Tổng hợp kiến thức lí luận văn học và các nhận định tiêu biểu dành cho học sinh – Tài liệu text

Tổng hợp kiến thức lí luận văn học và các nhận định tiêu biểu dành cho học sinh ôn thi HSG các cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (886.04 KB, 69 trang )

Tuyển Tập
Kiến thức lí luận văn học đặc sắc

“Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc.”
Ngạn ngữ Gruzia

Tài liệu tham khảo dành cho Giáo Viên ; học sinh
tham gia các kì thi học sinh giỏi cấp huyện (thị
xã),cấp tỉnh và cấp quốc gia môn Ngữ Văn
THCS,THPT.
Biên soạn và sưu tầm: Hạ Văn.

A – KIẾN THỨC TỔNG QUÁT

I, Văn học
1, Văn học là gì ?
Văn học là một bộ phận quan trọng của văn nghệ. Văn học theo nghĩa
rộng là thuật ngữ chung gọi mọi hành vi ngôn ngữ nói – viết và các
tác phẩm thuộc về ngôn ngữ. Nó bao gồm các tác phẩm mà ngày nay
có thể xếp vào loại chính trị, triết học, tôn giáo. Với nghĩa rộng, văn
học đồng nghĩa với văn hóa.
Văn học theo nghĩa hẹp chỉ khái niệm văn hóa – nghệ thuật mà ta
quen dùng hiện nay. Nó bao gồm các tác phẩm ngôn từ có tính chất
được sáng tác bằng hư cấu, tưởng tượng. Như vậy, khi hiểu văn học
theo nghĩa hẹp chúng ta đã loại trừ các tác phẩm chính trị, triết học,
tôn giáo. Văn học theo nghĩa hẹp chính là văn chương.
Văn học là một hình thái ý thức xã hội thẩm mỹ, bắt nguồn từ đời
sống, phản ánh đời sống, bày tỏ một quan điểm, lập trường đối với đời
sống. Nhưng văn học không phản ánh hiện thực trong ý nghĩa khách
quan, phổ quát của chủng loại, của sự vật như cái giếng, con đường,

cái áo… mà điều nó quan tâm là một hệ người kết tinh trong sự vật.
Qua bức tranh đó, người viết luôn muốn gửi gắm những tình cảm, tư
tưởng và thể hiện thái độ của mình trước cuộc sống.
Tác phẩm văn học là sự kết hợp giữa yếu tố khách quan ( hiện thực
cuộc sống ) và chủ quan ( ý thức, tình cảm của người viết ). Nhà văn

2 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xin

liên hệ: 0945 048 845

không chỉ tái hiện lại những chi tiết đời sống mà mắt thấy, tai nghe mà
qua đó, họ còn muốn nói một điều gì mới mẻ, lớn lao hơn. “ Tác phẩm
nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những chất liệu mượn ở thực tại.
Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói lên
một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn
nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung
quanh.” ( Nguyễn Đình Thi) và “ Văn học thực chất là chuyện đời.
Văn học sẽ chẳng là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là
nơi xuất phát cũng là đích đi tới của văn học.” ( Tố Hữu)
Dù văn học phản ánh hiện thực nhưng nó không phải là bản sao chép
nô lệ của hiện thực. Nhà văn không phải là mật thám cuộc đời hay là
tên hề lóc cóc chạy theo đuôi đời sống. Qua những điều mình mắt thấy
tai nghe, người nghệ sĩ còn thâm nhập, cắt nghĩa hiện thực theo cách
riêng, từ đó nâng lên thành những giá trị có tính chất phổ quát. Điều
này đã được Thạch Lam xác nhận : “ Một nhà văn không thành thực
không bao giờ là nhà văn có giá trị. Nhưng không phải cứ thành thực
là trở nên nghệ sĩ. Nhưng nghệ sĩ không thành thực chỉ là người thợ
khéo tay thôi.” Thế giới bổ nứt làm đôi, vết nứt xuyên qua trái tim
người cầm bút. Nỗi đau ấy khi đến với độc giả đã bị “nhuốm máu”

của những người nghệ sĩ. Cái độc giả cần không phải là hiện thực
được phản ánh một cách xuôi chiều, khách quan vì thực hư trong đời
sống thật độc giả đã tỏ rõ cả rồi, mà từ “đứa con tinh thần” của nhà
văn, họ muốn hiểu thêm về lẽ đời, về con người, về xã hội mà ta đang
sống. Những tác phẩm ấy khiến độc giả phải nghiền, ngẫm, suy nghĩ
để thấu hiểu, giải mã được những điều mà nhà văn, nhà thơ viết trong
đó, từ đó mới có dấu ấn của tác phẩm neo lại trong lòng người đọc.
2, Đặc trưng của văn học.

3 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xin

liên hệ: 0945 048 845

• a, Nguồn gốc của văn học.
Văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung đều bắt nguồn từ cuộc
sống muôn màu muôn vẻ, nhất là cuộc sống của con người. Bởi
cuộc sống là cái có trước, văn học nghệ thuật là cái có sau. Hiện
thực cuộc sống là mảnh đất màu mỡ cho văn học nghệ thuật sinh
sôi nảy nở và phát triển, là nguồn sữa vô tận nuôi dưỡng văn học
nghệ thuật lớn lên, vươn cành, trĩu quả. Nếu tách rời mảnh đất của
cuộc sống,văn học nghệ thuật sẽ khô héo và bật rễ. Goethe – một
nhà văn, nhà tương tưởng người Anh từng nói: “ Đời sống xanh
tươi là cội nguồn sâu xa của văn học.” Câu nói đó đã phản ánh đầy
đủ và rõ ràng nguồn gốc hình thành văn học.
• b, Đối tượng nhận thức và phản ánh của văn học
Văn học nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống. Chính vì vậy, đối
tượng nhận thức và phản ánh của nó cũng chính là cuộc sống muôn
màu muôn vẻ. Bê-i-ê-lin-xki đã viết: “ Tất cả thế giới, tất cả những
bông hoa, màu sắc và âm thanh, tất cả những hình thức tự nhiên

của đời sống đều có thể là hiện tượng của thi ca.”
Thế giới tự nhiên là vô cùng, vô thủy, vô chung. Vì vậy thế giới
nghệ thuật cũng vô cùng phong phú. Nhưng mãi mãi, con người
luôn là trung tâm của hiện thực vì thế nghệ thuật luôn hướng đến
con người. “ Dù viết về gì, văn chương chân chính cũng hướng về
con người.Viết về cái đẹp để cảnh tỉnh con người, để báo động giúp
con người sống tốt với bản lĩnh tốt đẹp của mình. Viết cái tốt để
con người tự tin ở mình và đó chính là hành trang cần có của con
người trong cuộc hành trình vươn tới tương lai.” ( Nguyễn Bích
Thảo).

4 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xin

liên hệ: 0945 048 845

Nếu các nhà khoa học quan tâm đến tự nhiên chủ yếu về bản chất,
quy luật vận động thì nhà văn, nhà thơ lại chú trọng đến ý thức, tư
tưởng, tình cảm,… liên quan đến đời sống tinh thần của con người.

5 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xin

liên hệ: 0945 048 845

Chẳng hạn đối với mặt trời, nhà hóa học chú ý đến phản ứng hóa học, nhà vật lí quan
tâm đến nhiệt năng, nhà sinh học quan tâm đến nguồn sáng… còn nhà thơ thì chú ý đến
khả năng gây hứng thú, cảm xúc của nó với con người:
“ Thấy anh như thấy mặt trời
Chói chang khó ngó, trao lời khó trao.”

Hay:

“ Mặt trời là trái tim anh
Mặt trăng vành vạnh là tình của em.”

Còn với mưa thì sao ? Nhà khoa học chỉ để ý và giải thích quá trình ngưng tụ cua hơi
nước. Nhưng với nhà thơ, mưa bao giờ cũng mang hồn người:
“ Nặng lòng xưa hạt mưa đau
Mát lòng nay trận mưa mau quê nhà.”
( Tố Hữu)
Với Lê Anh Xuân, cơn mưa là nỗi niềm ấu thơ:
Ơi cơn mưa quê hương
Đã ru hồn ta thuở bé
Đã tắm nặng lòng tình ta tình yêu chớm hé
Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối bẹ dừa
Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa
Ta yêu quá những lần chưa biết
Ta yêu mưa như yêu gì tha thiết.

6 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xin

liên hệ: 0945 048 845

Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà M.Gorki lại khẳng định: “
VĂN HỌC LÀ NHÂN HỌC.” Bởi văn học chính là môn học làm
người. Đọc những tác phẩm văn học, ta sẽ thấy những quan niệm về
cuộc sống nhân sinh, những tư tưởng tình cảm, hiểu thêm về con
người. Nhờ đặc trưng này mà văn học có tính NHÂN BẢN.
• c, Văn học biểu hiện thái độ chủ quan của tác giả

Trong văn chương, người nghệ sĩ không chỉ phản ánh, tái hiện cuộc
sống mà còn bày tỏ quan điểm, thái độ của mình đối với cuộc sống.
Qua hình tượng nghệ thuật được xây dựng, nhà văn bày tỏ thái độ căm
phẫn trước biểu hiện vô nhân đạo, ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống, tình
thương, lòng nhân đạo, … Người nghệ sĩ chân chính luôn hướng tới
Chân – Thiện – Mỹ của cuộc sống. Vì vậy, khi độc giả tiếp nhận tác
phẩm văn chương bao giờ lí trí cũng được mở rộng, nâng cao.
Trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, chúng ta cảm
nhận được sự đồng cảm sâu sắc của tác giả trước số phận bất
hạnh, nỗi đau bạc mệnh của người con gái tài hoa là Thúy Kiều người phụ nữ đại diện cho những kiếp người hồng nhan bạc phận
sống trong xã hội phong kiến xưa. Cũng qua tác phẩm, độc giả
cảm nhận được thái độ đả kích, phê phán mạnh mẽ của thi nhân
trước những thế lực xấu xa chà đạp quyền và lẽ sống của con
người. Đó chính là thế lực đồng tiền,thế lực nhà chứa, giai cấp
quan lại,…
Còn ở Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, Lão Hạc và Chí Phéo của Nam
Cao, độc giả cảm nhận được thái độ châm biếm, đả kích và sự
phê phán gay gắt sâu cay của tác giả trước xã hội phong kiến
Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám, đã vùi dập, chà đạp lên
nhân phẩm của con người, tước đoạt cả nhân tính, nhân hình,
biến con người trở thành con thú dữ, thậm chỉ tước đoạt cả quyền
được sống của họ.

