Tổng hợp mẫu đơn xin việc làm và cách viết đơn xin việc chuẩn mới nhất 2023
Một đơn xin việc chuyên nghiệp sẽ giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và giúp bạn ra tăng cơ hội trùng tuyển hơn so với các ứng viên còn lại. Chắc chắn bạn sẽ không chọn cách mà chúng tôi nhận thấy rất nhiều ứng viên đang làm hiện nay là tạo một đơn xin việc sơ sài theo mẫu tải trên mạng rồi đem đi “rải” khắp nơi với hy vọng một vài công ty nào đó sẽ chú ý.
Cách viết đơn xin việc chuẩn và ấn tượng nhất
Đơn xin việc kém thu hút, mắc nhiều lỗi sai không những đánh mất nhiều cơ hội việc làm mà còn gây ấn tượng ban đầu không tốt đối với các nhà tuyển dụng ngay cả khi bạn may mắn được gọi đến phỏng vấn? GrowUpWork sẽ hướng dẫn bạn cách viết đơn xin việc chuẩn và thu hút cùng với link tải các mẫu đơn xin việc làm mới nhất dành cho nhiều ngành nghề, vị trí khác nhau để bạn tham khảo nhé.
Đơn xin việc là gì?
Đơn xin việc (Cover Letter) hay thư xin việc là giống như một lá thư mà bạn gửi tới nhà tuyển dụng thường được đính kèm trong bộ hồ sơ xin việc dành cho những người đang tìm việc làm, có nhu cầu tham gia tuyển dụng. Đơn xin việc thường đi kèm với sơ yếu lý lịch và nằm trong bộ hồ sơ xin việc làm phổ biến tại Việt Nam.
Đơn xin việc hay còn gọi là thư xin việc tiếng anh là Cover letter (Application letter, Application for employment, Job application letter, Employment application) khác với Resume hay CV là sơ yếu lý lịch làm việc.
Nội dung đơn xin việc sẽ thể hiện ngắn gọn một số thông tin:
- Bày tỏ nguyện vọng được ứng tuyển vào vị trí công việc sắp tới.
- Thể hiện bạn có tìm hiểu kỹ về công ty.
- Làm nổi bật kiến thức, kinh nghiệm mà mình có để đáp ứng yêu cầu công việc.
- Truyền tải tích cách của bản thân.
- Đồng thời để lại số điện thoại hoặc email liên hệ.
Nhà tuyển dụng sẽ đọc đơn xin việc, xem xét các loại giấy tờ khác kèm theo như sơ yếu lý lịch (CV), bằng cấp… để cân nhắc có mời ứng viên tới phỏng vấn hay không.
Bố cục của một đơn xin việc
Bạn không nhất thiết phải “đao to búa lớn” dùng những từ ngữ to tát, cũng không cần nói đi nói lại bằng cấp hay thành tích. Hãy sử dụng những từ ngữ thân mật, thể hiện rõ cá tính của mình và tuân thủ bố cục nội dung về cách viết đơn xin việc làm chuẩn mà chúng tôi giới thiệu sau đây:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ và tên đơn xin việc
- Thông tin liên hệ: bao gồm thông tin chi tiết của bạn và của công ty ứng tuyển.
- Đoạn mở đầu: Trình bày lý do bạn viết đơn xin việc, giới thiệu bản thân và vị trí ứng tuyển.
- Đoạn thân: Giới thiệu ngắn gọn về năng lực của mình: học vấn, kinh nghiệm, cùng một số thành tích nổi bật của bạn cho thấy mình là ứng viên sáng giá nhất cho vị trí tuyển dụng.
- Đoạn kết: Lịch sự đưa ra yêu cầu về một cuộc gặp mặt để có thể nói rõ và trao đổi thêm thông tin với nhà tuyển dụng. Cảm ơn nhà tuyển dụng và cung cấp thông tin liên lạc với bạn qua địa chỉ email hoặc số điện thoại.
Bố cục thông thường của đơn xin việc
Xem thêm: CV xin việc là gì? Những lưu ý quan trọng
Đơn xin việc có cần công chứng, chứng thực không?
