Tổng hợp trọn bộ ngữ pháp tiếng anh tiểu học đầy đủ nhất 2022

Tổng hợp ngữ pháp tiếng anh tiểu học của Ms Hoa Junior là bộ kiến thức đầy đủ về ngữ pháp quan trọng, trọng tâm nên được ghi nhớ trong chương trình tiểu học của các con. Ba mẹ cho bé ôn luyện theo bộ tài liệu để con có nền tảng kiến thức cơ bản cho phát triển tiếng Anh sau này.

1. Các từ loại trong tiếng Anh và cách phân biệt

✅Để đăng ký tham gia học miễn phí, ba mẹ làm theo các bước sau:

    – Bước 1: Ba mẹ ấn vào link này để truy cập Zalo: zalo.me/988394203532545476

    – Bước 2: Ấn nút “QUAN TÂM” Ms Hoa Junior

1.1. Danh từ (Noun)

danh tu thong dung trong tieng anh mshoajunior

Xem thêm: 100 danh từ tiếng anh thông dụng nhất

Định nghĩa

Danh từ trong tiếng Anh dùng để chỉ sự vật, sự vật đó có thể là người, con vật, đồ vật, hiện tượng, địa điểm hay khái niệm. Danh từ được xem là một trong những từ loại quan trọng nhất trong tiếng Anh, nên các con cần tích lũy càng nhiều từ vựng về danh từ càng tốt. 

Ví dụ về danh từ trong tiếng Anh:

– Các danh từ chỉ người: he (anh ấy), doctor (bác sỹ), the men (đàn ông),…

– Danh từ chỉ con vật: dog (con chó), cat (con mèo), pet (thú cưng)…

– Danh từ chỉ vật: money (tiền), table (cái bàn), computer (máy tính),…

– Danh từ chỉ hiện tượng: storm (cơn bão), earthquake (động đất),…

– Danh từ chỉ địa điểm: school (trường học), office (văn phòng),…

– Danh từ chỉ khái niệm: culture (văn hóa), presentation (thuyết trình), experience (kinh nghiệm)…

Chức năng của danh từ

– Danh từ làm chủ ngữ trong câu

Khi làm chủ ngữ, danh từ thường đứng ở đầu câu và đứng trước động từ trong câu. 

VD: English is my favorite subject. (Tiếng Anh là môn học yêu thích của tôi) 

-> “English” là danh từ và làm chủ ngữ. 

– Danh từ làm tân ngữ gián tiếp/trực tiếp của động từ

Khi đóng vai trò tân ngữ của động từ, danh từ sẽ đứng sau động từ. 

VD: I want to buy a birthday cake. (Tôi muốn mua một cái bánh sinh nhật)

-> “A birthday cake” là danh từ và làm tân ngữ của động từ “buy”.

Khi danh từ là tân ngữ gián tiếp

VD: He give his girlfriend a ring. (Anh ấy tặng cho bạn gái chiếc nhẫn)

-> “His girlfriend” là danh từ và làm tân ngữ của động từ “give”

– Danh từ làm tân ngữ của giới từ

Khi đóng vai trò tân ngữ của giới từ, danh từ sẽ đứng sau giới từ.

VD: I have talked to Mrs.Hoa several times. (Tôi đã nói chuyện với cô Hoa vài lần rồi)

-> “Mrs Hoa” là danh từ và làm tân ngữ của giới từ “to”

– Danh từ làm bổ ngữ cho chủ ngữ

Khi đóng vai trò bổ ngữ cho ngủ ngữ, danh từ đứng sau các động từ nối như tobe, become, seem,…

VD: John is an excellent student. (John là một học sinh xuất sắc)

-> “An excellent student” là danh từ và làm bổ ngữ cho chủ ngữ “John”

– Danh từ làm bổ ngữ cho tân ngữ

Khi đóng vai trò làm bổ ngữ cho tân ngữ, danh từ sẽ đứng sau một số động từ như make (làm), elect (bầu chọn), call (gọi điện thoại), consider (xem xét), appoint (bổ nhiệm), name (đặt tên), declare (tuyên bố), recognize (công nhận),…

VD: Board of directors recognize Tommy the best staff of the year. (Hội đồng quản trị công nhận Tommy là nhân viên xuất sắc nhất năm)

-> “The best staff of the year” là danh từ và làm bổ ngữ trong tiếng Anh cho tân ngữ “Tommy”.

