cho thấy đồng thời cả cảm hứng sáng tác và phong cách nghệ thuật độc đáo của mình trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà.

TÌM HIỂU ĐOẠN TRÍCH

Phân tích hình tượng sông Đà

Qua ngòi bút của một nhà văn luôn khám phá thế giới ở phương diện văn hoá, thẩm mĩ, trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà , dòng sông Đà đã hiện lên như một công trình mĩ thuật kì vĩ, tuyệt vời của tạo hoá với hai ấn tượng sâu đậm: dữ dằn, hung bạo và thơ mộng, trữ tình.

  • Dòng sông hung bạo

Là nhà văn của những cảm giác mãnh liệt luôn có hứng thú đặc biệt với núi cao, rừng thiêng, với gió bão và thác ghềnh dữ dội, ngòi bút của Nguyễn Tuân tung hoành sảng khoái giữa dòng thác ngôn từ. Nhà văn tài hoa đã khiến ngôn từ dựng lên ghềnh thác, khiến nhịp điệu tạo thành sóng gió, dùng những thao tác so sánh, nhân hoá dẫn dắt người đọc tới trùng điệp những hình dung, liên tưởng hiến cho sự hung bạo của sông Đà hiện lên đặc biệt sống động và truyền cảm.

  • Một trong những hình ảnh đầu tiên gợi lên sự hùng vĩ của sông Đà chính là cảnh đá bờ sông dựng vách thành. Nghệ thuật ẩn dụ trong hình ảnh vách thành đã phần nào thể hiện sự vững chãi, thâm nghiêm và những sức mạnh bí ẩn đầy đe doạ của sông Đà với vách đá như thành cao, vực thẳm như hào sâu. Tác giả đã dùng những chi tiết tưởng như bâng quơ, ngẫu nhiên nhưng lại có giá trị gợi tả gián tiếp độ hẹp của lòng sông, độc cao của vách đá, như chi tiết mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời đến việc đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá sang bên kia vách…
  • Độ hẹp của lòng sông Đà khi bị những vách đá lớn bên bờ sông chèn ép tới nghẹt thở còn được tái hiện một cách tài hoa khi nhà văn sử dụng động từ chẹt trong một hình ảnh so sánh rất ấn tượng về cái yết hầu: vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu. Đặc biệt, nghệ thuật miêu tả sự vật thông qua cảm giác rất quen thuộc của Nguyễn Tuân đã được thể hiện độc đáo khi nhà văn tạo ra ấn tượng tương phản của xúc giác với chi tiết ngồi trong khoang đò quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, tạo ra ấn tượng đặc biệt cho thị giác khi lấy hè phố tả mặt sông, lấy nhà cao gợi ra vách đá, truyền cho người đọc những hình dung về cái tăm tối, lạnh lẽo đột ngột khi con thuyền trôi từ ngoài vào khúc sông có đá dựng vách thành. Những hình ảnh so sánh độc đáo kết hợp cấu trúc trùng điệ của kiểu ngôn từ không xác định như nào, mấy… trong so sánh về một khung cửa sổ nào trên cái tầng lầu thứ mấy vừa tắt phụt đèn điện dã làm tăng thêm cảm giác về dộ cao hun hút, thăm thẳm của vách đá qua cái nhìn chới với rợn ngợp của người quan sát.
  • Sự hung bạo của sông Đà tiếp tục được đẩy cao hơn trong đoạn văn miêu tả cảnh mặt ghềnh Hát Loong.

Nhịp ngắt ngắn, nhanh, dồn dập, sự xuất hiện dày đặc các thanh sắc, những hình ảnh điệp nối tiếp luân chuyển, thế chỗ nhau trong cụm từ ngữ hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió… đã tái hiện sinh động quần thể những sức mạnh thiên nhiên dữ dội nhất của nước, sóng, gió và đá sông Đà. Động từ xô điệp lại trong cả ba vế câu gây ấn tượng về những chuyển động vĩnh hằng và sức mạnh khủng khiếp của thiên nhiên, ghềnh thác; kết cấu ngôn ngữ đặc sắc như mô phỏng hình ảnh những con sông dữ cuồn cuộn chồm lên nhau theo chiều ngang, vút lên cao theo chiều dọc rồi đổ ập xuống, trùng điệp ghê rợn trên mặt ghềnh. Từ láy ghùn ghè và hình ảnh so sánh mang đậm sắc thái nhân hoá về việc sóng gió trên mặt ghềnh Hát Loong lúc nào cũng như đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy đã thể hiện sinh động sự hung hãn, lì lợm và cuồng bạo của dòng sông ngày đêm hăm doạ, uy hiếp con người.

