Tổng hợp kiến thức môn lịch sử lớp 12 ôn thi THPTQG – Tài liệu text
Tổng hợp kiến thức môn lịch sử lớp 12 ôn thi THPTQG
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983.17 KB, 72 trang )
TÓM TẮT LÝ THUYẾT LỊCH SỬ 12
PHẦN MỘT: PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Năm học 2009 – 2010
CHƢƠNG I. Bài 1:SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH
THẾ GIỚI THỨ HAI (1945-1949)
I. HỘI NGHỊ IAN -TA (2-1945) VÀ NHỮNG THỎA THUẬN CỦA BA CƢỜNG QUỐC.
1. Hoàn cảnh lịch sử:
– Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách
đặt ra trƣớc các cƣờng quốc Đồng minh:
+ Việc nhanh chóng đánh bại phát xít.
+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
+ Việc phân chia thành quả chiến thắng.
– Từ ngày 4 đến 11/2/1945, Mỹ (Ru dơ ven), Anh (Sớc sin), Liên Xô (Xtalin) họp hội nghị quốc
tế ở I-an-ta (Liên Xô) để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức thiết sau chiến tranh và
hình thành một trật tự thế giới mới.
2. Nội dung của hội nghị:
– Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
– Nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.
– Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới
– Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hƣởng của
các cƣờng quốc thắng trận ở châu Âu và Á:
+ Ở châu Âu: Liên Xô chiếm Đông Đức, Đông Âu; Mỹ, Anh, Pháp chiếm Tây Đức, Tây Âu.
+ Ở châu Á:
* Vùng ảnh hƣởng của Liên Xô: Mông Cổ, Bắc Triều Tiên, Nam Xa-kha-lin, 4 đảo thuộc quần
đảo Cu-rin;
* Vùng ảnh hƣởng của Mỹ và phƣơng Tây:Nhật Bản,Nam Triều Tiên;Đông Nam Á,Nam Á, Tây
Á…
* Trung Quốc trở thành quốc gia thống nhất. Những quyết định của hội nghị Yalta (I-an-ta) đã
trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là ”Trật tự hai cực Ianta ”.
II. SỰ THÀNH LẬP LIÊN HIỆP QUỐC.
1. Sự thành lập:
Từ 25/4 đến 26/6/1945, đại biểu 50 nƣớc họp tại San Francisco (Mỹ), thông qua Hiến chƣơng
thành lập tổ chức Liên hiệp quốc.
Ngày 24-10-1945 đƣợc coi là ”Ngày Liên Hiệp Quốc ”. Trụ sở đặt tại NewYork (Mỹ)
2. Mục đích:
– Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
– Phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nƣớc trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình
đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
3. Nguyên tắc hoạt động:
– Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
– Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nƣớc.
– Không can thiệp vào nội bộ các nƣớc.
– Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phƣơng pháp hòa bình.
– Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cƣờng quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, TQ
– Hiện nay, Liên hiệp quốc có 192 thành viên, Việt Nam (thành viên 149) gia nhập Liên hiệp
quốc tháng 9/1977.
– Các tổ chức LHQ hoạt động tại VN:
+ UNICEF: Quỹ Nhi Đồng LHQ.
+ UNESCO: Tổ chức Văn hóa- Khoa Học – Giáo dục LHQ.
+ WHO : Tổ chức Y tế thế giới
+ FAO : Tổ chức Lƣơng – Nông.
+ IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế. + IL O: Lao động quốc tế.
+ UPU: Bƣu chính. + ICAO: Hàng không + IMO: Hàng hải.
*Việt Nam là thành viên không thƣờng trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 0809
CHƢƠNG II. Bài 2: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƢỚC ĐÔNG ÂU (1945 – 1991)
LIÊN BANG NGA (1991 – 2000)
I. LIÊN XÔ VÀ ĐÔNG ÂU TỪ 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70.
1. Liên Xô từ 1945 đến giữa những năm 70
a. Công cuộc khôi phục kinh tế (1945 – 1950)
* Bối cảnh:
– Bị tổn thất nặng do Chiến tranh thế giới thứ hai, 27 triệu ngƣời chết, 1.710 thành phố và hơn
70.000 làng mạc bị thiêu hủy, 32.000 xí nghiệp bị tàn phá..
– Các nƣớc tƣ bản bao vây kinh tế, cô lập chính trị.
– Phải tự lực tự cƣờng hoàn thành thắng lợi các kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế, củng cố quốc
phòng, giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới.
* Thành tựu:
* Hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế trong 4 năm 3 tháng.
* Năm 1950, sản lƣợng công nghiệp tăng 73%, nông nghiệp đạt mức trƣớc chiến tranh.
* Năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mỹ.
b. Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (từ 1950 đến nửa
đầu những năm 70).
Liên Xô tiến hành các kế hoạch dài hạn và đạt nhiều thành tựu to lớn
* Kinh tế:- Công nghiệp: Giữa những năm 1970, là cƣờng quốc công nghiệp thứ hai thế giới, đi
đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân…)
– Nông nghiệp: sản lƣợng tăng trung bình hàng năm 16%.
* Khoa học kỹ thuật: + Năm 1957 phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất.
+ Năm 1961, phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành Gagarin bay vòng quanh Trái đất, mở đầu kỷ
nguyên chinh phục vũ trụ của loài ngoài.
* Xã hội: có nhiều biến đổi:
– Chính trị ổn định
– Tỷ lệ công nhân chiếm 55 % số ngƣời lao đông.
– Trình độ học vấn của ngƣời dân đƣợc nâng cao (3/4 số dân có trình độ trung học và đại học).
* Đối ngoại:
– Là trụ cột của hệ thống XHCN.
– Là chỗ dựa cho hòa bình và cách mạng thế giới.
* Ý nghĩa:
– Chứng tỏ tính ƣu việt của CNXH ở mọi lĩnh vực xây dựng kinh tế, nâng cao đời sống, củng cố
quốc phòng.
– Làm đảo lộn toàn bộ chiến lƣợc của đế quốc Mỹ và đồng minh Mỹ
2. Các nƣớc Đông Âu từ 1945 – 1975.
a. Sụ ra đời của nhà nƣớc dân chủ nhân dân Đông Âu 1945-1949.
* 1944-1945 nhân dân Đông Âu phối hợp Hồng Quân Liên Xô truy kích quân Đức, đã giành
chính quyền và thành lập các Nhà nƣớc dân chủ nhân dân: Ba Lan, Rumani, Hungari, Bulgari,
Tiệp Khắc, Nam Tư, Anbani, riêng CHDC Đức ra đời tháng 10/1949.
Tại Đức:Đức tạm chia thành 4 khu vực chiếm đóng của Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp. Nhưng với Am
mưu phục hồi chủ nghĩa quân phiệt, chia cắt lâu dài nước Đức, các nước Anh, Pháp, Mỹ
lập Cộng Hòa Liên bang Đức (9-1949); Thể theo nguyện vọng của nhân dân, được sự giúp đỡ
của Liên Xô, CHDC Đức thành lập (10-1949 )
* Nhà nƣớc dân chủ nhân dân ở Đông Âu là chính quyền liên hiệp nhiều giai cấp, đảng phái:
+ Từ 1945 – 1949 tiến hành cải cách ruộng đất.
+ Quốc hữu hóa các xí nghiệp lớn của tƣ bản trong và ngoài nƣớc.
+ Ban hành các quyền tự do dân chủ, nâng cao đời sống của nhân dân.
+ Củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
+ Các thế lực phản động trong và ngoài nƣớc tìm mọi cách chống phá sự nghiệp cách mạng của
các nƣớc Đông Âu nhƣng đều thất bại.
* Các nƣớc CHND Đông Âu ra đời là thay đổi lớn đối với cục diện châu Âu.
b. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nƣớc Đông Âu.
* Hoàn cảnh:
– 1950-1975 Đông Âu thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật
của chủ nghĩa xã hội trong tình hình khó khăn và phức tạp.
– Xuất phát từ trình độ phát triển thấp, bị bao vây kinh tế, các thế lực phản động chống phá.
* Thành tựu: nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô và sự nỗ lực của nhân dân Đông Âu.
Xây dựng nền công nghiệp dân tộc, điện khí hóa.
Nông nghiệp phát triển nhanh chóng.
Trình độ khoa học-kỹ thuật đƣợc nâng cao
Trở thành các quốc gia công – nông nghiệp.
* Ý nghĩa:làm thay đổi cục diện Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghiã xã hội trở
thành hệ thống.
3. Quan hệ hợp tác giữa các nƣớc XHCN ở châu Âu.
a. Quan hệ kinh tế, khoa học- kỹ thuật:
Hội đồng tƣơng trợ kinh tế (SEV thành lập ngày 08.01.1949):
– Các nƣớc Đông Au đã hòan thành CMDCND và bƣớc vào thời kỳ xây dựng CNXH.
– Hội Đồng Tƣơng Trợ Kinh tế (SEV) thành lập ngày 8-1-1949 gồm Liên Xô,Ba Lan, Tiệp Khắc,
Anbani, Bungari, Hungari, Rumani sau thêm CHDC Đức, Mông Cổ, Cuba và Việt Nam
* Mục đích:Tăng cƣờng sự hợp tác giữa các nƣớc XHCN,
Thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế, văn hóa, khoa học- kỹ thuật …
Thu hẹp dần về trình độ phát triển kinh tế
Thành tựu:đã thúc đẩy các nƣớc XHCN phát triển kinh tế, tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật để đẩy
mạnh việc việc xây dựng CNXH, nâng cao đời sống nhân dân.
*Tác động:Tốc độ tăng trƣởng trong sản xuất công nghiệp 10%/ năm.
GDP tăng 5,7 lần.
Liên Xô giữ vai trò quan trọng trọng hoạt động của khối này, viện trợ không hoàn lại cho các
nƣớc thành viên 21 tỷ rúp.
* Thiếu sót, hạn chế: + Khép kín cửa, không hòa nhập vào nền kinh tế thế giới.
+ Còn nặng về trao đổi hàng hóa, mang tính bao cấp.
+ Chƣa áp dụng tiến bộ của khoa học và công nghệ.
* Ý nghĩa:- Các nƣớc XHCN có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau để đẩy mạnh công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội.
– Nâng cao đời sống nhân dân
– Ngày 28-6-1991 ngừng hoạt động.
b. Quan hệ chính trị – quân sự:
Tổ chức phòng thủ Varsava thành lập ngày 14/05/1955.
+Mục tiêu:
* Là liên minh phòng thủ về quân sự, chính trị của các nƣớc XHCN Châu Âu.
* Giữ gìn hòa bình và an ninh ở Châu Âu và thế giới
* Tạo thế cân bằng về quân sự giữa các nƣớc XHCN và đế quốc vào đầu những năm 1970.
* Sau những biến động chính trị lớn ở Đông Âu, những ngƣời đứng đầu 2 nƣớc Liên Xô và Mỹ
thỏa thuận chấm dứt chiến tranh lạnh (1989), ngày 1-7-1991, tổ chức này ngừng hoạt động.
II. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƢỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70 ĐẾN NĂM 1991.
1. Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Liên Xô.(Liên Xô từ nửa sau những năm 1970 đến
1991).
a. Hoàn cảnh lịch sử
– Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị thế
giới.
– Do chậm sửa đổi để thích ứng với tình hình mới, cuối những năm 70 đến đầu những năm 80,
kinh tế Liên Xô lâm vào tình trạng trì trệ, suy thoái.
b. Công cuộc cải tổ và hậu quả.
– Tháng 3/1985, M Gooc –ba – chop (M.Gorbachev) tiến hành cải tổ đất nƣớc theo đƣờng lối
”cải cách kinh tế triệt để ”, tiếp theo là cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tƣ tƣởng. Do sai
lầm trong quá trình cải tổ, đất nƣớc Xô Viết khủng hoảng toàn diện:
+ Kinh tế chuyển sang kinh tế thị trƣờng vội vã, thiếu sự điều tiết của nhà nƣớc nên gây ra hỗn
loạn, thu nhập giảm sút nghiêm trọng.
+ Chính trị và xã hội: mất ổn định (xung đột sắc tộc, ly khai liên bang..), tƣ tƣởng rối loạn (đa
nguyên, đa đảng)
– Tháng 08/1991, sau cuộc đảo chính lật đổ Gorbachev thất bại, Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình
chỉ hoạt động.
– Ngày 21/12/1991, 11 nƣớc cộng hòa tách ra khỏi liên bang lập Cộng đồng các quốc gia độc lập
(SNG ).
– Ngày 25/12/1991, Liên Xô tan rã sau 74 năm tồn tại.
2. Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở các nƣớc Đông Âu (nửa sau những năm 1970 đến
1991)
Kinh tế: Cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973 nền kinh tế Đông Âu lâm vào tình trạng trì trệ.
Những sai lầm và bế tắc trong công cuộc cải tổ ở Liên Xô và hoạt động phá hoại của các thế lực
phản động làm cho cuộc khủng hoảng của các nƣớc Đông Âu ngày càng gay gắt.
* Chính trị: Các thế lực chống CNXH kích động nhân dân, biểu tình đòi cải cách kinh tế, chính
trị, tổng tuyển cử tự do.
Đảng và nhà nƣớc Đông Âu phải chấp nhận.
Kết quả các thế lực chống CNXH thắng thế lên nắm quyền,các nƣớc Đông Âu lần lƣợt rời bỏ
chủ nghĩa xã hội, tuyên bố là các nƣớc cộng hòa, hệ thống XHCN sụp đổ.
Đông Đức sát nhập vào Tây Đức (3-10-1990); SEV giải thể ngày 28-8-1991: Tổ chức Vácsava
giải thể ngày 1-7-1991.
3. Nguyên nhân sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu.
Đã xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội không phù hợp với quy luật khách quan, đƣờng lối chủ
quan, duy ý chí, quan liêu bao cấp không theo quy luật của cơ chế thị trƣờng làm sản xuất đình
trệ, đời sống nhân dân không đƣợc cải thiện.
Thiếu dân chủ, thiếu công bằng, tham nhũng… làm nhân dân bất mãn.
Không bắt kịp bƣớc phát triển của khoa học- kỹ thuật tiên tiến,dẫn đến tình trạng trì trệ, khủng
hoảng kinh tế – xã hội. Phạm phải nhiều sai lầm trong cải tổ làm khủng hoảng thêm trầm trọng.
Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nƣớc.
Đây chỉ là sự sụp đổ của một mô hình XHCN chƣa khoa học, chƣa nhân văn và là một bƣớc
lùi tạm thời của chủ nghĩa xã hội.
III. LIÊN BANG NGA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000.
Liên bang Nga là quốc gia kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô trong quan hệ quốc tế.
* Về kinh tế: từ 1990 – 1995, tăng trƣởng bình quân hằng năm của GDP là số âm. Giai đoạn
1996 – 2000 bắt đầu có dấu hiệu phục hồi (năm 1990 là -3,6%, năm 2000 là 9%).
* Về chính trị:
Tháng 12.1993, Hến pháp Liên bang Nga đƣợc ban hành, quy định thể chế Tổng thống Liên
bang.
Từ năm 1992, tình hình chính trị không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng phái và xung đột
sắc tộc, nổi bật là phong trào ly khai ở Tréc-ni-a.
* Về đối ngoại: một mặt thân phƣơng Tây, mặt khác khôi phục và phát triển các mối quan hệ với
châu Á.
CHƢƠNG III. Bài 3: CÁC NƢỚC ĐÔNG BẮC Á.
I. NÉT CHUNG VỀ KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á
* Là khu vực rộng lớn và đông dân nhất thế giới. Trƣớc 1939, đều bị thực dân nô dịch (trừ Nhật
Bản). Sau 1945 có nhiều biến chuyển:
* Tháng 10.1949, cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nƣớc CHND Trung Hoa ra đời. Cuối thập
niên 90, Hồng Kông và Ma Cao cũng trở về với Trung Quốc (trừ Đài Loan).
* Năm 1948, trong bối cảnh chiến tranh lạnh, bán đảo Triều Tiên đã bị chia cắt thành hai miền
theo vĩ tuyến 38: Đại Hàn dân quốc ở phía Nam và CHDCNH Triều Tiên ở phía Bắc. Sau chiến
tranh Triều Tiên (1950 – 1953), vĩ tuyến 38 vẫn là ranh giới phân chia hai nhà nƣớc trên bán đảo.
* Sau khi chiến tranh chấm dứt, Châu Á xay dựng và phát triển kinh tế:
– Gặp nhiều khó khăn trong xây dựng và phát triển kinh tế do hậu quả của chế độ thuộc địa và
chiến tranh.
– Từ nửa sau thế kỷ XX, tăng trƣởng nhanh chóng về kinh tế, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện
rõ rệt.
– Trong ”bốn con rồng châu Á ”thì Đông Bắc Á có đến ba (Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan).
– Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
– Trung Quốc cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI có sự tăng trƣởng nhanh và cao nhất thế giới.
– Từ nửa sau thế kỷ XX, tăng trƣởng nhanh chóng về kinh tế, nên dự đoán ”thế kỷ XXI là thế kỷ
của châu Á ”
II. TRUNG QUỐC
1. Sự thành lập nƣớc CHND Trung Hoa và thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949
– 1959).
a. Sự thành lập nƣớc CHND Trung Hoa.
* Từ 1946 – 1949, nội chiến giữa Đảng Quốc dân và Đảng Cộng sản:
– Ngày 20/07/1946, Tƣởng Giới Thạch phát động nội chiến.
– Từ tháng 7/1946 đến tháng 6/1947: Quân giải phóng thực hiện chiến lƣợc phòng ngự tích cực,
sau đó chuyển sang phản công và giải phóng toàn bộ lục địa Trung Quốc. Cuối năm 1949, Đảng
Quốc Dân thất bại phải bỏ chạy ra Đài Loan.
– Ngày 01/10/1949, nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập.
* Ý nghĩa:- Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc đã hoàn thành, chấm dứt hơn 100
năm nô dịch và thống trị của đế quốc.
– Xóa bỏ tàn dƣ phong kiến, mở ra kỷ nguyên độc lập tự do tiến lên CNXH.
– Ảnh hƣởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
b. Mƣời năm đầu xây dựng CNXH:
* Nhiệm vụ hàng đầu là đƣa đất nƣớc thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, phát triển kinh tế, xã hội,
văn hóa và giáo dục.
* Về kinh tế: – 1950 – 1952: thực hiện khôi phục kinh tế, cải cách ruộng đất, cải tạo công thƣơng
nghiệp, phát triển văn hóa, giáo dục.
– 1953 – 1957: thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, kết quả sản lượng công nghiệp tăng 140%
(1957 so 1952); sản lượng nông nghiệp tăng 25%(so với 1952);tổng sản lượng công, nông
nghiệp tăng 11,8 lần, riêng công nghiệp tăng 10,7 lần.
– Văn hóa, giáo dục có bƣớc tiến vƣợt bậc.
– Đời sống nhân dân cải thiện.
* Về đối ngoại: Thi hành chính sách tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy sự phát triển
của phong trào cách mạng thế giới.
Ngày 18/01/1950, Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam
2. Trung Quốc – những năm không ổn định (1959 – 1978)
3. Công cuộc cải cách – mở cửa (từ 1978 đến nay ):
Tháng 12.1978, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã vạch ra đƣờng lối cải cách.
Đến Đại hội XIII (10.1987), đƣợc nâng lên thành Đƣờng lối chung của Đảng:
a. Về kinh tế
Phát triển kinh tế làm trọng tâm, tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa
tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng XHCN, nhằm hiện đại hóa và xây dựng CNXH mang đặc
sắc Trung Quốc, biến Trung Quốc thành nƣớc giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
Năm 1998, kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trƣởng cao nhất thế giới
(GDP tăng 8%/năm), đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt.
Nền khoa học – kỹ thuật, văn hóa, giáo dục Trung Quốc đạt thành tựu khá cao (năm 1964, thử
thành công bom nguyên tử; năm 2003: phóng thành công tàu ”Thần Châu 5 ”vào không gian)
b. Về đối ngoại
Bình thƣờng hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam…
Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nƣớc trên thế giới, góp sức giải quyết các vụ tranh
chấp quốc tế.
Vai trò và vị trí của Trung Quốc nâng cao trên trƣờng quốc tế, thu hồi chủ quyền Hồng Kông
(1997), Ma Cao (1999).
Đài Loan là một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc, nhƣng đến nay Trung Quốc vẫn chƣa kiểm
soát đƣợc Đài Loan.
Bài 4: CÁC NƢỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ
A. CÁC NƢỚC ĐÔNG NAM Á.
I. SỰ THÀNH LẬP CÁC QUỐC GIA ĐỘC LẬP Ở ĐÔNG NAM Á SAU CHIẾN TRANH
THẾ GIỚI THỨ HAI.
1. Vài nét chung về quá trình đấu tranh giành độc lập.
Diện tích:4,5 triệu km2. dân số: 536 triệu ngƣời, gồm 11 nƣớc
Trƣớc Thế chiến II, Đông Nam Á là thuộc địa của các đế quốc Âu – Mỹ, sau đó là Nhật Bản (trừ
Thái Lan).
Trong thế chiến II bị Nhật chiếm đóng.
Sau khi Nhật đầu hàng 1945, các nƣớc Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh giành độc lập.
Việt Nam: Cách mạng thàng Tám thành công, tuyên bố độc lập 2-9-1945. In-đô-nê-xi-a độc lập
17/08/1945. Lào 8/1945 nhân dân Lào nổi dậy,12/10/1945 tuyên bố độc lập. Miến Điện,Mã lai,
Phi líp pin giải phóng phần lớn lãnh thổ.
Sau khi giành đƣợc độc lập, các nƣớc ra sức phát triển kinh tế, xã hội. Một số nƣớc đi theo con
đƣờng TBCN, một số đi theo con đƣờng XHCN, nhiều nƣớc đạt thành tựu cao về kinh tế nhƣ
Thái Lan, Mã lai. Đặc biệt Xigapore đƣợc xem là con rồng nhỏ của Châu Á.