7 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xin

liên hệ: 0945 048 845

• d, Văn học – nghệ thuật nhận thức và phản ánh cuộc sống
bằng hình tượng nghệ thuật.

Khác với khoa học, nghệ sĩ không diễn đqạt trực tiếp ý nghĩ và tình
cảm bằng khái niệm trừu tượng, bằng định lý hay công thức mà
bằng hình tượng, tức làm sống lại một cách cụ thể và gợi cảm
những sự việc, hiện tượng của đời sống, làm cho ta suy nghĩ về
tính cách, só phận, tình đời, tình người.
Nếu nhà văn không xây dựng được hình tượng nghệ thuật thì tác
phẩm của anh sẽ rơi vào lí thuyết khô khan, trừu tượng. Do đó
Trường Chinh từng có một sự so sánh đầy thú vị:
“Không long lanh hình tượng
Chắp cánh ước mơ
Thì thơ đó chỉ thua vè một chút.”
( Vè là loại văn vần dùng để minh họa chủ trương, đường lối.)
Vậy, hình tượng là gì? Tất cả đối tượng của đời sống được tái hiện
một cách sáng tạo trong tác phẩm văn học đều được xem là hình
tượng. Đó có thể là một đồ vật, một phong cảnh thiên nhiên, cảnh
lao động chiến đấu,…
Anhxtanh từng nói: “Chân lý khoa học đạt được bằng cách giải
phóng nó khỏi cái tôi của nhà khoa học”. Còn hình tượng trong
nghệ thuật biểu hiện rõ nét những cảm xúc của nghệ sĩ.
Nghệ sĩ bao giờ cũng tái hiện đời sống dưới ánh sáng của các lợi ích
và lý tưởng của một giai cấp, của một thời đại nhất định. Khi xây
dựng hình tượng, họ biểu hiện trong đó một thái độ, một cảm xúc
riêng, nghĩa là họ hiện thân vào hình tượng.
Hình tượng nghệ thuật là phương tiện đặc thù của nghệ thuật để
phản ánh hiện thực khách quan. Nó phản ánh tính khái quát, tính
quy luật của hiện thực qua hình thức cá thể, độc đáo, là sản phẩm
sáng tạo của người nghệ sĩ, là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ
trong quá trình nhận thức và tái hiện cuộc sống.

8 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xin

liên hệ: 0945 048 845

Người nghệ sĩ có quyền hư cấu, tưởng tượng nhưng không được bịa
đặt một cách tùy tiện, chủ quan. Nghệ sĩ phải là thư ký trung thành
của thời đại mình. Nếu nghệ sĩ không đếm xỉa đến chân lý đời sống
thì tác phẩm sẽ rơi vào tình trạng tô hồng hoặc bôi đen, tức là xuyên
tạc hiện thực khách quan.
Dấu ấn chủ quan của người nghệ sĩ xuyên thấm từ cách tiếp cận
hiện thực, cách phát hiện vấn đề và phương thức chuyển tải tư
tưởng, tình cảm qua hình tượng. Hình tượng nghệ thuật là vũ khí
của người nghệ sĩ trong cuộc đấu tranh cho lý tưởng. Người cầm bút
phải dùng hình tượng để bảo vệ cái đẹp, lên án cái xấu, tác động đến
xúc cảm người đọc, giáo dục người đọc về mặt thẩm mỹ.
Sở dĩ, hình tượng nghệ thuật có sức thuyết phục cao vì trong cái cụ
thể trực tiếp đã chứa đựng tính quy luật của đời sống. Trong quá
trình sáng tạo, nghệ sĩ khám phá thế giới một cách riêng biệt, họ có
thể nắm bắt được bản chất trong muôn vàn sự vật, hiện tượng đồng
loại để rồi từ đó làm nổi bật những nét bản chất ấy qua một hình
tượng cụ thể, độc đáo.
Ví dụ: Câu ca dao tái hiện khung cảnh của người dân lao động:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Hay những câu thơ của Nguyễn Du đã vẽ nên một bức tranh thien nhiên tràn đầy sức
sống:
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Tuy nhiên, trong những hình tượng mà văn học – nghệ thuật phản ánh thì hình tượng
quan trọng nhất là hình tượng con người. Đó là nàng Tấm, chàng Thạch Sanh,… trong

truyện cổ tích; Thúy Kiều, Từ Hải, Tú Bà,… trong thơ Trung Đại; còn là Tnú, chị Sứ,…
trong tác phẩm văn học hiện đại.
Hình tượng văn học có thể là những con vật mang tính tâm linh, tập thể con người,
hình tượng thiên nhiên, đất nước,… mà thông qua đó, con người có xúc cảm mạnh mẽ
hơn. Chính hình tượng nghệ thuật đó đã tạo cho người đọc sự tưởng tượng phong phú.
Như đọc Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, trong đầu óc độc giả hiện lên cảnh quan làng Đông
Xá của Chị Dậu thúc thuế, anh Dậu bị trói, Chị Dậu đánh tên cai lệ, cái Tí ở đợ cho nhà
Theo
Từ
điểnĐọc
Văn
họcXàViệt
hình
tượng
“phương
thức tới
chiếm
Nghị
Quế,…
Rừng
nu củaNam,
Nguyễn
Trung
Thành,là
người
đọc liên tưởng
lĩnh,
thểcảnh
hiệndânvàlàng
táiXô-man

tạo đời
sống
quy
củađểnghệ
khung
quây
quầntheo
bên bếp
lửaluật
nhà rông
nghe thuật.”
cụ Mết kể
chuyện Tnu bị đốt cháy bừng bừng bằng nhựa xà nu nhưng vẫn không kêu than, thấy
những lần Tnu đưa thư liên lạc phải lội qua những con suối nước chảy cuồn cuộn để
tránh sự phục kích của địch, …

9 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xin

liên hệ: 0945 048 845

Hình tượng nghệ thuật, chính là phương thức giao tiếp đặc biệt giữa
nhà văn và độc giả. Hình tượng là thế giới sống do nhà văn tạo ra qua
“sức gợi ngôn từ”. Gọi là hình tượng vì một mặt, nó cũng sống động y
và hấp dẫn như thật, nhưng mặc khác nó chỉ tồn tại trong trí tưởng
tượng con người, nó không phải là sự thật trăm phần trăm. Nhưng,
thật sai lầm nếu chỉ quan niệm hình tượng nghệ thuật chỉ là phản
quang đơn thuần của đời sống. Hình tượng, một mặt nó vừa mang tính
khách quan, mặt khác vừa mang tính chủ quan của nghệ sĩ. Hình
tượng không chỉ là thế giới đời sống, mà còn là “thế giới biết nói”.

Thông qua các chi tiết, nhân vật trong tác phẩm, nhà văn muốn đối
thoại với độc giả về quan niệm nhân sinh nào đó. Hình tượng là kết
tinh của những ấn tượng sâu sắc về cuộc đời làm nhà văn day dứt.
Anh viết ra để nói to, để chia sẻ với mọi người. Hình tượng, như thế
nó gắn liền với quan điểm, lí tưởng và khát vọng của nhà văn. Cuộc
sống và con người được miêu tả trong văn học, vừa giống cái đã có và
hiện có, vừa là cái có thể và cần có.

Tóm lại, hình tượng là những bức vẽ về cuộc đời và con người cụ thể,
được nhà văn sáng tạo qua trí liên tưởng, tưởng tượng cụ thể, thể hiện
tư tưởng, tình cảm và khái quát hiện thực.
Đặc điểm cơ bản của hình tượng:
– Gắn liền với đời sống
– Có sự thống nhất giữa hai mặt: Khách quan và chủ quan, lí trí và
tình cảm.
– Vừa khái quát, vừa cụ thể.

e, Văn học nghệ thuật mang tính biểu cảm, tính xúc động.

10 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xin

liên hệ: 0945 048 845

Nhà văn, nhà thơ sáng tạo tác phẩm văn học bằng các giác quan của
mình vì họ nhận thức thế giới bằng cảm xúc. Và khi người đọc tiếp
nhận tác phẩm văn chương cũng phải vận dụng các giác quan của
mình để thưởng thức.

Những câu thơ sau đây bắt chúng ta phải dùng thị giác để tiếp nhận màu sắc, hình khối

của thiên nhiên:
Xập xè én liệng tầng không
Cỏ lan mặt đất rêu phong dấu giày
Hay:
Sè sè nấm đất bên đàng
Rầu rầu ngọn cỏ, nửa vàng nửa xanh.
Còn đây là những câu thơ buộc chúng ta phải dùng vị giác để thưởng thức:
Em ạ! Cu-ba ngọt lịm đường
Mía xanh đồng bãi, biếc đồi nương
Cam ngon, xoài ngọt vàng nông trại
Ong lạc đường bay rộn bốn phương.
( Cu-ba – Tố Hữu)
Hay:
Tháng Giêng ngon như một cặp môn gần. ( Xuân Diệu)
Và những câu thơ phải cảm nhận bằng thính giác:
Đùng đùng gió giục mây vần
Một xe trong cõi hồng trần như bay.
Hay:
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ.
Và phải dùng cả xúc giác để cảm nhận:
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
( Xuân Diệu)