  • Đem lại những ấn tượng mạnh mẽ hơn nữa cho sự hung bạo của sông Đà là hình ảnh những cái hút nước trên sông.

Một loạt những so sánh sống động, đặc sắc khiến hút nước hiện ra trong một lạo hình ảnh cái giếng bê tông… xoáy tít, trong âm thanh ghê sợ của cửa cống cái bị sặc…, hoặc trong cả hình ảnh và âm thanh khi tưởng tượng ra mặt nước đang bị rót dầu sôi – đó là những hình ảnh và âm thanh cho thấy cả sức mạnh và sự hung bạo của hút nước. Từ láy tượng hình lừ lừ, từ láy tượng thanh tăng nghĩa ặc ặc cùng những chi tiết so sánh mang sắc thái nhân hoá khi miêu tả nước thở và kêu như cửa cống cái… tất cả đều góp phần làm hiện ra cả hình ảnh và âm thanh của hút nước như một quái vật đang giận dữ đến ghê người. Hình ảnh liên tưởng đến quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực đã giúp người đọc dễ dàng hình dung ra cảm giác hãi hùng nếu phải đi thuyền men gần hút nước đáng sợ. Nhà văn đã phát huy trí tưởng tượng phong phú khi hình dung ra những bè gỗ to lớn, nghênh ngang bị lôi tuột xuống đáy hút nước hay chiếc thuyền bị hút trồng cây chuối ngược rồi vụt biến đi và rồi tan xác ở khuỷnh sông dưới… – đó là những hình ảnh chỉ có trong tưởng tượng nhưng lại đưa đến một ấn tượng sâu đậm về những sức mạnh khủng khiếp của hút nước sông Đà. Không dừng lại trong hình dung, tưởng tưởng về những casibef hay một con thuyền bất hạnh nào đó phải làm mồi cho hút nước, nhà văn còn tạo ra một giả tưởng li kì dẫn dụ người đọc vào trò chơi cảm giác, kéo họ xuống tận đáy hút nước xoay tít, sâu hoắm cùng anh bạn quay phim táo tợn. Hút nước vì thế đã được miêu tả băng thủ pháp điện ảnh, hất ngược từ dưới lên một cách sống động, truyền cảm từ hình khối của một thành giếng xây toàn bằng nước cho đến màu sắc của dòng sông nước xanh ve, thậm chí cho đến cả cảm giác sợ hãi chân thực của con người khi phải đứng trong lòng một khối pha lê xanh như sắp vỡ tan và bất cứ lúc nào cũng có thể đổ ụp vào người.