2. Lào (1945 – 1975)
a. 1945 – 1954: Kháng chiến chống Pháp.
Tháng 8/1945, thừa cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân Lào nổi dậy và thành lập chính
quyền cách mạng. Ngày 12/10/1945, chính phủ Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố độc lập.
Tháng 3/1946 Pháp trở lại xâm lƣợc, nhân dân Lào kháng chiến bảo vệ nền độc lập. Dƣới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng và sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, cuộc
kháng chiến chống Pháp ở Lào ngày càng phát triển.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (Việt Nam), buộc Pháp ký Hiệp định Giơnevơ (20/7/1954) thừa
nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào, công nhận địa vị hợp pháp của các lực
lƣợng kháng chiến Lào.
b. 1954 – 1975: Kháng chiến chống Mỹ.
Năm 1954, Mỹ xâm lƣợc Lào. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (thành lập ngày 22/3/1955) lãnh
đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ trên cả ba mặt trận: quân sự – chính trị – ngoại giao, giành nhiều
thắng lợi.
Nhân dân Lào đánh bại các kế hoạch chiến tranh của Mỹ,giải phóng đƣợc 4/5 diện tích lãnh thổ.
Tháng 02/1973, các bên ở Lào ký Hiệp định Viêng Chăn (Vientian) lập lại hòa bình, thực hiện
hòa hợp dân tộc ở Lào.
Thắng lợi của cách mạng Việt Nam 1975 tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân Lào nổi dậy giành
chính quyền trong cả nƣớc.
Ngày 2/12/1975 nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thành lập. Lào bƣớc vào thời kỳ mới: xây
dựng đất nƣớc và phát triển kinh tế-xã hội.
Hiện nay xây dựng đất nƣớc và phát triển kinh tế – xã hội.
3. Campuchia (1945-1993)
a. 1945 – 1954: Kháng chiến chống Pháp
Tháng 10/1945, Pháp trở lại xâm lƣợc Campuchia. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông
Dƣơng (từ 1951 là Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia), nhân dân Campuchia tiến hành
kháng chiến chống Pháp.
Ngày 9/11/1953, do sự vận động ngoại giao của vua Xihanuc, Pháp ký Hiệp ƣớc ”trao trả độc lập
cho Campuchia ”nhƣng vẫn chiếm đóng.
Sau thất bại ở Điện Biên Phủ, Pháp ký Hiệp định Giơnevơ 1954 công nhận độc lập, chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ Campuchia.
b. Từ 1954 – 1975:
+1954 – 1970: Chính phủ Xihanuc thực hiện đƣờng lối hòa bình, trung lập để xây dựng đất
nƣớc.
+ Ngày 18/3/1970, tay sai Mỹ đảo chính lật đổ Xihanuc. Cuộc kháng chiến chống Mỹ và tay sai
của nhân dân Campuchia, với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam đã giành thắng lợi.
+ Ngày 17/4/1975, thủ đô Phnôm Pênh đƣợc giải phóng, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến
chống Mỹ.
c. 1975 – 1979: Nội chiến chống Khơ-me đỏ
Tập đoàn Khơ-me đỏ do Pôn-Pốt cầm đầu đã phản bội cách mạng, thi hành chính sách diệt
chủng và gây chiến tranh biên giới Tây Nam Việt Nam.
Ngày 7/1/1979, thủ đô Phnôm Pênh đƣợc giải phóng, Campuchia bƣớc vào thời kỳ hồi sinh, xây
dựng lại đất nƣớc.
d. 1979 đến nay: Thời kỳ hồi sinh và xây dựng đất nƣớc:
Từ 1979, nội chiến tiếp tục diễn ra, kéo dài hơn một thập niên.
Đƣợc sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, các bên Campuchia đã thỏa thuận hòa giải và hòa hợp
dân tộc.
Ngày 23/10/1991, Hiệp định hòa bình về Campuchia đƣợc ký kết.
Sau cuộc tổng tuyển cử tháng 9/1993, Quốc hội mới đã thông qua Hiến pháp, thành lập Vƣơng
quốc Campuchia do N.Xi -ha -núc (Sihanouk) làm quốc vƣơng. Campuchia bƣớc sang thời kỳ
phát triển mới.
Tháng 10-1994 vua N. Xi-ha-núc thoái vị,hoàng tử Xi-ha-mô-ni kế vị.
II. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NƢỚC ĐÔNG NAM Á
1. Nhóm 5 nƣớc sáng lập ASEAN:In đô nê xi a, Ma lai xi a, Phi lip pin, Xin ga po, Thai Lan
* Những năm 1945 – 1960:
+ Đều tiến hành công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (chiến lƣợc kinh tế hƣớng nội) nhằm xóa
bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ. Nội dung chủ yếu là đẩy mạnh phát triển
công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu….Chiến lƣợc này đạt một
số thành tựu nhƣng cũng bộc lộ nhiều hạn chế, đời sống ngƣời dân còn khó khăn..
+ Thành tựu: đáp ứng một số nhu cầu của nhân dân, giải quyết nạn thất nghiệp, phát triển một số
ngành chế biến, chế tạo …
+ Hạn chế: thiếu vốn, nguyên liệu, công nghệ, chi phí cao, tham nhũng, đời sống còn khó khăn,
chƣa giải quyết đƣợc quan hệ giữa tăng trƣởng với công bằng xã hội.
* Từ những năm 60 – 70 trở đi,:
+ Chuyển sang chiến lƣợc công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo (chiến lƣợc kinh tế
hƣớng ngoại), mở cửa kinh tế, thu hút vốn đầu tƣ và kỹ thuật của nƣớc ngoài, tập trung sản xuất
hàng xuất khẩu, phát triển ngoại thƣơng.
+Kết quả: bộ mặt kinh tế – xã hội các nƣớc này có sự biến đổi lớn:
– Tỷ trọng công nghiệp cao hơn nông nghiệp (trong nền kinh tế quốc dân); mậu dịch đối ngoại
tăng trƣởng nhanh
– Năm 1980, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 130 tỉ USD, chiếm 14% tổng kim ngạch ngoại
thƣơng của các quốc gia và khu vực đang phát triển.
– Tốc độ tăng trƣởng kinh tế khá cao: Thái Lan 7% (1985 – 1995), Singapore 12% (1968 –
1973)…đứng đầu 4 con rồng nhỏ Châu Á.
+ Hạn chế: phụ thuộc vào vốn và thị trƣờng bên ngoài, đầu tƣ bất hợp lý …
III. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔ CHỨC ASEAN.
1. Bối cảnh thành lập:
Bƣớc vào thập niên 60, các nƣớc cần liên kết, hỗ trợ nhau để cùng phát triển.
Hạn chế ảnh hƣởng của các cƣờng quốc bên ngoài. Đối phó với chiến tranh Đông Dƣơng.
Sự liên kết giữa các nƣớc trong khu vực đang đƣợc hình thành ở nhiều nơi. Sự thành công của
khối thị trƣờng chung Châu Âu
– Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á (ASEAN) đƣợc thành lập tại Bangkok (Thái
Lan), gồm 5 nƣớc: Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippine và Thái Lan. Trụ sở ở Jakarta
(Indonesia). – ASEAN là 1 tổ chức liên minh chính trị – kinh tế của khu vực.
– Hiện nay ASEAN có 10 nƣớc: Brunei (1984), Việt Nam (28.07.1995), Lào và Mianma
(07.1997), Campuchia (30.04.1999).
2. Hoạt động:
– Từ 1967 – 1975: tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chƣa có vị trí trên trƣờng quốc tế.
– Từ 1976 đến nay: hoạt động khởi sắc từ sau Hội nghị Bali (Indonesia) tháng 2/1976, với việc
ký Hiệp ƣớc hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á (Hiệp ƣớc Bali).
– Mục tiêu: + Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ
của nhau;
+ Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau.
+ Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.
+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
– Sau 1975, ASEAN cải thiện quan hệ với Đông Dƣơng,
– Tuy nhiên, từ 1979 – 1989, quan hệ giữa hai nhóm nƣớc trở nên căng thẳng do vấn đề
Campuchia.
– Đến 1989, hai bên bắt đầu quá trình đối thoại, tình hình chính trị khu vực cải thiện căn bản.
Thời kỳ này kinh tế ASEAN tăng trƣởng mạnh.
– Sau khi phát triển thành 10 thành viên (1999), ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế,
xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định để cùng phát triển. Năm 1992, lập khu
vực mậu dịch tự do Đông nam Á (AFTA) rồi Diễn đàn khu vực (ARF), Diễn đàn hợp tác Á – Âu
(ASEM), có sự tham gia của nhiều nước Á – Âu.
3.Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập tổ chức này.
a.Cơ hội:
– Nền kinh tê Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực, đó là cơ hội để
nước ta vươn ra thế giới.
-Tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nước ta với
các nước trong khu vực.
-Có điều kiện để tiếp thu những thành tựu khoa học- kĩ thuật tiên tến trên thế giới để phát triển
kinh tế.
-Có điều kiện để tiếp thu, học hỏi trình độ quản lý của các nước trong khu vực.
-Có điều kiện để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học- kĩ thuật, y tế, thể thao với các nước
trong khu vực.
b.Thách thức.
-Nếu không tận dụng được cơ hội để phát triển, thì nền kinh nước ta sẽ có nguy cơ tụt hậu hơn
so với các nước trong khu vực.
-Đó là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước.
-Hội nhập nhưng dễ bị hòa tan, đánh mất bản sắc và truyền thống văn hóa của dân tộc.
c.Thái độ. Bình tĩnh, không bỏ lỡ cơ hội. Cần ra sức học tập nắm vững khoa học-kĩ thuật.
B. ẤN ĐỘ
Diện tích 3,3 triệu km2 ; dân số 1 tỷ 50 triệu ngƣời (2002)
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống Anh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ phát
triển mạnh mẽ.
1. Cuộc đấu tranh giành độc lập.
19/2/1946 hai vạn thuỷ binh Bom-bay khởi nghĩa đòi độc lập dân tộc, đƣợc sự hƣởng ứng của
các lực lƣợng dân chủ.
Ngày 22.02, ở Bom-bay, 20 vạn công nhân, học sinh, sinh viên bãi công, tuần hành, mít-tinh
chống Anh…lôi kéo quần chúng nổi dậy ở Can-cút-ta,Ma-đrát, Ka –ra-si.
Ở nông thôn xung đột nông dân với địa chủ.
2/1947, 40 vạn công nhân Calcutta bãi công.
Trƣớc sức ép của phong trào, thực dân Anh phải nhƣợng bộ, trao quyền tự trị cho Ấn Độ. Theo
kế hoạch Mao-bát-tơn, Ấn Độ đƣợc chia thành 2 nƣớc: Ấn Độ (theo Ấn giáo), Pakistan (Hồi
giáo).
Không chấp nhậ quy chế tự trị, Đảng Quốc Đại lãnh đạo nhân dân Ấn Độ tiếp tục đấu tranh đòi
độc lập. 26/01/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nƣớc cộng hòa..
2. Xây dựng đất nƣớc:
1. a. Đối nội: đạt nhiều thành tựu:
– Nông nghiệp: nhờ cuộc ”cách mạng xanh ”trong nông nghiệp từ giữa những năm 70, Ấn Độ đã
tự túc đƣợc lƣơng thực và từ 1995 là nƣớc xuất khẩu gạo.
– Công nghiệp: phát triển mạnh công nghiệp nặng, chế tạo máy, điện hạt nhân…, đứng thứ 10 thế
giới về công nghiệp.
– Khoa học kỹ thuật, văn hóa – giáo dục: cuộc ”cách mạng chất xám ”đƣa Ấn Độ thành cƣờng
quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân và công nghệ vũ trụ (1974: chế tạo thành
công bom nguyên tử, 1975: phóng vệ tinh nhân tạo…)
b. Đối ngoại: luôn thực hiện chính sách hòa bình trung lập tích cực, ủng hộ phong trào giải
phóng dân tộc thế giới. Ngày 07.01.1972, Ấn Độ thiết lập quan hệ với Việt Nam CDCH.
Bài 5: CÁC NƢỚC CHÂU PHI VÀ CHÂU MỸ LA-TINH
I. CÁC NƢỚC CHÂU PHI
DT: 30,3 tr km2, 800 triệu ngƣời (Năm 2000), gồm 55 quốc gia lớn nhỏ.
1.Vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập.
a. Sau chiến tranh thế giới thứ hai: phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi phát triển
mạnh trƣớc hết là ở Bắc Phi.
Mở đầu là cuộc chính biến cách mạng của binh lính và sĩ quan yêu nƣớc Ai Cập (3/7/1952), lật
đổ vƣơng triều Pharuc, chỗ dựa của thực dân Anh, lập ra nƣớc Cộng hòa Ai Cập (18/6/1953).
Tiếp theo là Libi (1952), An-giê-ri. (1954-1962)
b. Nửa sau thập niên 50, hệ thống thuộc địa của thực dân ở châu Phi tan rã, nhiều quốc gia giành
đƣợc độc lập nhƣ: 1956 Tuy-ni-di, Ma-rốc, Xu-đăng, 1957 Ghana…1958 Ghi nê.
Đặc biệt, năm 1960, là ”Năm châu Phi ” với 17 nƣớc đƣợc trao trả độc lập.
c. Năm 1975, thắng lợi của cách mạng Ăng-gô-la và Mô-dăm-bích về cơ bản đã chấm dứt chủ
nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng và hệ thống thuộc địa của Bồ Đào Nha bị tan rã.
d. Từ 1975 đến nay:
– Hoàn thành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ, giành độc lập dân tộc với sự ra đời
của nƣớc Cộng hòa Dim-ba-bu-ê (1980) và Namibia (03/1990).
– Tại Nam Phi, trƣớc áp lực đấu tranh của ngƣời da màu, tháng 11.1993, chế độ phân biệt chủng
tộc (Apartheid) bị xóa bỏ. Trong cuộc bầu cử đa chủng tộc đầu tiên, ông Nen-xơn Man- đê -la
(Nelson Mandela) trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của nƣớc Cộng hòa Nam Phi (1994).
2. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội:
Sau khi giành đƣợc độc lập, các nƣớc châu Phi đã thu đƣợc một số thành tựu kinh tế – xã hội.
Tuy nhiên, nhiều nƣớc châu Phi vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định (đói nghèo,
xung đột, nội chiến, bệnh tật, mù chữ, bùng nổ dân số, nợ nƣớc ngoài…).
II. CÁC NƢỚC MỸ LATINH
Gồm 33 nƣớc. 20,5 triệu km2, 517 triệu dân (2000), giàu nông –lâm sản và khoáng sản.
1. Vài nét về quá trình đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc.
Đầu thế kỷ XX đã giành độc lập từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nhƣng sau đó lệ thuộc Mỹ
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai là ”sân sau ”, là thuộc địa kiểu mới của Mỹ.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mỹ bùng nổ và
phát triển. Tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cu Ba:
* Tại Cu ba:
+ Tháng 3/1952, Mỹ giúp Ba-ti-xta lập chế độ độc tài quân sự, xóa bỏ Hiến pháp 1940, cấm các
đảng phái chính trị hoạt động, bắt giam và tàn sát nhiều người yêu nước…
+ Nhân dân Cu Ba đấu tranh chống chế độ độc tài Ba-ti-xta dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Caxtơ-rô. Ngày1/1/1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ, nước Cộng hòa Cu Ba thành lập.
+ Sau khi cách mạng thành công, Cu ba tiến hành cải cách dân chủ.
+ 1961 tiến hành Cách mạng XHCN và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Với sự nỗ lực của nhân dân và sự giúp đỡ của các nƣớc xã hội chủ nhĩa đạt nhiều thành tựu
nhƣ xây dựng công nghiệp với cơ cấu ngành hợp lý, nông nghiệp đa dạng, đạt thành tựu cao về
văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao….
* Các nƣớc khác
Tháng 8/1961, Mỹ lập tổ chức Liên minh vì tiến bộ lôi kéo các nƣớc Mỹ La-tinh nhằm ngăn chặn
ảnh hƣởng của Cu Ba.
Từ thập niên 60 -70, phong trào đấu tranh chống Mỹ và chế độ độc tài thân Mỹ giành độc lập
phát triển mạnh giành nhiều thắng lợi.
+1964-1999 Panama đấu tranh và thu hồi chủ quyền kênh đào Panama
+ 1962: Gia mai ca, Triniđát & Tôbagô.
+ 1966: là Guyana, Bácbađốt
+ 1983 có 13 nƣớc độc lập ở Caribê
Với nhiều hình thức: bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân, đấu tranh nghị trƣờng, đấu
tranh vũ trang…., biến châu lục này thành ”lục địa bùng cháy ”(tiêu biểu là phong trào đấu tranh
vũ trang ở Vê-nê-xu-ê-la, Pê-ru…).
2. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội:
Sau khi khôi phục độc lập, các nƣớc Mỹ La-tinh đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng khích lệ, nhiều
nƣớc trở thành những nƣớc công nghiệp mới (NIC) nhƣ Brazil, Argentina, Mehico.
CHƢƠNG IV. Bài 6: NƢỚC MỸ
I. NƢỚC MỸ TỪ NĂM 1945 ĐẾN 1973.
1. Kinh tế:
Sau CTTG II, kinh tế Mỹ phát triển mạnh: công nghiệp chiếm 56,5% tổng sản lƣợng công
nghiệp thế giới; nông nghiệp gấp hai lần 5 nƣớc Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Nhật cộng lại;
nắm 50% số lƣợng tàu bè đi lại trên biển, ¾ dự trữ vàng thế giới, chiếm 40% tổng sản phẩm kinh
tế thế giới…
Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mỹ là trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới.
* Nguyên nhân:
Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao, năng động,
sáng tạo.
Lợi dụng chiến tranh để làm giàu từ bán vũ khí.
Áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng KHKT để nâng cao năng suất, hạ giá
thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất…
Trình độ tập trung tƣ bản và sản xuất cao, cạnh tranh có hiệu quả ở trong và ngoài nƣớc.
Các chính sách và hoạt động điều tiết của nhà nƣớc có hiệu quả.
2. Khoa học- kỹ thuật:
Mỹ là nƣớc khởi đầu và đạt nhiều thành tựu cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật hiện đại: đi đầu
trong lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động); vật liệu mới
(polyme, vật liệu tổng hợp); năng lượng mới (nguyên tử, nhiệt hạch); sản xuất vũ khí, chinh phục
vũ trụ, ”cách mạng xanh ”trong nông nghiệp…
Thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển, ảnh hƣởng lớn đến thế giới.
3. Về đối ngoại:
Dựa vào sức mạnh quân sự, kinh tế để triển khai chiến lƣợc toàn cầu với tham vọng làm bá chủ
thế giới.
Tháng 3/1947, trong diễn văn đọc trƣớc Quốc hội Mỹ, Tổng thống Truman công khai tuyên
bố: ”Sứ mệnh lãnh đạo thế giới tự do chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản ”.
* Mục tiêu của: ”Chiến lƣợc toàn cầu ”:
+ Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn CNXH.
+ Đàn áp phong trào GPDT, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào chống chiến
tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.
+ Khống chế, chi phối các nƣớc đồng minh.
Khởi xƣớng cuộc ”Chiến tranh lạnh ”, dẫn đến tình trạng đối đầu căng thẳng và nguy hiểm với
Liên Xô, gây ra hàng loạt cuộc chiến tranh xâm lƣợc, bạo loạn, lật đổ… trên thế giới (Việt Nam,
Cu Ba, Trung Đông…).
Tháng 2-1972 TT Níchxơn thăm Trung Quôc, năm 1979 thiết lập quan hệ Mỹ – Trung Quốc;
tháng 5-1972 thăm Liên Xô.
II. NƢỚC MỸ TỪ NĂM 1973 – 1991.
1973 – 1982: khủng hoảng và suy thoái kéo dài (1976, lạm phát 40%).
Từ 1983, kinh tế Mỹ phục hồi và phát triển. Tuy vẫn đứng đầu thế giới về kinh tế – tài chính
nhƣng tỷ trọng kinh tế Mỹ trong nền kinh tế thế giới giảm sút (cuối 1980, chỉ chiếm 23% tổng
sản phẩm kinh tế thế giới).
KH-KT tiếp tục phát triển nhƣng ngày càng bị cạnh tranh ráo riết bởi Tây Âu, Nhật Bản.
Chính trị không ổn định, nhiều vụ bê bối chính trị xảy ra (Irangate – 1985), Watergate…
Mỹ ký Hiệp định Pari 1973, rút quân khỏi Việt Nam.Tiếp tục triển khai ”chiến lƣợc toàn cầu ”và
theo đuổi chiến tranh lạnh. Học thuyết Ri-gân (Reagan) và chiến lƣợc ”Đối đầu trực tiếp ”chủ
trƣơng tăng cƣờng chạy đua vũ trang, can thiệp vào các địa bàn chiến lƣợc và điểm nóng thế
giới.
Giữa thập niên 80, xu thế hòa hoãn ngày càng chiếm ƣu thế trên thế giới.
Tháng 12/1989, Mỹ – Xô chính thức tuyên bố kết thúc ”chiến tranh lạnh ”nhƣng Mỹ và các đồng
minh vẫn tác động vào cuộc khủng hoảng dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu.
III. NƢỚC MỸ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000.
1. Kinh tế, khoa học –kỹ thuật và văn hóa.
Thập niên 90, kinh tế suy thoái ngắn nhƣng vẫn đứng đầu thế giới.