11 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xin

liên hệ: 0945 048 845

Từ tác phẩm nghệ thuật, người đọc lại thấy được cảm xúc riêng

cho mình ở nhiều góc độ. Vì vậy, cái gốc rễ của văn học chính là
“tình cảm”.
Các học giả xưa đưa ra nhiều quan niệm về văn chương. Quan niệm
thể hiện rõ đặc thù của văn chương hơn cả là gắn văn chương với
tình cảm. Bùi Huy Bích viết: “Văn chương là tiếng nói của con
tim”. Thực ra không chỉ có lời trong văn chương mới thấm đượm
cảm xúc. Bên cạnh chức năng biểu ý, ngôn từ còn có chức năng
biểu cảm. Song không ở đâu cảm xúc được yêu cầu cao như trong
văn chương, nghệ thuật, đến mức cái tình thành dấu hiệu rõ rệt của
mọi thành đạt trong sáng tạo. Ngô Thế Vinh cho rằng: “Lời là tiếng
nói của con tim, văn chương là cái làm cho lời dài thêm vậy” . Nên
theo Bùi Ngọc Qui, “tình ấy gốc văn, tình chật hẹp thì văn kia cứng
xác” Vun đắp cái tình trong văn trở thành đòi hỏi bên trong của việc
làm văn.
Tuy nhiên, văn có nhiều loại. Ngay cả “văn” theo nghĩa hẹp để chỉ
văn chương nghệ thuật thì không ở đâu cảm xúc lại được bộc lộ sâu
đậm, tập trung như trong thơ. Không phải vô cớ khi một tác giả vô
danh hạ bút viết: “Căn cứ vào sự rung cảm của tình người, mà thơ
có thể quán triệt” .Còn Hồng Nhậm thì phát hiện ra quy luật phổ
biến này của thơ: “Nó đi theo tình, theo cảm xúc”. Dường như các
học giả thi nhân xưa đều chung một ý nghĩ tương tự. Thậm chí còn
chung cả cách diễn đạt. Lê Qui Đôn viết: “Thơ khởi phát từ lòng
người ta”.Vũ Duy Thanh thì viết: “Thơ xuất phát từ tình” . Có thể
có ảnh hưởng qua lại. Cũng có thể do chung một nguồn học hỏi từ
Trung Quốc. Chữ “thi” ở Bắc quốc ban đầu hàm nhiều nghĩa. Một
trong những nghĩa của thơ theo nhà ngữ văn học nổi tiếng Dương
Thụ Đạt “là cái gốc và là cái mầm mọc từ trái tim” .Đọc thơ cổ
Trung Hoa, Phan Phụ Tiên nhận ra: “Tuy dấu vết thịnh, loạn khác
nhau, song cảm xúc phát ra từ lòng chỉ là một”. Bởi tình cảm nồng
nàn là dấu hiệu loại biệt phân tách thơ với các thể tài khác, chẳng

hạn với phú. Theo Nguyễn Đức Đạt: “Thơ là tình cảm, phú là sự

12 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xin

liên hệ: 0945 048 845

việc”. Nói vậy, không phải trong thơ không có sự việc. Có điều “thơ
dùng sự việc để phụ trợ cho tình cảm”. Trên cơ sở ấy, tác giả “Nam
Sơn tùng thoại” chê thơ đương thời chưa hay vì đi ngược lại “dùng
tình cảm để phụ trợ cho sự việc”. Thế rồi ông đi đến kết luận thành
qui luật muôn đời của thi ca: “Chú trọng vào tình cảm thì gọn, chú
trọng ở sự việc thì rườm” .Ngô Thì Nhậm không chỉ dừng lại ở sự
đối chiếu giữa thơ và phú. Ông thấy sự tương đồng giữa thơ, phú,
ca, vịnh, biện, luận, kí… ở chỗ; “Uẩn khuất ở trong tâm thuật, phát
lộ ra lời văn”. Song bên cạnh “đại đồng” có “tiểu dị”. Với thơ
không gì khác hơn là cảm xúc. Ông viết: “Nhưng trong đó, loại có
khả năng gây hứng thú và cảm xúc cho người ta thì không gì bằng
thơ”. Thơ càng hay thì càng gây chấn động lòng người. Đó là những
vần thơ vừa “làm kinh động con người”; vừa “làm khóc được qui
thần” (Hồng Nhậm). Nói như Bùi Dương Lịch thơ là “sự biểu hiện
của tình”, nhưng do “không ai không có tình”, nên đây là cái tình
“cùng tột” .
Lí luận văn chương hiện đại, khi tìm hiểu bản chất của văn chương,
luôn nhấn mạnh đến đặc thù tình cảm. Điều này được thực tế sáng
tạo phong phú của dân tộc và nhân loại xác nhận. L.Tôlxtôi khi trả
lời câu hỏi “Nghệ thuật là gì?” đã viết: “Khi người xem, người nghe
cùng được truyền lan một thứ tình cảm mà người viết đã cảm thấy,
thì đó chính là nghệ thuật” (2). Trong nhiều dấu hiệu biểu hiện đặc
thù của nghệ thuật, văn hào Nga khẳng định sức truyền cảm của hình

tượng. Không đúng vậy sao? Khi hướng tới Truyện Kiều – kiệt tác
của văn chương dân tộc, Tố Hữu chẳng đã viết:
Tố như ơi! Lệ chảy quanh thân Kiều
Chính Tố Hữu khi cần đưa ra quan niệm của mình về văn chương,
nhất là về thơ, đã luôn nhấn mạnh đây là tiếng nói “đồng tình”,
“đồng ý”, tiếng nói “đồng cảm”, giao cảm giữa nhà văn, nhà thơ với
bạn đọc. Từ đó nảy sinh ra khái niệm “tri âm”. Trong văn chương cổ
điển Trung Quốc và Việt Nam, “tri âm” (nghĩa là hiểu tiếng đàn)

13 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xin

liên hệ: 0945 048 845

xuất phát từ điển cố quen thuộc về mối quan hệ giữa Bá Nha và
Chung Tử Kì. Theo “Liệt tử”, Bá Nha là người sành nghe đàn. Khi
chơi đàn, Bá Nha nghĩ đến núi cao thì Chung Tử Kì liền khen: “Cao
vời vợi như núi Thái Sơn”; Bá Nha nghĩ đến sông nước, thì Chung
Tử Kì khen: “Mênh mông như Trường Giang, Hoàng Hà”. Chung Tử
Kì thấu hiểu được mọi tình ý Bá Nha bày tỏ qua tiếng đàn. Sau khi
Chung Tử Kì chết Bá Nha treo đàn không đánh nữa, vì cho rằng trên
đời không còn ai hiểu nổi tiếng đàn của mình. Tuy nhiên, ý nghĩa của
từ “tri âm” sau này được mở rộng, không chỉ để thể hiện mối giao
cảm giữa người biểu diễn và người nghe trong âm nhạc, mà còn biểu
hiện mối giao hòa giữa người sáng tác và người thưởng thức trong
nghệ thuật nói chung.
Mang sức bao quát hơn là ý kiến quen thuộc của Lê Duẩn: Nói đến
nghệ thuật là nói đến qui luật riêng của tình cảm, nghệ thuật vận
dụng qui luật riêng của tình cảm. Điều này góp phần lí giải vì sao đến
với văn chương người đọc không thể dửng dưng. Ấy là vì nhà văn đã

để trái tim mình đập dưới từng trang viết, từng con chữ. Nhà thơ
Nguyễn Tùng Linh thổ lộ:
Tôi đặt tình yêu của tôi ở đây
Tôi đặt trái tim mình ở đây
Đầy vất vả với cuộc đời rộng mở
Và điều này tôi phải nói bằng thơ (3)
Có thể xem quá trình sáng tạo là quá trình luyện ngọc. Tác phẩm
được hình thành, hình tượng được tạo ra lung linh ánh sáng của ngọc
qui. Nhưng nếu tinh ý, ta có thể “nhìn thấy máu, thấy nước mắt, thấy
niềm vui và nỗi đau của người thợ kì tài” (Nguyễn Khải).
Đã rõ tình cảm chính là một trong những biểu hiện của đặc trưng văn
chương dễ thấy nhất. Tuy nhiên trước nay đã có người không thấy
hoặc không thừa nhận. Họ lập luận rằng: Tình cảm đâu chỉ nhận ra ở
hoạt động nghệ thuật, ở tác phẩm nghệ thuật, một số hoạt động và

14 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xin

liên hệ: 0945 048 845

sản phẩm tinh thần khác như đạo đức, tôn giáo và ngay cả khoa học
nữa, tình cảm cũng phát lộ ra và không ít trường hợp giữ vai trò thật
quan trọng. Ở đây, liên quan với cách hiểu khái niệm “đặc thù”. Theo
quan niệm thông thường thì nét riêng, nét đặc trưng được gọi là “đặc
thù”. Những nét gọi là “đặc thù” của một sự vật, một đối tượng, một
con người không hẳn không thấy ở sự vật, hiện tượng và con người
khác, nhưng bao giờ cũng nổi trội, tạo nên sự phân biệt dễ thấy có
tính riêng biệt. Cũng như vậy, cá nhân nhà văn không hoàn toàn khác
con người bình thường; hoạt động sáng tạo văn chương cũng không
thật khác với các hoạt động sáng tạo của con người. Tuy nhiên, do

đòi hỏi tự bên trong của hoạt động nào đó, một hoặc một số tính chất
hay yếu tố đặc biệt nổi bật, có vai trò quyết định đến quá trình sáng
tạo và thành phần sáng tạo. Tình cảm khi được xem là đặc thù của
văn chương là theo ý nghĩa này.
Đáng nói nhất là không ít người xem nhẹ đặc thù của văn chương.
Chẳng hạn, có nhà nghiên cứu dùng câu nói của Lỗ Tấn để khẳng
định ý mình. Lỗ Tấn viết: ”Nếu là người Cách mạng thì bất cứ viết
chuyện gì, dùng tài liệu gì đều là văn học Cách mạng cả. Từ suối
chảy ra đều là nước, từ huyết quản chảy ra đều là máu” (4). Thật ra,
phải đặt trong hoàn cảnh cụ thể mới hiểu được đúng ý của Lỗ Tấn.
Trước câu nói này, Lỗ Tấn có nhắc tới một số nhà văn mà ông không
coi là “những nhà văn Cách mạng”. Đó là Êxênhin (1895 – 1925) nhà thơ và Sabôli (1888 – 1826) – nhà văn. Cả hai đều sống và sáng
tạo dưới thời Xô viết và vì những lí do khác nhau đã thất vọng đi
đến tự sát. Thế rồi Lỗ Tấn viết: “Tôi cho vấn đề căn bản là ở chỗ tác
giả phải là người Cách mạng – PQT lưu ý”. Vậy văn hào Lỗ Tấn đâu
có xem nhẹ vai trò riêng biệt của văn chương.
Như vậy, trong thế giới tinh thần của nhà văn, cảm xúc luôn có ý
nghĩa nổi trội trong sự giao hòa hữu cơ với lí trí và nhận thức. Thực
tế, không nên và không thể tách biệt cảm xúc với lí trí, tình cảm với
nhận thức, quan điểm với niềm tin trong một con người. Những mặt
đó thống nhất với nhau. Lê Duẩn viết: “Lí trí giúp con người có tình