  • Nhưng có lẽ khủng khiếp nhất trong diện mạo và tâm địa của thứ kẻ thù số một của con người phải là thác đá sông Đà.
  1. Khi còn xa mới tới thác, Nguyễn Tuân đã miêu tả âm thanh tiếng nước thác bằng những từ ngữ chỉ cảm xúc, thái độ, tâm trạng con người: khi oán trách… van xin, khi khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo… khi rống lên… Nghệ thuật nhân hoá đã khiến thác nước sông Đà thực sự trở thành một sinh thể sống đang giận dữ gầm gào, đe doạ con người ngay cả khi nó chưa xuất hiện. Sự tài hoa tinh tế của Nguyễn Tuân còn thể hiện qua cách nhà văn dùng một hệ thống những từ ngữ gợi tả âm thanh thao những cung bậc tăng dần cả về sắc thái cảm xúc và âm lượng để vừa miêu tả sống động sự đe doạ hung hãn của dòng sông, vừa gợi tả khoảng cách ngắn dần giữa người quan sát với thác đá sông Đà; mặt khác, đây cũng là cách làm tăng dần cảm giác hài lòng, hồi hộp đầy hứng thú cho người đọc. Đặc sắc nhát là những phép so sánh kì thú trong một câu văn dài đầy ắp những hình ảnh dữ dội với hàng ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa… rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng… nhà văn đã thể hiện tài hoa độc đáo khi lấy hình ảnh gợi tả âm thanh, khi đặt những hình ảnh tương phản trong một trường liên từ bất ngờ, thi vị; lấy lửa tả nước, lấy rừng tả sống… Qua so sánh, tiếng thác đá dông Đà được hiện lên như những âm thanh man dại, bản năng của một loài động vật hung dữ đang cuồng loạn tìm lối thoát thân, lại kết hợp với âm thanh của những thân cây vầu, tre khô, rỗng, nổ dữ dội trong lửa, cách miêu tả ấy khiến âm thanh của thác đá không chỉ được cảm nhận qua thính giác, không chỉ được hình dung qua trí tưởng tượng mà còn được gợi tả qua những ấn tượng đặc biệt của thị giác, xúc giác.
  2. Khi thác hiện ra, sau câu văn ngắn giống như tiếng reo ngỡ ngàng thích thú: Tới cái thác rồi!, nhà văn đã đồng thời tả cả nước thác trong hình ảnh: sóng bọt đã trắng xoá cả một chân trời đá. Tính từ trắng xoá lặp lại nhiều lần gây ấn tượng về sóng, về gió, về bọt nước trào sôi mãnh liệt, gợi tả làn hơi nước như mờ đi trên mặt sóng, trên một diện rộng mênh mông của mặt sông; cùng với hình ảnh chân trời đá, cau văn miêu tả của Nguyễn Tuân đã làm hiện ra sự hùng vĩ tói choáng ngợp của thác đá sông Đà ngay trong ấn tượng đầu tiên khi vừa gặp mặt. Đá sông Đà cùng với nước, với sóng và gió kết hợp với nhau cùng lúc tấn công uy hiếp con người đã được nhà văn miêu tả qua một hình ảnh nhân hoá đặc sắc: đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục… mỗi lần chiếc thuyền nào xuất hiện… là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Sử dụng thuật ngữ của quân sự trên cơ sở những quan sát thực tế, Nguyễn Tuân đã gợi dậy cái bí ẩn hiểm ác của đá sông Đà trong sự vĩnh hằng của thiên nhiên khi ngàn năm mai phục, khi dữ dằn đột ngột hiện ra sau cái dập dềnh của sóng để nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Một loạt những thuật ngữ của quân sự, thể thao, võ thuật như thạch trận, cuộc giáp lá cà, hàng tiền vệ, boong ke, pháo đài…, một hệ thống dày đặc những động từ mang sắc thái nhân hoá đặ trong những nhịp câu ngắn, nhanh, dồn dập: mặt sông rung tít, nước thác reo hò…hò la… ùa vào… bẻ gãy… thúc gối… đội thuyền… đánh miếng đòn độc hiểm… bám lấy thuyền… đánh khuýp quật vu hồi… khiến thác đá sông Đà thực sự trở thành một chiến trường với những trận hỗn chiến ác liệt giữa con người và thiên nhiên. Sự ác liệt đó còn được tô đậm hơn bởi những âm thanh cuồng loạn của một trận nước vang trời thanh la não bạt… Có lúc thác đá còn được động vật hoá để tăng thêm sự hung hãn hoang dại như trong hình