Tổng thống Clinton (1993-2001) cầm quyền, kinh tế Mỹ phục hồi và phát triển trở lại. Kinh tế
Mỹ vẫn đứng đầu thế giới: GNP là 9873 tỷ USD, GNP đầu ngƣời là 36.487 USD, chiếm 25% giá
trị tổng sản phẩm thế giới, chi phối nhiều tổ chức kinh tế – tài chính quốc tế nhƣ WTO, INF, G7,
WB…
KH-KT: phát triển mạnh, nắm 1/3 lƣợng bản quyền phát minh sáng chế của toàn thế giới (đến
năm 2003, Mỹ đạt 286/755 giải Nobel khoa học).
Đạt nhiều thành tựu văn hóa đáng chú ý: Giải Osca (điện ảnh), Grammy (âm nhạc), 11 giải
Nobel văn chƣơng (thứ hai thế giới sau Pháp)
2. Chính trị và đối ngoại.
Thập niên 90, chính quyền B.Clinton thực hiện chiến lƣợc ”Cam kết và mở rộng ”:
+ Bảo đảm an ninh của Mỹ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.
+ Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mỹ.
+ Sử dụng khẩu hiệu ”Thúc đẩy dân chủ ”để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
Sau khi:Chiến tranh lạnh: kết thúc, trật tự hai cực I-an-ta (Yalta) sụp đổ, Mỹ có tham vọng chi
phối và lãnh đạo toàn thế giới nhƣng chƣa thể thực hiện đƣợc.
Với sức mạnh kinh tế, khoa học – kỹ thuật Mỹ thiết lập trật tự thế giới ”đơn cực ”, nhƣng thế
giới không chấp nhận
Vụ khủng bố ngày 11-09 -2001 cho thấy bản thân nƣớc Mỹ cũng rất dễ bị tổn thƣơng và chủ
nghĩa khủng bố làm cho Mỹ thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại ở thế kỷ XXI.
Bài 7. TÂY ÂU
I. TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1950.
1. Về kinh tế:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai Tây Âu bị tổn thất nặng, nhiều thành phố, nhà máy bị tàn phá
nên sản xuất bị suy giảm.
Từ 1945-1950 Tây Âu nhận viện trợ Mỹ qua ”Kế hoạch Mác–san ”, nên kinh tế phục hồi và lệ
thuộc Mỹ.
2. Về chính trị:
– Ƣu tiên hàng đầu là củng cố chính quyền của giai cấp tƣ sản, ổn định tình hình chính trị – xã
hội, hàn gắn vết thƣơng chiến tranh, phục hồi nền kinh tế, liên minh chặt chẽ với Mỹ đồng thời
tìm cách trở lại thuộc địa của mình.
– Từ 1945 – 1950, cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng của khối XHCN
Đông Âu mới hình thành.
Thí dụ:+ GCTS gạt những người công sản ra khỏi chính phủ – Pháp, Anh, Ý.
+ Tây Âu gia nhập khối Quân sự Bắc Đại Tây Dương –NATO- do Mỹ đứng đầu.
+ Pháp xâm lược trở lại Đông Dương, Anh trở lại Miến Điện và Mã lai; Hà lan trở lại
Inđônêxia.
II. TÂY ÂU TỪ 1950 ĐẾN NĂM 1973.
1. Về đối nội.
Kinh tế.Từ 1950 – 1970, kinh tế Tây Âu phát triển nhanh chóng. (Đức trở thành cường quôc
công nghiệp thứ ba thế giới, Anh thứ tư và Pháp thứ năm )
Đến đầu thập niên 70, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới với
trình độ KH-KT cao.
Nguyên nhân: + Sự nỗ lực của nhân dân lao động.
+ Áp dụng thành công những thành tựu KH-KT để nâng cao chất lƣợng, hạ giá thành sản phẩm.
+ Vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nƣớc có hiệu quả.
+ Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài nhƣ: viện trợ Mỹ; nguồn nguyên liệu rẻ của các nƣớc thế
giới thứ ba, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ EC…
2. Về đối ngoại:
Một mặt liên minh chặt chẽ với Mỹ(Anh, Đức, Ý ), mặt khác cố gắng đa phƣơng hóa quan hệ đối
ngoại (Pháp, Thụy Điển, Phần Lan ).
– Chính phủ Anh ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lƣợc của Mỹ ở Việt Nam, ủng hộ Israel chống Ảrập, CHLB Đức gia nhập NATO (5/1955)…
– Pháp phản đối trang bị vũ khí hạt nhân cho CHLB Đức, chú ý phát triển quan hệ với Liên Xô
và các nƣớc XHCN khác, rút khỏi Bộ chỉ huy NATO và buộc Mỹ rút các căn cứ quân sự… ra
khỏi đất Pháp.
– Pháp, Thụy Điển, Phần Lan đều phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.
– 1950 – 1973: chủ nghĩa thực dân cũ của Anh, Pháp, Hà Lan, Bồ Đào Nna … cũng sụp đổ trên
phạm vi toàn thế giới.
III. TÂY ÂU TỪ NĂM 1973 ĐẾN NĂM 1991
1. Kinh tế:
Từ 1973 đến đầu thập niên 90: khủng hoảng, suy thoái và không ổn định (tăng trƣởng kinh tế
giảm, lạm phát, thất nghiệp tăng),
Gặp sự cạnh tranh quyết liệt từ Mỹ, Nhật, các nƣớc công nghiệp mới (NIC). Quá trình nhất thể
hóa Tây Âu gặp nhiều khó khăn
2. Đối ngoại:
– 11/1972: ký Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa hai nƣớc Đức làm quan hệ hai nƣớc hòa
dịu; 1989, ”Bức tường Berlin ”bị xóa bỏ và nƣớc Đức thống nhất (3.10.1990)
– Ký Định ƣớc Helsinki về an ninh và hợp tác châu Âu (1975).
IV. TÂY ÂU TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000
1. Về kinh tế: Từ 1994, phục hồi và phát triển trở lại, Tây Âu vẫn là một trong ba trung tâm kinh
tế-tài chính lớn nhất thế giới (GNP chiếm 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp thế giới tƣ bản).
2. Về chính trị và đối ngoại:
– Cơ bản là ổn định.
– Có sự điều chỉnh quan trong trong bối cảnh ”Chiến tranh lạnh ”kết thúc, ”trật tự hai cực Ianta ”
tan rã.
– Nếu nhƣ Anh vẫn duy trì liên minh chặt chẽ với Mỹ thì Pháp và Đức đã trở thành những đối
trọng đáng chú ý với Mỹ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng.
– Mở rộng quan hệ với các nƣớc đang phát triển ở Á, Phi, Mỹ La-tinh, các nƣớc thuộc Đông Âu
và SNG.
V. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU).
1. Thành lập:
Ngày 18/04/1951, 6 nƣớc Tây Âu (Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Luc-xăm bua
(Lucxemburg) thành lập ”Cộng đồng than – thép châu Âu ”(ECSC).
Ngày 25/03/1957, sáu nƣớc ký Hiệp ƣớc Roma thành lập ”Cộng đồng năng lƣợng nguyên tử
châu Âu ”(EURATOM) và ”Cộng đồng kinh tế châu Âu ”(EEC).
Ngày 1/7/1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành ”Cộng đồng châu Âu ”(EC)
07/12/1991: Hiệp ƣớc Ma-a-xtrish đƣợc ký kết, khẳng định một tiến trình hình thành một Liên
bang châu Âu mới vào năm 2000 với đồng tiền chung, ngân hàng chung…
1/1/1993: EEC thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nƣớc thành viên.
1994, kết nạp thêm 3 thành viên mới là Áo, Phần Lan, Thụy Điển.
01/05/2004, kết nạp thêm 10 nước thành viên Đông Âu, nâng tổng số thành viên lên 25.
2. Mục tiêu: Liên minh chặt chẽ về kinh tế, tiền tệ và chính trị (xác định luật công dân châu Âu,
chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hiến pháp chung…)
3. Hoạt động:
– Tháng 6/1979: bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên.
– Tháng 3/1995: hủy bỏ việc kiểm soát đi lại của công dân EU qua biên giới của nhau.
– 01/01/1999, đồng tiền chung châu Âu đƣợc đƣa vào sử dụng, đồng EURO.
– Hiện nay là liên minh kinh tế – chính trị lớn nhất hành tinh, chiếm ¼ GDP của thế giới.
– 1990, quan hệ Việt Nam – EU đƣợc thiết lập và phát triển trên cơ sở hợp tác toàn diện.
– Tháng 7-1995 EU và VN kỳ Hiệp Định hợp tác toàn diện.
Bài 8. NHẬT BẢN
I. NHẬT BẢN từ 1945 – 1952
CTTG thứ hai để lại cho Nhật Bản những hậu quả nặng nề (gần 3 triệu người chết và mất tích,
kinh tế bị tàn phá, 13 triệu người thất nghiệp, đói rét…), bị Mỹ chiếm đóng dƣới danh nghĩa
Đồng minh (1945 – 1952).
*Về chính trị:
Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) thi hành các biện pháp:
+ Loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật, xét xử tội phạm chiến tranh.
+ Giải tán các đảng phái quân phiệt.
+ 3-5-1947, ban hành Hiến pháp mới quy định Nhật là nước quân chủ lập hiến nhưng thực tế
là chế độ dân chủ đại nghị tƣ sản.
+ Nhật cam kết từ bỏ việc tiến hành chiến tranh, không dùng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong
quan hệ quốc tế.
+Không duy trì quân đội thường trực, chỉ có lực lượng Phòng vệ dân sự bảo đảm an ninh, trật tự
trong nƣớc.Không mang quân đội ra nƣớc ngoài
* Về kinh tế: SCAP tiến hành 3 cải cách lớn:
– Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, giải tán các tập đoàn lũng đoạn ”Dai-bát-xƣ ”.
– Cải cách ruộng đất, hạn chế ruộng địa chủ, đem bán cho nông dân.
– Dân chủ hóa lao động.
Từ năm 1950 – 1951: Nhật khôi phục kinh tế.
Chính sách đối ngoại:
– Liên minh chặt chẽ với MỸ, ký Hiệp ước hòa bình Xan Phơranxicô (9-1951).
– 8-9-1951 ký Hiệp Ước An ninh Mỹ-Nhật:chấp nhận Mỹ bảo hộ, cho Mỹ đóng quân và xây
dựng căn cứ quân sự trên đất Nhật.
II. NHẬT BẢN TỪ 1952 – 1973
1. Kinh tế, Khoa học -kỹ thuật
a. Kinh tế
1952 – 1960: phát triển nhanh.
1960 – 1970 phát triển thần kỳ (tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,8%/ năm). Năm 1968, vƣơn
lên hàng thứ hai thế giới tƣ bản sau Mỹ (tổng sản phẩm quôc dân là 183 tỷ USD..
Đầu những năm 70, Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính thế giới cùng với
Mỹ và Tây Âu. Thế giới gọi đó là ”Sự thần ký Nhật Bản ”
b. Khoa học- kỹ thuật:
Rất coi trọng giáo dục và khoa học- kỹ thuật, mua bằng phát minh sáng chế
Phát triển khoa học – công nghệ chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng (đóng tàu
chở dầu 1 triệu tấn, xây đường hầm dưới biển dài 53,8 km nối Honsu và Hokaido, cầu đường bộ
dài 9,4 km…)
* Nguyên nhân phát triển:
– Con ngƣời là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.
– Vai trò lãnh đạo, quản lý của nhà nƣớc Nhật.
– Các công ty Nhật có sức mạnh và tính cạnh tranh cao.
– Áp dụng thành công những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất
lƣợng, hạ giá thành sản phẩm.
– Chi phí quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung đầu tƣ vốn cho kinh tế.
– Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển (viện trợ Mỹ, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam…)
* Hạn chế:
– Lãnh thổ hẹp, dân đông, nghèo tài nguyên, thƣờng xảy ra thiên tai, phải phụ thuộc vào nguồn
nguyên nhiên liệu nhập từ bên ngoài.
– Cơ cấu giữa các vùng kinh tế, giữa công – nông nghiệp mất cân đối.
– Chịu sự cạnh tranh gay gắt của Mỹ, Tây Âu, NICs, Trung Quốc…
– Chƣa giải quyết đƣợc những mâu thuẫn cơ bản nằm trong bản thân nền kinh tế TBCN.
2. Chính trị: từ 1955 đến 1993
– Liên minh chặt chẽ với Mỹ, đứng về phía Mỹ trong chiến tranh Việt nam.
Năm 1956 bình thƣờng hóa với Liên xô, tham gia Liên Hiệp Quôc.
III. NHẬT BẢN TỪ 1973 – 1991
1. Kinh tế:
Từ 1973, do tác động khủng hoảng năng lƣợng, kinh tế Nhật thƣờng khủng hoảng và suy thoái
ngắn.
Từ nửa sau 1980, Nhật vƣơn lên trở thành siêu cƣờng tài chính số một thế giới với dự trữ vàng
và ngoại tệ gấp 3 lần Mỹ, gấp 1,5 lần CHLB Đức, trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới.
2. Đối ngoại:
”Học thuyết Phu-cƣ-đa ”(1977) và ”Học thuyết Kai-phu ”(1991) chủ trƣơng tăng cƣờng quan
hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nƣớc Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.
Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam 21-9-1973.
IV. NHẬT BẢN TỪ 1991 – 2000.
1. Kinh tế: vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới (năm 2000, GNP là
4895 tỷ USD, GDP bình quân là 38.690 USD).
2. Khoa học- kỹ thuật: phát triển ở trình độ cao. Năm 1992, phóng 49 vệ tinh nhân tạo, hợp tác
với Mỹ, Nga trong các chƣơng trình vũ trụ quốc tế.
3. Văn hóa: là nƣớc phát triển cao nhƣng vẫn giữ đƣợc bản sắc văn hóa của mình, kết hợp hài
hòa giữa truyền thống và hiện đại.
4. Chính trị:
5. Đối ngoại:
Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mỹ. 4-1996 Mỹ -Nhật, kéo dài vĩnh viễn Hiệp Ƣớc An ninh MỹNhật.
Học thuyết ”Mi-y-da-oa ”và ”Ha-si-mô-tô ”coi trọng quan hệ với Tây Âu, mở rộng đối ngoại
trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt với Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.
Từ đầu những năm 90, Nhật nỗ lực vƣơn lên thành một cƣờng quốc chính trị để tƣơng xứng với
vị thế siêu cƣờng kinh tế.
Ngày 8 – 9 – 1951, Nhật kí với Mĩ ”Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật ”, chấp nhận đặt Nhật Bản dưới
”ô bảo vệ hạt nhân ”của Mĩ và để quân đội Mĩ xây dựng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật.
CHƢƠNG V. Bài 9: QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG VÀ SAU THỜI KỲ ”CHIẾN TRANH
LẠNH ”
Sau thế chiến II, ”Chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường là Liên xô và Mỹ, chi phối các quan hệ
quốc tế.
I. MÂU THUẪN ĐÔNG – TÂY VÀ SỰ KHỞI ĐẦU CỦA ”CHIẾN TRANH LẠNH ”.
1. Nguồn gốc mâu thuẫn Đông – Tây:
Sau chiến tranh quan hệ Xô – Mỹ chuyển từ liên minh chống phát xít sang thế đối đầu và tình
trạng ”chiến tranh lạnh ”.
* Nguyên nhân: do sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lƣợc.
Liên Xô: chủ trƣơng duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã
hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.
Mỹ: + Chống phá Liên Xô và phe XHCN, chống phong trào cách mạng, mƣu đồ làm bá chủ thế
giới.
+ Lo ngại trƣớc ảnh hƣởng to lớn của Liên Xô và Đông Âu, sự thắng lợi của CHND Trung
Quốc, CNXH đã trở thành hệ thống thế giới từ Âu sang Á.
+ Sau CTTG II, là nƣớc tƣ bản giàu mạnh nhất, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử, tự cho mình có
quyền lãnh đạo thế giới.
2. Diễn biến ”chiến tranh lạnh ”:
a. Khởi đầu: 12-03-1947, Tổng thống Tru-man gửi thông điệp tới Quốc hội Mỹ khẳng định: sự
tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nƣớc Mỹ và đề nghị viện trợ cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ
Kỳ, biến hai nƣớc này thành căn cứ tiền phƣơng chống Liên Xô.
Học thuyết Tru-man:
+ Củng cố chính quyền phản động và đẩy lùi phong trào đấu tranh ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. +
Biến hai nƣớc này thành tiền đồn chống Liên Xô và Đông Âu.,
b. ”Kế hoạch Marshall ”(Mác san ) (06.1947):
+ Viện trợ 17 tỷ đô la giúp Tây Âu khôi phục kinh tế,
+ ”Kế hoạch Marshall ”của Mỹ đã tạo nên sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nƣớc Tây
Âu TBCN và các nƣớc Đông Âu XHCN.
c. Thành lập Tổ chức Hiệp ƣớc Bắc Đại Tây Dƣơng (NATO)ngày 4-4-1949, là liên minh quân
sự lớn nhất của các nƣớc tƣ bản phƣơng Tây do Mỹ đứng đầu chống Liên Xô và các nƣớc
XHCN Đông Âu.
Tháng 1-1949 Liên xô và Đông Âu thành lập Hội đồng tƣơng trợ kinh tế (SEV)
Tháng 5-1955 thành lập Tổ chức Hiệp ƣớcVác-xa-va (Varsava), một liên minh chính trị – quân
sự mang tính chất phòng thủ của các nƣớc XHCN châu Âu.
* Nhƣ vậy:sự ra đời của NATO, Vácxava, kế hoạch Mac –san, khối SEV đã đánh dấu sự xác lập
cục diện hai cực, hai phe. ”Chiến tranh lạnh ” đã bao trùm toàn thế giới.
II. SỰ ĐỐI ĐẦU ĐÔNG – TÂY VÀ NHỮNG CUỘC CHIẾN TRANH CỤC BỘ ÁC LIỆT.
III. XU THẾ HÒA HOÃN ĐÔNG TÂY VÀ ”CHIẾN TRANH LẠNH ” CHẤM DỨT.
1. Những biểu hiện của xu thế hòa hoàn Đông – Tây.
Đầu những năm 70, xu hƣớng hòa hoãn Đông – Tây xuất hiện với những cuộc thƣơng lƣợng Xô
– Mỹ.
Ngày 9/11/1972, hai nƣớc Đông và Tây Đức ký kết tại Bon Hiệp định về những cơ sở quan hệ
giữa Đông Đức và Tây Đức làm tình hình châu Âu bớt căng thẳng.
1972, Xô – Mỹ thỏa thuận hạn chế vũ khí chiến lƣợc, ký Hiệp ước ABM (Hiệp ước Chống tên
lửa đạn đạo), SALT-1 (Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược), đánh dấu sự hình thành
thế cân bằng về quân sự và vũ khí hạt nhân chiến lƣợc giữa hai cƣờng quốc.
Tháng 8/1975, 35 nƣớc châu Âu và Mỹ, Canađa đã ký Định ƣớc Hen-xin-ki, khẳng định quan
hệ giữa các quốc gia và sự hợp tác giữa các nƣớc, tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên
quan đến hòa bình, an ninh ở châu lục này.
Từ 1985, nguyên thủ Xô – Mỹ tăng cƣờng gặp gỡ, ký kết nhiều văn kiện hợp tác kinh tế –
KHKT, trọng tâm là thuận thủ tiêu tên lửa tầm trung châu Âu (INF), cắt giảm vũ khí chiến lƣợc
và hạn chế chạy đua vũ trang.
2. Chiến tranh lạnh kết thúc
Tháng 12/1989, tại Man–ta (Malta- Địa Trung Hải ), Xô – Mỹ tuyên bố chấm dứt ”Chiến tranh
lạnh ”để ổn định và củng cố vị thế của mình.
* Nguyên nhân khiến Xô – Mỹ kết thúc ”chiến tranh lạnh ”:
Cả hai nƣớc đều quá tốn kém và suy giảm “thế mạnh” nhiều mặt.
Đức, Nhật Bản, Tây Âu vƣơn lên mạnh, trở thành đối thủ cạnh tranh gay gắt với Mỹ.
Liên Xô lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng. Xô –Mỹ thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và
củng cố vị thế của mình.
* Ý nghĩa: Chiến tranh lạnh chấm dứt mở ra chiều hƣớng giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp,
xung đột ở nhiều khu vực: Afganistan, Campuchia, Namibia…
IV. THẾ GIỚI SAU ”CHIẾN TRANH LẠNH ”.
Từ 1989 – 1991, chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu tan rã.
Ngày 28/6/1991, khối SEV giải thể
01/07/1991, Tổ chức Varsava chấm dứt hoạt động.
Trật tự ”hai cực ” Yalta sụp đổ, phạm vi ảnh hƣởng của Liên Xô ở châu Âu và châu Á mất đi,
ảnh hƣởng của Mỹ cũng bị thu hẹp ở nhiều nơi.
Từ 1991, tình hình thế giới có nhiều thay đổi to lớn và phức tạp:
+ Trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ. Một trật tự thế giới đang dần dần hình thành theo xu hƣớng đa
cực.
+ Các quốc gia tập trung phát triển kinh tế.
+ Mỹ đang ra sức thiết lập một trật tự thế giới ”đơn cực” để làm bá chủ thế giới, nhƣng không
thực hiện đƣợc.
+ Sau ”chiến tranh lạnh”, nhiều khu vực thế giới không ổn định, nội chiến, xung đột quân sự kéo
dài (Ban-căng, châu Phi, Trung Á).
Sang thế kỷ XXI, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đang diễn ra thì vụ khủng bố 11/09/2001
ở nƣớc Mỹ đã đặt các quốc gia, dân tộc đứng trƣớc những thách thức của chủ nghĩa khủng
bố với những nguy cơ khó lƣờng, gây ra những tác động to lớn, phức tạp với tình hình chính trị
thế giới và trong quan hệ quốc tế.
Ngày nay, các quốc gia dân tộc vừa có những thời cơ phát triển thuận lợi, đồng thời vừa phải đối
mặt với những thách thức vô cùng gay gắt.
