Tổng hợp kiến thức vật lý 6 kì I và II (lý thuyết, công thức & bài tập)
Sau đây là bài tổng hợp kiến thức vật lý 6 chi tiết và đầy đủ nhất. Bài này không chỉ hệ thống hóa toàn bộ lý thuyết, công thức cần nhớ ở hai chương cơ học và nhiệt học, mà các em còn được thực hành trả lời câu hỏi ôn tập liên quan. Qua đó, giúp các em học sinh nắm vững kiến thức tổng quát đến hiểu chi tiết bài học, đồng thời ôn luyện tốt phục vụ cho các kì thi ở trường.
Thành thạo 2.000+ từ & 6.000 câu tiếng anh Phát triển toàn diện 4 kỹ năng tiếng anh Giỏi Toán – tiếng Anh theo phương pháp hiện đại Phát triển EQ & khả năng tiếng Việt
Đăng ký ngay để được Monkey tư vấn sản phẩm phù hợp cho con.
10 triệu++ trẻ em tại 108 nước đã giỏi tiếng Anh như người bản xứ & phát triển ngôn ngữ vượt bậc qua các app của Monkey
Nội Dung Chính
Tổng hợp kiến thức vật lý 6 học kì 1 – cơ học
Học vật lý 6 chương cơ học, chúng ta hiểu được một số khái niệm như lực là gì? Trọng lực là gì? Khối lượng là gì? Có những loại máy cơ đơn giản nào, chúng giúp ích gì cho con người…Dưới đây là phần lý thuyết & công thức cần nhớ.
Lý thuyết chương cơ học
Tổng hợp kiến thức cần nhớ chương cơ học
STT
Kiến thức cần nhớ
Nội dung
1
Dụng cụ đo độ dài
Một số dụng cụ dùng để đo độ dài như: Thước thẳng, thước cuộn, thước dây…
2
Giới hạn đo của thước
GHĐ là độ dài lớn nhất ghi trên thước
3
Độ chia nhỏ nhất của thước
ĐCNN là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước
Cách tính ĐCNN của thước: ĐCNN = (Số lớn – số bé)/ số đoạn
4
Đơn vị đo độ dài
Là đại lượng dùng đo khoảng cách giữa hai điểm
Đơn vị đo độ dài hợp pháp là mét (kí hiệu:m)
Ngoài ra còn milimét (mm), xentimét (cm), đềximét (dm), kilômét (km)…
5
Cách đo độ dài
Bước 1: Ước lượng độ dài cần đo
Bước 2: Chọn thước đo phù hợp
Bước 3: Đo và đọc kết quả chính xác
6
Dụng cụ đo thể tích
Ca đong và bình chia độ là hai dụng cụ dùng đo thể tích chất lỏng
7
Giới hạn đo của bình chia độ
Là giá trị lớn nhất ghi ở vạch cao nhất trên bình.