ảnh: dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Thậm chí sự hiểm ác và sức mạnh ghê gớm phi phàm của thác đá sông đà còn được nahf văn đẩy lên mức độ thần linh trong hình ảnh ẩn dụ về binh pháp của thần sông thần đá. Tuỳ theo hình dạng, kích thước của đá và góc nhìn của nhà văn mà đá sông Đà được miêu tả trong những cảm nhận khác nhau, hi thì ngỗ ngược… nhăn nhúm méo mó bởi sự gồ ghề; lúc to lớn qua một dáng vẻ bệ vệ oai phong lẫm liệt; khi này là tảng đá với những cạnh sắc nhọn hất ngược lên đem đến cảm nhận về sự xấc xược trong cái hất hàm thách thức; lúc khác lại là tảng đá lớn nhẵn xanh xuôi chảy từ trên xuống qua hình ảnh nhân hoá về thằng đại tướng… tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng… Thác đá sông Đà còn vô cùng xảo quyệt khi dụ thuyền đối phương, khi dàn sẵn trận địa và nhất là khi bày thạch trận mai phục và tấn công con người: Vòng đầu, mở ra năm cửa… cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn, vòng thứ hai tăng thêm nhiều cửa tử… cửa sinh lại bố trí lệch qua phía hữu ngạn, vòng thứ ba bên phải, bên trái đều là luồng chết… luồng sống… lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác.
  3. => Nghệ thuật nhân hoá cùng những từ láy gợi hình đầy sức biểu cảm và nhất là những tính từ chỉ tính cách, thái độ, cảm xúc của con người đã giúp Nguyễn Tuân làm hiện lên một trong những phần khủng khiếp nhất của sông Đà, đó là thác đá trên dòng sông. Kết hợp với sóng gió, với nước thác, đá sông Đà không im lìm và bất động như đặc tính vốn có tự ngàn năm mà gào thét sống động, không vô tri mà ác hiểm, dữ dằn, đá sông Đà đã không chỉ lộ diện mạo mà cả tâm địa của thứ kẻ thù số một của con người.
    • Tuy nhiên, ngay khi miêu tả một sông Đà hung bạo, hiểm ác, làm hiện lên tất cả diện mạo và tâm địa của thứ kẻ thù số một của con người, nhà văn của những cảm giác mãnh liệt, những phong cách phi thường, tuyệt mí, những gió bão, thác ghềnh dữ dội , núi cao, vực sâu vẫn luôn truyền cho người đọc niềm say mê khát khao muốn được chiêm ngưỡng vẻ đẹo kì thú của thiên nhiên. Khi miêu tả sông Đà hung bạo khúc thượng nguồn, Nguyễn Tuân không giấu được niềm say mê, phấn khích đối với những hình ảnh, âm thanh, hay những hoạt động của dòng sông. Nhà văn đã say sưa , trước khúc tráng ca mãnh liệt của hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồn gió gùn ghè… là âm thanh man dại tới cuồng loạn của thác nước trong sự so sánh với lửa, rừng, với đàn trâu da cháy bùng bùng, đó cũng là sự hùng vĩ mênh mông của hác đá sông đà với sóng bọt trắng xoá cả một chân trời đá… sự ghê rợn sảng khoái của một trận nước vang trời thanh la não bạt… tất cả đã tạo thành một tập hợp hoành tráng của những sức mạnh thiên nhiên hung dữ, một cảnh trí có sức hấp dẫn lại kì bởi cả nỗi sợ hãi và niềm say mê. Thậm chí khi miêu tả dòng sông đà ở khúc hạ lưu êm ả, câu văn của Nguyễn Tuân vẫn bâng khuâng trong cảm giác dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác đá xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Từ láy xa xôi gợi nỗi nuối tiếc, nhớ nhung của chính nahf văn  với khúc thượng nguồn với những sức mạnh hoang dại, với những cuồn cuộn thét gào sóng gió, với vẻ đẹp dữ dội hào hùng.
    • => Thông qua sự quan sát tinh tế, cách diễn tả tài hoa, những tri thức uyên bascc, nahf văn của những cảm giác mạnh, những cảnh trí dữ dội, phi thường đã làm hiện lên hình ảnh sông đà hung bạo, hiểm ác không chỉ như một con thuỷ quái, kẻ thù số một của con người mà còn trở thành một công trình mĩ thuật kì vĩ truyệt vời của tạo hoá, khơi gợi cảm giác hãi hùng đầy ngưỡng mộ, mê đắm.
  • Dòng sông trữ tình