Thực tế, nhà tuyển dụng không yêu cầu công chứng đơn xin việc vì bản chất đây không phải là văn bản có tính chất pháp lý, không phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nên không cần phải chứng minh tính chính xác, hợp pháp. Nhưng cũng có một số nơi yêu cầu hồ sơ xin việc phải có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền như các cơ quan nhà nước. Nói chung bạn dựa vào tin đăng tuyển dụng và yêu cầu hồ sơ trong Job description của nhà tuyển dụng xem có yêu cầu chứng thực hay không nhé!
Đơn xin việc có cần viết tay không?
Hiện nay, các mẫu đơn xin việc viết tay vẫn được các cơ quan, doanh nghiệp đánh giá cao, đặc biệt cơ quan nhà nước, bởi sẽ thể hiện được sự tỉ mỉ, cẩn thận của bạn trong công việc. Ngoài ra, nhiều sếp hoặc nhà tuyển dụng cũng thích phán đoán tính cách của ứng viên qua phân tích chữ viết (xem tướng chữ). Nét chữ, nết người: Nhìn chữ đoán tính cách là một bộ môn khoa học, hay còn gọi là: Thư bút học. Đây là ngành học về chữ viết, được áp dụng để phân tích nhân phẩm, tính cách, khả năng của một người thông qua chữ viết của họ.
Mẹo và cách viết đơn xin việc thu hút nhà tuyển dụng
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực nhân sự và tuyển dụng, Growupwork chúng tôi đúc kết ra một số mẹo viết đơn xin việc hoặc CV ứng tuyển hiệu quả nhất giúp bạn nổi bật hơn các ứng viên khác cũng như tăng khả năng thành công khi ứng tuyển của bạn.
Dùng những câu văn nhàm chán, trùng lặp với các ứng viên khác sẽ không bao giờ giúp bạn tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Hãy tập chung nêu lên những khác biệt và nhấn mạnh vào các ưu điểm của mình để gây sự chú ý của nhà tuyển dụng. Hãy ghi nhớ một số mẹo và gợi ý khi viết đơn xin việc dưới đây:
- Nghiêm túc trong việc ứng tuyển: Chủ động nghiên cứu, tìm hiểu kỹ càng về vị trí công việc, công ty mà bạn muốn ứng tuyển trên website, fanpage, video chanel, báo chí… Để chắc chắn rằng việc mình ứng tuyển vào làm việc tại đây lá quyết định đúng đắn. Hãy viết một đơn xin việc cho mỗi công ty ứng tuyển với sự đầu tư chi tiết và nghiêm túc nhất có thể thay vì “trải thảm” bằng cách gửi đơn cho hàng loạt công ty. Việc tìm hiểu kỹ các thông tin việc làm sẽ giúp cho ứng viên có thêm các ý tưởng khác nhau để viết đơn xin việc chuẩn, từ đó nâng cao cơ hội được phỏng vấn cho mình lên.
- Nêu rõ tên công ty và tên người phụ trách (nếu biết). Việc nêu rõ tên công ty, vị trí ứng tuyển và thâm chí tên người phụ trách tuyển dụng bạn cho thấy bạn nghiêm túc và có tìm hiểu về công ty kỹ càng trước khi ứng tuyển. Chỉ cần làm được điều này thì khả năng bạn nhận được lời mời phỏng vấn sẽ tăng thêm ít nhất 15%.
- Gây chú ý ngay từ đầu: Nhà tuyển dụng thường không có nhiều thời gian đọc hết nội dung đơn xin việc, nên bạn phải nhấn mạnh và gây chú ý ngay từ đầu với điểm nội trội nhất của bạn hoặc nếu bạn là một người có cá tính, hãy thể hiện nó.
- Thể hiện cá tính hoặc nói lên bạn là ai: Thư xin việc không phải là tài liệu chính thức. Thay vào đó, hãy vui vẻ với việc giới thiệu bản thân và nói về kinh nghiệm nghề nghiệp của bạn, đồng thời đưa một số tính cách của bạn vào bài viết. Mặc dù người có cá tính thường gặp khó khăn khi làm việc tập thể, nhưng cá tính và nguyên tắc cũng là điểm đặc biệt thường thấy ở những nhân viên giỏi và làm được việc. Điều này đặc biệt sẽ kích thích sự tò mò cùng mong đợi của nhà tuyển dụng, vì vậy đừng ngại thể hiện bạn là ai.
