Tổng hợp kỹ năng giải đề thi JLPT N4
1. Giới hạn kiến thức JLPT N4 hiện nay
Từ vựng: Khoảng 1500 từ (Sau khi học hết 50 bài Minna no Nihongo lượng từ vựng đạt được là trên 2000 từ)
Kanji: Khoảng 200 chữ (Tương đương học hết giáo trình Basic Kanji 1)
Ngữ pháp: Toàn bộ mẫu ngữ pháp trong 50 bài Minna đầu tiên
2. Cấu trúc đề thi JLPT N4 theo tiêu chuẩn mới nhất
Phần thi
Thời gian
Mondai
Số câu
Mục tiêu
Từ vựng
30 phút
1
9
Cách đọc các từ được viết bằng Kanji
2
6
Chuyển từ cách viết Hiragana sang Kanji hoặc Katakana
3
10
Tìm từ thích hợp phù hợp về mặt ngữ nghĩa điền vào chỗ trống theo mạch văn
4
5
Tìm cách diễn đạt cùng nghĩa, những từ gần nghĩa với từ được cho trước
5
5
Biết cách sử dụng từ đã cho trong các câu được đưa ra
Ngữ pháp và đọc hiểu
60 phút
1
15
Có khả năng phán đoán được hình thức ngữ pháp nào phù hợp với nội dung câu văn
2
5
Có khả năng tạo được câu văn mạch lạc về mặt ý nghĩa và đúng cấu trúc ngữ pháp
3
5
Có khả năng phán đoán được câu nào phù hợp với dòng chảy của đoạn văn có sẵn
4
4
Đọc hiểu nội dung của một đoạn văn khoảng 100 – 200 chữ Hán tự đơn giản theo ngữ cảnh. Nội dung xoay quanh vấn đề học tập, cuộc sống hoặc công việc
5
4
Đọc hiểu nội dung của một văn bản khoảng 450 chữ Hán tự đơn giản, nội dung đề tài xoay quanh cuộc sống hàng ngày
6
2
Có khả năng tìm ra những thông tin quan trọng, cần thiết trong các bản tin, bản hướng dẫn, khoảng 400 Hán tự cơ bản
Nghe hiểu
35 phút
1
8
Có khả năng hiểu được nội dung khi nghe một đoạn văn, đoạn hội thoại: Nghe được những thông tin cần thiết, giải quyết những chủ đề mang tính cụ thể và phán đoán được nội dung thích hợp tiếp theo.
2
7
Có khả năng hiểu được nội dung khi nghe một đoạn văn, đoạn hội thoại: Nghe được chỉ thị từ cho trước, nghe và phân loại ra được những điểm chính
3
5
Nhìn hình và nghe giải thích tình huống để lựa chọn câu thoại thích hợp
4
8
Nghe các câu thoại ngắn, ví dụ như một câu hỏi rồi chọn ra đáp án thích hợp
3. Cách tính điểm JLPT N4 tham khảo
-
Điểm đậu N4: 90 điểm
-
Điểm tối đa các phần thi: 60 điểm
-
Điểm liệt các phần thi: 19 điểm
➤ Cách tính điểm phần từ vựng
-
Mondai 1,2,3,4 x 1 điểm = 30 điểm
-
Mondai 5 x 2 điểm = 10 điểm
➤ Cách tính điểm phần ngữ pháp
-
Mondai 1 x 1 điểm = 15 điểm
-
Mondai 2 x 2 điểm = 10 điểm
-
Mondai 3 x 3 điểm = 15 điểm
➤ Cách tính điểm phần đọc hiểu
-
Mondai 4 x 4 điểm = 16 điểm
-
Mondai 5 x 4 điểm = 16 điểm
-
Mondai 6 x 4 điểm = 8 điểm
➤ Cách tính điểm phần nghe hiểu
-
Mondai 1 x 3 điểm = 24 điểm
-
Mondai 2 x 3 điểm = 21 điểm (2 câu cuối x 4 điểm)
-
Mondai 3 x 1 điểm = 5 điểm
-
Mondai 4 x 1 điểm = 8 điểm
4. Kỹ năng giải đề thi JLPT N4
4.1 Phần thi từ vựng
Cần phải làm nhanh và ghi điểm trong phần từ vựng, đối với Hán tự, lưu ý phân biệt từng nét của những chữ gần giống nhau để chọn được đáp án đúng nhất.
Dạng bài chuyển từ Hán tự sang Hiragana hoặc Katakana thì lưu ý đến từ đó có trường âm hay không. Thông thường với những Kanji âm Hán Việt tận cùng là NG và NH thì lúc chuyển sẽ có trường âm.
Chọn chính xác nghĩa của từ vựng để điền vào chỗ trống trong văn cảnh của câu
4.2 Phần thi ngữ pháp
Các câu hỏi liên quan đến ngữ pháp được phát triển lên từ những đề thi các năm trước, trong quá trình ôn thi bạn luyện đề càng nhiều thì khi làm bài chính thức bạn càng dễ dàng nhận ra đáp án.