Cảm hứng lãng mạn luôn có xu hướng tạo ra những ấn tượng mạnh mẽ bởi sự tương phản. Trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà sự tương phản hiện hwx ngay trong đối tượng miêu tả bởi làm nên dòng sông đà thực sự ngoài chất hung bạo không thể không nhắc đến chất thi vị trữ tình đằm thắm. Vẫn là dòng sông ấy, nhưng sau khi dòng sông vặn mình vào một cái bến cát, khi chút bọt nước cuối cùng của thượng nguồn xèo xèo tan trên cát, ngòi bút tài hoa của NT bất ngờ dẫn người đọc đến một sông Đà êm đềm như một giấc mơ, dịu hiền như một miền cổ tích.

  • Làm nên chất trữ tình đầu tiên là hình ảnh sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mùi khói núi Mèo đốt nương xuân. Chính nhịp câu, lời văn và nghĩa chữ đã góp phần tả những nét thi vị thật đặc biệt của dòng sông. Câu văn raasat daafi chỉ có dấu ngắt duy nhất kết hơp điệp ngữ tuôn dài, tuôn dài… vừa gợi sinh động độ dài của dòng sông, vừa đem đến cảm giác về sự liền mạch, gợi hình ảnh dòng sông tuôn chảy từ những dãy núi hùng vĩ của biên giới Tây Bắc, miên man chảy xuống đồng bằng, lặng lẽ hoà vào sông Hồng rồi tha thiết đổ ra biển. Những thanh bằng liên tiếp ở câu văn cũng làm tăng thêm sự yên ả, êm đềm, bình lặng cho dòng sông khúc hạ nguồn. Khi so sánh sông Đà như một áng tóc trữ tình nhà văn đem đến cho sông Đà sự mềm mại đằm thắm duyên dáng đầy nữ tính nhưng lại không làm mất đi vè đẹp hùng vĩ lớn lao của dòng sông. Trong câu văn miêu tả rất tài hoa của nguyễn tuân có thể thấy sông đà đã đã nhận thêm vào dòng chảy của mình nét thơ mộng huyền ảo của mây trời, sự tươi tắn rực rỡ của hoa ban hoa gạo tháng hai, và đặc biệt là cái ấm áp thật gần gũi của làn khói núi Mèo đốt nương xuân. Cách miêu tả của nguyễn tuân đã cho thấy vẻ đẹp của song Đà làm say mê trái tim nghệ sĩ trước hết vì nó là vẻ đẹp của tổ quốc bao la, sau nữa vì nó găn bó thân thiết với cuộc sống con người. Nhà văn của những vẻ đẹp vang bóng một thời nay đã có những thay đổi cơ bản trong quan niệm vè thẩm mĩ. Cái đẹp không còn cô đơn lạc lõng, cái đẹp hiện ra ấm áp giữa cuộc đời bình dị cái đẹp hiện diện ngay trong cuộc sống bình thường, của những người lao động bình thường.
  • 2.2. Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà còn hiện ra qua những màu sắc đầy biến ảo khi vì niềm yêu và sự say mê, NT đã quan sát dòng sông trong sự công phu và tinh tế trong những thời điểm kahsc nhau, với những trạng thái khác nhau. Đó là dòng xanh ngọc bích trong sáng, quí giá và êm nhẹ của dòng sông Đà mùa xuân; việc s sánh màu xanh ngọc bích của sông Đà với màu xanh canh hến của sông Lô sông Gâm không chỉ là biểu hiện quen thuộc của một nhà văn thị tài thích khoe tài hoa mà còn là sự thiên vị của một niềm yêu! Đó còn là dòng sông đà lừ lừ chín đỏ vào mùa thu – những từ ngữ tượng hình đã gợi tả dòng chảy nặng nề, điềm đạm và chậm rãi của con sông ddafaaay nặng phù sa thượng nguồn. Hình ảnh so sánh nước sông đà mùa thu như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội mỗi độ thu về đã không chỉ làm hiện lên màu sắc rất đặc trưng nước sông đà mùa thu mà còn thể hiện sức mạnh tiềm tàng ẩn chứa những đe doạ của một dòng sông vẫn năm năm báo oán, đời đời đánh ghen với con người. Vậy là, ngay khi dừng lại miêu tả nét thơ mộng trữ tình của dòng sông, hình ảnh một sông đà hung bạo hình như vẫn ám ảnh đâu đây trong sự quan sát và cảm nhận của nhà văn luôn say mê với những cảm giác của mình.
  • 2.3. Trong niềm yêu nhwos của nguyễn tuân, sông đà gợi cảm như một cố nhân. Để thể hiện sự gợi cảm của một dòng sông gần thương xa nhớ, nhà văn đã tạo ra một tình huống đặc biệt cho nỗi nhớ, cho những bồn chồn ,khát khao. Đó là tình huống đi rừng lâu ngày, bắt đầu thèm chỗ thoáng, thèm một không gian phóng khoáng mênh mông, và nhất là thèm ặp lại sông đà – cố nhân! Hai chữ cố nhân vừa là hình ảnh nhân hoá vừa đưa đến cho dòng sông chút vương vấn cổ kính của đường thi. Đoạn văn sau đó tràn ngập những cấu trúc so sánh đặc sắc miêu tả dòng sông đà gợi cảm thông qua việc bộc lộ cảm xúc của con người khi sắp gặp lại dòng sông. Nhìn dòng song thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy là cái