- Đưa ra các con số cụ thể: Nếu có thể, hãy cung cấp những con số cụ thể và ví dụ về những điều bạn đã đạt được trong các vai trò trước đây. Bạn có thể tăng doanh thu theo một tỷ lệ nhất định không? Bạn đã giảm thiểu chi phí quảng cáo bằng một con số lớn? Những thứ như thế thực sự có giá trị đối với nhà tuyển dụng vì chúng thể hiện kết quả thực tế mà bạn đã đạt được một cách tin cậy.
- Nội dung súc tích, ngắn gọn: Nên nhớ đơn xin việc chỉ là một lá thư giới thiệu ngắn gọn mà bạn gửi tới nhà tuyển dụng (đính kèm trong bộ hồ sơ xin việc). Không nên ôm đồm trình bày quá nhiều hoặc dài dòng trong văn bản này. Các nội dung chi tiết về kinh nghiệm, kỹ năng, sở thích, bằng cấp… thì hãy trình bày trong CV. Đơn xin việc chỉ nên ngắn gọn súc tích trong khoảng nửa trang A4 là phù hợp nhất.
- Thông tin trung thực và chính xác: Các thông tin được trình bày trong đơn xin việc cần đảm bảo tính trung thực và độ chính xác. Không khó để nhà tuyển dụng xác minh được những thông tin của ứng viên. Do vậy đừng vì muốn gây ấn tượng mà viết sai sự thật hoặc khoe khoang quá độ.
- Liệt kê công việc chọn lọc Nếu trước đây ứng viên đã “nhảy” việc quá nhiều thì đừng “dại” liệt kê hết ra. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá người đó là người không gắn bó được lâu dài với công việc.
- Bắt đầu bằng cách khác lạ: Nếu các ứng viên khác mở đầu với lối hành văn cũ thì tại sao bạn không thử đi thẳng vào ưu điểm của bản thân mình như: “Tôi gặp khá nhiều khó khăn trong việc lựa chọn công ty để ứng tuyển, tôi luôn muốn chắc chắn về những điểu mình sẽ làm và muốn làm…”
- Kết thúc bằng một tuyên bố mạnh mẽ: Cuối cùng, hãy kết thúc thư xin việc của bạn bằng một tiếng nổ thay vì một điều gì đó tiêu chuẩn như, “Tôi rất mong nhận được phản hồi từ bạn.”. Hãy giải thích niềm đam mê của bạn đối với công ty hoặc vai trò. Hãy cho họ biết bạn sẵn sàng chuyển chỗ ở nếu bạn đang ở khá xa công ty hoặc một tuyên bố mạnh mẽ “Mặc dù cách làm việc hơi nguyên tắc nhưng với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Marketing, tôi – Nguyễn Văn A tự tin rằng mình có thể đem lại nhiều ích lợi cho công ty ở vị trí trưởng phòng Marketing”.
- Hình thức trình bày ấn tượng: Hiện nay, với sự sáng tạo của các bạn trẻ thì đơn xin việc không chỉ đơn thuần chỉ là một tờ giấy A4 ghi nội dung đơn giản mà nó đã trở nên bắt mắt hơn với các mẫu thiết kế độc lạ. Vậy tại sao bạn không tự thiết kế cho mình một mẫu đơn xin việc lạ mắt và ấn tượng.
- Định dạng tài liệu phổ biến. Nhưng nếu công ty không nêu rõ cần gửi đơn xin việc bằng dạng file nào thì bạn nên gửi dạng phổ biến như .Doc hoặc .PDF để đảm bảo không xảy ra sai sót nào khác.