Lưu ý đến ngữ cảnh của câu văn và đoạn văn để chọn đúng từ ngữ thích hợp.
Với dạng bài sắp xếp từ trong câu các bạn có thể chọn cách sắp xếp từ cuối lên, đặc biệt lưu ý đến những từ luôn đi kèm với nhau tạo thành một cụm từ.
Với dạng bài điền từ, đọc kỹ đoạn trước và đoạn sau của từ cần điền, bạn sẽ nhìn thấy mấu chốt và những điểm liên quan, từ đó chọn ra được từ nối phù hợp.
Nắm chắc toàn bộ các mẫu ngữ pháp trong giới hạn 50 bài Minna đã có thể giúp bạn lấy được điểm tối đa trong phần thi này.
4.3 Phần thi đọc hiểu
Đây là phần thi quan trọng và cũng làm khó các thí sinh trong kỳ thi nhất, vậy nên các bạn cần tập trung tối đa và làm bài theo những mẹo sau.
Dạng câu hỏi về nội dung và lý do sẽ được gạch chân ở bên dưới, gợi ý trả lời nằm ngay phía trước nội dung được gạch dưới đó ⇒ Đọc kỹ nội dung trước và sau gạch dưới để nhanh chọn được đáp án chính xác.
Dạng câu hỏi có liên quan đến nghi vấn, phủ định nhằm diễn đạt một phần ý kiến mang tính cá nhân ⇒ Nên sẽ chứa câu trả lời có ngữ pháp như “Tôi nghĩ rằng…” “Tôi thấy rằng…” để bộc lộ quan điểm từ người viết.
Dạng câu hỏi có xuất hiện liên từ như “tuy nhiên”, “nhưng”,… thì đoạn văn ngay sau liên từ sẽ có đáp án.
Dạng câu hỏi điền liên từ thì cần chú ý nội dung của câu ngay phía sau từ còn trống để nắm bắt mạch văn một cách logic.
Dạng câu hỏi đúng – sai, khi lựa chọn hãy nắm chắc những đáp án sai và dùng phương pháp loại trừ để làm bài.
Đặc biệt chú ý đến những từ lặp đi lặp lại nhiều lần ⇒ Đó chính là từ khóa của đoạn văn, cũng là từ quan trọng nhất chứa đựng chủ ý của tác giả.
Đoạn văn có chứa những từ như: nhất định là…, chắc chắn là…, chẳng phải là,… hay sao thì thường chứa những nội dung chính nhất của toàn bài.
Lưu ý không bỏ qua những thông tin mang tính mấu chốt, ví dụ như tiêu đề của bài, từ vựng được chú thích bên dưới đoạn văn, từ được gạch chân… để có thể nắm bắt nội dung và lựa chọn được đáp án chính xác hơn.
Các bạn hãy đọc những đoạn văn ngắn, dễ, chứa ít Hán tự trước, đoạn văn dài và khó thì để làm sau.
4.4 Phần thi nghe hiểu
Kỹ năng nghe của người Việt khi học tiếng Nhật thường gặp nhiều khó khăn. Vậy nên để làm tốt phần này thì các bạn cần luyện đọc thật nhiều. Áp dụng những mẹo sau để làm bài thi:
Dạng câu hỏi có chứa những từ như まず、このあと xoay quanh việc hỏi xem nhân vật sẽ làm gì ngay sau đó ⇒ Bạn cần chú ý đến hành động của nhân vật được nhắc đến trong hội thoại.
Tập trung vào các từ để hỏi như ở đâu, cái gì, người nào, tại sao, bằng cách nào… để nghe ra nội dung chính, từ đó phán đoán câu trả lời.
Dạng câu hỏi liên quan khi được hỏi 1 câu và trả lời tiếp theo đòi hỏi người nghe phải phản xạ nhanh, lựa chọn đáp án tức thì và chuyển sang câu kế tiếp ⇒ Bạn lưu ý đến âm điệu, ngữ điệu, kính ngữ… mà bạn nghe được.
Dạng câu hỏi liên quan đến việc bạn hiểu nội dung bài nghe thế nào thì không cần nghe chi tiết từ ngữ chính xác, có thể bỏ qua những phần không liên quan, nhưng phải hiểu được nội dung khái quát.
5. Lưu ý khác khi làm bài thi JLPT N4
-
Không bỏ sót bất cứ đáp án nào cho dù bạn có chắc chắn hay không.
-
Không tập trung quá lâu vào những câu hỏi khó, hãy làm câu dễ trước và quay lại nhưng câu khó sau
-
Luôn chú ý đến thời gian làm bài thi
-
Khi chọn đáp án, hãy loại trừ những câu trả lời quá vô lý trước
-
Cảnh giác với những câu hỏi dạng bẫy
Kỳ thi chính thức JLPT sẽ nhanh chóng bắt đầu, các bạn hãy nắm chắc và luyện tập kỹ năng giải đề thi JLPT N4 từ lúc này để có thể đạt được kết quả tốt nhất nhé. Chúc các bạn học tốt và thành công trên chặng đường chinh phục tiếng Nhật.