Tổng hợp mẫu CV xin việc cho 3 ngành đáng chú ý hiện nay
08.07.2019
2936
huavantrung1331995
Bạn là ứng viên tìm việc nhà máy – khu công nghiệp và dự định ứng tuyển vào một số vị trí như kỹ sư, kỹ thuật,… ? Bạn đang tìm kiếm mẫu CV phù hợp cho ngành nghề của mình? Tuyencongnhan.vn sẽ giới thiệu đến các bạn một số mẫu CV xin việc cho các ngành đáng chú ý qua bài viết dưới đây.
Bạn đang tìm kiếm một bản CV phù hợp với nghề nghiệp của mình?
Tại sao ứng viên phải tham khảo mẫu CV xin việc cho các ngành?
Tạo được CV phù hợp nghề nghiệp của mình
Tùy vào mỗi ngành nghề sẽ có những nội dung khác nhau để điền vào CV, thể hiện rõ được đặc thù nghề nghiệp cũng như tính chất của công việc. Mẫu CV của ngành này không thể giống hệt với mẫu CV của ngành khác cả về hình thức và nội dung; chính vì vậy cần phải tham khảo cách tạo CV cho ngành nghề của mình để có thể nêu rõ được đặc thù của nghề nghiệp; nhằm tạo ra được bản CV đầy đủ thông tin cũng như nâng cao chất lượng CV phù hợp với công việc đang ứng tuyển.
Việc thể hiện rõ đặc thù nghề nghiệp giúp cho nhà tuyển dụng xác định được bạn ứng tuyển vào vị trí nào, nghề nghiệp có phù hợp với công việc hay không, thông qua đó có thể lựa chọn chính xác nhân sự cho công ty.
Tạo sự ấn tượng với nhà tuyển dụng
Một bản CV ấn tượng chính là điểm cộng cho bạn trong quá trình xin việc, và để có thể làm được điều đó thì ứng viên cần phải tham khảo mẫu CV xin việc cho các ngành. Thông qua việc tham khảo có thể tìm ra được bản CV phù hợp nhất đối với ngành nghề của mình, tạo sự ấn tượng bởi hình thức và nội dung để từ đó nâng cao chất lượng cũng như mức độ thành công cho việc ứng tuyển.
Một bản CV ấn tượng sẽ giúp bạn ghi điểm đối với nhà tuyển dụng
Thể hiện sự chuyên nghiệp và nghiêm túc đối với công việc
Một bản CV hoàn chỉnh sẽ thể hiện được sự chuyên nghiệp và tính nghiêm túc đối với công việc bạn đang ứng tuyển. Dù ứng tuyển bất cứ công việc nào thì một bản CV chỉnh chu, phù hợp với ngành nghề của mình sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Nhà tuyển dụng đòi hỏi sự chuyên nghiệp và nghiêm túc của ứng viên đối với công việc, điều đầu tiên để họ thấy được điều đó chính là bản CV hoàn chỉnh, thể hiện rõ được sự phù hợp đối với vị trí ứng tuyển. Ứng viên thông qua việc tham khảo các mẫu CV cho các ngành để có thể tạo sự hoàn chỉnh trong nội dung CV phù hợp với công việc ứng tuyển đồng thời nhận được sự đánh giá cao từ phía nhà tuyển dụng.
Hướng dẫn viết một số mẫu CV xin việc cho các ngành
Hướng dẫn viết mẫu CV xin việc công nghệ thông tin
Mẫu CV xin việc công nghệ thông tin vị trí nhân viên IT
– Mở đầu với tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc với bạn. Những thông tin này cần nên chính xác vì đây là phương tiện duy nhất để liên lạc với bạn
– Nêu một mục tiêu rõ ràng trong phần mục tiêu, phần này cần hướng đến vị trí công việc bạn đang hướng đến ( có thể là lập trình viên, chuyên viên phần mềm, đồ họa,…)
– Tiếp theo tạo một phần với tiêu đề: “Tóm tắt kỹ năng” với một vài tiểu mục như “Kỹ năng sử dụng máy tính”, “Networking” hay “Lập trình”.
– Hãy tạo một danh sách trong mỗi tiểu mục, liệt kê các phần mềm và ứng dụng cụ thể. Nếu bạn cảm thấy phần “Tóm tắt kỹ năng” của mình quá dài; hãy dành hẳn một trang riêng trong CV để viết.
– Hãy liệt kê lịch sử công việc của bạn theo thứ tự từ công việc gần nhất trở đi. Kèm với đó là ngày tháng cụ thể, tên công ty cũng như chức danh công việc. Phía bên dưới hay viết thêm những chi tiết nổi bật về trách nhiệm cũng như nhiệm vụ của bạn.
– Thêm một phần để viết về bằng cấp và các khóa học đã tham dự của bạn. Phần này nên bao gồm tất cả các chứng nhận của các khóa đào tạo về công nghệ thông tin; chứng chỉ hay bằng cấp mà bạn có. Không giống như các CV khác khi liệt kê bằng đại học; CV ngành công nghệ thông tin cần bao gồm những thông tin bổ sung này, bởi vì nhà tuyển dụng thường sẽ tìm kiếm các ứng viên được chứng nhận hay đào tạo để sử dụng một ứng dụng hay chương trình cụ thể.