15 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xin

liên hệ: 0945 048 845

cảm đúng, ngược lại tình cảm có dồi dào thì lí trí mới vững… Có
những lúc lí trí đúng mà tình cảm sai đi thì cuối cùng lí trí cũng sai
đi” (5) Những mặt trên còn chuyển hóa qua lại rất tinh tế. Đúng như

nhà thơ Tố Hữu từng nói: “Khi tình cảm sôi động lên, nó thành trí
tuệ, không có người mẹ nào không thông minh với người con cả, biết
nó hơn nó tự biết mình” (6). Tuy nhiên, do đòi hỏi của sáng tạo nghệ
thuật, yếu tố tình cảm nổi lên trong sự thống nhất hữu cơ với lí trí.
Điều này đã được thực tiễn lao động nghệ thuật xưa nay xác nhận.
Chẳng hạn cảm xúc liên quan đến cảm hứng sáng tác.
Ta biết rằng nói đến sáng tác văn chương là nói đến cảm hứng. Chính
cảm hứng tạo ra năng sản của sáng tạo. Công đầu trong việc khám
phá ra vai trò của cảm hứng đối với người nghệ sĩ thuộc về Đêmôkrit
(460 – 370 TCN) “Bộ óc bách khoa cổ Hy Lạp đầu tiên” (Marx). Nhà
triết học vĩ đại này viết: “Không ai có thể trở thành nhà thơ giỏi nếu
không có ngọn lửa nào đó, một thứ bệnh điên rồ nào đó”. Vì vậy
trước sau ông loại bỏ những kẻ “chỉ biết suy nghĩ một cách phải
chăng” ra khỏi vương quốc nghệ thuật. Không phải vô cớ mà ở
phương Tây thơ được ví với con ngựa có cánh. Thiếu bay bổng sẽ
không thể “tay tiên một vẫy đủ mười khúc ngâm” (Kiều). Mà chẳng
cứ gì thơ, viết văn xuôi cũng vậy. Một tài năng lớn như Nguyễn Tuân
mà khi “đầu bút không thấy động gió” thì cũng cảm thấy “tờ giấy
trắng như hất ngang ngòi bút của mình đi, cứ lặng lờ khước từ bất cứ
ý định câu cú nào định ươm ướm thả xuống”. Các ý kiến của các học
giả và các nghệ sĩ lớn xưa nay, vậy là, không chỉ thừa nhận vai trò
của cảm hứng mà còn lí giải bản chất của cảm hứng chính là sự thăng
hoa của lí trí và cảm xúc.
Nói riêng về chất liệu sáng tác của nhà văn cũng vậy. Nhà văn viết
bằng gì? Hiển nhiên là bằng những gì mình nghe được, mình trông
thấy, và nói chung là những gì mình trải nghiệm – có người đã trả lời
như thế. Quả không sai, nhưng nghĩ ki thì chưa thật thấu đáo, thuyết
phục cho lắm. Bởi vì tại sao có không ít những gì nhà văn từng
chứng kiến, từng sống qua mà vẫn chưa đi hoặc không đi vào tác

16 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xin

liên hệ: 0945 048 845

phẩm? Ý kiến của Nguyễn Đình Thi góp phần soi tỏ vấn đề này:
“Sâu hơn cái vốn sống ấy là những điều chúng ta đã suy nghĩ và hiểu
biết được, những tình cảm đã nảy nở trong chúng ta. Đây là linh hồn
của tất cả những gì chúng ta có thể viết” (7). Rõ ràng nhà văn chỉ có
thể sử dụng những chất liệu vốn là kết quả của sự quan sát – cảm
xúc, mọi thứ muốn đi vào tác phẩm phải lên men, phải thành ấn
tượng khó phai mờ trong tâm tưởng nhà sáng tạo. Về điều này ít ai
nói thuyết phục bằng văn hào M.Gorky. Khi nhớ lại bản thân đã viết
văn như thế nào, ông viết: “Nếu cứ “rèn nguội” con người thì sẽ
không thành cái gì hết, chỉ làm cho nó hỏng đi thôi, cho nên nhà văn
phải yêu mến tài liệu của mình – con người thật – chút ít, hoặc tối
thiểu cũng phải biết quý nó như một nguyên liệu” (8). Đó chắc chắn
không phải là kinh nghiệm sáng tạo của riêng M.Gorky mà có tính
phổ biến rộng rãi. Trong nghệ thuật, nói như Tố Hữu, nhận thức phải
chuyển thành tình cảm, mà tình cảm phải ở mức sâu hơn, nồng hơn
người bình thường, nghĩa là:
Mặt trời chân lí chói qua tim
(Từ ấy)
Do đó, với người nghệ sĩ, nhiệt tâm và niềm tin luôn được đòi hỏi rất
cao không thua gì sự đòi hỏi về cách nhìn và chỗ đứng. Chưa có hoặc
chưa đủ nhiệt huyết sẽ chưa thể có sức thôi thúc từ bên trong, và vì
thế sẽ chưa thể có bất cứ sự thành đạt nào trong sáng tạo. Đấy là
chưa nói, nhận thức sẽ trở nên lệch lạc nếu thiếu tình cảm ở một mức
độ cần thiết. Một lần, nhà thơ Nông Quốc Chấn kể rằng, khi ra biển
Hòn Gai có cây bút đã tả như thế này:

Trông xa một đống đen xì
Đến gần mới biết ấy thì là than
Thế rồi ông đưa ra nhận xét: “Câu này có gì sai không? Không sai.
Đúng là than ở xa thấy một đống đen xì thật… Nhưng đọc lên người
ta không thấy nó hay mà thấy nó có cái gì ngớ ngẩn, thiếu tâm hồn,

17 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xin

liên hệ: 0945 048 845

hơn thế thiếu một cái gì trân trọng, trọng thiên nhiên giàu đẹp, trọng
con người lao động cần cù”. Từ đó nhà thơ đi đến một kết luận mang
sức khái quát cao: “Nghệ thuật phải có tâm hồn” (9).
Ở đây, còn có một khía cạnh nghề nghiệp khác cần được lưu tâm.
Theo M.Gorki, sống nhiệt huyết đã hẳn là cần, nhà văn còn phải biết
đưa cảm xúc của mình vào văn chương nữa. Ông khẳng định: “Trong
những tác phẩm văn học của chúng ta, mặc dầu bản thân chúng ta
đang sống với những cảm xúc mãnh liệt, những cảm xúc của kẻ sáng
tạo, chúng ta vẫn chưa đưa được những cảm xúc ấy vào văn học;
không hiểu tại sao chúng ta vẫn chưa làm được việc đó” (10). Dầu
sao, suy đến cùng, nhân tố quyết định bao giờ cũng thuộc về sự rung
động của trái tim người nghệ sĩ.
Văn chương còn có khả năng lây lan cảm xúc từ nhà văn, nhà thơ
đến người đọc, người nghe. Nó khiến cho độc giả cũng có cảm
giác vui, buồn, yêu, ghét, tự hào, căm phẫn,… giống như tác giả
đối với vấn đề được nói tới.
Những câu thơ của Hoàng Cầm trong bài thơ Bên kia sông Đuống hay những
câu thơ trong bài Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiều, Bình Ngô đại cáo của
Nguyễn Trai khiến ta có cảm giác căm thù giặc xâm lăng đến tột độ:

Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô, nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn lưỡi dài lê sắt màu.
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang
Mẹ con đàn lựn âm dương chia lìa đôi ngã
Đám cưới chuột tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu.
(Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm)
Và:
Bên Nghé của tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.

18 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xin

liên hệ: 0945 048 845

( Chạy giặc – Nguyễn Đình Chiểu )
Và đây:
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
( Đại cáo Bình Ngô- Nguyễn Trãi)
Hay những câu thơ của thi sĩ Đỗ Trung Quân trong bài thơ Quê Hương làm ta
thêm yêu quý và gắn bó với mảnh đất máu xương, nơi chôn nhau cắt rốn với
những điều đơn sơ giản dị nhất đối với mỗi con người:
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay.

Những câu thơ trong bài Vội vàng như thúc giục chúng ta cũng vội vàng,
cuống quýt, muốn tận hưởng trọn vẹn hương sắc của cuộc đời giống như Xuân
Diệu:
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết
Mây đưa và gió lượn
Ta muốn say
Cánh bướm với tình yêu …

f, Văn học nghệ thuật phải mang tính độc đáo, mới mẻ
Nam Cao đã từng khẳng định: “Văn chương không cần đến những người thợ
khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được
những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng
tạo những cái gì chưa có”. Shê- khốp cũng cho rằng: “Nếu nhà văn không có
một lối đi riêng của mình thì người đó chẳng bao giờ là nhà văn”.

19 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xin

liên hệ: 0945 048 845

“Khi ta gọi là một bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ ta không hề thấy ngại miệng,
một nhà văn độc đáo vô song mà mỗi dòng, mỗi chữ tuôn ra đầu ngọn bút đều
như có đóng một dấu triện riêng”.. (Anh Đức). Người nghệ sĩ trong hành trình
sáng tạo phải là người trinh sát, với chiếc cần ăng ten nhanh nhạy để nhận mọi
tín hiệu, mọi làn sóng; phải biết tổng hợp, đánh giá, phân tích để phát đi một
tiếng nói duy nhất, đúng đắn, sâu sắc. Mỗi bài thơ, câu văn đều là kết quả quá
trình sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ sau khi đã công phu chọn lựa và nhào
nặn chất liệu hiện thực. Do vậy, khi một nhà văn mới xuất hiện, câu hỏi của

chúng ta về anh ta là: Anh ta là thế nào? Liệu anh ta có thể đem lại cho chúng ta
điều gì mới mẻ trong cách nhìn cuộc sống?
Văn học phải là một hành động sáng tạo không ngừng nghỉ, không lặp lại những
cái người khác đã nói, đã làm.Mỗi nhà văn là một bông hoa mang hương sắc
riêng biêt, mỗi nhà văn phải có ý thức làm mới mình , tạo cho mình một nét
riêng, nét mới đó khiến họ không dễ nhầm lẫn với người khác. Điều đó làm cho
văn học nghệ thuật luôn mới mẻ, độc đáo.
Nhà văn Nguyễn Tuân đã tạo được ấn tượng riêng cho mình nhờ phong cách
ngôn, cái ngông đó là cơ sở để ông không ngừng tìm kiếm cái mới mẻ, độc đáo,
thay đổi khẩu vị liên tục cho độc giả.
Tóm lại, sự độc đáo mới mẻ vốn có ở văn học nghệ thuật là do sự sáng tao,
khả năng sáng tạo và niềm đam mê tìm tòi của tất cả những người lao động
nghệ thuật. Sự độc đáo, mới mẻ này đã làm nên phong cách riêng của mỗi tác
giả.
Bởi đặc trưng của văn học là hoạt động sáng tạo có tính chât cá thê. Nếu cá tính
nhà văn mờ nhạt, không tạo được tiếng nói riêng, giọng điệu riêng thì đó là sự tự
sát trong văn chương.
Phong cách chính là nhà văn phải đem lại một tiếng nói mới cho văn học, đó là
sự độc đáo mà đa dạng, bền vững mà luôn đổi mới. Đặc biệt, nó phải có tính
chất thẩm mĩ, nghĩa là đem lại cho người đọc sự hưởng thụ thẩm mĩ dồi dào.
Phong cách không chỉ là dấu hiệu trưởng thành của một nhà văn mà khi đã nở rộ
thì nó còn là bằng chứng của một nền văn học đã trưởng thành.
Nhà văn Tuocghenhev khắng định: “Cái quan trọng trong tài năng văn học là
tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy

20 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xin

liên hệ: 0945 048 845

trong cổ họng của bất kì một người nào khác”. Nguyễn Tuân cũng từng nhấn
mạnh: “Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. Vì vậy, nó đòi hỏi phải có
phong cách, tức là phải có nét gì đó rất mới, rất riêng thể hiện trong tác phẩm
cửa mình.” Cũng cùng quan điểm ấy, nhà văn Lê-ô-nốp viết: “Không có tiếng
nói riêng, không mang lại những điều mới mẻ cho văn chương mà chỉ biết dẫm
theo đường mòn thì tác phẩm nghệ thuật sẽ chết ”
Phong cách nghệ thuật có cội nguồn từ cá tính sáng tạo của nhà văn. Cá tính
sáng tạo là sự hợp thành của những yếu tố như thế giới quan, tâm lí, khí chất, cá
tính sinh hoạt… Phong cách của nhà văn cũng mang dấu ấn của dân tộc và thời
đại.
Có thể nhận ra phong cách của nhà văn trong tác phẩm. Có bao nhiêu yếu tố
trong tác phẩm thì có bấy nhiêu chỗ cho phong cách nhà văn thể hiện.
+ Qua cái nhìn, cách cảm thụ giàu tính khám phá nghệ thuật, đối với
cuộcđời.
+ Qua giọng điệu riêng, gắn liền với cảm hứng sáng tác.
+ Nét riêng trong sự lựa chọn, xử lý đề tài, xác định chủ đề, xác định
đối tượng miêu tả…
+ Tính thống nhất, ổn định trong cách sử dụng các phương thức và
phương tiện nghệ thuật.
Các biểu hiện của phong cách văn học không tồn tại tách rời mà bao hàm lẫn
nhau hay tồn tại thông qua nhau. Tất cả tạo thành một nguyên tắc xuyên suốt
trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho hiện tượng văn học một
tính chỉnh thể toàn vẹn.
Thời gian cứ trôi đi lặng lẽ mà vô tình nhưng thời gian cũng chính là thứ nước
rửa ảnh làm nổi bật lên những tác phẩm hay, độc đáo. Có một nữ văn sĩ từng
nói đại ý rằng: “Sẽ không bao giờ chúng ta gặp lại mình như chiều nay”.
Nguyễn Tuân cũng từng nói: “Tôi quan niệm đã viết văn phải cố viết cho
hay và viết đúng cái tạng riêng của mình. Văn chương cần có sự độc đáo
hơn trong bất kì lĩnh vực nào khác”. “Không ai tám hai lần trên cùng một
dòng sông”. Mỗi khoảnh khắc trôi đi không bao giờ trở lại. Sẽ chẳng bao giờ ta

gặp lại một Nam Cao, một Nguyễn Tuân, Xuân Diệu hay Thạch Lam,… thứ hai
trên cõi đời này nữa. Bởi lẽ văn chương không bao giờ là sự lặp lại và mỗi nhà

21 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xin

liên hệ: 0945 048 845

văn có một tạng riêng, một phong, cách riêng. “Mỗi công dân có một dạng vân
tay. Mỗi nghệ sĩ thứ thiệt đều có một dạng vân chữ không trộn lẫn” (Lê
Đạt)
Vấn đề phong cách còn được biểu hiện qua “cái nhìn” của mỗi người nghệ sĩ
trước cuộc đời. “Đừng cho tôi đề tài, hãy cho tôi đôi mắt”. Đôi mắt nhìn đời
khác nhau sẽ đem lại những trang văn khác nhau và mang đậm cá tính sáng tạo.
Đây không chỉ đơn thuần là vấn đề về cái nhìn, mà rộng hơn là vấn đề về phong
cách nghệ thuật nhà văn.
“Phong cách nghệ thuật nhà văn là sự độc đáo, giàu tính khám phá, phát hiện về
con người và cuộc đời thể hiện qua hình nghệ thuật độc đáo và những phương
thức, phương tiện nghệ thuật mang đậm dấu ấn sáng tạo của cá nhân người nghệ
sĩ được thể hiện trong tác phẩm.”
Phong cách chính là vấn đề cái nhìn. Mỗi nhà văn phải có cách nhìn mới mẻ,
độc đáo, cách cảm thụ giàu tính khám phá và phát hiện đối với cuộc đời. Cuộc
sống này có gì khác biệt đâu? Từ xưa đến nay, vẫn bốn mùa không thay đổi, vẫn
là những vấn đề bức thiết mang tính quy luật về cuộc sống và con người. Thế
nhưng, mỗi nhà văn lại tìm thấy trong cái cũ kĩ, quen thuộc ấy những khía cạnh,
những góc khuất chưa ai nhìn thấy, hoặc có thấy nhưng không để ý và giả lơ đi.
Cuộc đời qua con mắt của nhà văn lúc nào cũng chứa nhiều điều bí ẩn mãi mãi
không khám phá hết. Đó chính là ý thức nghệ thuật của nhà văn chân chính. Họ
không bao giờ cho phép bản thân sống lặp lại, sống nhạt nhòa, viết hời hợt và
nhìn đời thờ ơ, hờ hững. Những người cầm bút chân chính mang đến cho người

đọc mỗi lần đọc tác phẩm của họ là mỗi lần mở ra trước mẳt thêm những điề
Thế nhưng, không phải ai cũng có con mắt nhìn đời mới mẻ và không phải đôi
mắt mới nào cũng tạo nên phong cách nghệ thuật. Bất cứ điều gì, việc gì cũng
phải đạt đến một độ “chín”, một độ “trưởng thành” nhất định. Giai đoạn 19301945, chúng ta chứng kiến sự xuất hiện của hàng loạt những tên tuổi với những
tác phẩm thực sự có giá trị. Với thơ, nói như Hoài Thanh đó là “một thời đại
trong thi ca”, một thời mà mỗi vần thơ vang lên chứa đựng những nỗi niềm khắc
khoải riêng, những thanh âm không thể nào xóa nhòa. “Chưa bao giờ ta thấy
xuất hiện cũng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu
Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo
não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên và thiết

22 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xin

liên hệ: 0945 048 845

tha, rạọ rực, băn khoăn như Xuân Diệu ” (Hoài Thanh).u khác lạ hơn, mới mẻ
hơn.
Mỗi nhà thơ góp một phần “rất riêng dù rất nhỏ” vào nền văn học dân tộc, tạo
nên những thi phẩm thăng hoa về cảm xúc và in dấu ấn sâu đậm vào lòng người.
Điều đặc biệt chính là mỗi người mang trong mình một cái nhìn mới mẻ về con
người và cuộc đời. Không còn nhiều khuôn phép hay ước lệ, thơ Mới đạt đến
đỉnh cao trong việc phá vỡ mọi nguyên tác lâu đời của thơ xưa. Họ nhìn và cảm
nhận mọi thứ khác hẳn với người xưa, họ mang đôi mắt đầy khám nhá quan sát
xung quanh.
Lưu Trọng Lư đã từng nhận xét: “Các cụ ta ưa những màu đỏ choét, ta lại ưa
những màu xanh nhạt. Các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya, ta nao
nao vì tiếng gà lúc đúng ngọ. Nhìn một cô gái xinh xắn, ngây thơ, các cụ coi như
đã làm một điểu tội lỗi, ta thì ta cho là mát mẻ như đứng trước một cánh đồng
xanh. Cái ái tình của các cụ thì chỉ là là sự hôn nhân nhưng đối với ta thì trăm

hình muôn trạng: cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình gần gụi, cái
tình xa xôi, cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu”.
Đó không phải là thay đổi cách nhìn sẽ thay đổi cách viết, cách sử dụng ngôn
ngữ và biểu lộ cảm xúc hay sao? Mà tất cả những điều đó góp phần tạo nên
phong cách, tạo nên sự khác biệt trong sáng tạo nghệ thuật.
Trong dòng văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945, Nguyễn Công Hoan,
Thạch Lam, Nam Cao đều là những gương mặt nhà văn xuất sắc khi hướng ngòi
bút về phía cuộc sống của những người dân nghèo. Nhưng nếu như Nguyễn
Công Hoan xem đời là những mảnh ghép của những nghịch cảnh, Thạch Lam
xem đời là miếng vải có lỗ thủng, những vết ố, nhưng vẫn nguyên vẹn thì với
Nam Cao, cuộc đời là tấm áo cũ bị xé rách tả tơi.
Những cách nhìn ấy trong mắt mỗi nhà văn đã tạo nên sự khác biệt trong phong
cách. Một người trào phúng, một người hơi hướng lãng mạn, một người tả thực
với ngôn ngữ trần thuật không thể lẫn lộn; cuộc đời của cả ba nhà văn tạo nên
một cuộc đời lớn của văn học: dài rộng và phong phú khôn cùng.
Cuộc đời và phong cách nhà văn đặt ra vấn đề muôn thuở cho người cầm bút.
Rằng anh phải làm như thế nào để khác biệt, để người đời sau nhớ tới mình. Văn
chương kị nhất sự lặp lại. Anh không được phép lặp lại người khác hay lặp lại

23 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xin

liên hệ: 0945 048 845

chính mình. Mỗi lần anh viết là mỗi lần anh mở ra cho người đọc một cách nhìn
mới mẻ, mang tính khám phá về cuộc đời và con người. Đó là thiên sứ, là trách
nhiệm của người cầm bút trong việc sáng tạo nghệ thuật.