1.2. Động từ (Verb)

động từ thông dụng trong tiếng anh mshoajunior

Xem thêm: 100 động từ thông dụng trong tiếng Anh

Định nghĩa

Động từ trong tiếng Anh (verb) là những từ hoặc cụm chỉ hoạt động của một chủ thể nào đó. Trong một câu tiếng Anh động từ là thành phần thiết yếu để hình thành một câu có nghĩa. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp động từ được sử dụng không để chỉ hành động.

Ví dụ:

– He runs very fast. (Anh ấy chạy rất nhanh.)

– She is cooking in the kitchen. (Cô ấy đang nấu ăn trong bếp.)

Vị trí của động từ

Động từ đứng sau chủ ngữ

Trong một câu tiếng Anh cơ bản thì động từ đứng ngay sau chủ ngữ với mục đích diễn tả hành động của chủ thể đó.

Ví dụ:

– She teaches in a high school. (Cô ấy dạy học tại một trường trung học phổ thông.)
– He runs in the park every morning. (Anh ấy chạy bộ ở công viên mỗi buổi sáng.)

Động từ đứng sau trạng từ chỉ tần suất

– She often wakes up early. (Cô ấy thường xuyên thức dậy sớm.)
– He rarely plays games. (Anh ấy hiếm khi chơi games.)

Các trạng từ chỉ tần suất thông dụng.

Never

không bao giờ

Seldom
hiếm khi
Often
thường thường
Sometimes
đôi khi
Usually
thường xuyên
Always
luôn luôn

 

Động từ đứng trước tân ngữ

Ngoài cách xác định vị trí của động từ qua chủ ngữ thì chúng ta còn có thể xác định qua tân ngữ. Trong tiếng Anh, động từ sẽ đứng trước tân ngữ.

Ví dụ:

– Close the door it is raining heavily! (Đóng cửa vào đi trời đang mưa rất to!)
– Open the book, kids! (Mở sách ra nào các con!)

Một số trường hợp động từ sẽ đi kèm với giới từ sau đó mới là tân ngữ.

– Wait for me five minutes! (Đợi tôi năm phút nhé!)
– Listen to me and I will tell you what you want. (Lắng nghe tôi và tôi sẽ nói cho bạn những điều bạn muốn.)

Động từ trong tiếng Anh đứng trước tính từ

Có một loại động từ trong tiếng Anh duy nhất đứng trước tính từ đó là động từ tobe.

Ví dụ:

– She is very beautiful. (Cô ấy rất xinh đẹp.)
– He is short and fat. (Anh ta thấp và béo.)

1.3. Tính từ (Adjective)

tính từ chỉ cảm xúc trong tiếng Anh Ms Hoa Junior

Xem thêm: Các tính từ miêu tả cảm xúc trong tiếng Anh tiểu học

Định nghĩa

Tính từ (adjective, được viết tắt là adj) là những từ, dùng để miêu tả các đặc tính, tính chất của sự vật, hiện tượng,…

Ví dụ:

– Tính từ miêu tả con người: beautiful (xinh đẹp), handsome (đẹp trai), kind (tử tế),…

– Tính từ miêu tả sự vật: small (nhỏ), big (lớn), expensive (đắt),…

Vị trí của tính từ trong tiếng Anh

Tính từ đứng trước danh từ

Các tính từ này đứng trước danh từ kết hợp thành cụm danh từ

Ví dụ: 

– A beautiful picture = một bức tranh đẹp.

– A sunny day = một ngày đầy nắng.

Tính từ đứng một mình

Có một số tính từ trong tiếng Anh thường chỉ đứng một mình, đó là các tính từ bắt đầu bằng “a” như aware; afraid; alone; ashamed … và một số tính từ khác như: exempt; unable; …

Ví dụ: 

– A cat is afraid. (Con mèo đang sợ)

⇒ Nếu muốn chuyển loại tính từ này sang đứng trước danh từ, chúng ta cần chuyển sang dùng phân từ: A frightened cat.