CHƢƠNG VI. Bài 10: CÁCH MẠNG KHOA HỌC- CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU
HÓA NỬA SAU THẾ KỶ XX
I. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.
1. Nguồn gốc và đặc điểm:
a. Nguồn gốc:
Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng
cao của con ngƣời.
Do sự bùng nổ dân số, sự vơi cạn tài nguyên thiên nhiên, do nhu cầu của chiến tranh…
Cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật lần thứ nhất là tiền đề thúc đẩy cách mạng khoa học- kỹ
thuật lần II và cách mạng khoa học – công nghệ bùng nổ.
b. Đặc điểm:
– Khoa học- kỹ thuật trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp.
– Mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
– Khoa học gắn liền với kỹ thuật, đi trƣớc mở đƣờng cho kỹ thuật.
– Kỹ thuật lại đi trƣớc mở đƣờng cho sản xuất.
– Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất, là nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và
công nghệ.
2. Tác động:
* Tích cực:Tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của con ngƣời.
Thay đổi cơ cấu dân cƣ, chất lƣợng nguồn nhân lực, đòi hỏi mới về giáo dục, đào tạo.
Thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa.
* Tiêu cực: ô nhiễm môi trƣờng, tai nạn lao động và giao thông, các dịch bệnh mới, chế tạo vũ
khí hủy diệt đe dọa sự sống trên hành tinh.
II. XU THẾ TOÀN CẦU HÓA VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ.
1. Xu thế toàn cầu hóa từ sau chiến tranh lạnh:
a. Bản chất: Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hƣởng
tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
b. Biểu hiện của toàn cầu hóa:
Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thƣơng mại quốc tế. (giá trị trao đổi tăng lên 12 lần )
Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. Giá trị trao đổi tƣơng đƣơng ¾
giá trị thƣơng mại toàn cầu.
Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn, nhất là công ty khoa học- kỹ
thuật
Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thƣơng mại, tài chính quốc tế và khu vực (EU, IMF,
WTO, APEC, ASEM…) => Là xu thế khách quan không thể đảo ngƣợc.
c. Ảnh hƣởng của xu thế toàn cầu hóa:
* Tích cực:
Thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển và xã hội hóa của lực lƣợng sản xuất, đƣa lại sự tăng trƣởng
cao (nửa đầu thế kỷ XX, GDP thế giới tăng 2,7 lần, nửa cuối thế kỷ tăng 5,2 lần).
Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi cải cách sâu rộng để nâng cao tính cạnh tranh và
hiệu quả của nền kinh tế.
* Tiêu cực: Đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo và bất công xã hội
Làm cho mọi mặt của cuộc sống con ngƣời kém an toàn, tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc
và độc lập tự chủ của các quốc gia.
Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, cơ hội lớn cho các nƣớc phát triển mạnh, đồng thời cũng tạo ra
những thách thức lớn đối với các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam, là nếu bỏ lỡ thời
cơ sẽ tụt hậu nguy hiểm.
Bài 11: TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ 1945 ĐẾN NĂM 2000
I. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU NĂM 1945
1. Sự xác lập của trật tự hai cực Yalta do Xô-Mỹ đứng đầu đã chi phối nền chính trị thế giới.
2. CNXH đã vƣợt khỏi phạm vi một nƣớc và trở thành một hệ thống thế giới.
3. Sự phát triển mạnh của phong trào GPDT ở Á, Phi, Mỹ La-tinh, các nƣớc này tích cực tham
gia và giữ vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới, góp phần làm thay đổi căn bản hệ
thống thế giới. Sau khi giành độc lập đã đạt nhiều thành tựu về kinh tế xã hội, tuy nhiên vẫn còn
xung đột.
4. Hệ thống đế quốc chủ nghĩa có chuyển biến:
+ Mỹ vƣơn lên là nƣớc đế quốc giàu mạnh, và mƣu đồ làm bá chủ thế giới, nhƣng đã chịu nhiều
thất bại nhƣ ở chiến tranh Việt Nam, Cu Ba, Triều Tiên.
+ Nhờ có sự tự điều chỉnh kịp thời, từ đó kinh tế các nƣớc tƣ bản tăng trƣởng liên tục, nhƣ Nhật,
Đức, và hình thành trung tâm kinh tế lớn của thế giới (EU).
+ Dƣới tác động của cách mạng khoa học- kỹ thuật, sự phát triển mạnh của lực lƣợng sản xuất,
dẫn đến sự liên kết kinh tế khu vực (EU). Mỹ, EU và Nhật Bản là ba trung tâm kinh tế lớn của
thế giới.
5. Nổi bật nhất là sự đối đầu giữa hai siêu cƣờng dẫn đến tình trạng ”Chiến tranh lạnh ” kéo dài
nhiều thập kỷ. Ở nhiều nơi diễn ra chiến tranh cục bộ (Đông Nam Á, Trung Đông). Chiến tranh
lạnh chấm dứt, chuyển sang xu thế hòa dịu, đối thoại, hợp tác phát triển, tuy nhiên vẫn còn xung
đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ.
6. Cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật, khoa học – công nghệ bắt đầu từ Mỹ và đã lan nhanh ra
toàn thế giới, khoa học- kỹ thuật trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp, xu thế toàn cầu hóa lan
nhanh ra toàn thế giới, đòi hỏi các quốc gia phải có lời giải đáp, thích ứng để kịp thời, khôn
ngoan nắm bắt thời cơ, tránh việc bỏ lỡ cơ hội và tụt hậu.
II. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI NGÀY NAY.
1. Các nƣớc ra sức điều chỉnh chiến lƣợc phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm và mở rộng hợp
tác.
2. Quan hệ theo hƣớng đối thoại, thỏa hiệp, với đặc điểm nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh
tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế…
3. Ở nhiều khu vực lại bùng nổ các cuộc nội chiến và xung đột, thế giới bị đe dọa bởi chủ nghĩa
ly khai, khủng bố.
4. Toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế tất yếu. Các quốc gia dân tộc đang đứng trƣớc thời cơ
thuận lợi và thách thức gay gắt để vƣơn lên.
PHẦN II: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1919 – 2000
Bài 12. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 – 1925
I. NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM SAU
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT.
1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
a. Hoàn cảnh:
– Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nƣớc thắng trận phân chia lại thế giới, hình thành hệ
thống Véc xai – Oasingtơn (Versailles – Washington.)
– Hậu quả chiến tranh làm các cƣờng quốc tƣ bản châu Âu gặp khó khăn, nƣớc Pháp bị thiệt hại
nặng.
– Cách mạng tháng Mƣời Nga thắng lợi, Nga Xô viết đƣợc thành lập, Quốc tế cộng sản ra đời.
– Tình hình trên tác động mạnh đến Việt Nam.
b. Chính sách khai thác thuộc địa lần hai của Pháp:
Ở Đông Dƣơng, chủ yếu là Việt Nam, Pháp thực hiện khai thác thuộc địa lần hai, từ sau chiến
tranh thế giới thứ nhất đến trƣớc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933.)
* Kinh tế: Pháp đầu tƣ mạnh với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam, từ
1924 – 1929, số vốn đầu tƣ khoảng 4 tỉ phrăng.
+ Nông nghiệp: đầu tƣ nhiều nhất, mở rộng diện tích đồn điền cao su, nhiều công ty cao su đƣợc
thành lập (Đất đỏ, Mi-sơ-lanh…)
+ Công nghiệp: đặc biệt là khai thác mỏ than, mở mang các ngành dệt, muối, xay xát…,
+ Thƣơng nghiêp: ngoại thƣơng phát triển, giao lƣu buôn bán nội địa đƣợc đẩy mạnh.
+ Giao thông vận tải: phát triển, mở rộng để phục vụ công cuộc khai thác.
+ Ngân hàng Đông Dƣơng: nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dƣơng, phát hành giấy bạc và cho
vay lãi.
+ Tăng thu thuế: ngân sách Đông Dƣơng thu năm 1930 tăng gấp 3 lần so với 1912.
2. Chính sách chính trị,văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp.
a. Chính trị: Pháp tăng cƣờng chính sách cai trị và khai thác thuộc địa. Bộ máy đàn áp, cảnh sát,
mật thám, nhà tù hoạt động ráo riết. Ngoài ra còn cải cách chính trị – hành chính: đƣa thêm ngƣời
Việt vào làm các công sở, lập Viện dân biểu….
b. Văn hoá giáo dục:
Hệ thống giáo dục Pháp – Việt đƣợc mở rộng. Cơ sở xuất bản, in ấn ngày càng nhiều, ƣu tiên
xuất bản các sách báo cổ vũ chủ trƣơng ”Pháp – Việt đề huề ”.
Các trào lƣu tƣ tƣởng, khoa học-kỹ thuật, văn hoá, nghệ thuật phƣơng Tây vào Việt Nam, tạo ra
sự chuyển mới về nội dung, phƣơng pháp tƣ duy sáng tác. Các yếu tố văn hoá truyền thống, văn
hoá mới tiến bộ và ngoại lai nô dịch cùng tồn tại, đan xen, đấu tranh với nhau.
3. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp ở Việt Nam.
a. Những chuyển biến mới về kinh tế:
Kinh tế của tƣ bản Pháp ở Đông Dƣơng phát triển mới, đầu tƣ các nhân tố kỹ thuật và nhân lực
sản xuất, song rất hạn chế.
Kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối, sự chuyển biến chỉ mang tính chất cục bộ ở một số vùng, phổ
biến vẫn lạc hậu.
Đông Dƣơng là thị trƣờng độc chiếm của tƣ bản Pháp.
b. Sự chuyển biến mới về giai cấp ở Việt Nam.
Giai cấp địa chủ phong kiến: tiếp tục phân hóa, một bộ phận trung, tiểu địa chủ có tham gia
phong trào dân tộc chống Pháp và tay sai.
Giai cấp nông dân: bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, phá sản không lối thoát. Mâu
thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc phong kiến tay sai gay gắt. Nông dân là một lực
lượng cách mạng to lớn của dân tộc.
Giai cấp tiểu tƣ sản: phát triển nhanh về số lƣợng, có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai.
Bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức nhạy cảm với thời cuộc, tha thiết canh tân đất nƣớc, hăng
hái đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.
Tƣ sản dân tộc Việt Nam: ra đời sau thế chiến I, bị tƣ sản Pháp chèn ép, số lƣợng ít, thế lực kinh
tế yếu bị phân hóa thành hai bộ phận:
+ Tƣ sản mại bản:quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ với chúng.
+Tƣ sản dân tộc:kinh doanh độc lập,có khuynh hƣớng dân tộc và dân chủ.
Giai cấp công nhân: Ngày càng phát triển, đến 1929 có trên 22 vạn ngƣời, bị tƣ sản áp bức bóc
lột gắn bó với nông dân có truyền thông yêu nƣớc, chịu ảnh hƣởng của trào lƣu cách mạng vô
sản, trở thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hƣớng cách mạng tiên
tiến.
* Tóm lại: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam diễn ra những biến đổi quan trọng về
kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam tiếp tục diễn ra sâu sắc,
trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai.
Cuộc đấu tranh chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra gay gắt, phong phú về nội dung và hình
thức.
Nêu chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở VN sau CTTGI.
Dưới tác động của chính sánh khai thác thuộc địa của Pháp, các giai cấp ở VN có sự chuyển
biến ra sao?
II. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 1925.
1. Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài:
2. Hoạt động của tƣ sản, tiểu tƣ sản và công nhân Việt Nam:
*Hoạt động của tƣ sản Việt Nam:
Tẩy chay tƣ sản Hoa kiều, vận động ngƣời Việt dùng hàng Việt. Đấu tranh chống độc quyền
cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kỳ của tƣ bản Pháp.
Tƣ sản lớn ở Nam Kỳ nhƣ Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long…thành lập Đảng Lập hiến
(1923), đòi tự do, dân chủ, nhƣng khi đƣợc Pháp nhƣợng bộ một số quyền lợi họ sẵn sàng thoả
hiệp với chúng.
Ngoài Bắc có nhóm Nam Phong của Phạm Quỳnh cổ vũ thuyết ”quân chủ lập hiến ”, nhóm
Trung Bắc tân văn của Nguyễn Văn Vĩnh đề cao ”trực trị ”.
* Hoạt động của tiểu tƣ sản trí thức: hoạt động sôi nổi nhƣ đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ.
+ Tổ chức chính trị: nhƣ Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên (đại biểu:Tôn
Quang Phiệt, Đặng Thai Mai, Trần Huy Liệu, Nguyễn An Ninh…)
+ Báo tiến bộ ra đời nhƣ Chuông rè, An Nam trẻ, Ngƣời nhà quê, Hữu Thanh, Tiếng Dân…
+ Nhà xuất bản tiến bộ nhƣ Nam đồng thƣ xã (Hà Nội), Cƣờng học thƣ xã (Sài Gòn), Quan hải
tùng thƣ (Huế).
+ Cao trào yêu nƣớc dân chủ công khai: nhƣ đòi Pháp thả tự do cho Phan Bội Châu (1925); để
tang cụ Phan Chu Trinh.
* Các cuộc đấu tranh của công nhân:
Ngày càng nhiều hơn nhƣng vẫn còn lẻ tẻ, tự phát. Đầu những năm 20 của thế kỷ XX, ở Sài Gòn
– Chợ Lớn thành lập Công hội (bí mật) do Tôn Đức Thắng đứng đầu.
Cuộc bãi công của thợ máy xƣởng Ba Son tại cảng Sài Gòn không chịu sửa chữa chiến hạm
Misơlê của Pháp để phản đối việc chiến hạm này chở binh lính sang đàn áp phong trào đấu tranh
của nhân dân Trung Quốc (8/1925).
Cuộc bãi công của thợ máy Ba son đòi tăng lƣơng 20%, phải cho những công nhân bị thải hồi
đƣợc trở lại làm việc. Cuộc đấu tranh thắng lợi đánh dấu bƣớc tiến mới của phong trào công
nhân.
3. Hoạt động yêu nƣớc của Nguyễn Ai Quốc.
* Nguyễn Tất Thành tên thật là Nguyễn Sinh Cung, xuất thân trong một gia đình Nho giáo yêu
nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tình Nghệ An. Là một thanh niên sớm có lòng yêu nước,
nhận thấy những hạn chế trong chủ trương cứu nước của các vị tiền bối, Ngày5/6/1911, tại Bến
Cảng Nhà Rồng,ông quyết định ra đi tìm đường cứu nước.
Sau nhiều năm bôn ba khắp thế giới, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp vào năm 1917, gia nhập
Đảng Xã hội Pháp 1919.
18/6/1919, thay mặt những ngƣời Việt Nam yêu nƣớc tại Pháp, Nguyễn Ai Quốc gửi tới hội nghị
Versailles ”Bản yêu sách của nhân dân An Nam ” đòi Pháp và Đồng minh thừa nhận quyền tự
do, dân chủ, quyền bình đẳng của nhân dân An Nam ”.
– Tháng 07/1920 Nguyễn Ai Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cƣơng về vấn đề dân tộc và
thuộc địa của V.I.Lênin, khẳng định con đƣờng giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.
25/12/1920, tham dự Đại hội Đại biểu của Đảng Xã hội Pháp ở Tua, gia nhập Quốc tế Cộng sản,
trở thành đảng viên Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
* Các sự kiện trên đã đánh dấu bƣớc ngoặt về tƣ tƣởng, Nguyễn Ai Quốc đã từ chủ nghĩa dân
tộc đến với chủ nghĩa cộng sản, từ chiến sĩ chống chủ nghĩa thực dân thành chiến sĩ quốc tế
vô sản, là ngƣời mở đƣờng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
1921, Ngƣời lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Paris để đoàn kết các lực lƣợng cách mạng
chống chủ nghĩa thực dân, ra báo ”Ngƣời cùng khổ ” là cơ quan ngôn luận của Hội.
Ngƣời còn viết bài cho báo Nhân đạo, Đời sống công nhân…, đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ
thực dân Pháp.
6/1923: Ngƣời đến Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân (10/1923) và Đại hội Quốc tế Cộng
sản lần V (1924)
11/11/1924, Ngƣời về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lý luận, xây
dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.
Tháng 6/1925: Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần
chúng đấu tranh chống Pháp.
* Ý nghĩa: Ngƣời đã tìm ra con đƣờng cứu nƣớc đúng đắn cho cách mạng Việt Nam là độc lập
dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội. kết hợp tinh thần yêu nƣớc với tinh thần quốc tế vô sản.
Chuẩn bị về tƣ tƣởng cho cách mạng Việt nam.
Chuẩn bị về tổ chức cho cách mạng Việt Nam.
* Con đƣờng cứu nƣớc của nguyễn Ái Quốc có gì khác so với trƣớc ?
+ Hƣớng đi: Các vị tiền bối tìm đường sang phương Đông, Nguyễn Ái Quốc quyết định đi sang
phương Tây.
+ Cách đi: những vị tiền bối tìm cách gặp gỡ với tầng lớp lãnh đạo bên trên. Ngược lại NAQ
thâm nhập vào các tầng lớp, giao cấp thấp nhất trong xã hội. Từ đó, Người có ý thức giác ngộ,
đoàn kết đấu tranh,gặp được chủ nghĩa Mác –Lê nin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho
dân tộc.
* Công lao của Nguyễn Ái Quốc:
+ Người tìm ra con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc Việt Nam.
+ Nhờ đó tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, làm cách mạng tháng Tám thành công;
tiến hành chống Pháp – Mỹ thắng lợi
Bài 13: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1925 ĐẾN NĂM 1930
I. SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BA TỔ CHỨC CÁCH MẠNG.
1. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
a. Sự thành lập :
Năm 1924 tại Quảng Châu, Nguyễn Ai Quốc mở lớp huấn luyện, đào tạo thanh niên thành các
chiến sĩ cách mạng, bí mật đƣa về nƣớc ”truyền bá lý luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân
dân ”, một số đƣợc gửi sang học tại trƣờng Đại học phƣơng Đông ở Mát xcơ va (Liên Xô ) và
trƣờng Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc).
Chọn một số thanh niên trong Tâm tâm xã lập ra Cộng sản đoàn. (2-1925)
6/1925, lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên nhằm ”tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn
kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình ”.
Cơ quan cao nhất là Tổng bộ (Nguyễn Ái Quốc,Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn), đặt tại Quảng
Châu -TQ
b. Hoạt động:
Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Tổng bộ. Trụ sở đặt tại Quảng Châu.
Báo Thanh niên của Hội do Nguyễn Ai Quốc sáng lập (21/6/1925).
Tác phẩm ”Đƣờng Kách mệnh ”(1927) đã trang bị lý luận luận cách mạng giải phóng dân tộc
cho cán bộ Hội nhằm tuyên truyền cho giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân.
Năm 1927, Hội đã xây dựng cơ sở khắp cả nƣớc: các kỳ bộ Trung, Bắc, Nam. Năm 1928 Hội có
gần 300 hội viên, đến 1929 có khoảng 1700 hội viên và có cơ sở trong Việt kiều ở Xiêm (Thái
Lan).
09/07/1925, Nguyễn Ái Quốc và một số nhà yêu nƣớc Triều Tiên, Indonesia lập ra Hội Liên hiệp
các dân tộc bị áp bức Á Đông.
Từ 1927 đến 1929 nhiều cuộc bãi công của công nhân, viên chức, học sinh… nổ ra.
1928, Hội chủ trƣơng ”vô sản hóa ”, tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính
trị cho giai cấp công nhân. Phong trào công nhân càng phát triển mạnh, trở thành nòng cốt của
phong trào dân tộc trong cả nƣớc, nổ ra tại các trung tâm kinh tế, chính trị (bãi công của công
nhân than Mạo Khê, nhà máy cƣa Bến Thủy, xi măng Hải Phòng, …
Năm 1929 bãi công của công nhân nhà máy sửa chữa xe lửa Trƣờng Thi (Vinh ), nhà máy AVIA
(Hà Nội), hãng buôn Sác-ne, hãng dầu Hải Phòng…, có sự liên kết giữa các ngành và các địa
phƣơng thành phong trào chung.
Các tầng lớp khác cũng diễn ra rất sối nổi.
c. Vai trò của tổ chức đối với việc thành lập Đảng:
Chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đƣa chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào phong trào công nhân.
Chuẩn bị về cán bộ cho Cách mạng Việt Nam.
Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là tiền thân của Đảng vô sản.
* Tại sao 6-1925, NAQ không thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam mà thành lập Hội
VNCMTN?
+ Muốn thành lập Đảng phải có hai điều kiện: Chủ nghĩa Mác – Lê nin được truyền bá sâu rộng
và phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ.
+ Năm 1925,ở VN chưa có đủ hai điều kiện trên nên NAQ chỉ thành lập HVNCMTN
2. Tân Việt cách mạng đảng tại Trung Kỳ.
3. Việt Nam Quốc dân đảng tại Bắc Kỳ.
a. Thành lập:
Tại Nam đồng thƣ xã, 25/12/1927 Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Phó
Đức Chính thành lập Việt Nam Quốc dân đảng.
Đây là chính đảng theo xu hƣớng CM dân chủ tƣ sản, đại diệncho tƣ sản dân tộc VN
b. Mục đích:
Tƣ tƣởng chính trị: 1929 Việt Nam Quốc dân đảng công bố nguyên tắc: ”Tự do – Bình đẳng –
Bác ái ”.
Chƣơng trình họat động của Đảng chia thành 4 thời kỳ.Thời kỳ cuối là bất hợp tác với Pháp và
nhà Nguyễn; cổ động, bãi công, đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.
Chủ trƣơng: ”Tiến hành cách mạng bằng bạo lực ”.
Tổ chức cơ sở trong quần chúng rất ít, địa bàn hoạt động chủ yếu ở Bắc Kỳ; còn ở Trung Kỳ và
Nam Kỳ không đáng kể.
c. Họat động:
2/1929 Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức ám sát trùm mộ phu Ba danh (Bazin) ở Hà Nội, bị Pháp
khủng bố dã man. Việt Nam Quốc dân đảng tổn thất nặng nề.
