Tổng hợp những mẫu đơn xin việc viết tay hay nhất thu hút nhà tuyển dụng
Làm thế nào để có đơn xin việc viết tay hay và chuẩn. Đơn xin việc viết tay nên trình bày và có bố cục như thế nào để chinh phục nhà tuyển dụng, … Và liệu thực sự có khó như bạn vẫn nghĩ về một lá đơn viết tay không?
Cách viết đơn xin việc như thế nào thu hút nhà tuyển dụng nhất? Những mẫu đơn xin việc chuyên nghiệp ấn tượng được tổng hợp tại bài viết dưới đây. Nếu bạn đang loay hoay không biết nên làm như thế nào để tạo được thiển cảm tốt trong mắt HR thì chắc chắn bài viết này dành cho bạn.
Nội Dung Chính
I. Khái quát về đơn xin việc viết tay thu hút nhà tuyển dụng
1. Đơn xin việc nên viết tay hay đánh máy?
Chắc hẳn rằng các bạn đã từng rất phân vân không biết nên viết đơn xin việc bằng tay hay đánh máy. Đặc biệt trong thời đại công nghệ số như hiện nay thì việc viết những lá đơn xin việc bằng tay nghe có vẻ hơi lạ lùng phải không nhỉ? Theo tôi, đối với những công ty không yêu cầu về lá đơn xin việc của bạn thì việc lựa chọn hình thức nào cũng đem lại hiệu quả như nhau. Còn đối với các công ty yêu cầu lá đơn xin việc của bạn phải được viết tay thì đương nhiên các bạn cần tuân thủ yêu cầu này. Các bạn sẽ thắc mắc tại sao nhà tuyển dụng lại yêu cầu những lá đơn xin việc viết tay nhỉ?
Dưới đây là một số lý do giải thích cho việc các nhà tuyển dụng yêu cầu đơn xin việc viết bằng tay:
- Nhà tuyển dụng có thiên hướng sẽ đánh giá cao các ứng cử viên có kỹ năng viết tay tốt để vào vòng câu hỏi phỏng vấn tiếp theo.
- Những lá đơn xin việc viết tay sẽ tạo điều kiện cho nhà tuyển dụng loại được nhiều ứng viên hơn so với những lá đơn đánh máy. Đã từng có rất nhiều ứng viên bị loại chỉ vì đơn xin việc viết tay của họ quá cẩu thả, sơ sài. Thông qua một lá đơn bằng tay, ứng viên dễ bị lộ các khuyết điểm của mình hơn, chắc hẳn các bạn còn nhớ câu nói muôn thuở của các thầy, cô giáo tiểu học “Nét chữ nết người” phải không nhỉ. Và đúng vậy đó, thông qua nét chữ, một phần con người bạn cũng sẽ được bộc lộ.
- Thông qua lá đơn viết tay nhà tuyển dụng đánh giá được nhiều điều về ứng viên như: tính cách (cẩu thả hay cẩn thận); đặc trưng về tâm lý
Vậy đó, dù lý do nhà tuyển dụng mong muốn là gì thông qua đơn xin việc viết bằng tay của bạn thì bạn cũng nên đáp ứng yêu cầu nếu đó là điều bắt buộc để có thể tiến tới cuộc gặp mặt trực tiếp trong buổi phỏng vấn. Chúc các bạn may mắn với lá đơn xin việc viết tay hay của mình nhé!
2. Đơn xin việc viết tay nên viết bằng giấy gì ?
Chắc hẳn bạn đang thắc mắc không biết mẫu đơn xin việc viết tay chuẩn thì nên viết bằng giấy gì nhỉ? Dù một lá đơn xin việc rất ngắn nhưng không thể phủ nhận vai trò của nó trong việc tuyển dụng. Do vậy, lựa chọn giấy cho đơn xin việc viết tay của bạn cũng là một yếu tố quan trọng trong việc chinh phục nhà tuyển dụng.
Tôi xin phép gợi ý cho các bạn nên lựa chọn giấy trắng A4 cho lá đơn xin việc viết tay của mình. Giấy trắng với khổ A4 chính là sự lựa chọn hợp lý nhất, vừa đơn giản, không quá cầu kỳ lại thể hiện sự tinh tế cao. Các bạn không nên lựa chọn loại giấy nền hoa chìm hay có hương thơm, tôi không tin là nhà tuyển dụng sẽ thích điều này đâu. Hoặc cũng đừng cẩu thả đến độ đi xin giấy kẻ ô ly của đứa em để cách viết đơn xin việc nhé nếu bạn muốn có một lá đơn xin việc viết tay hay. Với việc viết đơn xin việc bằng tay bạn có một lợi thế là không nhất thiết phải theo một form chung nhất định. Điều này có nghĩa là bạn có thể sáng tạo và thể hiện mình hơn, tuy nhiên cũng phải tuân thủ các quy tắc chung mà mình sẽ đề cập ở các phần bên dưới nhé!
