Tổng hợp kiến thức lý 9 học kì 2

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 9 đã được cập nhật. Để làm quen với các dạng bài hay gặp trong đề thi, thử sức với các câu hỏi khó giành điểm 9 – 10 và có chiến lược thời gian làm bài thi phù hợp, các em truy cập link thi Online học kì 2 môn Toán lớp 9 có đáp án

Thi thử ONLINE miễn phí các bài kiểm tra môn Vật lý

  • Đề kiểm tra chương 1 môn vật lý lớp 9
  • Đề cương học kì 2 môn Vật lý lớp 9 năm 2014 – 2015 của thiên hương
  • Đề thi chọn hoc sinh giỏi cấp huyện môn vật lý lớp 9 năm 2015 – 2016 phòng GDĐT bình sơn

Xem toàn màn hình

Tải tài liệu

Xem toàn màn hình Tải tài liệu

Previous

Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7

Next

  1. Trang 1
  2. Trang 2
  3. Trang 3
  4. Trang 4
  5. Trang 5
  6. Trang 6
  7. Trang 7

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 9
×

Previous

Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7

Next

  1. Trang 1
  2. Trang 2
  3. Trang 3
  4. Trang 4
  5. Trang 5
  6. Trang 6
  7. Trang 7

CHƯƠNG II: ĐIỆN TỪ HỌC

1.Dòng điện xoay chiều:

– Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm goặc ngược lại đang giảm chuyển sang tăng. Dòng điện luân phiên đổi chiều gọi là dòng điện xoay chiều. 

– Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm hay cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.

2. Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều.

Dòng điện xoay chiều có tác dụng như dòng điện một chiều: tác dụng nhiệt, tác dụng từ,…

– Lực điện từ [tác dụng từ] đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.

– Dùng ampe kế và vôn kế xoay chiều có kí hiệu AC [hay ~] để đo giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều. Khi mắc ampe kế và vôn kế xoay chiều vào mạch điện xoay chiều không cần phân biệt chost [+] hay chốt [-].

– Các công thức của dòng điện một chiều có thể áp dụng cho các giá trị hiệu dụng của cường độ và hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều.

3. Truyền tải điện năng đi xa.

– Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có một phần điện năng hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây.

– Công suất hao phí do tỏa nhiệt trtên đường dây dẫn tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn:  \[{P_{hp}} = \dfrac{{{P^2}.R}}{{{U^2}}}\]

– Để giảm hao phí trên đường dây truyền tải điện năng đi xa ta có các phương án sau:

+ Tăng tiết diện dây dẫn [tốn kém]

+ Chọn dây dẫn có điện trở suất nhỏ[ tốn kém] 

+ Tăng hiệu điện thế[ thường dùng]

-Khi truyền tải điện năng đi xa phương án làm giảm hao phí hữu hiệu nhất là tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn bằng các máy biến thế.

4. Máy biến thế.

– Khi đặt một hiệu điện thế xoay chiều vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của một máy biến thế thì ở hai đầu của cuộn dây thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều.

– Không thể dùng dòng điện một chiều không đổi để chạy máy biến thế được.

– Tỉ số hiệu điện thế ở hai đầu các cuộn dây của máy biến thế bằng tỉ số giữa số vòng dây của các cuộn dây đó: \[\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\]

– Nếu số vòng dây ở cuộn sơ cấp [đầu vào] lớn hơn số vòng dây ở cuộn thứ cấp [đầu ra] máy gọi là máy hạ thế. Nếu số vòng dây ở cuộn sơ cấp nhỏ hơn số vòng dây ở cuộn thứ cấp thì gọi là máy tăng thế.

– Ở hai đầu đường dây tải điện về phía nhà máy điện đặt máy tăng thế  để giảm hao phí về nhiệt trên đường dây tải, ở nơi tiêu thụ đặt máy hạ thế xuống bằng hiệu điện thế định mức của các dụng cụ tiêu thụ điện.

CHƯƠNG III: QUANG HỌC

1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

– Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.

– Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. Ngược lại, khi tia sáng truyền từ các môi trường trong suốt khác sang không khí thì góc khúc xạn lớn hơn góc tới.

– Khi tăng [hoặc giảm] góc tới thì góc khúc xạ cũng tăng [hoặc giảm].

– Góc tới 00 thì tia sáng không bị khúc xạ.

– Khi một tia sáng truyền từ nước sang không khí nếu góc tới i lớn hơn 48030’ thì có hiện tượng phản xạ toàn phần.

2. Thấu kính hội tụ.

a, Đặc điểm của thấu kính hội tụ:

– Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa.

– Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.

– Dùng thấu kính hội tụ quan sát dòng chữ thấy lớn hơn nhìn bình thường.

b, Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ.

– Tia tới đi qua quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng [không khúc xạ] theo phương của tia tới.

– Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm.

– Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính.

c, Ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ.

– Nếu d > f cho ảnh ảo cùng chiều với vật và lớn hơn vật.

– Nếu d = f không cho ảnh.

– Nếu f < d < 2f cho ảnh thật ngược chiều với vật và lớn hơn vật.

– Nếu d = 2f cho ảnh thật ngược chiều với vật và bằng vật.

– Nếu d > 2f cho ảnh thật ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

d, Công thức của thấu kính hội tụ.

– Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh: \[\dfrac{h}{{h’}} = \dfrac{d}{{d’}}\]

– Quan hệ giữa d, d’ và f : \[\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d’}}\] ; nếu là ảnh ảo thì \[\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d} – \dfrac{1}{{d’}}\]

3. Thấu kính phân kì.

a, Đặc điểm của thấu kính phân kì:

– Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa.

– Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho chùm tia ló phân kì.

– Dùng thấu kính phân kì quan sát dòng chữ thấy nhỏ hơn nhìn bình thường.

b, Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì.

– Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm.

– Tia tới đến quang tâm thì thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.

– Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính [tia này đặc biệt khác với thấu kính hội tụ].

c, Ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì.

– Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.

– Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.

– Nếu đưa vật ra xa thấu kính nhưng theo phương song song với trục chính thì ảnh nhỏ dần và xa thấu kính dần.

– Vật đặt sát thấu kính cho ảnh ảo bằng vật.

d, Công thức của thấu kính phân kì.

– Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh: \[\dfrac{h}{{h’}} = \dfrac{d}{{d’}}\]

– Quan hệ giữa d, d’ và f : \[\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{ d’} – \dfrac{1}{{d}}\]

4. Máy ảnh.

* Cấu tạo:

– Gồm hai bộ phận chính: vật kính và buồng tối. Ngoài ra trong máy ảnh còn có cửa điều chỉnh độ sáng và cửa sập, chỗ đặt phim.

– Vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ.

* Sự tạo ảnh trên phim.

– Ảnh trên phim của máy ảnh là ảnh thật, nhỏ hơn vật và ngược chiều với vật.

– Để điều chỉnh ảnh rõ nét trên phim, người thợ ảnh điều chỉnh khoảng cách từ vật kính đến phim. Vật càng gần ống kính thì ảnh trên phim càng to.

– Công thức: \[\dfrac{h}{{h’}} = \dfrac{d}{{d’}}\]

5. Mắt.

* Cấu tạo:

– Hai bộ phân quan trọng nhất của mắt là: thể thủy tinh và màng lưới [còn gọi là võng mạc].

– Thủy tinh thể đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh nhưng có tiêu cự thay đổi được, còn màng lưới như phim nhưng khoảng cách từ màng lưới đến thể thủy tinh không thay đổi được.

* Sự tạo ảnh trên màng lưới:

– Để nhìn rõ các vật ở các vị trí xa, gần khác nhau thì mắt phải điều tiết để ảnh hiện rõ trên màng lưới bằng cách co giãn thể thủy tinh [thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh].

– Ảnh của vật mà ta nhìn hiện trên màng lưới có đặc điểm là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

– Điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn rõ khi không điều tiết gọi là điểm cực viễn [kí hiệu CV]. Khoảng cách từ điểm CV đến mắt là khoảng cực viễn. Khi nhìn vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thủy tinh nằm trên màng lưới, lúc này thể thủy tinh có tiêu cự dài nhất.

– Điểm gần nhất mà mắt có thể nhìn thấy được gọi là điểm cực cận [kí hiệu CC ], khoảng cách từ điểm CC đến mắt là khoảng cực cận. Khi nhìn vật ở điểm cực cận mắt phải điều tiết lớn nhất.

– Mắt nhìn rõ vật nếu vật nằm trong khoảng từ điểm CC đến điểm CV .

* Mắt cận thị:

– Mắt cận thị là mắt có thể nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ những vật ở xa.

– Kính cận là kính phân kì. Mắt cận phải đeo kính phân kì để nhìn rõ những vật ở xa. Kính cận thị thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn [CV ] của mắt.

– Mắt bị cận khi không phải điều tiết tiêu điểm của thể thủy tinh nằm trước màng lưới, điểm cực cận và điểm cực viễn của mắt cận gần hơn điểm cực cận và điểm cực viễn của mắt người bình thường.

* Mắt lão:

– Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa nhưng không nhìn rõ những vật ở gần.

– Kính lão là kính hội tụ. Mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ những vật ở gần.

– Mắt lão khi không điều tiết tiêu điểm của thể thủy tinh nằm trên màng lưới, điểm cực viễn của mắt lão như người bình thường.

6. Kính lúp.

– Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. Người ta dùng kính lúp để quan sát các vật nhỏ.

– Mỗi kính lúp có độ bội giác [kí hiệu G] được ghi trên vành kính bằng các con số như 2x, 3x, 5x,…kính lúp có độ bội giác càng lớn thì quan sát ảnh càng lớn.

– Giữa độ bội giác và tiêu cự f [đo bằng cm] có hệ thức: \[G = \dfrac{{25}}{f}\]

– Vật cần quan sát phải đặt trong khoảng tiêu cự của kính. Mắt nhìn thấy ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật. 

Loigiaihay.com

Video liên quan