nhìn của nguwoif chưa ra đến cửa rừng, mới chỉ thấy từng miếng sáng của dòng sông lấp loá, thấp thoáng ẩn hiện giữa những vạt cây mà đã háp hức, bồn chồn, vội vàng, khao khát. Khi liên tưởng vạt sông loé lên giống như màu nắng tháng ba đường thi, nguyexn tuân đã đem đến cho sông đà vẻ lãng mạn huyền ảo của hoa khói, sự trong sáng rực rỡ của sắc xuân: yên hoa tam nguyệt há dương châu( lý bạch). Liên tưởng của nhà văn làm xao xuyến những tâm hồn luôn yêu nhớ phong vị đường thi cổ điển để rồi nỗi xao xuyến ấy mơ hồ lan toả trên dòng song gợi cảm khiến sông đà troi chảy trong không gian mà như chảy trong thời gian miên viễn, xa xxawm của thế giới đường thi. Sau đó là một câu văn chỉ nối tiếp chủ ngữ: bờ song đà, bãi sông đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông đà. Hai chữ sông đà điệp lại cuối mỗi vế câu như nhịp lên niềm say mê phấn khích tạo cảm giác hân hoan giữa không gian sông đà để rồi say đắm không gian ấy, thậm chí không kịp bình tĩnh để quan sát bằng lí trí để miêu tả, tất cả đều bị cuốn đi theo những cảm xúc dồn dập. Cảm xúc gặp lại sông đà cũng được cụ thể hoá trong những so sánh bất ngờ thú vị: chao ôi! Trông con sông, như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Có thể thấy hình ảnh sông đà gợi cảm vô cùng trong tâm hồn nhà văn qua so sánh trông con sông vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm . Nắng tuy hữu hình nhừn lại là vô thể, chỉ có thể nhìn mà không thể nắm bắt. giòn tan là tính từ dùng để chỉ đặc điểm của những vật thật mỏng manh, dễ vỡ. nắng giòn tan là một ẩn dụ đẹp để gợi ra cái nắng thật trong, thật sáng, thật mỏng và thật nhẹ. Cách so sánh ấy giúp người đọc dễ hình dung ra cảm giác trìu mến nâng niu cùng niềm vui lâng lâng sảng khoái của nhà văn khi gặp lại dòng sông. Nhà văn của những khát khao xê dịch đã nhiều làn tới sông đà, và bất cứ lúc nào, nếu muốn, ông cũng có thể tới với cố nhân của mình; vậy mà qua so sánh, có thể thấy cảm giác khi gặp lại dòng sông khi naafo cũng tươi mới, kì diệu như đc nối lại một giấc mơ đẹp, như vừa đc tận hưởng niềm vui chưa từng có trong đời, lần nào gawjwp cũng như đó là lần đầu tiên, lần cuối cùng, làn duy nhất. và trong hình ảnh so sánh về cảm giác gặp lại sông đà, nó đằm thắm ấm áp như gặp lại cố nhân, sông đà thực sự trở thành nguowig bạn cũ, người tri kỉ với bao kỉ niệm gắn ó trong quá khứ, bao nhớ thương trong hiện tại bao hẹn hò chung thuỷ trong tương lai, với sự gợi cảm của mình, sông đà thực sự trở thành môt cố nhân, một tình nhân dẫu trái tính mà vẫn có sức hấp dễn mê hoặc lòng nguwoif đến lạ.
  • 2.4. Và có lẽ nét trữ tình thi vị nhất của sông đà chính là ở sắc thái lặng tờ hoang dại của nó. Mở đầu đoạn là một câu văn êm ru trong những thanh bằng: thuyền tôi trôi trên sông đà. Câu văn đã đưa con thuyền, nhà văn, người đọc vào một giấc mơ êm đềm, yên ả, một cõi hoang sơ vắng lặng như chưa từng có dấu vết con người. tính từ lặng tờ lặp lại mang ý nghĩa khẳng định: hình như từ đời lí đời trần đời lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi, khiến cho sjw tĩnh lặng của dòng sông càng thêm yên ả. Bờ sông tiếp tục được miêu tả trong những hình ảnh so sánh độc đáo: bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử, bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Cách so sánh của nahf văn không hề làm rõ hình ảnh bờ sông, cung không làm cụ thể hoá những khái niệm trừu tượng mà thậm chí chỉ càng đẩy dòng sông trôi xa vào miền mộng ảo, phiêu diêu trong cõi hồng hoang xa xôi, trong thế giới cổ tích huyễn hoặc của tuổi thơ, và chính trong thế giới ấy mà người đọc cảm nhận rõ hơn về sự lặng tờ, hoang dại của một dòng sông trong trẻo êm đềm. Đặc biệt nhất là hình ảnh con huowu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, cất tiếng hỏi nhà văn bằng tiếng nói riêng của con vật lành. Chi tiết này làm tăng thêm ảo giác như nahf văn đang bước lạc vào một cõi trong trẻo, an lành đến mức nhà văn bỗng thềm được giật mình vì một tiếng còi xúp lê của chuyến xe lửa.không một sự miêu tả trực tiếp nào lại khiến sự ặng tờ hoang dại của dòng sông hiện rõ nét đến thế.
  1. Hình tượng người lái đò sông đà