Lựa chọn giấy trắng khổ A4 là lựa chọn tốt cho một lá đơn xin việc viết tay
Xem thêm: Cập nhật ngay bí quyết tạo ấn tượng với đơn xin việc viết tay
II. Cách viết đơn xin việc bằng tay hay nhất
Ở phần này, tôi sẽ chỉ cho bạn cách viết đơn xin việc bằng tay hay nhất. Một trong những quy chuẩn chung cho lá đơn xin việc cho dù là viết tay hay đánh máy là có kết cấu đầy đủ ba phần, phần mở đồng, giữa và phần kết, cụ thể như sau:
Một mẫu đơn xin việc viết tay hay do 123job.vn sưu tầm được
1. Đoạn mở đầu
Ngoài quốc hiệu, tiêu ngữ và tên đơn xin việc cũng như phần kính gửi đầu thư thì nhiệm vụ của đoạn mở đầu trong lá đơn xin việc viết tay của bạn cần nêu rõ:
- Lý do viết đơn xin việc: Thông thường lý do cách viết đơn xin việc thường là mong muốn được ứng tuyển vào vị trí mà công ty đang tuyển dụng, đó cũng là mục đích của đơn xin việc.
- Giới thiệu một cách ngắn gọn về bản thân và vị trí ứng tuyển
- Có thể nêu lên bạn tìm thấy công việc hoặc thông tin tuyển dụng này qua đâu (đây cũng là một điều mà nhà tuyển dụng vô cùng quan tâm).
Chú ý đoạn mở đầu nên viết ngắn gọn, xúc tích, tránh các câu văn bộc lộ cảm xúc quá nhiều hay sử dụng câu cảm thán.Và các bạn nhớ trình bày phần mở đầu theo Form chung như dưới đây nhé (Quốc hiệu, tiêu ngữ sẽ viết chính giữa và viết in hoa dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”)
Ví dụ về phần mở đầu trong một mẫu đơn xin việc viết tay chuẩn
2. Đoạn giữa
Ở đoạn này nhà tuyển dụng sẽ có thêm nhiều thông tin về bạn cũng như giúp bạn có một vị trí ấn tượng trong họ. Vì vậy bạn nên thể hiện thật tốt về mình trong đơn xin việc viết tay của mình nhé!
Các vấn đề mà bạn cần đề cập trong đơn xin việc là:
- Nêu lên các điểm nổi bật của bạn (điểm mạnh, điểm tốt mà bạn có)
- Nêu lên các kinh nghiệm hoặc kỹ năng mà bạn có được liên quan tới vị trí bạn ứng tuyển. Điều này sẽ góp phần khơi gợi sự tò mò của nhà tuyển dụng và họ sẽ có cảm giác mong muốn được gặp bạn hơn để tìm hiểu thêm về bạn.
- Thể hiện để nhà tuyển dụng thấy được bạn là ứng viên sáng giá cho vị trí của họ thông qua việc đáp ứng tốt các yêu cầu của bên họ
Ví dụ về đoạn giữa trong một mẫu đơn xin việc viết tay chuẩn
3. Đoạn kết
Những vấn đề mà bạn nên đề cập ở đoạn kết cho đơn xin việc viết tay của mình gồm:
- Khẳng định bạn là ứng cử phù hợp với vị trí của nhà tuyển dụng
- Lịch sự đưa ra yêu cầu về một cuộc gặp mặt để có thể nói rõ và trao đổi thêm thông tin với nhà tuyển dụng.
- Có thể đính kèm thêm về các tài liệu khác đi kèm đơn xin việc viết tay như CVxin việc, các chứng chỉ bạn đã có,..
- Và chắc chắn một điều không thể quên cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian đọc hết lá đơn xin việc của bạn và gợi ý nhà tuyển dụng hãy liên lạc với bạn qua địa chỉ thư điện tử hoặc số điện thoại.
Ví dụ về phần kết luận cho mẫu đơn xin việc viết tay hay
III. Mẫu đơn xin việc viết tay chuẩn và hay nhất
Ở phần này, tôi sẽ cung cấp cho các bạn một số mẫu đơn xin việc viết tay chuẩn và hay nhất. Đây sẽ là những mẫu đơn chuẩn để các bạn tham khảo cho những lá đơn viết tay của mình nhé. Tuy nhiên, các bạn có thể thêm, bớt một số thông tin cho phù hợp với bản thân nhé, đừng quá máy móc trong việc cách viết đơn xin việc viết tay của mình nha.