Xem thêm: Bí quyết viết CV chuyên nghiệp và chuẩn nhất
Những lỗi thường gặp khi viết đơn xin việc
Cho dù trên mạng có rất nhiều hướng dẫn và mẫu viết đơn xin việc hay để tham khảo nhưng rất nhiều bạn vẫn mắc phải các lỗi cơ bản khiến mất điểm trước nhà tuyển dụng. Dưới đây là các lỗi sai thường gặp các bạn cần tránh khi viết đơn xin việc:
- Sai chính tả và ngữ pháp: Đây là lỗi sai mà rất nhiều bạn mắc phải, đặc biệt là khi các bạn tải các mẫu có sẵn trên mạng về chỉnh sửa. Các câu văn trở thành lủng củng, sai ngữ pháp, lỗi chính tả rất nhiều. Nhà tuyển dụng rất dễ dàng phát hiện ra và đánh giá bạn chưa thực sự nghiêm túc với vị trí này. Hãy đảm bảo duyệt lại vài lần trước khi gửi đi để không mắc phải những sai sót này nhé.
- Mẫu đơn xin việc quá phổ biến: Hầu hết các ứng viên đều không biết cách viết hoặc lười bỏ thời gian ra viết đơn xin việc mà tìm kiếm các mẫu có sẵn trên internet. Điều này khiến các nhà tuyển dụng thường nhận được hàng tá đơn xin việc gần giống y chang nhau chỉ khác tên người nộp. Nếu đơn xin việc của bạn rơi vào trường hợp này thì khả năng vị loại ngay trong vòng 3s đầu tiên là khá cao.
- Độ dài không phù hợp: Bạn nên cân nhắc đưa nội dung phù hợp vào đơn xin việc tránh dài dòng. Một mẫu đơn xin việc quá dài hay quá ngắn đều sẽ khiến bạn gặp phải rắc rối. Thông thường đơn xin việc sẽ được viết ngắn gọn trong từ 1/2 đến tối đa một trang A4 với nội dung được tóm lược và đầy đủ nhất.
- Văn phong thiếu trang trọng: Cho dù bạn đang ứng tuyển vị trí cao cấp, cũng nên thể hiện sự chuyên nghiệp trong cách hành văn của mình và tôn trọng nhà tuyển dụng. Không nên sử dụng từ lóng, từ láy, tiếng Việt tiếng Anh lẫn lộn hoặc các từ ngữ mang tính địa phương để cho vào trong đơn xin đi làm của mình.
- Xưng hô không phù hợp: Hạn chế xưng hô quá thân mật như em, mình, tớ và gọi nhà tuyển dụng là ông, ngài, các vị… Tốt nhất là bạn nên xưng tôi và gọi nhà tuyển dụng là quý công ty hoặc anh/chị, ban lãnh đạo…
- Quá tự tin vào bản thân: Không ít ứng viên quá tập trung và việc thể hiện bản thân trong đơn xin việc. Thay vì nói quá nhiều về bản thân thì bạn nên tập trung vào những thành tựu mà mình đạt được.
- Nội dung không liên quan đến vị trí ứng tuyển: Nội dung trong đơn xin việc cần có sự logic, mạch lạc, ngắn gọn đầy đủ ý và tập chung vào vị trí công việc mà bạn ứng tuyển. Nhiều bạn thường đưa những nội dung không liên quan tới vị trí ứng tuyển như từng làm nhiều vị trí tại các công ty không liên quan đến vị trí ứng tuyển. Điều này sẽ chỉ giúp bạn có thêm vài điểm trừ mà thôi.
- Một mẫu đơn xin việc gửi đi nhiều nơi: Rất nhiều ứng viên soạn thảo một mẫu đơn xin việc và gửi đi rất nhiều công ty khác nhau mà không chỉnh sửa. Cụ thể là nhầm lẫn tên công ty, vị trí ứng tuyển hoặc dùng danh xưng chung chung.
- Đơn xin việc giống mới CV xin việc: Không ít ứng viên khi viết đơn xin việc lặp lại quá giống so với bản CV khiến nhà tuyển dụng cảm thấy khó chịu. Với đơn xin việc bạn chỉ nên tập chung giới thiệu ngắn gọn về bản thân cho thấy bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển chứ không nên trình bày quá nhiều về kinh nghiệm hoặc kỹ năng.
Một số mẫu đơn xin việc phổ biến
Nội Dung Chính
Mẫu đơn xin việc cho người có kinh nghiệm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN VIỆC
Kính gửi: Phòng nhân sự cùng ban lãnh đạo Công ty ……………………………
Tôi tên là:……………………………………..