– Kết thúc CV là một list khoảng ba người giới thiệu. Đừng quên đính kèm số điện thoại hay địa chỉ email của bạn để thuận tiện hơn cho nhà tuyển dụng nếu họ muốn liên lạc với họ.
Hướng dẫn viết mẫu CV xin việc ngành kỹ thuật
Mẫu CV xin việc ngành kỹ thuật vị trí nhân viên kỹ thuật điện
– Những nội dung cần có trong CV
-
Ảnh
-
Thông tin cá nhân
-
Mục tiêu nghề nghiệp
-
Trình độ học vấn
-
Kinh nghiệm làm việc
-
Kỹ năng
– Đối với phần trình độ học vấn và bằng cấp chuyên môn cần nêu được : tốt nghiệp khoa hay ngành nào liên quan đến kỹ thuật; có các bằng cấp, giấy chứng nhận liên quan đến việc vận hành máy hoặc các thiết bị kỹ thuật; các chứng chỉ về thực hành kỹ thuật.
– Mục tiêu nghề nghiệp: cần chú trọng việc nêu lên những mục tiêu nghề nghiệp đối với công ty cũng như công việc bạn đang hướng đến. Ví dụ: Áp dụng những kinh nghiệm, kiến thức đã học và sự hiểu biết về lắp ráp, sửa chữa, thay thế, bảo trì các thiết bị kỹ thuật (ví dụ máy công nghiệp, thiết bị điện, …) để trở thành một nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp, mang đến sự đóng góp tích cực, hữu ích cho Công ty. Từ đó giúp cải thiện các thiết bị hư hỏng, phát hiện và sửa chữa kịp thời các thiết bị lỗi nhằm đảm bảo quá trình hoạt động liên tục của Công ty không bị gián đoạn .
– Kinh nghiệm làm việc: Có thể liệt kê, mô tả một số công việc bạn đã từng làm liên quan đến ngành kỹ thuật, ví dụ như công nhân kỹ thuật máy tại công ty A, tổ trưởng vận hành máy tại công ty B,… bên cạnh đó hãy viết cụ thể mốc thời gian làm việc tại từng công ty.
– Phần kỹ năng: Cần nêu lên được các kỹ năng liên quan đến công việc như sử dụng máy vi tính, đọc bản vẽ kỹ thuật, sửa chữa các thiết bị kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật,…
– Kết thúc cần nêu tên người kiểm chứng, cung cấp cả số điện thoại, email, địa chỉ và chức vụ cụ thể để nhà tuyển dụng dễ dàng liên lạc.
Hướng dẫn viết mẫu CV xin việc kỹ sư xây dựng
Mẫu CV xin việc kỹ sư xây dựng vị trí kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp
– Những nội dung cần có trong CV
-
Ảnh
-
Thông tin cá nhân
-
Mục tiêu nghề nghiệp
-
Trình độ học vấn
-
Kinh nghiệm làm việc
-
Kỹ năng
– Trình độ học vấn nêu được và bằng cấp chuyên môn: liệt kê các bằng cấp có được như liên quan đến ngành xây dựng; các chứng chỉ chuyên ngành về lĩnh vực xây dựng (ví dụ như: tư vấn giám sát, chứng chỉ định giá, chứng chỉ đấu thầu, chứng nhận quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình…)
– Mục tiêu nghề nghiệp: Có thể nêu lên những mục tiêu nghề nghiệp liên nhằm hướng đến công ty và vị trí công việc. Nêu mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho công việc sắp đến
Ví dụ: – Mục tiêu ngắn hạn là tìm kiếm môi trường làm việc phù hợp để phát huy năng lực chuyên môn và tích lũy kinh nghiệm.
– Mục tiêu dài hạn là một chuyên viên trong lĩnh vực xây dựng (đấu thầu, dự toán công trình, giám sát công trình,…)
– Kinh nghiệm làm việc: Có thể liệt kê các vị trí làm việc tại các công ty xây dựng hoặc các dự án, gói thầu đã từng tham gia; những công trình đã hoàn thành để tăng thêm tính xác thực cũng như làm nổi bật kinh nghiệm.
– Phần kỹ năng: Hãy liệt kê các kỹ năng cần cho một kỹ sư xây dựng: đọc bản vẽ, dự toán công trình, biết sử dụng máy tính, biết lập hồ sơ dự thầu, giá dự thầu, hồ sơ thanh quyết toán,…
– Kết thúc càn nêu họ và tên, địa chỉ, số điện thoại cũng như chức vụ của người kiểm chứng để nhà tuyển dụng dễ dàng liên lạc.
Trên đây là một số mẫu CV xin việc mà Tuyencongnhan.vn giới thiệu đến với các bạn để có thể tham khảo. Dù ứng tuyển bất cứ ngành nghề nào thì hãy xây dựng cho mình một bản CV thật hoàn chỉnh để có thể chinh phục được nhà tuyển dụng cũng như tạo nên bước đầu thuận lợi trong công việc.
Mr. Công nhân