Mẫu 1: Mẫu đơn xin việc viết tay dành cho các ngành nghề và đối tượng chung nhất:
Mẫu đơn xin việc viết tay 1
Mẫu 2: Mẫu đơn xin việc viết tay chuẩn cho sinh viên còn đang đi học
Mẫu đơn xin việc viết tay thứ 2
Mẫu 3: Mẫu đơn xin việc viết tay chuẩn và hay cho sinh viên mới ra trường
Mẫu đơn xin việc viết tay cho sinh viên mới ra trường
Xem thêm: Cách viết ưu nhược điểm của bản thân trong CV xin việc hiệu quả nhất
IV. Đơn xin việc viết tay cho sinh viên mới ra trường
Ở phần này tôi sẽ giúp các bạn hiểu kỹ về đơn xin việc viết tay bằng cách hướng dẫn chi tiết việc viết đơn xin việc viết tay cho sinh viên mới ra trường. Chắc hẳn các bạn cũng biết đối tượng này có nhu cầu cách viết đơn xin việc nhiều hơn cả, đặc biệt kinh nghiệm viết đơn cũng chưa thực sự phong phú. Trong một số trường hợp thì từ thời còn là sinh viên các bạn đã đi làm thêm các công việc khác nhau, tuy nhiên chủ yếu các nhà tuyển dụng hay đòi hỏi CV xin việc nên điều kiện để tiếp xúc với những lá đơn xin việc trở nên ít hơn. Do đó, tôi sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết các thông tin cần có trong lá đơn xin việc viết tay của mình nhé.
Cũng giống như một đơn xin việc nói chung, đơn xin việc viết tay cho sinh viên mới ra trường cũng cần tuân thủ các phần và đầy đủ các thông tin như dưới đây:
- Thông tin cá nhân
Các thông tin cá nhân mà ứng viên cần nêu ra trong đơn xin việc viết tay cho sinh viên mới ra trường bao gồm: Họ và tên, địa chỉ liên hệ, email và số điện thoại. Các bạn cần chú ý cung cấp đúng các thông tin và chú ý địa chỉ thư điện tử hay SĐT không được thiếu một chữ hay một con số nào cả không sẽ dẫn đến những điều không hay xảy ra như thư mời phỏng vấn không đến được địa chỉ của bạn làm lỡ mất buổi phỏng vấn.
Chẳng hạn: Nếu số điện thoại của bạn là 035 921 2458 đừng cẩu thả đến nỗi viết thiếu một chữ số 8 cuối cùng hay viết nhầm sang số 4. Một cách để các bạn biết được sự nhầm lẫn của mình là hãy đọc kỹ lá đơn xin việc để có thể chỉnh sửa thông tin một cách nhanh chóng.
- Sở thích liên quan tới công việc mong muốn
Đây là một phần không bắt buộc có trong lá đơn xin việc viết tay của bạn, tuy nhiên tôi khuyến khích các bạn nên thêm vào. Thông qua sở thích của bạn, nhà tuyển dụng sẽ hình dung rõ ràng hơn về chân dung con người bạn, đặc biệt các sở thích có liên quan tới vị trí ứng tuyển sẽ được đánh giá cao.
Ví dụ: Khi bạn ứng tuyển vào vị trí Content Marketing của một công ty thì việc nói với nhà tuyển dụng rằng bạn là người thích đọc sách đặc biệt thích viết lách sẽ là một điểm cộng lớn cho lá đơn xin việc của bạn đó.
- Học vấn
Bạn có thể liệt kê một số thông tin như: trường Đại Học bạn tốt nghiệp, chuyên ngành bạn theo học, năm tốt nghiệp.
Một số thông tin hữu ích khác như GPA của bạn là bao nhiêu. Một số nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao các bạn có GPA cao chẳng hạn 3.4/4, vì vậy các bạn nên lưu ý về việc này khi viết đơn xin việc nhé!
Một số chứng chỉ thể hiện kỹ năng của bạn như: tin học văn phòng (MOS hoặc IC3), Các chứng chỉ ngoại ngữ như IELTS hay TOEIC cũng vô cùng quan trọng đó.
- Kinh nghiệm có được
Đối với sinh viên mới ra trường thì việc viết những lá đơn xin việc với những kinh nghiệm thuần thục thường là điều hiếm có. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể liệt kê các công việc Part-time mà bạn đã từng tham gia (bao gồm vị trí và bạn học được điều gì từ vị trí đó).