Sinh ngày:…………………………………….
Địa chỉ thường trú:………………………….
Số điện thoại:………………………………..
Qua thông tin tuyển dụng đăng trên……… của quý công ty, tôi được biết quý công ty hiện đang có nhu cầu tuyển dụng vị trí……… Tôi từng làm công việc……… tại Công ty………. và có được nhiều thành tựu cùng sự đánh giá cao của Ban lãnh đạo công ty. Tôi cũng nhận thấy cơ hội và tiềm năng phát triển của mình nếu được làm việc tại quý công ty. Tôi nhận thấy kỹ năng và kinh nghiệm của mình rất phù hợp và mong muốn được cống hiến một phần công sức của mình cho sự phát triển của công ty.
Tôi đã tốt nghiệp chuyên ngành…… loại…… tại trường………………. Bên cạnh đó tôi đã tham gia……và có….năm làm……cho Công ty……………….., trong quá trình làm việc tại đó tôi đã được trang bị nhiều những kỹ năng và kiến thức cần có của một………., bây giờ tôi rất tự tin về chuyên môn cũng như năng lực của mình. Ngoài ra trước đó tôi cũng từng làm việc tại Công ty……… với vị trí…….. và Công ty………. với vị trí…….. (liệt kế các công ty và vị trí)
Ngoài ra, tôi còn sử dụng thành thạo tin học văn phòng, tiếng Anh giao tiếp tốt và biết sử dụng……., tôi là 1 người làm việc chăm chỉ, nghiêm túc, có trách nhiệm với công việc. Tôi tin chắc rằng với những kỹ năng và kiến thức trên tôi hoàn toàn có thể làm tốt công việc ở vị trí…….mà quý công ty đang tuyển dụng.
Tôi xin cảm ơn quý Công ty đã dành chút thời gian để xem hồ sơ của tôi. Tôi rất mong Quý Công ty có thể sắp xếp cho tôi một buổi phỏng vấn để thể hiện rõ hơn khả năng của mình.
Mọi liên hệ về lịch phỏng vấn hay thông tin về hồ sơ ứng tuyển, xin vui lòng liên hệ số điện thoại hoặc email nêu trên.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
…………., ngày…..tháng….năm……….
Người làm đơn
Mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
ĐƠN XIN VIỆC
Kính gửi: ……………………………………
Tên tôi là: ……………………………………
Ngày tháng năm sinh: ……………………… Giới tính: …….………….
Quê quán: ……………………………………
Địa chỉ thường trú: ………………………….
Số điện thoại:……………………… ………….Email:………….………..
Trình độ học vấn:…………………………….
Qua tìm hiểu thông tin tuyển dụng của công ty trên website và internet. Tôi cảm thấy công việc này rất phù hợp với mình với các chuyên môn và kỹ năng đã được đào tạo. Đây cũng là công việc mơ ước và móng muốn phát triển lâu dài về sau này nên rất mong được quý công ty bớt chút thời gian xem xét nguyện vọng ứng tuyển và cho tôi một cơ hội để được thử thách và chứng minh.
Tôi vừa tốt nghiệp chuyên ngành…..trường Đại học…… vào tháng … năm … Mặc dù tôi chưa chính thức làm việc tại công ty nào nhưng với tinh thần ham học hỏi và quá trình đi thực tập tôi cũng đã được chủ động tiếp xúc với môi trường thực tế tại các công ty A,B,C, thêm nữa tôi đã tham gia nhiều khóa học đào tạo kỹ năng bổ sung cần thiết cho công việc tại………. và ………. nên tôi rất tin tưởng vào khả năng của bản thân mình có thể làm tốt được vi trí….. mà công ty đang tuyển dụng.
Tôi rất mong muốn được làm việc tại quý công ty để có cơ hội phát triển được khả năng của bản thân, vận dụng được những kiến thức, kỹ năng mà mình đã được học đóng góp vào sự phát triển lâu dài của quý công ty. Để có thể sẵn sàng ứng tuyển cho vị trí này tôi đã trang bị cho mình… Dù là làm việc nhóm hay độc lập tôi sẽ luôn có trách nhiệm.