Bị động, lãnh đạo Việt Nam Quốc dân đảng quyết định dốc hết lực lƣợng thực hiện bạo động
cuối cùng với tƣ tƣởng ”Không thành công cũng thành nhân ”
9/2/1930 khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, Phú Thọ, Hải Dƣơng, Thái Bình… ở Hà Nội có ném bom
phối hợp…
Khởi nghĩa thất bại nhanh chóng song đã cổ vũ lòng yêu nƣớc, chí căm thù giặc của nhân dân
Việt Nam đối với Pháp và tay sai, tiếp nối truyền thống yêu nƣớc bất khuất của dân tộc Việt
Nam.
Vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân đảng với tƣ cách là một chính đảng cách mạng trong
phong trào dân tộc, vừa mới xuất hiện đã chấm dứt cùng sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái.
II. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI.
1. Sự xuất hiện các tổ chức cộng sản năm 1929.
a. Hoàn cảnh: Năm 1929 phong trào dân tộc dân chủ ngày càng phát triển, kết thành làn sóng
mạnh mẽ. Đặc biệt sự phát triển của PTCN vƣợt quá khả năng lãnh đạo của các tổ chức CM.
b. Sự thành lập các tổ chức cộng sản:
+ Đông Dƣơng cộng sản đảng:
Tháng 3/1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Bắc Kỳ họp
tại số nhà 5 Đ, phố Hàm Long (Hà Nội), lập ra Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam có 7 Đảng
viên mở cuộc vận động lập Đảng cộng sản. Từ ngày 01 – 09/05/1929, tại Đại hội lần thứ nhất
của Hội VN cách mạng thanh niên tại Hƣơng Cảng (Trung Quốc), đoàn đại biểu Bắc Kỳ đặt vấn
đề thành lập Đảng Cộng sản song không đƣợc chấp nhận nên bỏ về nƣớc.
Từ 25/4 đến 26/6/1945, đại biểu 50 nƣớc họp tại San Francisco (Mỹ), thông qua Hiến chƣơngthành lập tổ chức Liên hiệp quốc.Ngày 24-10-1945 đƣợc coi là ”Ngày Liên Hiệp Quốc ”. Trụ sở đặt tại NewYork (Mỹ)2. Mục đích:- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.- Phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nƣớc trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bìnhđẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.3. Nguyên tắc hoạt động:- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nƣớc.- Không can thiệp vào nội bộ các nƣớc.- Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phƣơng pháp hòa bình.- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cƣờng quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, TQ- Hiện nay, Liên hiệp quốc có 192 thành viên, Việt Nam (thành viên 149) gia nhập Liên hiệpquốc tháng 9/1977.- Các tổ chức LHQ hoạt động tại VN:+ UNICEF: Quỹ Nhi Đồng LHQ.+ UNESCO: Tổ chức Văn hóa- Khoa Học – Giáo dục LHQ.+ WHO : Tổ chức Y tế thế giới+ FAO : Tổ chức Lƣơng – Nông.+ IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế. + IL O: Lao động quốc tế.+ UPU: Bƣu chính. + ICAO: Hàng không + IMO: Hàng hải.*Việt Nam là thành viên không thƣờng trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 0809CHƢƠNG II. Bài 2: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƢỚC ĐÔNG ÂU (1945 – 1991)LIÊN BANG NGA (1991 – 2000)I. LIÊN XÔ VÀ ĐÔNG ÂU TỪ 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70.1. Liên Xô từ 1945 đến giữa những năm 70a. Công cuộc khôi phục kinh tế (1945 – 1950)* Bối cảnh:- Bị tổn thất nặng do Chiến tranh thế giới thứ hai, 27 triệu ngƣời chết, 1.710 thành phố và hơn70.000 làng mạc bị thiêu hủy, 32.000 xí nghiệp bị tàn phá..- Các nƣớc tƣ bản bao vây kinh tế, cô lập chính trị.- Phải tự lực tự cƣờng hoàn thành thắng lợi các kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế, củng cố quốcphòng, giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới.* Thành tựu:* Hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế trong 4 năm 3 tháng.* Năm 1950, sản lƣợng công nghiệp tăng 73%, nông nghiệp đạt mức trƣớc chiến tranh.* Năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mỹ.b. Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (từ 1950 đến nửađầu những năm 70).Liên Xô tiến hành các kế hoạch dài hạn và đạt nhiều thành tựu to lớn* Kinh tế:- Công nghiệp: Giữa những năm 1970, là cƣờng quốc công nghiệp thứ hai thế giới, điđầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân…)- Nông nghiệp: sản lƣợng tăng trung bình hàng năm 16%.* Khoa học kỹ thuật: + Năm 1957 phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất.+ Năm 1961, phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành Gagarin bay vòng quanh Trái đất, mở đầu kỷnguyên chinh phục vũ trụ của loài ngoài.* Xã hội: có nhiều biến đổi:- Chính trị ổn định- Tỷ lệ công nhân chiếm 55 % số ngƣời lao đông.- Trình độ học vấn của ngƣời dân đƣợc nâng cao (3/4 số dân có trình độ trung học và đại học).* Đối ngoại:- Là trụ cột của hệ thống XHCN.- Là chỗ dựa cho hòa bình và cách mạng thế giới.* Ý nghĩa:- Chứng tỏ tính ƣu việt của CNXH ở mọi lĩnh vực xây dựng kinh tế, nâng cao đời sống, củng cốquốc phòng.- Làm đảo lộn toàn bộ chiến lƣợc của đế quốc Mỹ và đồng minh Mỹ2. Các nƣớc Đông Âu từ 1945 – 1975.a. Sụ ra đời của nhà nƣớc dân chủ nhân dân Đông Âu 1945-1949.* 1944-1945 nhân dân Đông Âu phối hợp Hồng Quân Liên Xô truy kích quân Đức, đã giànhchính quyền và thành lập các Nhà nƣớc dân chủ nhân dân: Ba Lan, Rumani, Hungari, Bulgari,Tiệp Khắc, Nam Tư, Anbani, riêng CHDC Đức ra đời tháng 10/1949.Tại Đức:Đức tạm chia thành 4 khu vực chiếm đóng của Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp. Nhưng với Ammưu phục hồi chủ nghĩa quân phiệt, chia cắt lâu dài nước Đức, các nước Anh, Pháp, Mỹlập Cộng Hòa Liên bang Đức (9-1949); Thể theo nguyện vọng của nhân dân, được sự giúp đỡcủa Liên Xô, CHDC Đức thành lập (10-1949 )* Nhà nƣớc dân chủ nhân dân ở Đông Âu là chính quyền liên hiệp nhiều giai cấp, đảng phái:+ Từ 1945 – 1949 tiến hành cải cách ruộng đất.+ Quốc hữu hóa các xí nghiệp lớn của tƣ bản trong và ngoài nƣớc.+ Ban hành các quyền tự do dân chủ, nâng cao đời sống của nhân dân.+ Củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.+ Các thế lực phản động trong và ngoài nƣớc tìm mọi cách chống phá sự nghiệp cách mạng củacác nƣớc Đông Âu nhƣng đều thất bại.* Các nƣớc CHND Đông Âu ra đời là thay đổi lớn đối với cục diện châu Âu.b. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nƣớc Đông Âu.* Hoàn cảnh:- 1950-1975 Đông Âu thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuậtcủa chủ nghĩa xã hội trong tình hình khó khăn và phức tạp.- Xuất phát từ trình độ phát triển thấp, bị bao vây kinh tế, các thế lực phản động chống phá.* Thành tựu: nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô và sự nỗ lực của nhân dân Đông Âu.Xây dựng nền công nghiệp dân tộc, điện khí hóa.Nông nghiệp phát triển nhanh chóng.Trình độ khoa học-kỹ thuật đƣợc nâng caoTrở thành các quốc gia công – nông nghiệp.* Ý nghĩa:làm thay đổi cục diện Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghiã xã hội trởthành hệ thống.3. Quan hệ hợp tác giữa các nƣớc XHCN ở châu Âu.a. Quan hệ kinh tế, khoa học- kỹ thuật:Hội đồng tƣơng trợ kinh tế (SEV thành lập ngày 08.01.1949):- Các nƣớc Đông Au đã hòan thành CMDCND và bƣớc vào thời kỳ xây dựng CNXH.- Hội Đồng Tƣơng Trợ Kinh tế (SEV) thành lập ngày 8-1-1949 gồm Liên Xô,Ba Lan, Tiệp Khắc,Anbani, Bungari, Hungari, Rumani sau thêm CHDC Đức, Mông Cổ, Cuba và Việt Nam* Mục đích:Tăng cƣờng sự hợp tác giữa các nƣớc XHCN,Thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế, văn hóa, khoa học- kỹ thuật …Thu hẹp dần về trình độ phát triển kinh tếThành tựu:đã thúc đẩy các nƣớc XHCN phát triển kinh tế, tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật để đẩymạnh việc việc xây dựng CNXH, nâng cao đời sống nhân dân.*Tác động:Tốc độ tăng trƣởng trong sản xuất công nghiệp 10%/ năm.GDP tăng 5,7 lần.Liên Xô giữ vai trò quan trọng trọng hoạt động của khối này, viện trợ không hoàn lại cho cácnƣớc thành viên 21 tỷ rúp.* Thiếu sót, hạn chế: + Khép kín cửa, không hòa nhập vào nền kinh tế thế giới.+ Còn nặng về trao đổi hàng hóa, mang tính bao cấp.+ Chƣa áp dụng tiến bộ của khoa học và công nghệ.* Ý nghĩa:- Các nƣớc XHCN có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau để đẩy mạnh công cuộc xây dựngchủ nghĩa xã hội.- Nâng cao đời sống nhân dân- Ngày 28-6-1991 ngừng hoạt động.b. Quan hệ chính trị – quân sự:Tổ chức phòng thủ Varsava thành lập ngày 14/05/1955.+Mục tiêu:* Là liên minh phòng thủ về quân sự, chính trị của các nƣớc XHCN Châu Âu.* Giữ gìn hòa bình và an ninh ở Châu Âu và thế giới* Tạo thế cân bằng về quân sự giữa các nƣớc XHCN và đế quốc vào đầu những năm 1970.* Sau những biến động chính trị lớn ở Đông Âu, những ngƣời đứng đầu 2 nƣớc Liên Xô và Mỹthỏa thuận chấm dứt chiến tranh lạnh (1989), ngày 1-7-1991, tổ chức này ngừng hoạt động.II. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƢỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70 ĐẾN NĂM 1991.1. Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Liên Xô.(Liên Xô từ nửa sau những năm 1970 đến1991).a. Hoàn cảnh lịch sử- Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị thếgiới.- Do chậm sửa đổi để thích ứng với tình hình mới, cuối những năm 70 đến đầu những năm 80,kinh tế Liên Xô lâm vào tình trạng trì trệ, suy thoái.b. Công cuộc cải tổ và hậu quả.- Tháng 3/1985, M Gooc –ba – chop (M.Gorbachev) tiến hành cải tổ đất nƣớc theo đƣờng lối”cải cách kinh tế triệt để ”, tiếp theo là cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tƣ tƣởng. Do sailầm trong quá trình cải tổ, đất nƣớc Xô Viết khủng hoảng toàn diện:+ Kinh tế chuyển sang kinh tế thị trƣờng vội vã, thiếu sự điều tiết của nhà nƣớc nên gây ra hỗnloạn, thu nhập giảm sút nghiêm trọng.+ Chính trị và xã hội: mất ổn định (xung đột sắc tộc, ly khai liên bang..), tƣ tƣởng rối loạn (đanguyên, đa đảng)- Tháng 08/1991, sau cuộc đảo chính lật đổ Gorbachev thất bại, Đảng Cộng sản Liên Xô bị đìnhchỉ hoạt động.- Ngày 21/12/1991, 11 nƣớc cộng hòa tách ra khỏi liên bang lập Cộng đồng các quốc gia độc lập(SNG ).- Ngày 25/12/1991, Liên Xô tan rã sau 74 năm tồn tại.2. Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở các nƣớc Đông Âu (nửa sau những năm 1970 đến1991)Kinh tế: Cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973 nền kinh tế Đông Âu lâm vào tình trạng trì trệ.Những sai lầm và bế tắc trong công cuộc cải tổ ở Liên Xô và hoạt động phá hoại của các thế lựcphản động làm cho cuộc khủng hoảng của các nƣớc Đông Âu ngày càng gay gắt.* Chính trị: Các thế lực chống CNXH kích động nhân dân, biểu tình đòi cải cách kinh tế, chínhtrị, tổng tuyển cử tự do.Đảng và nhà nƣớc Đông Âu phải chấp nhận.Kết quả các thế lực chống CNXH thắng thế lên nắm quyền,các nƣớc Đông Âu lần lƣợt rời bỏchủ nghĩa xã hội, tuyên bố là các nƣớc cộng hòa, hệ thống XHCN sụp đổ.Đông Đức sát nhập vào Tây Đức (3-10-1990); SEV giải thể ngày 28-8-1991: Tổ chức Vácsavagiải thể ngày 1-7-1991.3. Nguyên nhân sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu.Đã xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội không phù hợp với quy luật khách quan, đƣờng lối chủquan, duy ý chí, quan liêu bao cấp không theo quy luật của cơ chế thị trƣờng làm sản xuất đìnhtrệ, đời sống nhân dân không đƣợc cải thiện.Thiếu dân chủ, thiếu công bằng, tham nhũng… làm nhân dân bất mãn.Không bắt kịp bƣớc phát triển của khoa học- kỹ thuật tiên tiến,dẫn đến tình trạng trì trệ, khủnghoảng kinh tế – xã hội. Phạm phải nhiều sai lầm trong cải tổ làm khủng hoảng thêm trầm trọng.Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nƣớc.Đây chỉ là sự sụp đổ của một mô hình XHCN chƣa khoa học, chƣa nhân văn và là một bƣớclùi tạm thời của chủ nghĩa xã hội.III. LIÊN BANG NGA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000.Liên bang Nga là quốc gia kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô trong quan hệ quốc tế.* Về kinh tế: từ 1990 – 1995, tăng trƣởng bình quân hằng năm của GDP là số âm. Giai đoạn1996 – 2000 bắt đầu có dấu hiệu phục hồi (năm 1990 là -3,6%, năm 2000 là 9%).* Về chính trị:Tháng 12.1993, Hến pháp Liên bang Nga đƣợc ban hành, quy định thể chế Tổng thống Liênbang.Từ năm 1992, tình hình chính trị không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng phái và xung độtsắc tộc, nổi bật là phong trào ly khai ở Tréc-ni-a.* Về đối ngoại: một mặt thân phƣơng Tây, mặt khác khôi phục và phát triển các mối quan hệ vớichâu Á.CHƢƠNG III. Bài 3: CÁC NƢỚC ĐÔNG BẮC Á.I. NÉT CHUNG VỀ KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á* Là khu vực rộng lớn và đông dân nhất thế giới. Trƣớc 1939, đều bị thực dân nô dịch (trừ NhậtBản). Sau 1945 có nhiều biến chuyển:* Tháng 10.1949, cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nƣớc CHND Trung Hoa ra đời. Cuối thậpniên 90, Hồng Kông và Ma Cao cũng trở về với Trung Quốc (trừ Đài Loan).* Năm 1948, trong bối cảnh chiến tranh lạnh, bán đảo Triều Tiên đã bị chia cắt thành hai miềntheo vĩ tuyến 38: Đại Hàn dân quốc ở phía Nam và CHDCNH Triều Tiên ở phía Bắc. Sau chiếntranh Triều Tiên (1950 – 1953), vĩ tuyến 38 vẫn là ranh giới phân chia hai nhà nƣớc trên bán đảo.* Sau khi chiến tranh chấm dứt, Châu Á xay dựng và phát triển kinh tế:- Gặp nhiều khó khăn trong xây dựng và phát triển kinh tế do hậu quả của chế độ thuộc địa vàchiến tranh.- Từ nửa sau thế kỷ XX, tăng trƣởng nhanh chóng về kinh tế, đời sống nhân dân đƣợc cải thiệnrõ rệt.- Trong ”bốn con rồng châu Á ”thì Đông Bắc Á có đến ba (Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan).- Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.- Trung Quốc cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI có sự tăng trƣởng nhanh và cao nhất thế giới.- Từ nửa sau thế kỷ XX, tăng trƣởng nhanh chóng về kinh tế, nên dự đoán ”thế kỷ XXI là thế kỷcủa châu Á ”II. TRUNG QUỐC1. Sự thành lập nƣớc CHND Trung Hoa và thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949– 1959).a. Sự thành lập nƣớc CHND Trung Hoa.* Từ 1946 – 1949, nội chiến giữa Đảng Quốc dân và Đảng Cộng sản:- Ngày 20/07/1946, Tƣởng Giới Thạch phát động nội chiến.- Từ tháng 7/1946 đến tháng 6/1947: Quân giải phóng thực hiện chiến lƣợc phòng ngự tích cực,sau đó chuyển sang phản công và giải phóng toàn bộ lục địa Trung Quốc. Cuối năm 1949, ĐảngQuốc Dân thất bại phải bỏ chạy ra Đài Loan.- Ngày 01/10/1949, nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập.* Ý nghĩa:- Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc đã hoàn thành, chấm dứt hơn 100năm nô dịch và thống trị của đế quốc.- Xóa bỏ tàn dƣ phong kiến, mở ra kỷ nguyên độc lập tự do tiến lên CNXH.- Ảnh hƣởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc thế giới.b. Mƣời năm đầu xây dựng CNXH:* Nhiệm vụ hàng đầu là đƣa đất nƣớc thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, phát triển kinh tế, xã hội,văn hóa và giáo dục.* Về kinh tế: – 1950 – 1952: thực hiện khôi phục kinh tế, cải cách ruộng đất, cải tạo công thƣơngnghiệp, phát triển văn hóa, giáo dục.- 1953 – 1957: thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, kết quả sản lượng công nghiệp tăng 140%(1957 so 1952); sản lượng nông nghiệp tăng 25%(so với 1952);tổng sản lượng công, nôngnghiệp tăng 11,8 lần, riêng công nghiệp tăng 10,7 lần.- Văn hóa, giáo dục có bƣớc tiến vƣợt bậc.- Đời sống nhân dân cải thiện.* Về đối ngoại: Thi hành chính sách tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy sự phát triểncủa phong trào cách mạng thế giới.Ngày 18/01/1950, Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam2. Trung Quốc – những năm không ổn định (1959 – 1978)3. Công cuộc cải cách – mở cửa (từ 1978 đến nay ):Tháng 12.1978, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã vạch ra đƣờng lối cải cách.Đến Đại hội XIII (10.1987), đƣợc nâng lên thành Đƣờng lối chung của Đảng:a. Về kinh tếPhát triển kinh tế làm trọng tâm, tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển từ kinh tế kế hoạch hóatập trung sang nền kinh tế thị trƣờng XHCN, nhằm hiện đại hóa và xây dựng CNXH mang đặcsắc Trung Quốc, biến Trung Quốc thành nƣớc giàu mạnh, dân chủ và văn minh.Năm 1998, kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trƣởng cao nhất thế giới(GDP tăng 8%/năm), đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt.Nền khoa học – kỹ thuật, văn hóa, giáo dục Trung Quốc đạt thành tựu khá cao (năm 1964, thửthành công bom nguyên tử; năm 2003: phóng thành công tàu ”Thần Châu 5 ”vào không gian)b. Về đối ngoạiBình thƣờng hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam…Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nƣớc trên thế giới, góp sức giải quyết các vụ tranhchấp quốc tế.Vai trò và vị trí của Trung Quốc nâng cao trên trƣờng quốc tế, thu hồi chủ quyền Hồng Kông(1997), Ma Cao (1999).Đài Loan là một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc, nhƣng đến nay Trung Quốc vẫn chƣa kiểmsoát đƣợc Đài Loan.Bài 4: CÁC NƢỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘA. CÁC NƢỚC ĐÔNG NAM Á.I. SỰ THÀNH LẬP CÁC QUỐC GIA ĐỘC LẬP Ở ĐÔNG NAM Á SAU CHIẾN TRANHTHẾ GIỚI THỨ HAI.1. Vài nét chung về quá trình đấu tranh giành độc lập.Diện tích:4,5 triệu km2. dân số: 536 triệu ngƣời, gồm 11 nƣớcTrƣớc Thế chiến II, Đông Nam Á là thuộc địa của các đế quốc Âu – Mỹ, sau đó là Nhật Bản (trừThái Lan).Trong thế chiến II bị Nhật chiếm đóng.Sau khi Nhật đầu hàng 1945, các nƣớc Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh giành độc lập.Việt Nam: Cách mạng thàng Tám thành công, tuyên bố độc lập 2-9-1945. In-đô-nê-xi-a độc lập17/08/1945. Lào 8/1945 nhân dân Lào nổi dậy,12/10/1945 tuyên bố độc lập. Miến Điện,Mã lai,Phi líp pin giải phóng phần lớn lãnh thổ.Sau khi giành đƣợc độc lập, các nƣớc ra sức phát triển kinh tế, xã hội. Một số nƣớc đi theo conđƣờng TBCN, một số đi theo con đƣờng XHCN, nhiều nƣớc đạt thành tựu cao về kinh tế nhƣThái Lan, Mã lai. Đặc biệt Xigapore đƣợc xem là con rồng nhỏ của Châu Á.2. Lào (1945 – 1975)a. 1945 – 1954: Kháng chiến chống Pháp.Tháng 8/1945, thừa cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân Lào nổi dậy và thành lập chínhquyền cách mạng. Ngày 12/10/1945, chính phủ Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố độc lập.Tháng 3/1946 Pháp trở lại xâm lƣợc, nhân dân Lào kháng chiến bảo vệ nền độc lập. Dƣới sựlãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng và sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, cuộckháng chiến chống Pháp ở Lào ngày càng phát triển.Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (Việt Nam), buộc Pháp ký Hiệp định Giơnevơ (20/7/1954) thừanhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào, công nhận địa vị hợp pháp của các lựclƣợng kháng chiến Lào.b. 1954 – 1975: Kháng chiến chống Mỹ.Năm 1954, Mỹ xâm lƣợc Lào. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (thành lập ngày 22/3/1955) lãnhđạo cuộc kháng chiến chống Mỹ trên cả ba mặt trận: quân sự – chính trị – ngoại giao, giành nhiềuthắng lợi.Nhân dân Lào đánh bại các kế hoạch chiến tranh của Mỹ,giải phóng đƣợc 4/5 diện tích lãnh thổ.Tháng 02/1973, các bên ở Lào ký Hiệp định Viêng Chăn (Vientian) lập lại hòa bình, thực hiệnhòa hợp dân tộc ở Lào.Thắng lợi của cách mạng Việt Nam 1975 tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân Lào nổi dậy giànhchính quyền trong cả nƣớc.Ngày 2/12/1975 nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thành lập. Lào bƣớc vào thời kỳ mới: xâydựng đất nƣớc và phát triển kinh tế-xã hội.Hiện nay xây dựng đất nƣớc và phát triển kinh tế – xã hội.3. Campuchia (1945-1993)a. 1945 – 1954: Kháng chiến chống PhápTháng 10/1945, Pháp trở lại xâm lƣợc Campuchia. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ĐôngDƣơng (từ 1951 là Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia), nhân dân Campuchia tiến hànhkháng chiến chống Pháp.Ngày 9/11/1953, do sự vận động ngoại giao của vua Xihanuc, Pháp ký Hiệp ƣớc ”trao trả độc lậpcho Campuchia ”nhƣng vẫn chiếm đóng.Sau thất bại ở Điện Biên Phủ, Pháp ký Hiệp định Giơnevơ 1954 công nhận độc lập, chủ quyền vàtoàn vẹn lãnh thổ Campuchia.b. Từ 1954 – 1975:+1954 – 1970: Chính phủ Xihanuc thực hiện đƣờng lối hòa bình, trung lập để xây dựng đấtnƣớc.+ Ngày 18/3/1970, tay sai Mỹ đảo chính lật đổ Xihanuc. Cuộc kháng chiến chống Mỹ và tay saicủa nhân dân Campuchia, với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam đã giành thắng lợi.+ Ngày 17/4/1975, thủ đô Phnôm Pênh đƣợc giải phóng, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiếnchống Mỹ.c. 1975 – 1979: Nội chiến chống Khơ-me đỏTập đoàn Khơ-me đỏ do Pôn-Pốt cầm đầu đã phản bội cách mạng, thi hành chính sách diệtchủng và gây chiến tranh biên giới Tây Nam Việt Nam.Ngày 7/1/1979, thủ đô Phnôm Pênh đƣợc giải phóng, Campuchia bƣớc vào thời kỳ hồi sinh, xâydựng lại đất nƣớc.d. 1979 đến nay: Thời kỳ hồi sinh và xây dựng đất nƣớc:Từ 1979, nội chiến tiếp tục diễn ra, kéo dài hơn một thập niên.Đƣợc sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, các bên Campuchia đã thỏa thuận hòa giải và hòa hợpdân tộc.Ngày 23/10/1991, Hiệp định hòa bình về Campuchia đƣợc ký kết.Sau cuộc tổng tuyển cử tháng 9/1993, Quốc hội mới đã thông qua Hiến pháp, thành lập Vƣơngquốc Campuchia do N.Xi -ha -núc (Sihanouk) làm quốc vƣơng. Campuchia bƣớc sang thời kỳphát triển mới.Tháng 10-1994 vua N. Xi-ha-núc thoái vị,hoàng tử Xi-ha-mô-ni kế vị.II. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NƢỚC ĐÔNG NAM Á1. Nhóm 5 nƣớc sáng lập ASEAN:In đô nê xi a, Ma lai xi a, Phi lip pin, Xin ga po, Thai Lan* Những năm 1945 – 1960:+ Đều tiến hành công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (chiến lƣợc kinh tế hƣớng nội) nhằm xóabỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ. Nội dung chủ yếu là đẩy mạnh phát triểncông nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu….Chiến lƣợc này đạt mộtsố thành tựu nhƣng cũng bộc lộ nhiều hạn chế, đời sống ngƣời dân còn khó khăn..+ Thành tựu: đáp ứng một số nhu cầu của nhân dân, giải quyết nạn thất nghiệp, phát triển một sốngành chế biến, chế tạo …+ Hạn chế: thiếu vốn, nguyên liệu, công nghệ, chi phí cao, tham nhũng, đời sống còn khó khăn,chƣa giải quyết đƣợc quan hệ giữa tăng trƣởng với công bằng xã hội.* Từ những năm 60 – 70 trở đi,:+ Chuyển sang chiến lƣợc công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo (chiến lƣợc kinh tếhƣớng ngoại), mở cửa kinh tế, thu hút vốn đầu tƣ và kỹ thuật của nƣớc ngoài, tập trung sản xuấthàng xuất khẩu, phát triển ngoại thƣơng.+Kết quả: bộ mặt kinh tế – xã hội các nƣớc này có sự biến đổi lớn:- Tỷ trọng công nghiệp cao hơn nông nghiệp (trong nền kinh tế quốc dân); mậu dịch đối ngoạităng trƣởng nhanh- Năm 1980, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 130 tỉ USD, chiếm 14% tổng kim ngạch ngoạithƣơng của các quốc gia và khu vực đang phát triển.- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế khá cao: Thái Lan 7% (1985 – 1995), Singapore 12% (1968 –1973)…đứng đầu 4 con rồng nhỏ Châu Á.+ Hạn chế: phụ thuộc vào vốn và thị trƣờng bên ngoài, đầu tƣ bất hợp lý …III. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔ CHỨC ASEAN.1. Bối cảnh thành lập:Bƣớc vào thập niên 60, các nƣớc cần liên kết, hỗ trợ nhau để cùng phát triển.Hạn chế ảnh hƣởng của các cƣờng quốc bên ngoài. Đối phó với chiến tranh Đông Dƣơng.Sự liên kết giữa các nƣớc trong khu vực đang đƣợc hình thành ở nhiều nơi. Sự thành công củakhối thị trƣờng chung Châu Âu- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á (ASEAN) đƣợc thành lập tại Bangkok (TháiLan), gồm 5 nƣớc: Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippine và Thái Lan. Trụ sở ở Jakarta(Indonesia). – ASEAN là 1 tổ chức liên minh chính trị – kinh tế của khu vực.- Hiện nay ASEAN có 10 nƣớc: Brunei (1984), Việt Nam (28.07.1995), Lào và Mianma(07.1997), Campuchia (30.04.1999).2. Hoạt động:- Từ 1967 – 1975: tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chƣa có vị trí trên trƣờng quốc tế.- Từ 1976 đến nay: hoạt động khởi sắc từ sau Hội nghị Bali (Indonesia) tháng 2/1976, với việcký Hiệp ƣớc hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á (Hiệp ƣớc Bali).- Mục tiêu: + Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộcủa nhau;+ Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau.+ Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.- Sau 1975, ASEAN cải thiện quan hệ với Đông Dƣơng,- Tuy nhiên, từ 1979 – 1989, quan hệ giữa hai nhóm nƣớc trở nên căng thẳng do vấn đềCampuchia.- Đến 1989, hai bên bắt đầu quá trình đối thoại, tình hình chính trị khu vực cải thiện căn bản.Thời kỳ này kinh tế ASEAN tăng trƣởng mạnh.- Sau khi phát triển thành 10 thành viên (1999), ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế,xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định để cùng phát triển. Năm 1992, lập khuvực mậu dịch tự do Đông nam Á (AFTA) rồi Diễn đàn khu vực (ARF), Diễn đàn hợp tác Á – Âu(ASEM), có sự tham gia của nhiều nước Á – Âu.3.Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập tổ chức này.a.Cơ hội:- Nền kinh tê Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực, đó là cơ hội đểnước ta vươn ra thế giới.-Tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nước ta vớicác nước trong khu vực.-Có điều kiện để tiếp thu những thành tựu khoa học- kĩ thuật tiên tến trên thế giới để phát triểnkinh tế.-Có điều kiện để tiếp thu, học hỏi trình độ quản lý của các nước trong khu vực.-Có điều kiện để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học- kĩ thuật, y tế, thể thao với các nướctrong khu vực.b.Thách thức.-Nếu không tận dụng được cơ hội để phát triển, thì nền kinh nước ta sẽ có nguy cơ tụt hậu hơnso với các nước trong khu vực.-Đó là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước.-Hội nhập nhưng dễ bị hòa tan, đánh mất bản sắc và truyền thống văn hóa của dân tộc.c.Thái độ. Bình tĩnh, không bỏ lỡ cơ hội. Cần ra sức học tập nắm vững khoa học-kĩ thuật.B. ẤN ĐỘDiện tích 3,3 triệu km2 ; dân số 1 tỷ 50 triệu ngƣời (2002)Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống Anh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ pháttriển mạnh mẽ.1. Cuộc đấu tranh giành độc lập.19/2/1946 hai vạn thuỷ binh Bom-bay khởi nghĩa đòi độc lập dân tộc, đƣợc sự hƣởng ứng củacác lực lƣợng dân chủ.Ngày 22.02, ở Bom-bay, 20 vạn công nhân, học sinh, sinh viên bãi công, tuần hành, mít-tinhchống Anh…lôi kéo quần chúng nổi dậy ở Can-cút-ta,Ma-đrát, Ka –ra-si.Ở nông thôn xung đột nông dân với địa chủ.2/1947, 40 vạn công nhân Calcutta bãi công.Trƣớc sức ép của phong trào, thực dân Anh phải nhƣợng bộ, trao quyền tự trị cho Ấn Độ. Theokế hoạch Mao-bát-tơn, Ấn Độ đƣợc chia thành 2 nƣớc: Ấn Độ (theo Ấn giáo), Pakistan (Hồigiáo).Không chấp nhậ quy chế tự trị, Đảng Quốc Đại lãnh đạo nhân dân Ấn Độ tiếp tục đấu tranh đòiđộc lập. 26/01/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nƣớc cộng hòa..2. Xây dựng đất nƣớc:1. a. Đối nội: đạt nhiều thành tựu:- Nông nghiệp: nhờ cuộc ”cách mạng xanh ”trong nông nghiệp từ giữa những năm 70, Ấn Độ đãtự túc đƣợc lƣơng thực và từ 1995 là nƣớc xuất khẩu gạo.- Công nghiệp: phát triển mạnh công nghiệp nặng, chế tạo máy, điện hạt nhân…, đứng thứ 10 thếgiới về công nghiệp.- Khoa học kỹ thuật, văn hóa – giáo dục: cuộc ”cách mạng chất xám ”đƣa Ấn Độ thành cƣờngquốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân và công nghệ vũ trụ (1974: chế tạo thànhcông bom nguyên tử, 1975: phóng vệ tinh nhân tạo…)b. Đối ngoại: luôn thực hiện chính sách hòa bình trung lập tích cực, ủng hộ phong trào giảiphóng dân tộc thế giới. Ngày 07.01.1972, Ấn Độ thiết lập quan hệ với Việt Nam CDCH.Bài 5: CÁC NƢỚC CHÂU PHI VÀ CHÂU MỸ LA-TINHI. CÁC NƢỚC CHÂU PHIDT: 30,3 tr km2, 800 triệu ngƣời (Năm 2000), gồm 55 quốc gia lớn nhỏ.1.Vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập.a. Sau chiến tranh thế giới thứ hai: phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi phát triểnmạnh trƣớc hết là ở Bắc Phi.Mở đầu là cuộc chính biến cách mạng của binh lính và sĩ quan yêu nƣớc Ai Cập (3/7/1952), lậtđổ vƣơng triều Pharuc, chỗ dựa của thực dân Anh, lập ra nƣớc Cộng hòa Ai Cập (18/6/1953).Tiếp theo là Libi (1952), An-giê-ri. (1954-1962)b. Nửa sau thập niên 50, hệ thống thuộc địa của thực dân ở châu Phi tan rã, nhiều quốc gia giànhđƣợc độc lập nhƣ: 1956 Tuy-ni-di, Ma-rốc, Xu-đăng, 1957 Ghana…1958 Ghi nê.Đặc biệt, năm 1960, là ”Năm châu Phi ” với 17 nƣớc đƣợc trao trả độc lập.c. Năm 1975, thắng lợi của cách mạng Ăng-gô-la và Mô-dăm-bích về cơ bản đã chấm dứt chủnghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng và hệ thống thuộc địa của Bồ Đào Nha bị tan rã.d. Từ 1975 đến nay:- Hoàn thành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ, giành độc lập dân tộc với sự ra đờicủa nƣớc Cộng hòa Dim-ba-bu-ê (1980) và Namibia (03/1990).- Tại Nam Phi, trƣớc áp lực đấu tranh của ngƣời da màu, tháng 11.1993, chế độ phân biệt chủngtộc (Apartheid) bị xóa bỏ. Trong cuộc bầu cử đa chủng tộc đầu tiên, ông Nen-xơn Man- đê -la(Nelson Mandela) trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của nƣớc Cộng hòa Nam Phi (1994).2. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội:Sau khi giành đƣợc độc lập, các nƣớc châu Phi đã thu đƣợc một số thành tựu kinh tế – xã hội.Tuy nhiên, nhiều nƣớc châu Phi vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định (đói nghèo,xung đột, nội chiến, bệnh tật, mù chữ, bùng nổ dân số, nợ nƣớc ngoài…).II. CÁC NƢỚC MỸ LATINHGồm 33 nƣớc. 20,5 triệu km2, 517 triệu dân (2000), giàu nông –lâm sản và khoáng sản.1. Vài nét về quá trình đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc.Đầu thế kỷ XX đã giành độc lập từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nhƣng sau đó lệ thuộc MỹSau Chiến tranh thế giới thứ hai là ”sân sau ”, là thuộc địa kiểu mới của Mỹ.Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mỹ bùng nổ vàphát triển. Tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cu Ba:* Tại Cu ba:+ Tháng 3/1952, Mỹ giúp Ba-ti-xta lập chế độ độc tài quân sự, xóa bỏ Hiến pháp 1940, cấm cácđảng phái chính trị hoạt động, bắt giam và tàn sát nhiều người yêu nước…+ Nhân dân Cu Ba đấu tranh chống chế độ độc tài Ba-ti-xta dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Caxtơ-rô. Ngày1/1/1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ, nước Cộng hòa Cu Ba thành lập.+ Sau khi cách mạng thành công, Cu ba tiến hành cải cách dân chủ.+ 1961 tiến hành Cách mạng XHCN và xây dựng chủ nghĩa xã hội.+ Với sự nỗ lực của nhân dân và sự giúp đỡ của các nƣớc xã hội chủ nhĩa đạt nhiều thành tựunhƣ xây dựng công nghiệp với cơ cấu ngành hợp lý, nông nghiệp đa dạng, đạt thành tựu cao vềvăn hóa, giáo dục, y tế, thể thao….* Các nƣớc khácTháng 8/1961, Mỹ lập tổ chức Liên minh vì tiến bộ lôi kéo các nƣớc Mỹ La-tinh nhằm ngăn chặnảnh hƣởng của Cu Ba.Từ thập niên 60 -70, phong trào đấu tranh chống Mỹ và chế độ độc tài thân Mỹ giành độc lậpphát triển mạnh giành nhiều thắng lợi.+1964-1999 Panama đấu tranh và thu hồi chủ quyền kênh đào Panama+ 1962: Gia mai ca, Triniđát & Tôbagô.+ 1966: là Guyana, Bácbađốt+ 1983 có 13 nƣớc độc lập ở CaribêVới nhiều hình thức: bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân, đấu tranh nghị trƣờng, đấutranh vũ trang…., biến châu lục này thành ”lục địa bùng cháy ”(tiêu biểu là phong trào đấu tranhvũ trang ở Vê-nê-xu-ê-la, Pê-ru…).2. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội:Sau khi khôi phục độc lập, các nƣớc Mỹ La-tinh đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng khích lệ, nhiềunƣớc trở thành những nƣớc công nghiệp mới (NIC) nhƣ Brazil, Argentina, Mehico.CHƢƠNG IV. Bài 6: NƢỚC MỸI. NƢỚC MỸ TỪ NĂM 1945 ĐẾN 1973.1. Kinh tế:Sau CTTG II, kinh tế Mỹ phát triển mạnh: công nghiệp chiếm 56,5% tổng sản lƣợng côngnghiệp thế giới; nông nghiệp gấp hai lần 5 nƣớc Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Nhật cộng lại;nắm 50% số lƣợng tàu bè đi lại trên biển, ¾ dự trữ vàng thế giới, chiếm 40% tổng sản phẩm kinhtế thế giới…Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mỹ là trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới.* Nguyên nhân:Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao, năng động,sáng tạo.Lợi dụng chiến tranh để làm giàu từ bán vũ khí.Áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng KHKT để nâng cao năng suất, hạ giáthành sản phẩm, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất…Trình độ tập trung tƣ bản và sản xuất cao, cạnh tranh có hiệu quả ở trong và ngoài nƣớc.Các chính sách và hoạt động điều tiết của nhà nƣớc có hiệu quả.2. Khoa học- kỹ thuật:Mỹ là nƣớc khởi đầu và đạt nhiều thành tựu cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật hiện đại: đi đầutrong lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động); vật liệu mới(polyme, vật liệu tổng hợp); năng lượng mới (nguyên tử, nhiệt hạch); sản xuất vũ khí, chinh phụcvũ trụ, ”cách mạng xanh ”trong nông nghiệp…Thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển, ảnh hƣởng lớn đến thế giới.3. Về đối ngoại:Dựa vào sức mạnh quân sự, kinh tế để triển khai chiến lƣợc toàn cầu với tham vọng làm bá chủthế giới.Tháng 3/1947, trong diễn văn đọc trƣớc Quốc hội Mỹ, Tổng thống Truman công khai tuyênbố: ”Sứ mệnh lãnh đạo thế giới tự do chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản ”.* Mục tiêu của: ”Chiến lƣợc toàn cầu ”:+ Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn CNXH.+ Đàn áp phong trào GPDT, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào chống chiếntranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.+ Khống chế, chi phối các nƣớc đồng minh.Khởi xƣớng cuộc ”Chiến tranh lạnh ”, dẫn đến tình trạng đối đầu căng thẳng và nguy hiểm vớiLiên Xô, gây ra hàng loạt cuộc chiến tranh xâm lƣợc, bạo loạn, lật đổ… trên thế giới (Việt Nam,Cu Ba, Trung Đông…).Tháng 2-1972 TT Níchxơn thăm Trung Quôc, năm 1979 thiết lập quan hệ Mỹ – Trung Quốc;tháng 5-1972 thăm Liên Xô.II. NƢỚC MỸ TỪ NĂM 1973 – 1991.1973 – 1982: khủng hoảng và suy thoái kéo dài (1976, lạm phát 40%).Từ 1983, kinh tế Mỹ phục hồi và phát triển. Tuy vẫn đứng đầu thế giới về kinh tế – tài chínhnhƣng tỷ trọng kinh tế Mỹ trong nền kinh tế thế giới giảm sút (cuối 1980, chỉ chiếm 23% tổngsản phẩm kinh tế thế giới).KH-KT tiếp tục phát triển nhƣng ngày càng bị cạnh tranh ráo riết bởi Tây Âu, Nhật Bản.Chính trị không ổn định, nhiều vụ bê bối chính trị xảy ra (Irangate – 1985), Watergate…Mỹ ký Hiệp định Pari 1973, rút quân khỏi Việt Nam.Tiếp tục triển khai ”chiến lƣợc toàn cầu ”vàtheo đuổi chiến tranh lạnh. Học thuyết Ri-gân (Reagan) và chiến lƣợc ”Đối đầu trực tiếp ”chủtrƣơng tăng cƣờng chạy đua vũ trang, can thiệp vào các địa bàn chiến lƣợc và điểm nóng thếgiới.Giữa thập niên 80, xu thế hòa hoãn ngày càng chiếm ƣu thế trên thế giới.Tháng 12/1989, Mỹ – Xô chính thức tuyên bố kết thúc ”chiến tranh lạnh ”nhƣng Mỹ và các đồngminh vẫn tác động vào cuộc khủng hoảng dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu.III. NƢỚC MỸ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000.1. Kinh tế, khoa học –kỹ thuật và văn hóa.Thập niên 90, kinh tế suy thoái ngắn nhƣng vẫn đứng đầu thế giới.Tổng thống Clinton (1993-2001) cầm quyền, kinh tế Mỹ phục hồi và phát triển trở lại. Kinh tếMỹ vẫn đứng đầu thế giới: GNP là 9873 tỷ USD, GNP đầu ngƣời là 36.487 USD, chiếm 25% giátrị tổng sản phẩm thế giới, chi phối nhiều tổ chức kinh tế – tài chính quốc tế nhƣ WTO, INF, G7,WB…KH-KT: phát triển mạnh, nắm 1/3 lƣợng bản quyền phát minh sáng chế của toàn thế giới (đếnnăm 2003, Mỹ đạt 286/755 giải Nobel khoa học).Đạt nhiều thành tựu văn hóa đáng chú ý: Giải Osca (điện ảnh), Grammy (âm nhạc), 11 giảiNobel văn chƣơng (thứ hai thế giới sau Pháp)2. Chính trị và đối ngoại.Thập niên 90, chính quyền B.Clinton thực hiện chiến lƣợc ”Cam kết và mở rộng ”:+ Bảo đảm an ninh của Mỹ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.+ Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mỹ.+ Sử dụng khẩu hiệu ”Thúc đẩy dân chủ ”để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.Sau khi:Chiến tranh lạnh: kết thúc, trật tự hai cực I-an-ta (Yalta) sụp đổ, Mỹ có tham vọng chiphối và lãnh đạo toàn thế giới nhƣng chƣa thể thực hiện đƣợc.Với sức mạnh kinh tế, khoa học – kỹ thuật Mỹ thiết lập trật tự thế giới ”đơn cực ”, nhƣng thếgiới không chấp nhậnVụ khủng bố ngày 11-09 -2001 cho thấy bản thân nƣớc Mỹ cũng rất dễ bị tổn thƣơng và chủnghĩa khủng bố làm cho Mỹ thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại ở thế kỷ XXI.Bài 7. TÂY ÂUI. TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1950.1. Về kinh tế:Sau chiến tranh thế giới thứ hai Tây Âu bị tổn thất nặng, nhiều thành phố, nhà máy bị tàn phánên sản xuất bị suy giảm.Từ 1945-1950 Tây Âu nhận viện trợ Mỹ qua ”Kế hoạch Mác–san ”, nên kinh tế phục hồi và lệthuộc Mỹ.2. Về chính trị:- Ƣu tiên hàng đầu là củng cố chính quyền của giai cấp tƣ sản, ổn định tình hình chính trị – xãhội, hàn gắn vết thƣơng chiến tranh, phục hồi nền kinh tế, liên minh chặt chẽ với Mỹ đồng thờitìm cách trở lại thuộc địa của mình.- Từ 1945 – 1950, cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng của khối XHCNĐông Âu mới hình thành.Thí dụ:+ GCTS gạt những người công sản ra khỏi chính phủ – Pháp, Anh, Ý.+ Tây Âu gia nhập khối Quân sự Bắc Đại Tây Dương –NATO- do Mỹ đứng đầu.+ Pháp xâm lược trở lại Đông Dương, Anh trở lại Miến Điện và Mã lai; Hà lan trở lạiInđônêxia.II. TÂY ÂU TỪ 1950 ĐẾN NĂM 1973.1. Về đối nội.Kinh tế.Từ 1950 – 1970, kinh tế Tây Âu phát triển nhanh chóng. (Đức trở thành cường quôccông nghiệp thứ ba thế giới, Anh thứ tư và Pháp thứ năm )Đến đầu thập niên 70, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới vớitrình độ KH-KT cao.Nguyên nhân: + Sự nỗ lực của nhân dân lao động.+ Áp dụng thành công những thành tựu KH-KT để nâng cao chất lƣợng, hạ giá thành sản phẩm.+ Vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nƣớc có hiệu quả.+ Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài nhƣ: viện trợ Mỹ; nguồn nguyên liệu rẻ của các nƣớc thếgiới thứ ba, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ EC…2. Về đối ngoại:Một mặt liên minh chặt chẽ với Mỹ(Anh, Đức, Ý ), mặt khác cố gắng đa phƣơng hóa quan hệ đốingoại (Pháp, Thụy Điển, Phần Lan ).- Chính phủ Anh ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lƣợc của Mỹ ở Việt Nam, ủng hộ Israel chống Ảrập, CHLB Đức gia nhập NATO (5/1955)…- Pháp phản đối trang bị vũ khí hạt nhân cho CHLB Đức, chú ý phát triển quan hệ với Liên Xôvà các nƣớc XHCN khác, rút khỏi Bộ chỉ huy NATO và buộc Mỹ rút các căn cứ quân sự… rakhỏi đất Pháp.- Pháp, Thụy Điển, Phần Lan đều phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.- 1950 – 1973: chủ nghĩa thực dân cũ của Anh, Pháp, Hà Lan, Bồ Đào Nna … cũng sụp đổ trênphạm vi toàn thế giới.III. TÂY ÂU TỪ NĂM 1973 ĐẾN NĂM 19911. Kinh tế:Từ 1973 đến đầu thập niên 90: khủng hoảng, suy thoái và không ổn định (tăng trƣởng kinh tếgiảm, lạm phát, thất nghiệp tăng),Gặp sự cạnh tranh quyết liệt từ Mỹ, Nhật, các nƣớc công nghiệp mới (NIC). Quá trình nhất thểhóa Tây Âu gặp nhiều khó khăn2. Đối ngoại:- 11/1972: ký Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa hai nƣớc Đức làm quan hệ hai nƣớc hòadịu; 1989, ”Bức tường Berlin ”bị xóa bỏ và nƣớc Đức thống nhất (3.10.1990)- Ký Định ƣớc Helsinki về an ninh và hợp tác châu Âu (1975).IV. TÂY ÂU TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 20001. Về kinh tế: Từ 1994, phục hồi và phát triển trở lại, Tây Âu vẫn là một trong ba trung tâm kinhtế-tài chính lớn nhất thế giới (GNP chiếm 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp thế giới tƣ bản).2. Về chính trị và đối ngoại:- Cơ bản là ổn định.- Có sự điều chỉnh quan trong trong bối cảnh ”Chiến tranh lạnh ”kết thúc, ”trật tự hai cực Ianta ”tan rã.- Nếu nhƣ Anh vẫn duy trì liên minh chặt chẽ với Mỹ thì Pháp và Đức đã trở thành những đốitrọng đáng chú ý với Mỹ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng.- Mở rộng quan hệ với các nƣớc đang phát triển ở Á, Phi, Mỹ La-tinh, các nƣớc thuộc Đông Âuvà SNG.V. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU).1. Thành lập:Ngày 18/04/1951, 6 nƣớc Tây Âu (Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Luc-xăm bua(Lucxemburg) thành lập ”Cộng đồng than – thép châu Âu ”(ECSC).Ngày 25/03/1957, sáu nƣớc ký Hiệp ƣớc Roma thành lập ”Cộng đồng năng lƣợng nguyên tửchâu Âu ”(EURATOM) và ”Cộng đồng kinh tế châu Âu ”(EEC).Ngày 1/7/1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành ”Cộng đồng châu Âu ”(EC)07/12/1991: Hiệp ƣớc Ma-a-xtrish đƣợc ký kết, khẳng định một tiến trình hình thành một Liênbang châu Âu mới vào năm 2000 với đồng tiền chung, ngân hàng chung…1/1/1993: EEC thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nƣớc thành viên.1994, kết nạp thêm 3 thành viên mới là Áo, Phần Lan, Thụy Điển.01/05/2004, kết nạp thêm 10 nước thành viên Đông Âu, nâng tổng số thành viên lên 25.2. Mục tiêu: Liên minh chặt chẽ về kinh tế, tiền tệ và chính trị (xác định luật công dân châu Âu,chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hiến pháp chung…)3. Hoạt động:- Tháng 6/1979: bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên.- Tháng 3/1995: hủy bỏ việc kiểm soát đi lại của công dân EU qua biên giới của nhau.- 01/01/1999, đồng tiền chung châu Âu đƣợc đƣa vào sử dụng, đồng EURO.- Hiện nay là liên minh kinh tế – chính trị lớn nhất hành tinh, chiếm ¼ GDP của thế giới.- 1990, quan hệ Việt Nam – EU đƣợc thiết lập và phát triển trên cơ sở hợp tác toàn diện.- Tháng 7-1995 EU và VN kỳ Hiệp Định hợp tác toàn diện.Bài 8. NHẬT BẢNI. NHẬT BẢN từ 1945 – 1952CTTG thứ hai để lại cho Nhật Bản những hậu quả nặng nề (gần 3 triệu người chết và mất tích,kinh tế bị tàn phá, 13 triệu người thất nghiệp, đói rét…), bị Mỹ chiếm đóng dƣới danh nghĩaĐồng minh (1945 – 1952).*Về chính trị:Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) thi hành các biện pháp:+ Loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật, xét xử tội phạm chiến tranh.+ Giải tán các đảng phái quân phiệt.+ 3-5-1947, ban hành Hiến pháp mới quy định Nhật là nước quân chủ lập hiến nhưng thực tếlà chế độ dân chủ đại nghị tƣ sản.+ Nhật cam kết từ bỏ việc tiến hành chiến tranh, không dùng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trongquan hệ quốc tế.+Không duy trì quân đội thường trực, chỉ có lực lượng Phòng vệ dân sự bảo đảm an ninh, trật tựtrong nƣớc.Không mang quân đội ra nƣớc ngoài* Về kinh tế: SCAP tiến hành 3 cải cách lớn:- Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, giải tán các tập đoàn lũng đoạn ”Dai-bát-xƣ ”.- Cải cách ruộng đất, hạn chế ruộng địa chủ, đem bán cho nông dân.- Dân chủ hóa lao động.Từ năm 1950 – 1951: Nhật khôi phục kinh tế.Chính sách đối ngoại:- Liên minh chặt chẽ với MỸ, ký Hiệp ước hòa bình Xan Phơranxicô (9-1951).- 8-9-1951 ký Hiệp Ước An ninh Mỹ-Nhật:chấp nhận Mỹ bảo hộ, cho Mỹ đóng quân và xâydựng căn cứ quân sự trên đất Nhật.II. NHẬT BẢN TỪ 1952 – 19731. Kinh tế, Khoa học -kỹ thuậta. Kinh tế1952 – 1960: phát triển nhanh.1960 – 1970 phát triển thần kỳ (tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,8%/ năm). Năm 1968, vƣơnlên hàng thứ hai thế giới tƣ bản sau Mỹ (tổng sản phẩm quôc dân là 183 tỷ USD..Đầu những năm 70, Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính thế giới cùng vớiMỹ và Tây Âu. Thế giới gọi đó là ”Sự thần ký Nhật Bản ”b. Khoa học- kỹ thuật:Rất coi trọng giáo dục và khoa học- kỹ thuật, mua bằng phát minh sáng chếPhát triển khoa học – công nghệ chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng (đóng tàuchở dầu 1 triệu tấn, xây đường hầm dưới biển dài 53,8 km nối Honsu và Hokaido, cầu đường bộdài 9,4 km…)* Nguyên nhân phát triển:- Con ngƣời là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.- Vai trò lãnh đạo, quản lý của nhà nƣớc Nhật.- Các công ty Nhật có sức mạnh và tính cạnh tranh cao.- Áp dụng thành công những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chấtlƣợng, hạ giá thành sản phẩm.- Chi phí quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung đầu tƣ vốn cho kinh tế.- Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển (viện trợ Mỹ, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam…)* Hạn chế:- Lãnh thổ hẹp, dân đông, nghèo tài nguyên, thƣờng xảy ra thiên tai, phải phụ thuộc vào nguồnnguyên nhiên liệu nhập từ bên ngoài.- Cơ cấu giữa các vùng kinh tế, giữa công – nông nghiệp mất cân đối.- Chịu sự cạnh tranh gay gắt của Mỹ, Tây Âu, NICs, Trung Quốc…- Chƣa giải quyết đƣợc những mâu thuẫn cơ bản nằm trong bản thân nền kinh tế TBCN.2. Chính trị: từ 1955 đến 1993- Liên minh chặt chẽ với Mỹ, đứng về phía Mỹ trong chiến tranh Việt nam.Năm 1956 bình thƣờng hóa với Liên xô, tham gia Liên Hiệp Quôc.III. NHẬT BẢN TỪ 1973 – 19911. Kinh tế:Từ 1973, do tác động khủng hoảng năng lƣợng, kinh tế Nhật thƣờng khủng hoảng và suy thoáingắn.Từ nửa sau 1980, Nhật vƣơn lên trở thành siêu cƣờng tài chính số một thế giới với dự trữ vàngvà ngoại tệ gấp 3 lần Mỹ, gấp 1,5 lần CHLB Đức, trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới.2. Đối ngoại:”Học thuyết Phu-cƣ-đa ”(1977) và ”Học thuyết Kai-phu ”(1991) chủ trƣơng tăng cƣờng quanhệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nƣớc Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam 21-9-1973.IV. NHẬT BẢN TỪ 1991 – 2000.1. Kinh tế: vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới (năm 2000, GNP là4895 tỷ USD, GDP bình quân là 38.690 USD).2. Khoa học- kỹ thuật: phát triển ở trình độ cao. Năm 1992, phóng 49 vệ tinh nhân tạo, hợp tácvới Mỹ, Nga trong các chƣơng trình vũ trụ quốc tế.3. Văn hóa: là nƣớc phát triển cao nhƣng vẫn giữ đƣợc bản sắc văn hóa của mình, kết hợp hàihòa giữa truyền thống và hiện đại.4. Chính trị:5. Đối ngoại:Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mỹ. 4-1996 Mỹ -Nhật, kéo dài vĩnh viễn Hiệp Ƣớc An ninh MỹNhật.Học thuyết ”Mi-y-da-oa ”và ”Ha-si-mô-tô ”coi trọng quan hệ với Tây Âu, mở rộng đối ngoạitrên phạm vi toàn cầu, đặc biệt với Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.Từ đầu những năm 90, Nhật nỗ lực vƣơn lên thành một cƣờng quốc chính trị để tƣơng xứng vớivị thế siêu cƣờng kinh tế.Ngày 8 – 9 – 1951, Nhật kí với Mĩ ”Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật ”, chấp nhận đặt Nhật Bản dưới”ô bảo vệ hạt nhân ”của Mĩ và để quân đội Mĩ xây dựng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật.CHƢƠNG V. Bài 9: QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG VÀ SAU THỜI KỲ ”CHIẾN TRANHLẠNH ”Sau thế chiến II, ”Chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường là Liên xô và Mỹ, chi phối các quan hệquốc tế.I. MÂU THUẪN ĐÔNG – TÂY VÀ SỰ KHỞI ĐẦU CỦA ”CHIẾN TRANH LẠNH ”.1. Nguồn gốc mâu thuẫn Đông – Tây:Sau chiến tranh quan hệ Xô – Mỹ chuyển từ liên minh chống phát xít sang thế đối đầu và tìnhtrạng ”chiến tranh lạnh ”.* Nguyên nhân: do sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lƣợc.Liên Xô: chủ trƣơng duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xãhội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.Mỹ: + Chống phá Liên Xô và phe XHCN, chống phong trào cách mạng, mƣu đồ làm bá chủ thếgiới.+ Lo ngại trƣớc ảnh hƣởng to lớn của Liên Xô và Đông Âu, sự thắng lợi của CHND TrungQuốc, CNXH đã trở thành hệ thống thế giới từ Âu sang Á.+ Sau CTTG II, là nƣớc tƣ bản giàu mạnh nhất, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử, tự cho mình cóquyền lãnh đạo thế giới.2. Diễn biến ”chiến tranh lạnh ”:a. Khởi đầu: 12-03-1947, Tổng thống Tru-man gửi thông điệp tới Quốc hội Mỹ khẳng định: sựtồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nƣớc Mỹ và đề nghị viện trợ cho Hy Lạp và Thổ NhĩKỳ, biến hai nƣớc này thành căn cứ tiền phƣơng chống Liên Xô.Học thuyết Tru-man:+ Củng cố chính quyền phản động và đẩy lùi phong trào đấu tranh ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. +Biến hai nƣớc này thành tiền đồn chống Liên Xô và Đông Âu.,b. ”Kế hoạch Marshall ”(Mác san ) (06.1947):+ Viện trợ 17 tỷ đô la giúp Tây Âu khôi phục kinh tế,+ ”Kế hoạch Marshall ”của Mỹ đã tạo nên sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nƣớc TâyÂu TBCN và các nƣớc Đông Âu XHCN.c. Thành lập Tổ chức Hiệp ƣớc Bắc Đại Tây Dƣơng (NATO)ngày 4-4-1949, là liên minh quânsự lớn nhất của các nƣớc tƣ bản phƣơng Tây do Mỹ đứng đầu chống Liên Xô và các nƣớcXHCN Đông Âu.Tháng 1-1949 Liên xô và Đông Âu thành lập Hội đồng tƣơng trợ kinh tế (SEV)Tháng 5-1955 thành lập Tổ chức Hiệp ƣớcVác-xa-va (Varsava), một liên minh chính trị – quânsự mang tính chất phòng thủ của các nƣớc XHCN châu Âu.* Nhƣ vậy:sự ra đời của NATO, Vácxava, kế hoạch Mac –san, khối SEV đã đánh dấu sự xác lậpcục diện hai cực, hai phe. ”Chiến tranh lạnh ” đã bao trùm toàn thế giới.II. SỰ ĐỐI ĐẦU ĐÔNG – TÂY VÀ NHỮNG CUỘC CHIẾN TRANH CỤC BỘ ÁC LIỆT.III. XU THẾ HÒA HOÃN ĐÔNG TÂY VÀ ”CHIẾN TRANH LẠNH ” CHẤM DỨT.1. Những biểu hiện của xu thế hòa hoàn Đông – Tây.Đầu những năm 70, xu hƣớng hòa hoãn Đông – Tây xuất hiện với những cuộc thƣơng lƣợng Xô– Mỹ.Ngày 9/11/1972, hai nƣớc Đông và Tây Đức ký kết tại Bon Hiệp định về những cơ sở quan hệgiữa Đông Đức và Tây Đức làm tình hình châu Âu bớt căng thẳng.1972, Xô – Mỹ thỏa thuận hạn chế vũ khí chiến lƣợc, ký Hiệp ước ABM (Hiệp ước Chống tênlửa đạn đạo), SALT-1 (Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược), đánh dấu sự hình thànhthế cân bằng về quân sự và vũ khí hạt nhân chiến lƣợc giữa hai cƣờng quốc.Tháng 8/1975, 35 nƣớc châu Âu và Mỹ, Canađa đã ký Định ƣớc Hen-xin-ki, khẳng định quanhệ giữa các quốc gia và sự hợp tác giữa các nƣớc, tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liênquan đến hòa bình, an ninh ở châu lục này.Từ 1985, nguyên thủ Xô – Mỹ tăng cƣờng gặp gỡ, ký kết nhiều văn kiện hợp tác kinh tế –KHKT, trọng tâm là thuận thủ tiêu tên lửa tầm trung châu Âu (INF), cắt giảm vũ khí chiến lƣợcvà hạn chế chạy đua vũ trang.2. Chiến tranh lạnh kết thúcTháng 12/1989, tại Man–ta (Malta- Địa Trung Hải ), Xô – Mỹ tuyên bố chấm dứt ”Chiến tranhlạnh ”để ổn định và củng cố vị thế của mình.* Nguyên nhân khiến Xô – Mỹ kết thúc ”chiến tranh lạnh ”:Cả hai nƣớc đều quá tốn kém và suy giảm “thế mạnh” nhiều mặt.Đức, Nhật Bản, Tây Âu vƣơn lên mạnh, trở thành đối thủ cạnh tranh gay gắt với Mỹ.Liên Xô lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng. Xô –Mỹ thoát khỏi thế đối đầu để ổn định vàcủng cố vị thế của mình.* Ý nghĩa: Chiến tranh lạnh chấm dứt mở ra chiều hƣớng giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp,xung đột ở nhiều khu vực: Afganistan, Campuchia, Namibia…IV. THẾ GIỚI SAU ”CHIẾN TRANH LẠNH ”.Từ 1989 – 1991, chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu tan rã.Ngày 28/6/1991, khối SEV giải thể01/07/1991, Tổ chức Varsava chấm dứt hoạt động.Trật tự ”hai cực ” Yalta sụp đổ, phạm vi ảnh hƣởng của Liên Xô ở châu Âu và châu Á mất đi,ảnh hƣởng của Mỹ cũng bị thu hẹp ở nhiều nơi.Từ 1991, tình hình thế giới có nhiều thay đổi to lớn và phức tạp:+ Trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ. Một trật tự thế giới đang dần dần hình thành theo xu hƣớng đacực.+ Các quốc gia tập trung phát triển kinh tế.+ Mỹ đang ra sức thiết lập một trật tự thế giới ”đơn cực” để làm bá chủ thế giới, nhƣng khôngthực hiện đƣợc.+ Sau ”chiến tranh lạnh”, nhiều khu vực thế giới không ổn định, nội chiến, xung đột quân sự kéodài (Ban-căng, châu Phi, Trung Á).Sang thế kỷ XXI, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đang diễn ra thì vụ khủng bố 11/09/2001ở nƣớc Mỹ đã đặt các quốc gia, dân tộc đứng trƣớc những thách thức của chủ nghĩa khủngbố với những nguy cơ khó lƣờng, gây ra những tác động to lớn, phức tạp với tình hình chính trịthế giới và trong quan hệ quốc tế.Ngày nay, các quốc gia dân tộc vừa có những thời cơ phát triển thuận lợi, đồng thời vừa phải đốimặt với những thách thức vô cùng gay gắt.CHƢƠNG VI. Bài 10: CÁCH MẠNG KHOA HỌC- CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦUHÓA NỬA SAU THẾ KỶ XXI. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.1. Nguồn gốc và đặc điểm:a. Nguồn gốc:Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càngcao của con ngƣời.Do sự bùng nổ dân số, sự vơi cạn tài nguyên thiên nhiên, do nhu cầu của chiến tranh…Cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật lần thứ nhất là tiền đề thúc đẩy cách mạng khoa học- kỹthuật lần II và cách mạng khoa học – công nghệ bùng nổ.b. Đặc điểm:- Khoa học- kỹ thuật trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp.- Mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.- Khoa học gắn liền với kỹ thuật, đi trƣớc mở đƣờng cho kỹ thuật.- Kỹ thuật lại đi trƣớc mở đƣờng cho sản xuất.- Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất, là nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật vàcông nghệ.2. Tác động:* Tích cực:Tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của con ngƣời.Thay đổi cơ cấu dân cƣ, chất lƣợng nguồn nhân lực, đòi hỏi mới về giáo dục, đào tạo.Thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa.* Tiêu cực: ô nhiễm môi trƣờng, tai nạn lao động và giao thông, các dịch bệnh mới, chế tạo vũkhí hủy diệt đe dọa sự sống trên hành tinh.II. XU THẾ TOÀN CẦU HÓA VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ.1. Xu thế toàn cầu hóa từ sau chiến tranh lạnh:a. Bản chất: Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hƣởngtác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.b. Biểu hiện của toàn cầu hóa:Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thƣơng mại quốc tế. (giá trị trao đổi tăng lên 12 lần )Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. Giá trị trao đổi tƣơng đƣơng ¾giá trị thƣơng mại toàn cầu.Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn, nhất là công ty khoa học- kỹthuậtSự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thƣơng mại, tài chính quốc tế và khu vực (EU, IMF,WTO, APEC, ASEM…) => Là xu thế khách quan không thể đảo ngƣợc.c. Ảnh hƣởng của xu thế toàn cầu hóa:* Tích cực:Thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển và xã hội hóa của lực lƣợng sản xuất, đƣa lại sự tăng trƣởngcao (nửa đầu thế kỷ XX, GDP thế giới tăng 2,7 lần, nửa cuối thế kỷ tăng 5,2 lần).Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi cải cách sâu rộng để nâng cao tính cạnh tranh vàhiệu quả của nền kinh tế.