Ví dụ: Ngay từ thời sinh viên tôi đã tham gia một vài công việc, trong số đó việc nhập liệu dữ liệu vào máy tính cho công ty XYZ là công việc mà tôi cảm thấy vô cùng có ý nghĩa. Nó giúp tôi quen dần với cường độ làm việc cao với máy tính và đặc biệt khiến tôi trở nên tỉ mỉ và cẩn thận hơn.
Đặc biệt khi là sinh viên thì các hoạt động trong nhà trường và các hoạt động tình nguyện cũng vô cùng phong phú phải không nhỉ? Bạn liệt kê một số hoạt động ấn tượng nhất để đem về điểm cộng cho lá đơn xin việc viết tay của mình nhé!
- Các kỹ năng cùng thành tích có được liên quan tới vị trí đang ứng tuyển
Việc liệt kê các kỹ năng mà bạn cảm thấy hữu ích và cần thiết cho công việc của mình càng minh chứng hơn bạn là ứng cử viên sáng giá cho vị trí đó. Khả năng giải quyết vấn đề của bạn như thế nào? Bạn có phải người có khả năng chịu áp lực cao trong công việc không? Bạn có nhiệt tình và chăm chỉ cũng như sẵn sàng tăng ca để hoàn thành đúng tiến độ cho công việc của mình không? Nếu tự đánh giá mình ở các tiêu chí đó thì bạn cho mình bao nhiêu điểm trên thang điểm 10. Đó đều là những điều nhà tuyển dụng quan tâm. Và bạn hãy chú ý khéo léo đưa vào lá đơn xin việc viết tay của mình nhé. Tuy nhiên đừng viết mang tính liệt kê khoe khoang vì sẽ tạo cảm giác cứng nhắc và không thành thật.
V. Những lưu ý khi viết đơn xin việc viết tay
Dưới đây là một số chú ý muốn lưu ý cho các bạn trong việc viết đơn xin việc viết tay để có được những đơn xin việc viết tay hay và chuẩn:
- Loại giấy: Giấy trắng khổ A4, viết ngắn gọn trong một mặt.
- Khi viết cố gắng viết các con chữ đều với cùng kích cỡ, tuyệt đối không nhờ người khác viết hộ khi đang viết dở.
- Màu mực: Chỉ sử dụng một màu mực, nên chọn màu đen hoặc xanh.
- Hình thức: viết đúng chính tả, ngắt nghỉ dấu chấm, phẩy hợp lý và viết hoa chữ cái đầu dòng và sau dấu chấm. Khi xuống dòng thì cần thụt đầu dòng và nhớ viết hoa chữ cái đầu tiên.
- Nội dung: thực tế và đầy đủ các thông tin cơ bản đã nêu trong một lá đơn xin việc viết tay mà tôi đã nêu trước đó.
- Thái độ: qua lá đơn xin việc viết tay của mình, bạn nên thể hiện được sự chuyên nghiệp và sự mong muốn được làm ở vị trí ứng tuyển.
VI. Download Đơn xin việc viết tay – Miễn phí đơn xin việc
1. Đơn xin việc viết tay chuẩn
2. Đơn xin việc viết tay cho sinh viên
3. Đơn xin việc viết tay cho sinh viên mới ra trường
4. Đơn xin việc viết tay cho kế toán
5. Đơn xin việc viết tay cho bán hàng
Xem thêm: Mẫu CV xin việc part time gây ấn tượng với mọi nhà tuyển dụng
VII. Kết luận
Cho dù là lá đơn xin việc viết tay ứng tuyển cho giáo viên, đơn xin việc viết tay ứng tuyển ngành xây dựng hay bất kỳ ngành nghề nào thì bạn cũng cần tuân thủ những yêu cầu chung và các phần bắt buộc phải có trong lá đơn xin việc viết tay của mình. Ở bài viết này, tôi đã cung cấp cho các bạn một cái nhìn tổng quát nhất về mẫu đơn xin việc viết tay. Chắc hẳn các bạn sẽ thấy việc để có một lá đơn xin việc viết tay chuẩn và hay không thực sự khó đúng không nhỉ? Và tôi tin rằng mình đã phần nào giúp các bạn tiến gần hơn tới những lá đơn xin việc ấn tượng đối với nhà tuyển dụng. Hãy cùng chờ đợi và đón đọc các bài viết thú vị tiếp theo của 123job.vn nhé! Xin chào và hẹn gặp lại các bạn.