8
Độ chia nhỏ nhất của bình chia độ
Là thể tích giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình
9
Đơn vị đo thể tích
Trong Hệ đo lường quốc tế (SI), đơn vị tiêu chuẩn của thể tích là mét khối (m³)
10
Khối lượng là gì
Khối lượng là số đo lượng chất của một vật
11
Dụng cụ đo khối lượng
Dụng cụ đo khối lượng phổ biến là cân. Một số loại cân như: Cân đòn, cân Robecval, cân y tế, cân đồng hồ, cân điện tử…
12
Đơn vị đo khối lượng
Đơn vị đo khối lượng chính thức của nước ta là kilôgam, kí hiệu Kg
13
Lực là gì
Lực là bất kỳ ảnh hưởng nào làm một vật thể chịu sự thay đổi, hoặc là ảnh hưởng đến chuyển động, hướng của nó hay cấu trúc hình học của nó
Có các loại lực như: Lực đẩy, lực kéo, lực hút, lực ma sát,…
14
Dụng cụ đo lực
Sử dụng lực kế ta đo được độ lớn của lực
15
Đơn vị đo lực
Đơn vị đo lực là Niutơn
16
Kí hiệu lực
N
17
Phương và chiều của lực
Phương có thể là phương thẳng đứng, phương nằm ngang, phương xiên
Chiều có thể từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên
18
Hai lực cân bằng
Cách xác định hai lực cân bằng
-
Hai lực phải cùng tác dụng lên một vật
-
Hai lực cùng phương nhưng ngược chiều
-
Hai lực có độ lớn bằng nhau
19
Trọng lực là gì
Trọng lực là lực hút của trái đất
21
Phương và chiều của trọng lực
Trọng lực có phương thẳng đứng. Chiều từ trên xuống (hướng về phía trái đất)
21
Trọng lượng là gì
Trọng lượng của vật là độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật
Kí hiệu trọng lượng là P
22
Lực kế lò xo
Lực kế lò xo dùng để đo độ lớn của lực
Cấu tạo lực kế lò xo gồm: Vỏ lực kế, lò xo, kim chỉ thị, hai đầu móc treo, thang chia độ đo
23
Cách nhận biết vật có tính đàn hồi
Khi vật bị một lực tác động thì biến dạng, nhưng khi ngưng tác động vật trở lại hình dạng ban đầu => vật có tính đàn hồi
24
Khối lượng riêng là gì
Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó
25
Đơn vị đo khối lượng riêng
Đơn vị của khối lượng riêng là kilogam trên mét khối (kg/m³)
26
Cách xác định khối lượng riêng của một chất
Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó: D = m/V
27
Trọng lượng riêng là gì
Trọng lượng của một mét khối của một chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó
28
Đơn vị đo trọng lượng riêng
N/m³
29
Các loại máy cơ đơn giản
Máy cơ đơn giản là những dụng cụ giúp công việc dễ dàng hơn
3 loại máy cơ đơn giản:
Ròng rọc
Đòn bẩy
Mặt phẳng nghiêng
30
Tác dụng của các loại ròng rọc
-
Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp
-
Ròng rọc động có tác dụng làm cho lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
Tổng hợp công thức vật lý 6 chương cơ học cần nhớ
Các em ghi nhớ các công thức vật lý 6 chương cơ học dưới để có thể áp dụng vào giải bài tập hiệu quả:
Công thức cần nhớ
Ghi chú
Công thức tính độ biến dạng của lò xo:
Δl = l – lo
Δl: Độ biến dạng lò xo
lo: Chiều dài ban đầu của lò xo (chiều dài tự nhiên)
l: Chiều dài lò xo sau khi bị biến dạng
Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng:
P = 10.m
P: Trọng lượng của vật
m: Khối lượng của vật
Công thức tính khối lượng riêng của vật:
D = m.V
D: Khối lượng riêng (Kg/m³)
m: Khối lượng (Kg)
V: Thể tích (m³)
Công thức tính trọng lượng riêng của vật
d = P.V
D:Trọng lượng riêng (N/m³)
N: Newton
P: là trọng lượng (N)
V là thể tích (m³)
Công thức tính trọng lượng riêng theo khối lượng riêng:
d = 10 x D
d: Trọng lượng riêng , đơn vị tính trọng lượng riêng là N/m3
D: Khối lượng riêng
Các bài viết không thể bỏ lỡ
Monkey Math – Ứng dụng học toán tiếng Anh chỉ với 2K/Ngày
Toàn bộ công thức Vật Lý 6 theo chương trình SGK (giải thích chi tiết)
Tổng hợp tất cả các kí hiệu trong Vật Lý 6 cần nhớ
Một số đơn vị cần nhớ