Tính từ đứng sau động từ liên kết

Một số động từ liên kết có thể sử dụng để thêm tính từ đằng sau

To be: thì, là

This cat is so cute.

Seem: có vẻ là

This cake seems delicious.

Feel: cảm thấy

I feel bored these days.

Taste: có vị, nếm có vị

This food tastes sweet.

Look: thấy, trông có vẻ

She looks happy when she watches TV.

Sound: nghe có vẻ

This sounds great!

Smell: có mùi, ngửi thấy mùi

Roses usually smell aromatic.

 

1.3. Trạng từ (Adjective)

trang tu thong dung trong tieng anh mshoajunior

Xem thêm: Các trạng từ thông dụng trong tiếng Anh

Định nghĩa

Trạng từ trong tiếng Anh là từ loại được dùng để bổ nghĩa cho tính từ, động từ, một trạng từ khác hay cho cả câu. Vị trí của trạng từ trong câu thường có thể đứng sau hay cuối câu tùy trường hợp câu nói.

Vị trí của trạng từ

Trước động từ động từ thường và động từ chỉ tần suất.

Ví dụ: We often get up at 7am.

Trước “enough”: V + adv + enough

Ví dụ: The foreigner speaks slowly enough for us to understand.

Giữa trợ động từ và động từ thường: trợ động từ + adv + V

Ví dụ: We have recently finished my homework.

Trong cấu trúc so….that: V + so + adv + that

Ví dụ: Jen drove so fast that she caused an accident.

Sau động từ “to be/seem/look”…và trước tính từ: “to be/feel/look”… + adv + adj: adv + adj

Ví dụ: She is very polite.

Đứng cuối câu

Ví dụ: The nurse told me to breathe in slowly.

Sau “too”: V + too + adv

Ví dụ: The French speaks too quickly.

Đứng riêng lẻ

Trạng từ cũng thường đứng một mình ở đầu câu hoặc giữa câu và ngăn cách các thành phần khác của câu bằng dấu phẩy (,)

Ví dụ: Last summer, I came back my country.

⇒ Ngoài các trường hợp phổ biến trên, trạng từ trong câu còn có một số vị trí đặc biệt khác:

Quy tắc cận kề
Vị trí của trạng từ tình huống
Không đặc giữ động từ và tân ngữ

Theo quy tắc này, trạng từ bổ nghĩa cho từ loại nào thì phải đứng gần từ loại ấy.

Ví dụ:

– She often says he visits her mother. (Often bổ nghĩa cho “says”).

– She says he often visits her mother. (Often bổ nghĩa cho “visits”).

Trong tình huống bình thường, trạng từ thời gian được đặt ở cuối câu

Ví dụ:

I took the exams yesterday.

Trạng từ trong tiếng Anh không được đặt giữa động từ và tân ngữ.

Ví dụ:

He speaks English well.

2. Các thì tiếng Anh cơ bản

Trong tiếng Anh, tổng thể có 12 thì diễn tả hoạt động, cảm xúc, sự việc vào các khoảng thời gian như: quá khứ, hiện tại, tương lai. Tuy nhiên, tại cấp độ của học tiểu học thì các con chỉ cần nắm vững 4 thì ứng với 3 mốc thời gian cơ bản, đó là:

2.1. Thì hiện tại đơn

– Định nghĩa: Thì hiện tại đơn là thì dùng để diễn tả một sự thật hiển nhiên hay một hành động diễn ra lặp đi lặp lại theo thói quen, phong tục, khả năng.

– Cấu trúc: 

+) Khẳng định: S + V(s/es) + O

-) Phủ định: S + do not /does not + V

?) Nghi vấn: Do/Does + S + V?

– Cách dùng:

• Thì hiện tại đơn diễn tả một sự thật hiển nhiên, một chân lý.

• Thì hiện tại đơn diễn tả 1 hành động xảy ra thường xuyên, một thói quen ở hiện tại.

• Thì hiện tại đơn diễn tả một năng lực của con người.

2.2. Thì hiện tại tiếp diễn

– Định nghĩa: Thì hiện tại tiếp diễn là thì dùng để diễn tả những sự việc xảy ra ngay lúc chúng ta nói hay xung quanh thời điểm chúng ta nói, và hành động đó vẫn chưa chấm dứt (còn tiếp tục diễn ra).