Trước 1945 Nguyễn tuân thường say mê vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ trong những con người đặc tuyển xuất chúng, vì thế cái đẹp và nguwoif tài thường cô đơn, lạc lõng, vì hoàn cảnh xã hội thực dân nửa phong kiến những năm đầu XX , đó là những vẻ đẹp vang bóng một thời thường đem đến sự ngậm ngùi, tiếc nuối. vẫn năm 1945 quan điểm của nhà văn đã có những thay đổi cơ bản. vẫn nhìn con người từ phương diện tài hoa nghệ sĩ nhưng bây giờ nguyễn tuân cho rằng bất cứ người lao động nào khi đạt tới trình độ giỏi giang, điêu luyện trong công việc của mình cũng có thể coi là nghệ sĩ và xứng đáng được tôn vinh. Trong những sáng tác sau 1945 Nguyễn tuân đã khám phá vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của những con người lao động bình thường trong cuộc sống đời thường, qua đó mà bộc lộ tấm lòng trân trọng yêu thương với họ. Người lái đò sông đà là tuỳ bút cùng tên cũng là một nhân vật mà nhà văn khám phá và thể hiện không chỉ ở vẻ đẹ tài hoa mà cò là trí dũng.

  • Bối cảnh ông đò xuất hiện

Ngay khi miêu tả dòng sông đà hung bạo khúc thượng nguồn, nguyễn tuân đã có ý thức tạo dựng một nền thiên nhiên dữ dội kì vĩ, một không gian hoành tráng, lớn lao xứng đáng với sự xuất hiện của người anh hùng sông nước. đó là không gian của thác ghềnh hiểm trở của sóng gió cuồn cuộn thét gào , một không gian của những hút nước ghê rọn, thác đá dư dằn…

  • Tình huống bộc lộ vẻ tài hoa trí dũng của con người.

Và để khắc hoạ vẻ đẹp tài hoa của ông đò, nguyễn tuân đã miêu tả một cuộc vượt thác nguy hiểm và ngoạn mục trong đó nổi bật sự tương phản giữa một thiên nhiên ác hiểm, hung bạo với con ngườ trí dũng, đó cũng là trận thuỷ chiến dữ dội một bên là chiếc thuyền then đuôi én mỏng manh và những người lái đò nhỏ bé với một bên là những trùng vi thạch trận của đá thác, nước thác cùng sóng. Đối thủ của ông đò là cả một đoàn quân đá hung bạo, dữ dằn. những thuật ngữ của quân sự, võ thuật, thể thao như dàn sẵn trận địa… dụ thuyền đối phương… đánh khuýp quật vu hồi… Đá với sóng dữ, thác dữ trở nên hung hãn như trở thành kẻ thù số một của con người. Tác giả còn sử dụng một loạt từ láy miêu tả diện mạo gớm ghiếc của đám đá sông đà khi thì ngỗ ngược, nhăn nhúm, méo mó, khi thì tiu nghỉu mặt xanh lờ… một loạt những động từ đặt trong các câu nhịp ngắn, nhanh dồn dập: nước thác reo hò…hò la…ùa vào… – tất cả hiện lên sự hung bạo vô cùng của sông đà khi cùng một lúc các sức mạnh của thiên nhiên kết hợp với nhau tấn công những con thuyền đơn độc và những con người nhỏ bé. Thiên nhiên sông đà cfon vô cùng xảo quyệt trong việc dàn trận tấn công con người. Để đưa con thuyền vượt thác sông đà khúc thượng nguồn, nhưng người lái đò phài đối đầu với một trùng vi thạch trận trên dòng sông.