• g, Văn học nghệ thuật mang đậm tính dân tộc
Trong kho tàng văn chương nhân loại, ta thấy, mỗi dân tộc có một nền văn

chương riêng, một truyền thống văn chương khác nhau, dễ dàng phân biệt văn
chương dân tộc này với dân tộc khác. Cái làm nên sự phân biệt ấy chính là bản
sắc dân tộc của văn chương. Nhưng đồng thời từ mỗi gương mặt đặc sắc, độc
đáo của mình, văn chương các dân tộc đã tụ họp lại dưới mái nhà chung thế giới
đã tạo ra khuôn mặt chung vừa đa dạng, vừa phong phú nhưng thống nhất của
văn chương thế giới. Cái làm nên sự liên kết ấy lại là đặc tính quốc tế của văn
chương.

Tính dân tộc của văn nghệ là tổng hóa những đặc sắc về nội dung
và hình thức của sáng tác tạo nên gương mặt văn nghệ của dân tộc.
❖ Tính dân tộc là một phạm trù thẩm mĩ.
Những người phủ nhận hoặc coi nhẹ tính dân tộc của văn nghệ đã xem
tính dân tộc chủ yếu là khái niệm chính trị, hoặc lẫn lộn tính dân tộc với
tư cách làm một phạm trù xã hội, dân tộc học. Ở bình diện này, người ta
không phân biệt sự tiêu cực hay tích cực, văn minh hay cổ sơ, miễn là
những hiện tượng đặc thù có tính loại hình đặc trưng cho đời sống, phong
tục tập quán khác biệt với các dân tộc khác. Hoặc có người tuy có nhìn
nhận tính dân tộc như là lĩnh vực của nghệ thuật như nhấn mạnh một
cách thiên lệch, xem vấn đề tính dân tộc của văn nghệ sĩ chỉ là vấn đề nội
dung tư tưởng : “Vấn đề tính dân tộc chủ yếu là về tư tưởng tình cảm, nội
dung của văn chương”. Lại có nhìn nhận tính dân tộc của văn nghệ, chủ
yếu là vấn đề hình thức: “Tính dân tộc thể hiện trước tiên ở ngôn ngữ,
ngôn ngữ là một đặc trưng chủ yếu của tính dân tộc”.
Thực ra, tính dân tộc của văn nghệ, phải được nhìn nhận như một phạm
trù thẩm mĩ, phạm trù đó hòa quyện và xuyên thắm vào trong mọi yếu tố
của văn chương từ nguồn gốc, đối tượng, nhiệm vụ, chức năng đến nội
dung (cả ngôn ngữ, loại thể, thủ pháp, nghệ thuật …). Trong một tác
phẩm tính dân tộc là tổng hòa những đặc điểm và nội dung và hình thức
chứ không phải nằm ở một yếu tố nào.
Lâu nay, vẫn có tình trạng lấn cấn, lẫn lộn, nhập nhằng: hoặc cho rằng đại

24 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xin

liên hệ: 0945 048 845

phàm, văn chương là dân tộc. Do đó, đã không lí giải nổi tính dân tộc của
tác phẩm xấu và tác phẩm tốt. Hoặc, lại có ý kiến cho rằng những tác
phẩm tốt mới là có tính dân tộc. Sự lẫn lộn, nhập nhằng đó là do không
xem tính dân tộc như là một phạm trù thẩm mĩ. Thực ra, tính dân tộc là
một phạm trù thẩm mĩ. Nó không chỉ là thuộc tính tất yếu của văn
chương mà quan trọng là tiêu chuẩn đánh giá tư tưởng và nghệ thuật
trong nội dung và hình thức của tác phẩm văn chương. Do đó, tính dân
tộc chủ yếu được nhìn nhận như một phạm trù giá trị. Nghĩa là khi nói
đến tính dân tộc là nói đến phẩm chất, nói đến sự kết tinh những bản sắc
độc đáo của một dân tộc.
Do đó, cần minh định hai bình diện sau đây của tính dân tộc :
– Bình diện thuộc tính: Ðứng ở góc độ tổng quát thì tính dân tộc là thuộc
tính tất yếu của văn chương. Nghĩa là “Văn chương nghệ thuật là dân tộc”
(Phạm Văn Ðồng). Ðứng ở bình diện này thì bất kỳ tác phẩm văn chương
nào cũng có tính dân tộc. Dù muốn hay không tác phẩm của bất kỳ nhà
văn nào cũng mang đặc điểm dân tộc ở một mức độ nhất định. Bởi vì:
văn chương phản ánh hiện thực, mà hiện thực nào cũng nằm trong một
dạng thái dân tộc nhất định. Vì vì, tác phẩm văn chương là hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan. Chủ thể nhận thức nào cũng sinh ra và lớn
lên trong một môi trường dân tộc nhất định. Chẳng hạn, tác phẩm của
những nhà văn hiện thực phê phán Việt Nam và các nhà văn tự lực văn
đoàn đều có thuộc tính dân tộc. Mặc dù khác nhau về khuynh hướng tư
tưởng nhưng họ cũng viết về một hiện thực, cũng dùng ngôn ngữ Việt
Nam, cũng là người Việt Nam. Thuộc tính dân tộc của các hiện tượng đời

sống của đối tượng, của ngôn ngữ, của tác giả … đã tạo nên thuộc tính
dân tộc của sáng tác.
– Bình diện phẩm chất: Tác phẩm văn chương nào cũng có thuộc tính
dân tộc. Nhưng không phải tác phẩm nào chất lượng tính dân tộc cũng
giống nhau. Thường khi, chúng ta nói đến tác phẩm này đậm đà tính đấu
tranh, tác phẩm nọ rất dân tộc, có nghĩa chúng ta đã đánh giá tác phẩm.
Tức là chúng ta xác định giá trị của văn chương. Khái niệm tính dân tộc
lúc này có nghĩa là tính dân tộc chân chính. Tác phẩm mang tính dân tộc
chân chính là tác phẩm phản ánh sâu sắc, sinh động cuộc sống của nhân
dân, dân tộc dưới ánh sáng tư tưởng giai cấp tiến bộ, cách mạng của thời
đại trong những hình thức và thủ pháp nghệ thuật độc đáo đặc sắc thấm
nhuần đặc trưng văn hóa dân tộc, tính cách dân tộc, tâm hồn dân tộc.