Đơn vị đo là phần kiến thức rất quan trọng cần nhớ, trong nhiều dạng bài tập chúng ta cần phải quy đổi về đúng đơn vị đo để có thể giải bài một cách chính xác. Dưới đây là bảng quy đổi đơn vị đo và cách đổi những đơn vị đo độ dài, khối lượng…
Đơn vị đo chiều dài
-
Đơn vị đo độ dài và cách đọc
-
Cách quy đổi các đơn vị đo độ dài
Mỗi đơn vị gấp 10 lần đơn vị liền sau, mỗi đơn vị sau bằng 1/10 đơn vị liền trước
Đơn vị đo Khối lượng
-
Đơn vị đo khối lượng và cách đọc
Kg: Ki-lô-gam
Hg: Héc-tô-gam
Dag: Đề-ca-gam
G: Gam
Các đơn vị khác: Tấn, tạ, yến
-
Cách quy đổi các đơn vị đo khối lượng
Hai đơn vị đo khối lượng đứng liền nhau hơn hoặc kém nhau 10 lần
Đơn vị lớn đứng đằng trước gấp 10 lần đơn vị bé liền kề (1 tạ = 10 yến)
Đơn vị bé đứng sau bằng 1/10 đơn vị trước liền kề (ví dụ 1 yến = 1/10 tạ)
Đơn vị thời gian
Đơn vị thời gian
Ký hiệu (nếu có)
1 phút = 60 giây
1p = 60s
1 giờ = 60 phút
1h = 60p
1 ngày = 24 giờ
1 ngày = 24h
Xem thêm: Sơ đồ tư duy vật lý 6 chương nhiệt học dễ hiểu và dễ nhớ
Tổng hợp kiến thức vật lý 6 học kì 2 – nhiệt học
Qua chương này, chúng ta sẽ giải đáp được một số câu hỏi như các chất dãn nở vì nhiệt như thế nào? Sự nóng chảy, đông đặc, sự bay hơi và ngưng tụ là gì?…
Lý thuyết chương nhiệt học
STT
Kiến thức cần nhớ
Nội dung
1
Các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn
Khi nhiệt độ tăng chất rắn nở ra, khi nhiệt độ giảm chất rắn co lại
Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
2
Các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng
Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
4
Các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí
Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau
5
Ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí
Ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất rắn
-
Chế tạo băng kép
-
Trong lĩnh vực chế tạo máy móc
-
Ứng dụng đồ vật như cán dao, liềm…
Ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất lỏng
-
Sản xuất nước đóng chai: Chỉ đổ vơi chai nước
-
Nhiệt kế đo nhiệt độ..
Ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất khí
-
Khinh khí cầu
-
Làm phồng lại quả bóng bàn
-
Bơm xe đạp không bơm quá căng
6
Công dụng và nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế
Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ
Nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế là: Nó hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất
7
Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào các yếu tố nào
Tốc độ bay hơi chất lỏng phụ thuộc vào 4 yếu tố: Nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng, và tính chất của từng loại chất lỏng
8
Khái niệm nóng chảy, đông đặc, bay hơi, ngưng tụ và sự sôi
Sự nóng chảy và đông đặc
Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của một chất gọi là sự nóng chảy. Ngược lại sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.
Sự bay hơi và ngưng tụ
Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
Sự sôi
Sự sôi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng.
Các công thức vật lý lớp 6 chương nhiệt học cần nhớ
Công thức độ C và độ F
1°C = 1,8 °F
Công thức đổi độ F sang độ C
°C = (°F – 32°F)/1,8°F
Công thức đổi từ độ C sang độ F
°F = °C x 1,8°F + 32°F
Một số đơn vị cần nhớ
Đơn vị đo thể tích
Bảng quy đổi đơn vị đo thể tích cần nhớ
Chú thích: Với mỗi đơn vị đo thể tích đứng gần nhau, đơn vị lớn gấp 1000 đơn vị bé
Công thức đổi lít (L) sang các đơn vị đo thể tích khác
-
1 L = 1000 ML
-
1 L = 1000 cm3
-
1 cm3 = 0,001 L
-
1 L = 1 dm3
-
1 L=0,001 m3
-
1 m3 = 1000 L
XÂY DỰNG NỀN TẢNG TOÁN HỌC VỮNG CHẮC CHO TRẺ TỪ NHỎ VỚI ĐA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC, CHI PHÍ CỰC RẺ CHƯA ĐẾN 2K/NGÀY CÙNG MONKEY MATH.
