Tổng hợp ý nghĩa sau slogan của những thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới – VIDCO GROUP

Đối với mỗi thương hiệu, slogan không chỉ đơn giản là một câu nói mà còn ẩn chứa đằng sau rất nhiều ý nghĩa đặc biệt. Khi nhắc đến những câu nói này, bạn sẽ nhớ ngay đến hình ảnh thương hiệu nào: Just Do It, Connecting People, Think Different,…?

Tạo ra slogan thương hiệu hay là việc khiến không ít các nhà sáng tạo, doanh nghiệp phải đau đầu bởi vì không dễ để có được cho mình một khẩu hiệu thực sự thu hút được sự chú ý của khách hàng và có ý nghĩa truyền tải được thông điệp của thương hiệu đến với người dùng. Sau đây là những slogan hay nhất và những ý nghĩa ẩn sau đó mà bạn chưa biết đến. Hãy thử tìm hiểu, biết đâu bạn sẽ có ý tưởng slogan cho riêng mình!

1. Nike: “Just do it!” (Cứ làm đi)

slogan-nike

Có lẽ chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy biểu tượng đường cong màu đỏ với dùng chữ slogan “Just do it!” của hãng thể thao Nike. Slogan này được hiểu như một lời khuyến khích hay thúc đẩy người dùng hãy cứ tiến lên và làm điều mình thích. Tuy nhiên Philip Hampson Knight (người sáng lập và là chủ tịch của Nike) lại không cảm thấy thực sự hài lòng với các phương án mà đối tác đưa ra. Cuối cùng, khi nghe một đối tác đưa thêm phương án “trình bày” nữa qua điện thoại, đã Knight tỏ ra thất vọng, cúp máy và nói: “Just do it!”. Lúc này có lẽ ông đã quá nản, có hiện tượng muốn buông xuôi rồi!  Nhưng câu nói đầy “thái độ” ấy lại là một ý tưởng tuyệt vời gắn liền với Nike đến tận bây giờ. Tuy nhiên, cũng có giả thuyết cho rằng: “Just do it” là lời một bài hát khá thịnh lúc bấy giờ. Nhưng thật là bất ngờ, khẩu hiệu này của công ty đã được người Mỹ nồng nhiệt đón nhận. Và slogan này đã trở thành một trong những câu khẩu hiệu hay nhất mọi thời đại, đem lại danh tiếng cũng như lợi nhuận khồng lồ cho hãng giày thể thao huyền thoại.

2. Adidas – Impossible is nothing (Không có gì là không thể)

Hãng giày thể thao Adidas được ra đời vào năm 1949. Thể thao chính là mục tiêu mà Adidas luôn hướng tới. Vào năm 2004, Adidas thực hiện chiến dịch quảng cáo thương hiệu lớn nhất của mình trong vòng sáu năm bằng việc in những cụm từ như “Impossible is nothing” bên cạnh nhãn hiệu của mình, để cho rất nhiều vận động viên nổi tiếng trên toàn thế giới mang nó trên trang phục hoặc dụng cụ của họ và đã gặt hái thành công vang dội.

solan-addidas

Chiến dịch marketing cũng như slogan này của Adidas không chỉ đem lại những lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng, mà qua đó, nó còn tạo cảm tình của người dân với Adidas. Mục tiêu “Không có gì là không thể” nhằm thúc đẩy phong trào thể thao của người dân, khuyến khích mọi người thuộc mọi lứa tuổi tham gia và trải nghiệm những niềm vui của thể thao. Việc quảng bá hình tượng của công ty một cách hiệu quả thông qua slogan “Impossible is nothing” và các chiến dịch marketing cho thấy Adidas không chỉ đã trở thành người dẫn đầu trên thị trường về trang phục thể thao mà còn trở thành nhãn hiệu được ưa chuộng nhất.

3. Apple: “Think different” (Hãy suy nghĩ khác biệt)

Thương hiệu Quả táo cắn dở hẳn đã không còn xa lạ với chúng ta, và khẩu hiệu “Think different” có thể coi là slogan nổi nhất trong lịch sử thăng trầm của Apple: Với Apple, người sử dụng có thể cảm nhận được sự khác biệt mà các sản phẩm của thương hiệu này đem lại. Apple đã tự tìm cho mình một lối đi riêng, khác biệt hoàn toàn so với các thương hiệu khác từ mẫu mã cho đến các ứng dụng, phần mềm cũng như các tính năng của sản phẩm, kích thích trí tò mò, sự ham muốn khám phá của người sử dụng.

slogan-apple

Apple đã tập trung xây dựng một thương hiệu mạnh dựa trên cơ sở giá trị tinh thần tình cảm hơn là giá trị công năng, từ đó dần dần có chỗ đứng trong lòng khách hàng, góp phần tạo nên thành công của thương hiệu này.