– Cấu trúc: 

+) Khẳng định: S + am/is/are + V_ing

-) Phủ định: S + am/is/are + not + V_ing

?) Nghi vấn: Am/Is/Are + S + V_ing?

– Cách dùng:

• Diễn tả một hành động đang diễn ra và kéo dài tại một thời điểm ở hiện tại.

• Thường tiếp theo sau mệnh lệnh, câu đề nghị.

• Diễn tả 1 hành động xảy ra lặp đi lặp lại

• Diễn tả một hành động sắp xảy ra (ở trong tương lai gần)

2.3. Quá khứ đơn

– Định nghĩa: Thì quá khứ đơn là thì dùng để diễn tả một hành động, sự việc diễn ra và kết thúc trong quá khứ.

– Cấu trúc: 

+) Khẳng định: S + Ved + O

-) Phủ định: S + didn’t + V + O

?) Nghi vấn: Did + S + V + O?

– Cách dùng:

• Diễn tả hành động đã xảy ra và chấm dứt trong quá khứ.

• Diễn tả thói quen trong quá khứ. 

• Diễn tả chuỗi hành động xảy ra liên tiếp.

2.4. Tương lai đơn

– Định nghĩa: Thì tương lai đơn là thì được dùng khi không có kế hoạch hay quyết định làm gì nào trước khi chúng ta nói. Chúng ta ra quyết định tự phát tại thời điểm nói.

– Cấu trúc: 

+) Khẳng định: S + will + V + O

-) Phủ định: S + will + not + V+ O

?) Nghi vấn: Will + S + V + O?

– Cách dùng:

• Diễn tả một dự đoán nhưng không có căn cứ.

• Diễn tả một quyết định đột xuất ngay lúc nói.

• Diễn tả lời ngỏ ý, một lời hứa, đe dọa, đề nghị.

3. Động từ Tobe

tong hop ngu phap tieng anh tieu hoc mshoajuior 1

Trong thì hiện tại đơn, động từ tobe có tất cả 3 dạng thức là AM, IS và ARE. Khi sử dụng, các dạng thức này chỉ có thể đi với một số chủ ngữ nhất định. 

AM

– Dạng thức am được dùng cho chủ ngữ duy nhất là I

– I am … (viết tắt = I’m…)

IS

– Dạng thức is được dùng cho chủ ngữ là ngôi thứ ba số ít, bao gồm HE, SHE, IT và bất cứ danh từ số ít nào. 

– She is… (viết tắt = She’s…)

– He is…(viết tắt = He’s…)

– IT is…(viết tắt = It’s…)

ARE

– Dạng thức are được dùng cho chủ ngữ là YOU, WE, THEY và bất cứ chủ ngữ số nhiều nào: 

– You are … (viết tắt = You’re…)

– We are…(viết tắt = We’re…)

– They are…(viết tắt = They’re…)

Khi sử dụng trong các thì Tiếng Anh, động từ TO BE sẽ có cấu trúc đặc thù với mỗi thì riêng biệt. Cụ thể đối với thì hiện tại đơn, quá khứ đơn và tương lai đơn, động từ TO BE sẽ được chia như sau: 

3.1. Hiện tại đơn

+) Khẳng định: S + be (am/is/are) + O

Ex: I am a singer.

-) Phủ định: S + be (am/is/are) + not + O

Ex: He is not a teacher.

?) Nghi vấn: Am/is/are + S + O?

Ex: Is he a teacher?

3.2. Quá khứ đơn

+) Khẳng định: S + was/were + O

Ex: I was tired yesterday. 

-) Phủ định: S + was/were + not + O

Ex: He wasn’t at home yesterday. 

?) Nghi vấn: Was/were + S + O?

Ex: Were you absent yesterday?

3.3. Tương lai đơn

+) Khẳng định: S + will be + O

Ex:She will be fine.

-) Phủ định: S + will + not be +  O

Ex: She won’t be happy. 

?) Nghi vấn: Will + S + be + O?

Ex: Will she be home tomorrow?

4. To V và V-ing

Các bạn học sinh tiểu học cần nhận biết được động từ nguyên mẫu và danh động từ cũng như cách dùng các dạng động từ này để có thể sử dụng chính xác trong câu.