  • Sự dữ dằn, hung bạo và hiểm ác của thiên nhiên sông đà chính là những tình huống đầy thử thách để nhân vật bộc lộ vẻ đẹp trí dũng tài hoa của mình khi người lái đò phải luôn tỉnh táo, ngoan cường, dũng cảm mới có thể an toàn đưa con thuyền vượt qua những trùng vi thạch trận.
    • Vẻ đẹp trí dũng tài hoa của ông đò trong trận thuỷ chiến với sóng trên sông đà
      • ở vòng vây thứ 1 của thạch trận, khi song thác đánh miếng đòn độc hiểm nhất, ông đò méo bệch đi – cách sử dụng từ độc đáo giúp nhà văn làm hiện ra không chỉ gương mặt biến dạng, tráng bệch vì đau đớn mà còn nhợt nhạt đi vì dầm lâu trong nước lạnh. Vết thương đau đớn của ông được thể hiện bởi cảm giác toé đom đóm và cảm giác rát bỏng như lửa cháy: mặt sông bỗng tích tắc loé sáng như một cửa bể đom đóm rực lửa. trận hỗn chiến gian nan với tương quan lực lượng quá chênh lệch với thác đá sông đà, ông đò đã ngoan cường cố nén vết thương khéo léo đưa con thuyền vượt vòng vây thứ nhất của thạch trận. qua cách miêu tả tiếng hô chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái, nguyễn tuân không giấu được lòng hâm mộ và cảm phục.
      • tới vòng vây thứ hai của thạch trận, ông đò không chỉ dũng mãnh, kiên cường mà còn thể hiện sự thông minh của người lái đò dày dặn kinh nghiệm – người nắm chắc binh phá của thần sông thần núi, người đã thuộc qui luật của thác đá, dòng sông… Ông được miêu tả như dũng tướng tài ba đang điều khiển, thuần phục con ngựa bất kham của sóng thác sông đà khi nắm chắc bờm sóng… ghì cương… Những động tác linh hoạt, uyển chuyển điêu luyện của ông đò khi lái miết một đường chéo, khi rảnh mà rảo bơi chéo… cho thấy những biện phá kì diệu của một tay lái ra hoa – trí tuệ và tài hoa con người thậm chí đã chiến thắng cả thần sông thần đá.
      • ở vòng vây cuối, sự hiểm ác của thác đá đã được nhà văn miêu tả trong hình ảnh ẩn dụ về tài hoa về cổng đá cánh mở cánh khép – đó là cả một mặt trận đá trùng điệp trong đó bức tường vững chắc của lũ đá phòng vệ kết hợp những mũi tấn công ào ạt không nghỉ của sóng dữ. nhiệm vụ của ông là phải phóng thẳng thuyền, chọc thủng một luồng sinh duy nhất ở ngay giũa cửa bọn đá hậu vệ chắn giữ, trong khoảnh khắc cánh cổng đá mở giữa những đợt sóng dữ dội. hình ảnh con thuyền lao vút qua khe hẹp được miêu tả trong những câu văn ngắn mà bản thân cách ngắt câu, sự kết hợp những danh từ, động từ nối tiếp: vút, vút… đã thể hiện sự điêu uyện khéo léo và sức mạnh của ông đò. Tốc độ phi thường của con thuyền dưới bàn tay người lái, vừa xuyên vừa lượn của ông đò không chỉ thể hiện qua những động từ giàu sắc thái và biểu cảm: vút…vút…, qua hình ảnh so sánh về một mũi tên tre mà còn được gợi tả tinh tế qua làn hơi nước mà con thuyền xuyên qua – bởi cách so sánh một mũi tên tre xuyên qua hơi nước, con thuyền không lướt trên mặt nước mà thực sự bay trong làn hơi nước. tài năng của ông đồ khi ấy đã bao hàm cả trí tuệ, sự trải nghiệm, sức mạnh thể lực, trình độ điêu luyện và bản lĩnh kiên cường – tất cả đều đạt tới mức phi phàm, kì diệu.
    • những người anh hùng trong cuộc sống đời thường bình dị.

giở giang, khéo léo, dũng cảm và mạnh mẽ, ông đò đã thể hiện rõ nét vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ và trí dũng phi thường khi cùng thuyền vượt qua ghềnh thác, khi bao giờ cũng giữ thế chủ động để tìm cho mình một cửa sinh duy nhất giữa bạt ngàn của tử của những trùng vi thạch trận hiểm ác, dữ dằn; khi không bao giờ cho phép mình chùn bước, sợ haxiduf chỉ trong khoảnh kahwsc, khi luôn có thể trình diễn nghệ thuật lái đò điêu luyện của một tay lái ra hoa. Sau khi chiến thắng thiên nhiên hung bạo, những người lái đò đốt lửa trong hang đá, nướng ốm cơm lam và bàn tán về cá anh vũ, cá dầm xanh…chả thấy ai bàn tán thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước. thái độ bình thản ấy càng làm đậm thêm tầm vóc lớn lao của những người anh hùng trong cuộc sống đời thường bình dị khi họ coi việc chiến thắng song đà dữ dội hiểm ác, việc giành sự sống từ những cửa tử của ghềnh thác sông đà chỉ là chuyện thường ngày