5. Best Buy- Buyer be happy

slogan-best-buy

Đây là khẩu hiệu mới của Best Buy nhưng hiệu quả sẽ như thế nào? Nó liên quan rất ít đến việc xây dựng thương hiệu với lợi thế về mặt công nghệ. Nó cũng không liên quan đến những chiếc tivi màn hình lớn và những bộ phim quảng cáo đầy sáng tạo tạo. Hơn nữa, khẩu hiệu này nghe có vẻ nghi ngờ giống như ‘người mua hãy cẩn thận. Trong khi điều này xoay quanh từ gần như chắc chắn sẽ là có chủ ý, nó có thể gợi lên một hình ảnh vô cùng khó chịu cho khách hàng. Tuy nhiên, Best Buy đã có một lịch sử tập trung vào niềm hạnh phúc của người tiêu dùng bằng khẩu hiệu của họ, vì cái mới này đã thay thế cho ‘You Happier’  trước đây là không phù hợp. Cửa hàng này đã đạt được những thành công đáng kinh ngạc, nhưng nó thực sự có thể làm tốt hơn.

6. Nokia: “Connecting people” (Kết nối mọi người)

Hẳn chúng ta đã rất quen thuộc với câu khẩu hiệu của hãng điện thoại Nokia: Kết nối mọi người. Câu khẩu hiệu tuy ngắn gọn mà vô cùng thông minh này tượng trưng cho tiêu chí của công ty, đó là kết nối tất cả mọi người, gạt bỏ đi những rào cản, khoảng cách với nhau.

slogan-nokia

Có thể nói Nokia đã rất nỗ lực trong việc thực hiện sứ mệnh của mình thông qua câu slogan này bằng cách không ngừng chế tạo ra những sản phẩm mới với nhiều tính năng, ứng dụng mới với giá thành hợp lý, phù hợp với mọi tầng lớp khách hàng. Nhờ đó mà nhãn hiệu Nokia đã trở thành biểu tượng thân thuộc với tất cả mọi người.

Cách tạo ra slogan “để đời” cho thương hiệu

Slogan phải “chạm” được cảm xúc của khách hàng

Rất nhiều người biết đến slogan “Good to the last drop” (Thơm ngon đến giọt cuối cùng) của thương hiệu cà phê Maxwell House. Xuất xứ của câu slogan này bắt nguồn từ một câu chuyện rất tình cờ. Franklin Roosevelt, cựu tổng thống Mỹ, vốn rất thích uống cà phê. Trong một dịp ghé qua hội chợ vùng Mashville, Tennessee, ông được mời một ly cà phê nóng hổi của Maxwell House. Vị ngon của nó đã khiến ngài tổng thống không thể nén nổi cảm xúc mà thốt lên rằng: “Good to the last drop!”. Về sau, câu nói này được Maxwell House sử dụng làm slogan và có lẽ, câu slogan này còn nổi tiếng hơn rất nhiều so với bản thân tên thương hiệu.

cach-tao-slogan-an-tuong

Slogan: ngắn không phải bao giờ cũng ưu thế

Đa số ý kiến đều nghĩ rằng một slogan ngắn bao giờ cũng có nhiều lợi thế hơn những câu slogan dài .Dĩ nhiên ngắn bao giờ cũng dễ nhớ ngay lúc đọc. Nhưng một slogan ngắn không có nghĩa là được nhớ lâu, và quan trọng hơn, nó không đảm bảo là sẽ được yêu thích.

Ai cũng biết và rất yêu thích câu slogan “Vị ngon trên từng ngón tay” của thương hiệu đồ ăn nhanh KFC. Sau gần 50 năm sử dụng, năm 2011 nó đã được đổi thành “So good” (“Thật tốt”?). Cho dù có KFC có lý giải ý nghĩa gì đi chăng nữa, câu slogan mới của họ thật khó đi vào lòng người bằng câu cũ. Cho dù “Thật tốt” rất ngắn, ngắn hơn rất nhiều so với “Vị ngon trên đầu ngón tay”.

Bạn nghĩ sao về câu slogan của City Bank “City never sleeps” (“Thành phố không bao giờ ngủ”). Nó đâu có ngắn lắm đâu (nhất là phiên bản tiếng Việt), đúng không nào? Nhưng theo tôi đây là một trong những câu slogan tuyệt nhất. Cả về ý nghĩa lẫn ngôn ngữ thể hiện: “The City” là cách chơi chữ độc đáo (trùng tên thương hiệu “City Bank”). “never sleep” hàm ý dịch vụ của City Bank luôn sẵn sàng phục vụ khách hang 24/24h. Thật tuyệt.