Dạng To V

Hình thức nguyên mẫu là hình thức cơ bản của động từ. Dạng nguyên mẫu của động từ gồm nguyên mẫu có “to V”, được sử dụng trong một số trường hợp sau: 

– To V có thể đóng vai trò làm chủ ngữ của câu. Ví dụ: To exercise everyday helps you keep fit (Tập thể dục mỗi ngày giúp bạn giữ gìn vóc dáng).

– To V làm tân ngữ của động từ. Ví dụ: She decided to do exercise everyday (Cô ấy quyết định tập thể dục mỗi ngày).

– To V làm bổ ngữ cho tân ngữ. Ví dụ: My dream is to become a famous writer (Ước mơ của tôi là trở thành một nhà văn nổi tiếng).

Dạng V-ing

Dạng V-ing hay danh động từ là hình thức động từ được thêm “–ing” và được dùng như một danh từ. Danh động từ có thể được dùng làm:

– V-ing là chủ ngữ của câu. Ví dụ: Jogging is my favorite sport (Chạy bộ là môn thể thao yêu thích của tôi).

– V-ing giữ vị trí tân ngữ của động từ. Ví dụ:  I enjoy swimming everyday (Tôi thích bơi lội hàng ngày).

– V-ing làm bổ ngữ cho tân ngữ. Ví dụ: They spend time playing video games every day (Họ dành thời gian chơi trò chơi điện tử mỗi ngày).

5. Danh từ số ít và danh từ số nhiều

tong hop ngu phap tieng anh tieu hoc mshoajuior 3

Danh từ là từ gọi tên sự vật, hiện tượng. Trong Tiếng Anh, anh từ bao gồm danh từ chỉ số ít và danh từ chỉ số nhiều. Với đa số danh từ, thêm “s” vào danh từ nếu diễn tả số nhiều. Ví dụ: bottle – bottles, cup – cup, pencil – pencils…

Tuy nhiên, không phải danh từ nào thêm “s” vào đằng sau cũng sẽ thành danh từ số nhiều. Có một số ngoại lệ trong tiếng Anh mà chúng mình cần chú ý, đó là:

Danh từ
Quy tắc
                 Ví dụ                

Danh từ tận cùng bằng o,x,s,z,sh
Thêm “es” ở số nhiều

box – boxes

 watch – watches

Danh từ tận cùng bằng f, fe 
Chuyển “f” / “fe” thành “v” và thêm “es”

wolf – wolves

wife – wives

leaf – leaves

Danh từ kết thúc bằng y, o 
Không có quy tắc nhất định

baby – babies

 toy – toys

 kidney – kidneys

Một số danh từ có

hình thức số nhiều khác nhau

Không có quy tắc nhất định

child – children

woman – women

man – men

mouse – mice

Person – People

Một vài danh từ có dạng số ít

và số nhiều như nhau

Không có quy tắc nhất định

sheep – sheep

deer – deer

series – series

 

6. Động từ khuyết thiếu can và can’t

“Can” là động từ khiếm khuyết để chỉ ai đó có khả năng làm gì. “Can’t” là dạng phủ định của “Can”, chỉ ai đó không có khả năng làm gì. Đây là cấu trúc khá quen thuộc với các bạn học sinh Tiểu học, được sử dụng khá nhiều trong giao tiếp hàng ngày.

Dạng câu
Công thức
Ví dụ

Khẳng định
S + can + V
She can swim

Phủ định
S + can’t ( can not) + V
He can’t dance

Nghi vấn
Can + S + V?
Can she swim?

 

7. So sánh

tong hop ngu phap tieng anh tieu hoc mshoajuior 2

Trong chương trình tiếng Anh tiểu học, chúng mình cần nắm rõ cách thức sử dụng của cấu trúc so sánh hơn. Đây là cấu trúc so sánh cơ bản nhất, là nền tảng để các con học cấu trúc so sánh phức tạp hơn sau này. 

– Cách dùng: So sánh hơn dùng để so sánh giữa 2 người, sự vật về một đặc điểm, đặc tính nào đó.

– Công thức: S + V + Short Adj/Adv – er + (than) + N/Pronoun

– Ví dụ:  Mai is taller than Linh (Mai thì cao hơn Linh)