25 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xin

liên hệ: 0945 048 845

cái áo… mà điều nó quan tâm là một hệ người kết tinh trong sự vật.Qua bức tranh đó, người viết luôn muốn gửi gắm những tình cảm, tưtưởng và thể hiện thái độ của mình trước cuộc sống.Tác phẩm văn học là sự kết hợp giữa yếu tố khách quan ( hiện thựccuộc sống ) và chủ quan ( ý thức, tình cảm của người viết ). Nhà văn2 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xinliên hệ: 0945 048 845không chỉ tái hiện lại những chi tiết đời sống mà mắt thấy, tai nghe màqua đó, họ còn muốn nói một điều gì mới mẻ, lớn lao hơn. “ Tác phẩmnghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những chất liệu mượn ở thực tại.Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói lênmột điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắnnhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chungquanh.” ( Nguyễn Đình Thi) và “ Văn học thực chất là chuyện đời.Văn học sẽ chẳng là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời lànơi xuất phát cũng là đích đi tới của văn học.” ( Tố Hữu)Dù văn học phản ánh hiện thực nhưng nó không phải là bản sao chépnô lệ của hiện thực. Nhà văn không phải là mật thám cuộc đời hay làtên hề lóc cóc chạy theo đuôi đời sống. Qua những điều mình mắt thấytai nghe, người nghệ sĩ còn thâm nhập, cắt nghĩa hiện thực theo cáchriêng, từ đó nâng lên thành những giá trị có tính chất phổ quát. Điềunày đã được Thạch Lam xác nhận : “ Một nhà văn không thành thựckhông bao giờ là nhà văn có giá trị. Nhưng không phải cứ thành thựclà trở nên nghệ sĩ. Nhưng nghệ sĩ không thành thực chỉ là người thợkhéo tay thôi.” Thế giới bổ nứt làm đôi, vết nứt xuyên qua trái timngười cầm bút. Nỗi đau ấy khi đến với độc giả đã bị “nhuốm máu”của những người nghệ sĩ. Cái độc giả cần không phải là hiện thựcđược phản ánh một cách xuôi chiều, khách quan vì thực hư trong đờisống thật độc giả đã tỏ rõ cả rồi, mà từ “đứa con tinh thần” của nhàvăn, họ muốn hiểu thêm về lẽ đời, về con người, về xã hội mà ta đangsống. Những tác phẩm ấy khiến độc giả phải nghiền, ngẫm, suy nghĩđể thấu hiểu, giải mã được những điều mà nhà văn, nhà thơ viết trongđó, từ đó mới có dấu ấn của tác phẩm neo lại trong lòng người đọc.2, Đặc trưng của văn học.3 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xinliên hệ: 0945 048 845• a, Nguồn gốc của văn học.Văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung đều bắt nguồn từ cuộcsống muôn màu muôn vẻ, nhất là cuộc sống của con người. Bởicuộc sống là cái có trước, văn học nghệ thuật là cái có sau. Hiệnthực cuộc sống là mảnh đất màu mỡ cho văn học nghệ thuật sinhsôi nảy nở và phát triển, là nguồn sữa vô tận nuôi dưỡng văn họcnghệ thuật lớn lên, vươn cành, trĩu quả. Nếu tách rời mảnh đất củacuộc sống,văn học nghệ thuật sẽ khô héo và bật rễ. Goethe – mộtnhà văn, nhà tương tưởng người Anh từng nói: “ Đời sống xanhtươi là cội nguồn sâu xa của văn học.” Câu nói đó đã phản ánh đầyđủ và rõ ràng nguồn gốc hình thành văn học.• b, Đối tượng nhận thức và phản ánh của văn họcVăn học nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống. Chính vì vậy, đốitượng nhận thức và phản ánh của nó cũng chính là cuộc sống muônmàu muôn vẻ. Bê-i-ê-lin-xki đã viết: “ Tất cả thế giới, tất cả nhữngbông hoa, màu sắc và âm thanh, tất cả những hình thức tự nhiêncủa đời sống đều có thể là hiện tượng của thi ca.”Thế giới tự nhiên là vô cùng, vô thủy, vô chung. Vì vậy thế giớinghệ thuật cũng vô cùng phong phú. Nhưng mãi mãi, con ngườiluôn là trung tâm của hiện thực vì thế nghệ thuật luôn hướng đếncon người. “ Dù viết về gì, văn chương chân chính cũng hướng vềcon người.Viết về cái đẹp để cảnh tỉnh con người, để báo động giúpcon người sống tốt với bản lĩnh tốt đẹp của mình. Viết cái tốt đểcon người tự tin ở mình và đó chính là hành trang cần có của conngười trong cuộc hành trình vươn tới tương lai.” ( Nguyễn BíchThảo).4 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xinliên hệ: 0945 048 845Nếu các nhà khoa học quan tâm đến tự nhiên chủ yếu về bản chất,quy luật vận động thì nhà văn, nhà thơ lại chú trọng đến ý thức, tưtưởng, tình cảm,… liên quan đến đời sống tinh thần của con người.5 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xinliên hệ: 0945 048 845Chẳng hạn đối với mặt trời, nhà hóa học chú ý đến phản ứng hóa học, nhà vật lí quantâm đến nhiệt năng, nhà sinh học quan tâm đến nguồn sáng… còn nhà thơ thì chú ý đếnkhả năng gây hứng thú, cảm xúc của nó với con người:“ Thấy anh như thấy mặt trờiChói chang khó ngó, trao lời khó trao.”Hay:“ Mặt trời là trái tim anhMặt trăng vành vạnh là tình của em.”Còn với mưa thì sao ? Nhà khoa học chỉ để ý và giải thích quá trình ngưng tụ cua hơinước. Nhưng với nhà thơ, mưa bao giờ cũng mang hồn người:“ Nặng lòng xưa hạt mưa đauMát lòng nay trận mưa mau quê nhà.”( Tố Hữu)Với Lê Anh Xuân, cơn mưa là nỗi niềm ấu thơ:Ơi cơn mưa quê hươngĐã ru hồn ta thuở béĐã tắm nặng lòng tình ta tình yêu chớm héNghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối bẹ dừaThấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưaTa yêu quá những lần chưa biếtTa yêu mưa như yêu gì tha thiết.6 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xinliên hệ: 0945 048 845Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà M.Gorki lại khẳng định: “VĂN HỌC LÀ NHÂN HỌC.” Bởi văn học chính là môn học làmngười. Đọc những tác phẩm văn học, ta sẽ thấy những quan niệm vềcuộc sống nhân sinh, những tư tưởng tình cảm, hiểu thêm về conngười. Nhờ đặc trưng này mà văn học có tính NHÂN BẢN.• c, Văn học biểu hiện thái độ chủ quan của tác giảTrong văn chương, người nghệ sĩ không chỉ phản ánh, tái hiện cuộcsống mà còn bày tỏ quan điểm, thái độ của mình đối với cuộc sống.Qua hình tượng nghệ thuật được xây dựng, nhà văn bày tỏ thái độ cămphẫn trước biểu hiện vô nhân đạo, ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống, tìnhthương, lòng nhân đạo, … Người nghệ sĩ chân chính luôn hướng tớiChân – Thiện – Mỹ của cuộc sống. Vì vậy, khi độc giả tiếp nhận tácphẩm văn chương bao giờ lí trí cũng được mở rộng, nâng cao.Trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, chúng ta cảmnhận được sự đồng cảm sâu sắc của tác giả trước số phận bấthạnh, nỗi đau bạc mệnh của người con gái tài hoa là Thúy Kiều người phụ nữ đại diện cho những kiếp người hồng nhan bạc phậnsống trong xã hội phong kiến xưa. Cũng qua tác phẩm, độc giảcảm nhận được thái độ đả kích, phê phán mạnh mẽ của thi nhântrước những thế lực xấu xa chà đạp quyền và lẽ sống của conngười. Đó chính là thế lực đồng tiền,thế lực nhà chứa, giai cấpquan lại,…Còn ở Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, Lão Hạc và Chí Phéo của NamCao, độc giả cảm nhận được thái độ châm biếm, đả kích và sựphê phán gay gắt sâu cay của tác giả trước xã hội phong kiếnViệt Nam trước Cách mạng Tháng Tám, đã vùi dập, chà đạp lênnhân phẩm của con người, tước đoạt cả nhân tính, nhân hình,biến con người trở thành con thú dữ, thậm chỉ tước đoạt cả quyềnđược sống của họ.7 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xinliên hệ: 0945 048 845• d, Văn học – nghệ thuật nhận thức và phản ánh cuộc sốngbằng hình tượng nghệ thuật.Khác với khoa học, nghệ sĩ không diễn đqạt trực tiếp ý nghĩ và tìnhcảm bằng khái niệm trừu tượng, bằng định lý hay công thức màbằng hình tượng, tức làm sống lại một cách cụ thể và gợi cảmnhững sự việc, hiện tượng của đời sống, làm cho ta suy nghĩ vềtính cách, só phận, tình đời, tình người.Nếu nhà văn không xây dựng được hình tượng nghệ thuật thì tácphẩm của anh sẽ rơi vào lí thuyết khô khan, trừu tượng. Do đóTrường Chinh từng có một sự so sánh đầy thú vị:“Không long lanh hình tượngChắp cánh ước mơThì thơ đó chỉ thua vè một chút.”( Vè là loại văn vần dùng để minh họa chủ trương, đường lối.)Vậy, hình tượng là gì? Tất cả đối tượng của đời sống được tái hiệnmột cách sáng tạo trong tác phẩm văn học đều được xem là hìnhtượng. Đó có thể là một đồ vật, một phong cảnh thiên nhiên, cảnhlao động chiến đấu,…Anhxtanh từng nói: “Chân lý khoa học đạt được bằng cách giảiphóng nó khỏi cái tôi của nhà khoa học”. Còn hình tượng trongnghệ thuật biểu hiện rõ nét những cảm xúc của nghệ sĩ.Nghệ sĩ bao giờ cũng tái hiện đời sống dưới ánh sáng của các lợi íchvà lý tưởng của một giai cấp, của một thời đại nhất định. Khi xâydựng hình tượng, họ biểu hiện trong đó một thái độ, một cảm xúcriêng, nghĩa là họ hiện thân vào hình tượng.Hình tượng nghệ thuật là phương tiện đặc thù của nghệ thuật đểphản ánh hiện thực khách quan. Nó phản ánh tính khái quát, tínhquy luật của hiện thực qua hình thức cá thể, độc đáo, là sản phẩmsáng tạo của người nghệ sĩ, là đứa con tinh thần của người nghệ sĩtrong quá trình nhận thức và tái hiện cuộc sống.8 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xinliên hệ: 0945 048 845Người nghệ sĩ có quyền hư cấu, tưởng tượng nhưng không được bịađặt một cách tùy tiện, chủ quan. Nghệ sĩ phải là thư ký trung thànhcủa thời đại mình. Nếu nghệ sĩ không đếm xỉa đến chân lý đời sốngthì tác phẩm sẽ rơi vào tình trạng tô hồng hoặc bôi đen, tức là xuyêntạc hiện thực khách quan.Dấu ấn chủ quan của người nghệ sĩ xuyên thấm từ cách tiếp cậnhiện thực, cách phát hiện vấn đề và phương thức chuyển tải tưtưởng, tình cảm qua hình tượng. Hình tượng nghệ thuật là vũ khícủa người nghệ sĩ trong cuộc đấu tranh cho lý tưởng. Người cầm bútphải dùng hình tượng để bảo vệ cái đẹp, lên án cái