Vì vậy, rất mong công ty sẽ cho tôi cơ hội được cống hiến được làm việc tại công ty.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
…………., ngày…..tháng….năm……….
Người làm đơn
Mẫu đơn xin việc tiếng Anh
Nguyen Thanh Nam
Address: Tan Binh, HCMC
Mobile: 0912 345 678
Email: [email protected]
25th July 2022
Human Resource Department
ABC trading company
Tan Binh, Ho Chi Minh City
Apply to: Marketing leader position
Dear Sir/ Madam,
I am writing in regards to the position of Marketing leader currently advertised on the ……………. website. The particular skills and requirements listed in your advertisement interest me a lot.
I am employed at DEF Company specializing in manufacturing electric components where I have been the Marketing leader for 3 years. At here, I am extremely skilled in:
- Making the customs profile and related documents
- Communicating and contacting with suppliers, customers, about the receiving and delivering schedules, prices
- Making and following up the import-export plan
- Check the Import – Export documents, calculate the tax, ship fee, warchouse fee
I have got a Bachelor Degree in Foreign Trade and Toeic 800, familiar with Ecus software, well understanding about Incoterms 2000 and 2010. I usually update all the Law and Government document about Marketing. I really enjoy communicating with others, working in a team as well as in individual.
These are the qualities, experience that you’re looking for this position. I have enclosed a copy of my resume for your consideration. I look forward to hearing from soon.
Yours faithfully,
(Ký tên)
Mẫu đơn xin việc tự thiết kế
Mắc dù hầu hết các đơn xin việc chỉ yêu cầu gửi file dạng word với thiết kết đơn giản, rõ ràng là được. Tuy nhiên bạn cũng có thể chăm chút hơn và nổi bật hơn nếu thiết kế các mẫu đơn xin việc riêng nhằm thể hiện rõ cá tính cũng như năng lực và nghề nghiệp của mình. Dưới đây là một số mẫu thiết kế đơn xin việc khá đơn giản mà bạn có thể tham khảo để áp dụng cho mình.
Một số mẫu đơn xin việc tự thiết kế theo ngành nghề độc đáo
Một số câu hỏi về đơn xin việc
- Đơn xin việc có bao nhiêu loại? Đơn xin việc có ba loại phổ biến là đơn xin việc viết tay, đơn xin việc bản in và đơn xin việc dạng file. Tuỳ theo yêu cầu khác nhau của nhà tuyển dụng mà các ứng viên nên gửi đơn viết tay hay điền theo đơn có sẵn của nhà tuyển dụng hoặc tự mình viết đơn xin việc.
- Đơn xin việc nên viết tay hay đánh máy? Nếu nhà tuyển dụng không có yêu cầu cụ thể thì bạn có thể lựa chọn mẫu đơn xin việt đánh máy để nộp. Hầu hết việc nộp hồ sơ xin việc ngày nay có thể nộp online nên cũng tiện lợi hơn.
- Đơn xin việc có bắt buộc hay không? Một bộ hồ sơ xin việc đầy đủ thường bao gồm: Sơ yếu lý lịch, Đơn xin việc, Curriculum Vitae (CV), Giấy khám sức khỏe, Bằng cấp, chứng chỉ, ảnh thẻ và bản sao giấy tờ cá nhân (Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, CCCD/CMND). Tuy nhiều nhà tuyển dụng không nói rõ yêu cầu cần phải viết đơn xin việc nhưng đây là thủ tục tiêu chuẩn và thể hiện tính chuyên nghiệp của bạn khi ứng tuyển nên xin đừng quên viết đơn xin việc nhé.
- Lỗi thường gặp khi viết đơn xin việc? Lỗi chính tả, ngữ pháp, sử dụng văn nói, viết quá dài dòng, thiếu trung thực, nhầm tên công ty, nhầm vị trí ứng tuyển, quá tự tin…
- Đơn xin việc có phải là CV không? Không, đơn xin việc chỉ là lời tự ngỏ, giới thiệu ngắn gọn về bản thân và tự đề xuất mình cho nhà tuyển dụng. CV là tài liệu giới thiệu chi tiết về học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân. Cả hai tài liệu này đều cần thiết trong một bộ hồ sơ xin việc đầy đủ và đúng chuẩn hiện nay.