Khi người ta hỏi tổng thống Mỹ Abraham Lincoln chiều dài của đôi chân phải là bao nhiêu là phù hợp với cơ thể con người, ông đã trả lời: “Nó phải đủ dài để chạm đến nền đất”.

Một slogan hiệu quả không nằm ở vấn đề ngắn hay dài. Quan trọng là nó phải thể hiện một thông điệp có ý nghĩa như thế nào với người nghe.

Slogan là công cụ thể hiện khác biệt hóa thương hiệu

Một slogan hiệu quả không nằm ở vấn đề ngắn hay dài. Quan trọng là nó phải thể hiện một thông điệp có ý nghĩa như thế nào với người nghe.
Khi đã tìm ra điểm khác biệt hóa thương hiệu của mình, slogan là công cụ hiệu quả nhất để nói điều đó với khách hàng.

Xe Mercedes-Benz có ưu uy tín hơn đối thủ về uy tín sản phẩm và họ đã có câu “”Engineered like no other car in the world.”

Nói đến Volvo, mọi người đều nghĩ đến đó là loại xe có độ an toàn cao. Câu slogan của Volvo nói rất rõ lợi ích này: “Vì cuộc sống của bạn” (“For life”)

Ở Canada, kênh truyền hình Naked News (sự thật trần trụi) rất phổ biến. Điểm mạnh của kênh này là luôn đưa tin trung thực và khai thác triệt để đến cùng các nguồn tin mà họ có được. Câu slogan “Không có gì phải dấu” kết hợp cùng tên thương hiệu “Sự thật trần trụi” quả thật đã lột tả rất thành công điểm khác biệt thương hiệu này.

Slogan cần nhấn mạnh lợi ích thương hiệu

* “Nơi những người giỏi nhất vẫn có thể trở nên giỏi hơn/Where the best become better” – Trung tâm Anh ngữ Apollo

* “Học ở đây. Graduate anywhere” – Language Link

* “Vị ngon trên từng ngón tay” – KFC

* “Thành phố không bao giờ ngủ/City never sleeps” – City Bank

* “Duy nhất đậu nành. Riêng dành cho bạn” – VinaSoy

* “Biti’s – Nâng niu bàn chân Việt” – Biti’s

* “Chỉ tan trong miệng, không tan trên tay” – M&M

Có một điều rất đúng là khách hàng thường bị thu hút bởi lợi ích thương hiệu. Mặt khác, mối quan tâm đến lợi ích lại có khả năng bị chi phối bởi những đặc điểm riêng biệt của sản phẩm khách hàng chọn mua. Đặc điểm độc đáo của kẹo M&M (lớp vỏ cứng bên ngoài giữ cho nhân sôcôla bên trong không bị chảy khi cầm trong tay) cũng có giá trị tuơng đương với lợi ích mà khách hàng thu được.

Câu chuyện về trung tâm đào tạo tiếng Anh Apollo có thể là một ví dụ minh hoạ tương đối hay. Câu định vị thương hiệu Apollo “Where the best becomes better” (Nơi những người giỏi nhất vẫn có thể giỏi hơn) rất phổ biến với các bạn sinh viên cũng như học sinh trung học, kể cả những người không học tại Apollo. Thú vị hơn cả, rất nhiều người nghe thấy và yêu thích câu định vị này trước cả khi họ biết đến cái tên Apollo.

Khách sạn The Hay-Adams, một khách sạn sang trọng và mang đậm dấu ấn lịch sử tại Washington D.C, đã biến vị trí tọa lạc đối diện Nhà Trắng đặc thù của khách sạn trở thành thuộc tính độc đáo qua slogan “Where nothing is overlooked but the White House“ (tạm dịch: Nơi bạn không thấy bất cứ thứ gì ngoài Nhà Trắng). Cho đến hôm nay câu định vị này vẫn tiếp tục thể hiện được điểm khác biệt thương hiệu của The Hay-Adams.

Khi slogan được sáng tạo với vần điệu dễ nhớ, chúng hoàn toàn có thể tác động lên cảm xúc của khách hàng. Chúng ta thấy rằng rất nhiều câu slogan rất ấn tượng ở trên hoàn toàn không hề ngắn, thậm chí có một số câu còn rất dài.

Trong một bài viết của mình trên tạp chí Advertising Age, cha đẻ của định vị thương hiệu Al Ries cho rằng: một slogan cần “đủ dài” để kết nối cảm xúc với khách hàng.

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết trên của VIDCOGROUP mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng để lại dưới phần Comment.

Bài viết cùng chủ đề: