Tổng hợp kiến thức lịch sử lớp 12- Bí kíp bỏ túi giúp bạn đạt điểm tối đa
Bắt đầu từ 2017 đến nay thì Lịch sử là môn học được Bộ Giáo dục & Đào đưa vào kỳ thi THPT Quốc gia dưới dạng tổng hợp với thời gian làm bài 40 câu hỏi trắc nghiệm cho thời gian làm bài 50 phút. Đây là một môn học mang tính học thuộc, khô khan, cứng nhắc với một lượng kiến thức khá nhiều. Để góp phần giúp các em tiết kiệm thời gian ôn thi hiệu quả và ghi nhớ các mốc lịch sử một cách logic và có hệ thống thì chúng ta cùng tìm hiểu bài viết ‘’ Tổng hợp kiến thức lịch sử lớp 12- kí kíp bỏ túi giúp bạn đạt điểm tối đa”.
Tổng hợp kiến thức lịch sử Việt Nam 12
Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925
Thời gian
Nội dung sự kiện
5/6/1911
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
6/1919
Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxai bản yêu sách của nhân dân An Nam
1919
Phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa của giai cấp tư sản dân tộc
1920
Công dân Sài Gòn – Chợ Lớn thành lập Công hội đỏ
7/1920
Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I.Lenin
12/1920
Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tàn thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp
1921
Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari, báo Người cùng khổ là cơ quan ngôn luận
1922
– Công nhân viên chức sở Công thương Bắc kì đòi nghỉ ngày chủ nhật có trả lương
– Bãi công của công nhân dệt, rượu, xay xát gạo ở Nam Định, Hải Dương, Hà Nội
1921 – 1923
Ra đời các tờ báo Nhân đạo, Đời sống công Nhân…
1923
Phong trào chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất khẩu lúa gạo nam Kì
6/1923
Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội Quốc tế nông dân ở Liên Xô và được bầu vào BCH của Hội
1923 – 1924
Ra đời các tờ báo Sự thật, tạp chí thư tín quốc tế
11/11/1924
Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu để đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng và truyền bá lí luận cách mạng GPDT vào Việt Nam
8/1925
Công nhân thợ máy xưởng Ba Son đấu tranh, đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân
1925
Bản án chế độ thực dân Pháp ra đời
Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925 đến 1930
Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1925 đến năm 1930, các em hệ thống kiến thức môn sử lớp 12 qua các mốc thời gian sau:
Mốc thời gian
Sự kiện lịch sử
2/1925
Thành lập Cộng Sản đoàn
6/1925
Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
21/6/1925
Ra đời báo Thanh Niên
1926 – 1927
Bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, công nhân đồn điền Cao su Cam Tiêm, Phú Riềng
1927
Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc in thành sách Đường Kách Mệnh
25/12/1927
Thành lập Việt Nam quốc dân đảng
Cuối 1928
Phong trào vô sản hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
2/1929
Tổ chức ám sát tên trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội
3/1929
Một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lập ra chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Bắc Kì
5/1929
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có cơ sở khắp cả nước
17/6/1929
Đông Dương Cộng sản đảng được thành lập
8/1929
Thành lập An Nam cộng sản đảng
9/1929
Thành lập Đông Dương cộng sản Liên đoàn
11/1929
An Nam Cộng sản Đảng họp Đại hội bầu ra BCH Trung ương
1928 – 1929
Cả nước có khoảng 40 cuộc bãi công của công nhân
06/01 – 8/2/1930
Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản tại Hương Cảng (TQ)
9/2/1930
Khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ
24/2/1930
Đông Dương Cộng sản Liên đoàn xin gia nhập ĐCSVN
3/2/1930
Lấy làm ngày kỉ niệm thành lập ĐCSVN
Phong trào cách mạng từ 1930 đến 1935
Thời gian
Sự kiện lịch sử
1/5/1930
Nhiều cuộc đấu tranh nổ ra khắp cả nước nhân ngày Quốc tế lao động
12/9/1930
Cuộc biểu tình của 8000 nông dân huyện Hưng Nguyên
9/1930
Xô viết ra đời ở Nghệ An
Cuối 1930 đầu 1931
Xô viết ra đời ở Hà Tĩnh
10/1930
Luận Cương chính trị tháng 10 – Trần Phú
Phong trào dân chủ từ 1936 đến 1939
Thời gian
Sự kiện lịch sử
3/1935
Đại hội đại biểu lần thứ nhất tại Ma Cao (Trung Quốc)
7/1935
Quốc tế cộng sản tiến hành đại hội lần VII
6/1936
Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền
7/1936
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần II họp tại Thượng Hải (TQ)
11/1936
Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương ra đời
3/1938
Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương (gọi tắt là Mặt trận dân chủ Đông Dương)
Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng tám từ 1939 đến 1945
Thời gian
Sự kiện lịch sử
11/1939
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần VI (Bà Điểm – Hóc Môn)
22/9/1940
Nhật vào Việt Nam
11/1940
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần VII họp ở Ba Đình, Bắc Ninh
28/1/1941
Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam
10 – 19/5/1941
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần VIII tạo Pác Bó, Cao Bằng
19/5/1941
Mặt trận Việt Minh ra đời
1941
– Việt Nam Cứu quốc quân ra đời
– Thành lập Trung đội cứu quốc quân I và II
1943
– Đảng đề ra Đề cương văn hóa Việt Nam; thành lập Hội Văn hóa cứu quốc
– Việt Minh liên tỉnh Cao – Bắc – Lạng đẩy mạnh hoạt động; 19 ban xung phong “Nam tiến” ra đời
25 – 28/2/1943
Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ở Võng La (Hà Nội) vạch ra kế hoạch chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang
1944
Hội Văn Hóa cứu quốc và Đảng dân chủ Việt Nam ra đời đứng trong hàng ngũ Việt Minh
25/2/1944
Trung đội Cứu quốc quân III ra đời
7/5/1944
Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị các cấp sửa soạn khởi nghĩa
22/12/1944
Thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân
9/3/1945
Nhật đảo chính Pháp
12/3/1945
Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
15 – 20/4/1945
Ban Thường vụ Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì
16/4/1945
Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp
15/5/1945
Hồ Chí Minh chọn Tân Trào làm trung tâm chỉ đạo cách mạng
4/6/1945
Khu giải phóng Việt Bắc ra đời
13/8/1945
Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc và ban bố Quân lệnh số 1
14 – 15/8/1945
Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang)
16 – 17/8/1945
Đại hội quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng; thông qua 10 chính sách của Việt Minh; cử ra Ủy ban GPDT Việt Nam
16/8/1945
Một đơn vị giải phóng quân về giải phóng thị xã Thái Nguyên
18/8/1945
Nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền ở tỉnh lị
19/8/1945
Hà Nội giành chính quyền
23/8/1945
Huế giành chính quyền
25/8/1945
Sài Gòn giành chính quyền
28/8/1945
Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước
30/8/1945
Vua Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ
2/9/1945
Tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Hồ Chủ Tịch đọc bản Tuyên ngôn Độc lập; khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa
Hi vọng với những bảng thống kê các sự kiện lịch sử 12 như trên sẽ góp phần tạo nên những phương pháp ôn thi THPT Quốc gia 2020 đạt kết quả cao đối với các bạn. Chúc các bạn đạt điểm cao và gặt hái được những thành công trong kỳ thi mang tính quyết định sắp tới!
Nguồn: Sưu tầm
Đăng ký học ngoại ngữ ngay tại đây để nắm giữ tương lại trong tầm tay