* Tiêu cực: Đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo và bất công xã hộiLàm cho mọi mặt của cuộc sống con ngƣời kém an toàn, tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộcvà độc lập tự chủ của các quốc gia.Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, cơ hội lớn cho các nƣớc phát triển mạnh, đồng thời cũng tạo ranhững thách thức lớn đối với các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam, là nếu bỏ lỡ thờicơ sẽ tụt hậu nguy hiểm.Bài 11: TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ 1945 ĐẾN NĂM 2000I. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU NĂM 19451. Sự xác lập của trật tự hai cực Yalta do Xô-Mỹ đứng đầu đã chi phối nền chính trị thế giới.2. CNXH đã vƣợt khỏi phạm vi một nƣớc và trở thành một hệ thống thế giới.3. Sự phát triển mạnh của phong trào GPDT ở Á, Phi, Mỹ La-tinh, các nƣớc này tích cực thamgia và giữ vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới, góp phần làm thay đổi căn bản hệthống thế giới. Sau khi giành độc lập đã đạt nhiều thành tựu về kinh tế xã hội, tuy nhiên vẫn cònxung đột.4. Hệ thống đế quốc chủ nghĩa có chuyển biến:+ Mỹ vƣơn lên là nƣớc đế quốc giàu mạnh, và mƣu đồ làm bá chủ thế giới, nhƣng đã chịu nhiềuthất bại nhƣ ở chiến tranh Việt Nam, Cu Ba, Triều Tiên.+ Nhờ có sự tự điều chỉnh kịp thời, từ đó kinh tế các nƣớc tƣ bản tăng trƣởng liên tục, nhƣ Nhật,Đức, và hình thành trung tâm kinh tế lớn của thế giới (EU).+ Dƣới tác động của cách mạng khoa học- kỹ thuật, sự phát triển mạnh của lực lƣợng sản xuất,dẫn đến sự liên kết kinh tế khu vực (EU). Mỹ, EU và Nhật Bản là ba trung tâm kinh tế lớn củathế giới.5. Nổi bật nhất là sự đối đầu giữa hai siêu cƣờng dẫn đến tình trạng ”Chiến tranh lạnh ” kéo dàinhiều thập kỷ. Ở nhiều nơi diễn ra chiến tranh cục bộ (Đông Nam Á, Trung Đông). Chiến tranhlạnh chấm dứt, chuyển sang xu thế hòa dịu, đối thoại, hợp tác phát triển, tuy nhiên vẫn còn xungđột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ.6. Cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật, khoa học – công nghệ bắt đầu từ Mỹ và đã lan nhanh ratoàn thế giới, khoa học- kỹ thuật trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp, xu thế toàn cầu hóa lannhanh ra toàn thế giới, đòi hỏi các quốc gia phải có lời giải đáp, thích ứng để kịp thời, khônngoan nắm bắt thời cơ, tránh việc bỏ lỡ cơ hội và tụt hậu.II. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI NGÀY NAY.1. Các nƣớc ra sức điều chỉnh chiến lƣợc phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm và mở rộng hợptác.2. Quan hệ theo hƣớng đối thoại, thỏa hiệp, với đặc điểm nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnhtranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế…3. Ở nhiều khu vực lại bùng nổ các cuộc nội chiến và xung đột, thế giới bị đe dọa bởi chủ nghĩaly khai, khủng bố.4. Toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế tất yếu. Các quốc gia dân tộc đang đứng trƣớc thời cơthuận lợi và thách thức gay gắt để vƣơn lên.PHẦN II: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1919 – 2000Bài 12. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 – 1925I. NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, Xà HỘI Ở VIỆT NAM SAUCHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT.1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.a. Hoàn cảnh:- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nƣớc thắng trận phân chia lại thế giới, hình thành hệthống Véc xai – Oasingtơn (Versailles – Washington.)- Hậu quả chiến tranh làm các cƣờng quốc tƣ bản châu Âu gặp khó khăn, nƣớc Pháp bị thiệt hạinặng.- Cách mạng tháng Mƣời Nga thắng lợi, Nga Xô viết đƣợc thành lập, Quốc tế cộng sản ra đời.- Tình hình trên tác động mạnh đến Việt Nam.b. Chính sách khai thác thuộc địa lần hai của Pháp:Ở Đông Dƣơng, chủ yếu là Việt Nam, Pháp thực hiện khai thác thuộc địa lần hai, từ sau chiếntranh thế giới thứ nhất đến trƣớc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933.)* Kinh tế: Pháp đầu tƣ mạnh với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam, từ1924 – 1929, số vốn đầu tƣ khoảng 4 tỉ phrăng.+ Nông nghiệp: đầu tƣ nhiều nhất, mở rộng diện tích đồn điền cao su, nhiều công ty cao su đƣợcthành lập (Đất đỏ, Mi-sơ-lanh…)+ Công nghiệp: đặc biệt là khai thác mỏ than, mở mang các ngành dệt, muối, xay xát…,+ Thƣơng nghiêp: ngoại thƣơng phát triển, giao lƣu buôn bán nội địa đƣợc đẩy mạnh.+ Giao thông vận tải: phát triển, mở rộng để phục vụ công cuộc khai thác.+ Ngân hàng Đông Dƣơng: nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dƣơng, phát hành giấy bạc và chovay lãi.+ Tăng thu thuế: ngân sách Đông Dƣơng thu năm 1930 tăng gấp 3 lần so với 1912.2. Chính sách chính trị,văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp.a. Chính trị: Pháp tăng cƣờng chính sách cai trị và khai thác thuộc địa. Bộ máy đàn áp, cảnh sát,mật thám, nhà tù hoạt động ráo riết. Ngoài ra còn cải cách chính trị – hành chính: đƣa thêm ngƣờiViệt vào làm các công sở, lập Viện dân biểu….b. Văn hoá giáo dục:Hệ thống giáo dục Pháp – Việt đƣợc mở rộng. Cơ sở xuất bản, in ấn ngày càng nhiều, ƣu tiênxuất bản các sách báo cổ vũ chủ trƣơng ”Pháp – Việt đề huề ”.Các trào lƣu tƣ tƣởng, khoa học-kỹ thuật, văn hoá, nghệ thuật phƣơng Tây vào Việt Nam, tạo rasự chuyển mới về nội dung, phƣơng pháp tƣ duy sáng tác. Các yếu tố văn hoá truyền thống, vănhoá mới tiến bộ và ngoại lai nô dịch cùng tồn tại, đan xen, đấu tranh với nhau.3. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp ở Việt Nam.a. Những chuyển biến mới về kinh tế:Kinh tế của tƣ bản Pháp ở Đông Dƣơng phát triển mới, đầu tƣ các nhân tố kỹ thuật và nhân lựcsản xuất, song rất hạn chế.Kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối, sự chuyển biến chỉ mang tính chất cục bộ ở một số vùng, phổbiến vẫn lạc hậu.Đông Dƣơng là thị trƣờng độc chiếm của tƣ bản Pháp.b. Sự chuyển biến mới về giai cấp ở Việt Nam.Giai cấp địa chủ phong kiến: tiếp tục phân hóa, một bộ phận trung, tiểu địa chủ có tham giaphong trào dân tộc chống Pháp và tay sai.Giai cấp nông dân: bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, phá sản không lối thoát. Mâuthuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc phong kiến tay sai gay gắt. Nông dân là một lựclượng cách mạng to lớn của dân tộc.Giai cấp tiểu tƣ sản: phát triển nhanh về số lƣợng, có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai.Bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức nhạy cảm với thời cuộc, tha thiết canh tân đất nƣớc, hănghái đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.Tƣ sản dân tộc Việt Nam: ra đời sau thế chiến I, bị tƣ sản Pháp chèn ép, số lƣợng ít, thế lực kinhtế yếu bị phân hóa thành hai bộ phận:+ Tƣ sản mại bản:quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ với chúng.+Tƣ sản dân tộc:kinh doanh độc lập,có khuynh hƣớng dân tộc và dân chủ.Giai cấp công nhân: Ngày càng phát triển, đến 1929 có trên 22 vạn ngƣời, bị tƣ sản áp bức bóclột gắn bó với nông dân có truyền thông yêu nƣớc, chịu ảnh hƣởng của trào lƣu cách mạng vôsản, trở thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hƣớng cách mạng tiêntiến.* Tóm lại: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam diễn ra những biến đổi quan trọng vềkinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam tiếp tục diễn ra sâu sắc,trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai.Cuộc đấu tranh chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra gay gắt, phong phú về nội dung và hìnhthức.Nêu chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở VN sau CTTGI.Dưới tác động của chính sánh khai thác thuộc địa của Pháp, các giai cấp ở VN có sự chuyểnbiến ra sao?II. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 1925.1. Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài:2. Hoạt động của tƣ sản, tiểu tƣ sản và công nhân Việt Nam:*Hoạt động của tƣ sản Việt Nam:Tẩy chay tƣ sản Hoa kiều, vận động ngƣời Việt dùng hàng Việt. Đấu tranh chống độc quyềncảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kỳ của tƣ bản Pháp.Tƣ sản lớn ở Nam Kỳ nhƣ Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long…thành lập Đảng Lập hiến(1923), đòi tự do, dân chủ, nhƣng khi đƣợc Pháp nhƣợng bộ một số quyền lợi họ sẵn sàng thoảhiệp với chúng.Ngoài Bắc có nhóm Nam Phong của Phạm Quỳnh cổ vũ thuyết ”quân chủ lập hiến ”, nhómTrung Bắc tân văn của Nguyễn Văn Vĩnh đề cao ”trực trị ”.* Hoạt động của tiểu tƣ sản trí thức: hoạt động sôi nổi nhƣ đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ.+ Tổ chức chính trị: nhƣ Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên (đại biểu:TônQuang Phiệt, Đặng Thai Mai, Trần Huy Liệu, Nguyễn An Ninh…)+ Báo tiến bộ ra đời nhƣ Chuông rè, An Nam trẻ, Ngƣời nhà quê, Hữu Thanh, Tiếng Dân…+ Nhà xuất bản tiến bộ nhƣ Nam đồng thƣ xã (Hà Nội), Cƣờng học thƣ xã (Sài Gòn), Quan hảitùng thƣ (Huế).+ Cao trào yêu nƣớc dân chủ công khai: nhƣ đòi Pháp thả tự do cho Phan Bội Châu (1925); đểtang cụ Phan Chu Trinh.* Các cuộc đấu tranh của công nhân:Ngày càng nhiều hơn nhƣng vẫn còn lẻ tẻ, tự phát. Đầu những năm 20 của thế kỷ XX, ở Sài Gòn- Chợ Lớn thành lập Công hội (bí mật) do Tôn Đức Thắng đứng đầu.Cuộc bãi công của thợ máy xƣởng Ba Son tại cảng Sài Gòn không chịu sửa chữa chiến hạmMisơlê của Pháp để phản đối việc chiến hạm này chở binh lính sang đàn áp phong trào đấu tranhcủa nhân dân Trung Quốc (8/1925).Cuộc bãi công của thợ máy Ba son đòi tăng lƣơng 20%, phải cho những công nhân bị thải hồiđƣợc trở lại làm việc. Cuộc đấu tranh thắng lợi đánh dấu bƣớc tiến mới của phong trào côngnhân.3. Hoạt động yêu nƣớc của Nguyễn Ai Quốc.* Nguyễn Tất Thành tên thật là Nguyễn Sinh Cung, xuất thân trong một gia đình Nho giáo yêunước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tình Nghệ An. Là một thanh niên sớm có lòng yêu nước,nhận thấy những hạn chế trong chủ trương cứu nước của các vị tiền bối, Ngày5/6/1911, tại BếnCảng Nhà Rồng,ông quyết định ra đi tìm đường cứu nước.Sau nhiều năm bôn ba khắp thế giới, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp vào năm 1917, gia nhậpĐảng Xã hội Pháp 1919.18/6/1919, thay mặt những ngƣời Việt Nam yêu nƣớc tại Pháp, Nguyễn Ai Quốc gửi tới hội nghịVersailles ”Bản yêu sách của nhân dân An Nam ” đòi Pháp và Đồng minh thừa nhận quyền tựdo, dân chủ, quyền bình đẳng của nhân dân An Nam ”.- Tháng 07/1920 Nguyễn Ai Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cƣơng về vấn đề dân tộc vàthuộc địa của V.I.Lênin, khẳng định con đƣờng giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.25/12/1920, tham dự Đại hội Đại biểu của Đảng Xã hội Pháp ở Tua, gia nhập Quốc tế Cộng sản,trở thành đảng viên Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.* Các sự kiện trên đã đánh dấu bƣớc ngoặt về tƣ tƣởng, Nguyễn Ai Quốc đã từ chủ nghĩa dântộc đến với chủ nghĩa cộng sản, từ chiến sĩ chống chủ nghĩa thực dân thành chiến sĩ quốc tếvô sản, là ngƣời mở đƣờng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam.1921, Ngƣời lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Paris để đoàn kết các lực lƣợng cách mạngchống chủ nghĩa thực dân, ra báo ”Ngƣời cùng khổ ” là cơ quan ngôn luận của Hội.Ngƣời còn viết bài cho báo Nhân đạo, Đời sống công nhân…, đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độthực dân Pháp.6/1923: Ngƣời đến Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân (10/1923) và Đại hội Quốc tế Cộngsản lần V (1924)11/11/1924, Ngƣời về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lý luận, xâydựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.Tháng 6/1925: Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quầnchúng đấu tranh chống Pháp.* Ý nghĩa: Ngƣời đã tìm ra con đƣờng cứu nƣớc đúng đắn cho cách mạng Việt Nam là độc lậpdân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội. kết hợp tinh thần yêu nƣớc với tinh thần quốc tế vô sản.Chuẩn bị về tƣ tƣởng cho cách mạng Việt nam.Chuẩn bị về tổ chức cho cách mạng Việt Nam.* Con đƣờng cứu nƣớc của nguyễn Ái Quốc có gì khác so với trƣớc ?+ Hƣớng đi: Các vị tiền bối tìm đường sang phương Đông, Nguyễn Ái Quốc quyết định đi sangphương Tây.+ Cách đi: những vị tiền bối tìm cách gặp gỡ với tầng lớp lãnh đạo bên trên. Ngược lại NAQthâm nhập vào các tầng lớp, giao cấp thấp nhất trong xã hội. Từ đó, Người có ý thức giác ngộ,đoàn kết đấu tranh,gặp được chủ nghĩa Mác –Lê nin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn chodân tộc.* Công lao của Nguyễn Ái Quốc:+ Người tìm ra con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc Việt Nam.+ Nhờ đó tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, làm cách mạng tháng Tám thành công;tiến hành chống Pháp – Mỹ thắng lợiBài 13: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1925 ĐẾN NĂM 1930I. SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BA TỔ CHỨC CÁCH MẠNG.1. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.a. Sự thành lập :Năm 1924 tại Quảng Châu, Nguyễn Ai Quốc mở lớp huấn luyện, đào tạo thanh niên thành cácchiến sĩ cách mạng, bí mật đƣa về nƣớc ”truyền bá lý luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhândân ”, một số đƣợc gửi sang học tại trƣờng Đại học phƣơng Đông ở Mát xcơ va (Liên Xô ) vàtrƣờng Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc).Chọn một số thanh niên trong Tâm tâm xã lập ra Cộng sản đoàn. (2-1925)6/1925, lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên nhằm ”tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoànkết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình ”.Cơ quan cao nhất là Tổng bộ (Nguyễn Ái Quốc,Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn), đặt tại QuảngChâu -TQb. Hoạt động:Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Tổng bộ. Trụ sở đặt tại Quảng Châu.Báo Thanh niên của Hội do Nguyễn Ai Quốc sáng lập (21/6/1925).Tác phẩm ”Đƣờng Kách mệnh ”(1927) đã trang bị lý luận luận cách mạng giải phóng dân tộccho cán bộ Hội nhằm tuyên truyền cho giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân.Năm 1927, Hội đã xây dựng cơ sở khắp cả nƣớc: các kỳ bộ Trung, Bắc, Nam. Năm 1928 Hội cógần 300 hội viên, đến 1929 có khoảng 1700 hội viên và có cơ sở trong Việt kiều ở Xiêm (TháiLan).09/07/1925, Nguyễn Ái Quốc và một số nhà yêu nƣớc Triều Tiên, Indonesia lập ra Hội Liên hiệpcác dân tộc bị áp bức Á Đông.Từ 1927 đến 1929 nhiều cuộc bãi công của công nhân, viên chức, học sinh… nổ ra.1928, Hội chủ trƣơng ”vô sản hóa ”, tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chínhtrị cho giai cấp công nhân. Phong trào công nhân càng phát triển mạnh, trở thành nòng cốt củaphong trào dân tộc trong cả nƣớc, nổ ra tại các trung tâm kinh tế, chính trị (bãi công của côngnhân than Mạo Khê, nhà máy cƣa Bến Thủy, xi măng Hải Phòng, …Năm 1929 bãi công của công nhân nhà máy sửa chữa xe lửa Trƣờng Thi (Vinh ), nhà máy AVIA(Hà Nội), hãng buôn Sác-ne, hãng dầu Hải Phòng…, có sự liên kết giữa các ngành và các địaphƣơng thành phong trào chung.Các tầng lớp khác cũng diễn ra rất sối nổi.c. Vai trò của tổ chức đối với việc thành lập Đảng:Chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.Đƣa chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào phong trào công nhân.Chuẩn bị về cán bộ cho Cách mạng Việt Nam.Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là tiền thân của Đảng vô sản.* Tại sao 6-1925, NAQ không thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam mà thành lập HộiVNCMTN?+ Muốn thành lập Đảng phải có hai điều kiện: Chủ nghĩa Mác – Lê nin được truyền bá sâu rộngvà phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ.+ Năm 1925,ở VN chưa có đủ hai điều kiện trên nên NAQ chỉ thành lập HVNCMTN2. Tân Việt cách mạng đảng tại Trung Kỳ.3. Việt Nam Quốc dân đảng tại Bắc Kỳ.a. Thành lập:Tại Nam đồng thƣ xã, 25/12/1927 Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, PhóĐức Chính thành lập Việt Nam Quốc dân đảng.Đây là chính đảng theo xu hƣớng CM dân chủ tƣ sản, đại diệncho tƣ sản dân tộc VNb. Mục đích:Tƣ tƣởng chính trị: 1929 Việt Nam Quốc dân đảng công bố nguyên tắc: ”Tự do – Bình đẳng –Bác ái ”.Chƣơng trình họat động của Đảng chia thành 4 thời kỳ.Thời kỳ cuối là bất hợp tác với Pháp vànhà Nguyễn; cổ động, bãi công, đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.Chủ trƣơng: ”Tiến hành cách mạng bằng bạo lực ”.Tổ chức cơ sở trong quần chúng rất ít, địa bàn hoạt động chủ yếu ở Bắc Kỳ; còn ở Trung Kỳ vàNam Kỳ không đáng kể.c. Họat động:2/1929 Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức ám sát trùm mộ phu Ba danh (Bazin) ở Hà Nội, bị Phápkhủng bố dã man. Việt Nam Quốc dân đảng tổn thất nặng nề.Bị động, lãnh đạo Việt Nam Quốc dân đảng quyết định dốc hết lực lƣợng thực hiện bạo độngcuối cùng với tƣ tƣởng ”Không thành công cũng thành nhân ”9/2/1930 khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, Phú Thọ, Hải Dƣơng, Thái Bình… ở Hà Nội có ném bomphối hợp…Khởi nghĩa thất bại nhanh chóng song đã cổ vũ lòng yêu nƣớc, chí căm thù giặc của nhân dânViệt Nam đối với Pháp và tay sai, tiếp nối truyền thống yêu nƣớc bất khuất của dân tộc ViệtNam.Vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân đảng với tƣ cách là một chính đảng cách mạng trongphong trào dân tộc, vừa mới xuất hiện đã chấm dứt cùng sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái.II. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI.1. Sự xuất hiện các tổ chức cộng sản năm 1929.a. Hoàn cảnh: Năm 1929 phong trào dân tộc dân chủ ngày càng phát triển, kết thành làn sóngmạnh mẽ. Đặc biệt sự phát triển của PTCN vƣợt quá khả năng lãnh đạo của các tổ chức CM.b. Sự thành lập các tổ chức cộng sản:+ Đông Dƣơng cộng sản đảng:Tháng 3/1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Bắc Kỳ họptại số nhà 5 Đ, phố Hàm Long (Hà Nội), lập ra Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam có 7 Đảngviên mở cuộc vận động lập Đảng cộng sản. Từ ngày 01 – 09/05/1929, tại Đại hội lần thứ nhấtcủa Hội VN cách mạng thanh niên tại Hƣơng Cảng (Trung Quốc), đoàn đại biểu Bắc Kỳ đặt vấnđề thành lập Đảng Cộng sản song không đƣợc chấp nhận nên bỏ về nƣớc.