- Đơn xin việc có phải là Resumé không? Resume là từ có nguồn gốc tiếng Pháp có nghĩa là “sơ yếu lý lịch làm việc”, là bản tóm tắt hồ sơ cá nhân, lý lịch nghề nghiệp của các ứng viên. Resume khá tương đồng với CV khi cùng là tài liệu trình bày chi tiết về kỹ năng, kinh nghiệm cùng với lịch sử làm việc… nhưng không phải là đơn xin việc (Cover letter)
- Đơn xin việc có cần công chứng không? Đơn xin việc là tài liệu do cá nhân bạn tự trình bày nên không cần công chứng.
Tải mẫu đơn xin việc theo ngành nghề mới nhất 2023
Growupwork sẽ cung cấp cho các bạn link tải các mẫu đơn xin việc mới nhất, chuẩn nhất đủ các ngành nghề phổ biến như marketing, nhân viên kinh doanh, kỹ sư xây dựng, lập trình viên, kế toán viên, nhân viên ngân hàng sau đây:
1. Mẫu đơn xin việc chuẩn chung cho nhiều ngành nghề
Link tải (Download) mẫu đơn xin việc mẫu chung phù hợp nhiều ngành nghề: Mẫu 01, Mẫu 02
2. Mẫu đơn xin việc bằng tiếng Anh
Link tải (Download) mẫu đơn xin việc bằng tiếng Anh: Mẫu 01, Mẫu 02, Mẫu 03
3. Mẫu đơn xin việc cho Kỹ sư IT (Lập trình viên)
Link tải (Download) mẫu đơn xin việc cho Kỹ sư IT: Mẫu 01, Mẫu 02
4. Mẫu đơn xin việc cho Kỹ sư xây dựng
Link tải (Download) mẫu đơn xin việc cho Kỹ sư xây dựng: Mẫu 01
5. Mẫu đơn xin việc cho nhân viên Kế toán
Link tải (Download) mẫu đơn xin việc cho nhân viên Kế toán: Mẫu 01, Mẫu 02
6. Mẫu đơn xin việc cho nhân viên Marketing
Link tải (Download) mẫu đơn xin việc cho nhân viên Marketing: Mẫu 01, Mẫu 02
7. Mẫu đơn xin việc cho nhân viên Kinh doanh (Sales)
Link tải (Download) mẫu đơn xin việc cho nhân viên Kinh doanh – Sales: Mẫu 01
8. Mẫu đơn xin việc cho ngành Ngân hàng
Link tải (Download) mẫu đơn xin việc cho nhân viên Ngân hàng: Mẫu 01
9. Mẫu đơn xin việc cho ngành Xuất nhập khẩu
Link tải (Download) mẫu đơn xin việc cho nhân viên Xuất nhập Khẩu: Mẫu 01
10. Mẫu đơn xin việc Part-time cho sinh viên
Link tải (Download) mẫu đơn xin việc Part-time cho sinh viên: Mẫu 01
11. Mẫu đơn xin việc cho Công nhân
Link tải (Download) mẫu đơn xin việc cho Công nhân: Mẫu 01, Mẫu 02
12. Mẫu đơn xin việc cho Sinh viên mới ra trường
Link tải (Download) mẫu đơn xin việc cho Sinh viên mới ra trường: Mẫu 01
13. Mẫu đơn xin việc cho Giáo viên mới ra trường
Link tải (Download) mẫu đơn xin việc cho giáo viên mới ra trường: Mẫu 01
Kết luận
Viết đơn xin việc chuẩn và ấn tượng giúp bạn có thể tìm việc được việc làm phù hợp nhanh chóng và hiệu quả. Hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp bạn tạo được mẫu đơn ưng ý nhất. Tải ngay các mẫu đơn xin việc tham khảo chuẩn mới nhất bằng file Word để tiết kiệm thời gian tìm việc. Mong rằng với những hướng dẫn và gợi ý trên, bạn đã có thể viết đơn xin việc phù hợp cho mình và tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng,
GrowUpWork chúc bạn thành công và sớm tìm được công việc mơ ước!
Có thể bạn quan tâm: