Tổng hợp những thí nghiệm khoa học vui cho trẻ mầm non

Trẻ em luôn thích tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh mình. Việc hướng dẫn các thí nghiệm khám phá khoa học cho trẻ mầm non sẽ giúp bé học hỏi, tò mò tìm hiểu những điều bổ ích một cách dễ dàng. Hãy cùng Theeastwing tổng hợp các cách làm thí nghiệm cho trẻ mầm non nhé!

cách làm thí nghiệm cho trẻ mầm non

Vì sao nên cho trẻ 5 tuổi tìm hiểu sớm về khoa học?

Các trẻ em 5 tuổi thường rất tò mò và muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh thông qua các giác quan, cảm nhận về môi trường. Do vậy, việc hướng dẫn thực hành thí nghiệm cho trẻ mầm non 5 tuổi sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích cho các bé như: 

  • Xây dựng nhận thức và tư duy cho bé một cách tự nhiên và cơ bản nhất. 

  • Khi bé tiếp xúc với khoa học sớm sẽ giúp giải đáp những khúc mắc chưa có câu trả lời cũng như thỏa mãn tính tò mò của bé.

  • Phát triển năng lực phán đoán và tư duy của bé

thí nghiệm khoa học vui dễ làm

Các thí nghiệm khoa học vui dễ làm cho trẻ mầm non

Bịch Nước Ma Thuật

Mục đích:  thí nghiệm với nước cho trẻ mầm non này giúp bé có kiến thức cơ bản về sự liên kết phân tử vật chất.

Chuẩn bị: Nước, túi nilon lớn được làm từ polyethylene và những cây bút chì được vuốt nhọn. 

Các bước thực hiện:

  • Cho nước vào túi nilon lớn rồi buộc thật chặt miệng túi lại.

  • Dùng các cây bút chì xuyên thủng bịch nước từ bên này sang bên kia, lần lượt hết các cây bút đã chuẩn bị. Ba mẹ và bé sẽ vô cùng ngạc nhiên khi nước bên trong không hề chảy ra hay rò rỉ ra bên ngoài túi nilon.  

Giải thích: Ba mẹ có thể giải thích cho bé hiểu rằng: Khi bị bút chì đâm vào, các polyethylene bị phá vỡ làm cho các phân tử di chuyển lại gần nhau hơn và thắt chặt vào cây bút chì nên không đủ đường đi cho nước chảy ra ngoài. 

thí nghiệm cho trẻ mầm non 5 tuổi

Phân Biệt Trứng Sống, Trứng Chín

Mục đích: thí nghiệm này giúp bé phân biệt được trứng chín, trứng sống. Phụ huynh có thể cùng bé thực hiện theo các bước sau:

  • Chuẩn bị: Một quả trứng chín đã để nguội, một quả trứng sống và bút màu.

  • Thực hiện: Về cơ bản hai quả trứng có màu sắc, hình dáng và kích cỡ tương tự nhau, dùng bút màu đánh số 1 và 2 lên 2 quả trứng.

  • Dùng tay xoay từng quả trứng để cho chúng quay tại chỗ, ba mẹ cùng bé quan sát sự khác biệt khi bạn chạm tay vào. 

  • Tiếp theo, bạn và bé hãy dựng từng đầu nhọn của 2 quả trứng lên và dùng tay quay từng quả để giúp chúng chuyển động như con quay. Bạn và con sẽ thấy sự khác biệt là một quả trứng (ví dụ số 1) quay rất nhanh, một quả quay (số 2) khá khó khăn và dường như đổ xuống ngay lập tức. 

Giải thích: Thí nghiệm trên chỉ ra được số 1 là trứng chín còn số 2 là trứng sống, hãy cùng bé đập vỡ từng quả để kiếm chứng. Do quả trứng chín là vật thể rắn, đặc nên trọng tâm giữ nguyên và có thể quay nhanh. Ngược lại, trứng sống có chất lỏng bên trong nên trọng tâm di chuyển sẽ thay đổi liên tục, khiến nó khó quay hơn.

Khi ta chạm tay vào quả trứng chín đang quay, nó sẽ ngay lập tức dừng lại. Còn đối với quả trứng sống, vì chất lỏng bên trong theo quán tính vẫn tiếp tục chuyển động thêm một lúc. Sự khác biệt này ta có thể quan sát thấy rất rõ.

thí nghiệm cho trẻ mầm non

Quả Bóng Kỳ Diệu

Mục đích: giúp bé hiểu về sự phản ứng của nhiệt độ khi tương tác các vật với nhau.

Chuẩn bị: 1 quả bóng, nến, diêm hoặc bật lửa và nước. 

Các bước thực hiện:

  • Thổi căng quả bóng lên, sau đó cho nước vào trong bóng rồi buộc chặt lại. 

  • Đốt nến lên rồi nhờ bé để quả bóng lên phía trên ngọn nến. Bé sẽ phát hiện điều kỳ diện là bóng không nổ khi gặp nhiệt từ ngọn nến.

Giải thích: do bóng có chứa nước bên trong nên nó đã giúp hấp thụ nhiệt độ nên không gây ra hiện tượng nổ như thông thường. Bạn có thể giải thích vui cho bé hiểu là nhờ “bạn nước” đã giúp bạn bóng chống lại lửa bằng cách thu nhiệt độ. 

thí nghiệm khoa học cho trẻ mầm non

Bạn có thể xem thêm các thí nghiệm về không khí cho trẻ mầm non tại đây.

Đổi Màu Lá Cải Thảo

Mục đích: Thí nghiệm này sẽ giúp bé hiểu hơn về thế giới tự nhiên, sự phát triển của thực vật. 

Chuẩn bị: 4 cốc thủy tinh cao cùng 4 lá cải thảo trắng, tươi và 4 phẩm màu theo ý thích. 

Các bước thực hiện:

  • Đổ 4 màu đã chuẩn bị lần lượt vào 4 cốc thủy tinh cao, hòa tan hoàn toàn.

  • Cho bé nhúng lần lượt chân lá cải thảo vào những cốc màu này và để qua đêm. Sáng hôm sau, bạn và bé sẽ ngạc nhiên khi thấy màu cả 4 lá cải thảo đã chuyển sang màu giống như màu trong cốc.  

Giải thích: do phần gốc lá là nơi hút nước và thức ăn để cung cấp cho lá. Khi nhúng chân lá cải thảo vào cốc sẽ dẫn đến hiệu ứng mao mạch, thẩm thấu nước đã được trộn màu dẫn đến sự chuyển màu cho lá. 

thí nghiệm khoa học vui cho trẻ mầm non

Bạn có thể xem thêm các thí nghiệm về thực vật cho trẻ mầm non tại đây.

Bài viết trên đã tổng hợp các thí nghiệm khoa học cho trẻ mầm non đơn giản và dễ thực hiện. Mong các bé sẽ học hỏi được những điều mới mẻ và bổ ích nhé!