Một số câu hỏi ôn tập kiến thức vật lý 6
Câu 1: Hãy điền từ còn thiếu vào các câu sau
-
Đơn vị đo độ dài là…………….
-
Đơn vị đo thể tích là…………..
-
Đơn vị đo lực là……………….
-
Đơn vị đo khối lượng là………
-
Đơn vị đo khối lượng riêng là……
Câu 2: Tiến hành đổi các đơn vị sau
1,05 km = …… m
105 dm = …….m
0,25 m3 =……..dm3
1,05 tạ =……….kg
290 g = ……….kg
Câu 3: Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là gi?
Câu 4: Hãy dùng từ trong ba ô sau để viết thành 5 câu khác nhau
Lực hút – lực đẩy – lực kéo
Quả bóng đá – quả bóng bàn – cái cày – cái đinh – miếng sắt
Con trâu
Người thủ môn bóng đá
Chiếc kìm nhổ đinh
Thanh nam châm
Chiếc vợt bóng bàn
Câu 5: Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật đang đứng yên thì hai lực đó gọi là hai lực gì?
Câu 6: Cho ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của trọng lực?
Câu 7: Một vật có trọng lượng 250 N. Hỏi vật đó có khối lượng bao nhiêu?
Câu 8: Điền từ thích hợp vào ô trống sau
a, Khối lượng riêng của đồng là 8900…….
b, Trọng lượng của một chú chó là 70…….
c, Trọng lượng riêng của dầu ăn là 8000…..
d, Thể tích nước trong một bể nước là 3……
Câu 9: Hãy nêu tên 3 loại máy cơ đơn giản mà em đã học
Câu 10: Nêu công dụng và nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế? Người ta dùng nhiệt kế nào để đo nhiệt độ cơ thể người?
Câu 11: Tại sao khi ta rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng?
Đáp án
Câu 3: Lực
Câu 4:
Con trâu tác dụng lực kéo lên cái cày
Người thủ môn bóng đá tác dụng lực đẩy lên quả bóng đá
Chiếc kìm nhổ đinh tác dụng lực kéo lên cái đinh
Thanh nam châm tác dụng lực hút lên miếng sắt
Chiếc vợt bóng bàn tác dụng lực đẩy lên quả bóng bàn
Câu 5: Hai lực cân bằng
Câu 6:
Thả một viên phấn, viên phấn rơi xuống đất vì trái đất tác dụng lực hút lên viên phấn.
Con người sống trên trái đất không bị rơi vào vũ trụ là nhờ lực hút của trái đất
Câu 7: Ta có P = 10.m => m = P/10 = 250/10 = 25 kg
Câu 8:
a, Kilôgam trên mét khối
b, Niutơn
d, Niutơn trên mét khối
e, Mét khối
Câu 9: Đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng, ròng rọc
Câu 10:
Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ
Nhiệt kế hoạt động dựa trên tính chất nở vì nhiệt của chất lỏng
Dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể người
Câu 11:
Khi rót nước vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước sẽ nóng lên trước và dãn nở. Trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu sự tác dụng từ trong ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ.
Trên đây là bài tổng hợp kiến thức vật lý 6 của hai chương cơ học và nhiệt học. Monkey hy vọng rằng qua đây, các em học sinh có cơ hội ôn lại một lần nữa những kiến thức đã học để có thể nhớ lại và hiểu rõ các định nghĩa, công thức vật lý lớp 6 hơn. Chúc các em học tốt môn Vật Lý lớp 6.