xấu, tác động đếnxúc cảm người đọc, giáo dục người đọc về mặt thẩm mỹ.Sở dĩ, hình tượng nghệ thuật có sức thuyết phục cao vì trong cái cụthể trực tiếp đã chứa đựng tính quy luật của đời sống. Trong quátrình sáng tạo, nghệ sĩ khám phá thế giới một cách riêng biệt, họ cóthể nắm bắt được bản chất trong muôn vàn sự vật, hiện tượng đồngloại để rồi từ đó làm nổi bật những nét bản chất ấy qua một hìnhtượng cụ thể, độc đáo.Ví dụ: Câu ca dao tái hiện khung cảnh của người dân lao động:Cày đồng đang buổi ban trưaMồ hôi thánh thót như mưa ruộng càyHay những câu thơ của Nguyễn Du đã vẽ nên một bức tranh thien nhiên tràn đầy sứcsống:Cỏ non xanh rợn chân trờiCành lê trắng điểm một vài bông hoaTuy nhiên, trong những hình tượng mà văn học – nghệ thuật phản ánh thì hình tượngquan trọng nhất là hình tượng con người. Đó là nàng Tấm, chàng Thạch Sanh,… trongtruyện cổ tích; Thúy Kiều, Từ Hải, Tú Bà,… trong thơ Trung Đại; còn là Tnú, chị Sứ,…trong tác phẩm văn học hiện đại.Hình tượng văn học có thể là những con vật mang tính tâm linh, tập thể con người,hình tượng thiên nhiên, đất nước,… mà thông qua đó, con người có xúc cảm mạnh mẽhơn. Chính hình tượng nghệ thuật đó đã tạo cho người đọc sự tưởng tượng phong phú.Như đọc Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, trong đầu óc độc giả hiện lên cảnh quan làng ĐôngXá của Chị Dậu thúc thuế, anh Dậu bị trói, Chị Dậu đánh tên cai lệ, cái Tí ở đợ cho nhàTheoTừđiểnĐọcVănhọcXàViệthìnhtượng“phươngthức tớichiếmNghịQuế,…Rừngnu củaNam,NguyễnTrungThành,làngườiđọc liên tưởnglĩnh,thểcảnhhiệndânvàlàngtáiXô-mantạo đờisốngquycủađểnghệkhungquâyquầntheobên bếplửaluậtnhà rôngnghe thuật.”cụ Mết kểchuyện Tnu bị đốt cháy bừng bừng bằng nhựa xà nu nhưng vẫn không kêu than, thấynhững lần Tnu đưa thư liên lạc phải lội qua những con suối nước chảy cuồn cuộn đểtránh sự phục kích của địch, …9 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xinliên hệ: 0945 048 845Hình tượng nghệ thuật, chính là phương thức giao tiếp đặc biệt giữanhà văn và độc giả. Hình tượng là thế giới sống do nhà văn tạo ra qua“sức gợi ngôn từ”. Gọi là hình tượng vì một mặt, nó cũng sống động yvà hấp dẫn như thật, nhưng mặc khác nó chỉ tồn tại trong trí tưởngtượng con người, nó không phải là sự thật trăm phần trăm. Nhưng,thật sai lầm nếu chỉ quan niệm hình tượng nghệ thuật chỉ là phảnquang đơn thuần của đời sống. Hình tượng, một mặt nó vừa mang tínhkhách quan, mặt khác vừa mang tính chủ quan của nghệ sĩ. Hìnhtượng không chỉ là thế giới đời sống, mà còn là “thế giới biết nói”.Thông qua các chi tiết, nhân vật trong tác phẩm, nhà văn muốn đốithoại với độc giả về quan niệm nhân sinh nào đó. Hình tượng là kếttinh của những ấn tượng sâu sắc về cuộc đời làm nhà văn day dứt.Anh viết ra để nói to, để chia sẻ với mọi người. Hình tượng, như thếnó gắn liền với quan điểm, lí tưởng và khát vọng của nhà văn. Cuộcsống và con người được miêu tả trong văn học, vừa giống cái đã có vàhiện có, vừa là cái có thể và cần có.Tóm lại, hình tượng là những bức vẽ về cuộc đời và con người cụ thể,được nhà văn sáng tạo qua trí liên tưởng, tưởng tượng cụ thể, thể hiệntư tưởng, tình cảm và khái quát hiện thực.Đặc điểm cơ bản của hình tượng:- Gắn liền với đời sống- Có sự thống nhất giữa hai mặt: Khách quan và chủ quan, lí trí vàtình cảm.- Vừa khái quát, vừa cụ thể.e, Văn học nghệ thuật mang tính biểu cảm, tính xúc động.10 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xinliên hệ: 0945 048 845Nhà văn, nhà thơ sáng tạo tác phẩm văn học bằng các giác quan củamình vì họ nhận thức thế giới bằng cảm xúc. Và khi người đọc tiếpnhận tác phẩm văn chương cũng phải vận dụng các giác quan củamình để thưởng thức.Những câu thơ sau đây bắt chúng ta phải dùng thị giác để tiếp nhận màu sắc, hình khốicủa thiên nhiên:Xập xè én liệng tầng khôngCỏ lan mặt đất rêu phong dấu giàyHay:Sè sè nấm đất bên đàngRầu rầu ngọn cỏ, nửa vàng nửa xanh.Còn đây là những câu thơ buộc chúng ta phải dùng vị giác để thưởng thức:Em ạ! Cu-ba ngọt lịm đườngMía xanh đồng bãi, biếc đồi nươngCam ngon, xoài ngọt vàng nông trạiOng lạc đường bay rộn bốn phương.( Cu-ba – Tố Hữu)Hay:Tháng Giêng ngon như một cặp môn gần. ( Xuân Diệu)Và những câu thơ phải cảm nhận bằng thính giác:Đùng đùng gió giục mây vầnMột xe trong cõi hồng trần như bay.Hay:Súng nổ rung trời giận dữNgười lên như nước vỡ bờ.Và phải dùng cả xúc giác để cảm nhận:Đã nghe rét mướt luồn trong gió( Xuân Diệu)11 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xinliên hệ: 0945 048 845Từ tác phẩm nghệ thuật, người đọc lại thấy được cảm xúc riêngcho mình ở nhiều góc độ. Vì vậy, cái gốc rễ của văn học chính là“tình cảm”.Các học giả xưa đưa ra nhiều quan niệm về văn chương. Quan niệmthể hiện rõ đặc thù của văn chương hơn cả là gắn văn chương vớitình cảm. Bùi Huy Bích viết: “Văn chương là tiếng nói của contim”. Thực ra không chỉ có lời trong văn chương mới thấm đượmcảm xúc. Bên cạnh chức năng biểu ý, ngôn từ còn có chức năngbiểu cảm. Song không ở đâu cảm xúc được yêu cầu cao như trongvăn chương, nghệ thuật, đến mức cái tình thành dấu hiệu rõ rệt củamọi thành đạt trong sáng tạo. Ngô Thế Vinh cho rằng: “Lời là tiếngnói của con tim, văn chương là cái làm cho lời dài thêm vậy” . Nêntheo Bùi Ngọc Qui, “tình ấy gốc văn, tình chật hẹp thì văn kia cứngxác” Vun đắp cái tình trong văn trở thành đòi hỏi bên trong của việclàm văn.Tuy nhiên, văn có nhiều loại. Ngay cả “văn” theo nghĩa hẹp để chỉvăn chương nghệ thuật thì không ở đâu cảm xúc lại được bộc lộ sâuđậm, tập trung như trong thơ. Không phải vô cớ khi một tác giả vôdanh hạ bút viết: “Căn cứ vào sự rung cảm của tình người, mà thơcó thể quán triệt” .Còn Hồng Nhậm thì phát hiện ra quy luật phổbiến này của thơ: “Nó đi theo tình, theo cảm xúc”. Dường như cáchọc giả thi nhân xưa đều chung một ý nghĩ tương tự. Thậm chí cònchung cả cách diễn đạt. Lê Qui Đôn viết: “Thơ khởi phát từ lòngngười ta”.Vũ Duy Thanh thì viết: “Thơ xuất phát từ tình” . Có thểcó ảnh hưởng qua lại. Cũng có thể do chung một nguồn học hỏi từTrung Quốc. Chữ “thi” ở Bắc quốc ban đầu hàm nhiều nghĩa. Mộttrong những nghĩa của thơ theo nhà ngữ văn học nổi tiếng DươngThụ Đạt “là cái gốc và là cái mầm mọc từ trái tim” .Đọc thơ cổTrung Hoa, Phan Phụ Tiên nhận ra: “Tuy dấu vết thịnh, loạn khácnhau, song cảm xúc phát ra từ lòng chỉ là một”. Bởi tình cảm nồngnàn là dấu hiệu loại biệt phân tách thơ với các thể tài khác, chẳnghạn với phú. Theo Nguyễn Đức Đạt: “Thơ là tình cảm, phú là sự12 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xinliên hệ: 0945 048 845việc”. Nói vậy, không phải trong thơ không có sự việc. Có điều “thơdùng sự việc để phụ trợ cho tình cảm”. Trên cơ sở ấy, tác giả “NamSơn tùng thoại” chê thơ đương thời chưa hay vì đi ngược lại “dùngtình cảm để phụ trợ cho sự việc”. Thế rồi ông đi đến kết luận thànhqui luật muôn đời của thi ca: “Chú trọng vào tình cảm thì gọn, chútrọng ở sự việc thì rườm” .Ngô Thì Nhậm không chỉ dừng lại ở sựđối chiếu giữa thơ và phú. Ông thấy sự tương đồng giữa thơ, phú,ca, vịnh, biện, luận, kí… ở chỗ; “Uẩn khuất ở trong tâm thuật, phátlộ ra lời văn”. Song bên cạnh “đại đồng” có “tiểu dị”. Với thơkhông gì khác hơn là cảm xúc. Ông viết: “Nhưng trong đó, loại cókhả năng gây hứng thú và cảm xúc cho người ta thì không gì bằngthơ”. Thơ càng hay thì càng gây chấn động lòng người. Đó là nhữngvần thơ vừa “làm kinh động con người”; vừa “làm khóc được quithần” (Hồng Nhậm). Nói như Bùi Dương Lịch thơ là “sự biểu hiệncủa tình”, nhưng do “không ai không có tình”, nên đây là cái tình“cùng tột” .Lí luận văn chương hiện đại, khi tìm hiểu bản chất của văn chương,luôn nhấn mạnh đến đặc thù tình cảm. Điều này được thực tế sángtạo phong phú của dân tộc và nhân loại xác nhận. L.Tôlxtôi khi trảlời câu hỏi “Nghệ thuật là gì?” đã viết: “Khi người xem, người nghecùng được truyền lan một thứ tình cảm mà người viết đã cảm thấy,thì đó chính là nghệ thuật” (2). Trong nhiều dấu hiệu biểu hiện đặcthù của nghệ thuật, văn hào Nga khẳng định sức truyền cảm của hìnhtượng. Không đúng vậy sao? Khi hướng tới Truyện Kiều – kiệt táccủa văn chương dân tộc, Tố Hữu chẳng đã viết:Tố như ơi! Lệ chảy quanh thân KiềuChính Tố Hữu khi cần đưa ra quan niệm của mình về văn chương,nhất là về thơ, đã luôn nhấn mạnh đây là tiếng nói “đồng tình”,“đồng ý”, tiếng nói “đồng cảm”, giao cảm giữa nhà văn, nhà thơ vớibạn đọc. Từ đó nảy sinh ra khái niệm “tri âm”. Trong văn chương cổđiển Trung Quốc và Việt Nam, “tri âm” (nghĩa là hiểu tiếng đàn)13 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xinliên hệ: 0945 048 845xuất phát từ điển cố quen thuộc về mối quan hệ giữa Bá Nha vàChung Tử Kì. Theo “Liệt tử”, Bá Nha là người sành nghe đàn. Khichơi đàn, Bá Nha nghĩ đến núi cao thì Chung Tử Kì liền khen: “Caovời vợi như núi Thái Sơn”; Bá Nha nghĩ đến sông nước, thì ChungTử Kì khen: “Mênh mông như Trường Giang, Hoàng Hà”. Chung TửKì thấu hiểu được mọi tình ý Bá Nha bày tỏ qua tiếng đàn. Sau khiChung Tử Kì chết Bá Nha treo đàn không đánh nữa, vì cho rằng trênđời không còn ai hiểu nổi tiếng đàn của mình. Tuy nhiên, ý nghĩa củatừ “tri âm” sau này được mở rộng, không chỉ để thể hiện mối giaocảm giữa người biểu diễn và người nghe trong âm nhạc, mà còn biểuhiện mối giao hòa giữa người sáng tác và người thưởng thức trongnghệ thuật nói chung.Mang sức bao quát hơn là ý kiến quen thuộc của Lê Duẩn: Nói đếnnghệ thuật là nói đến qui luật riêng của tình cảm, nghệ thuật vậndụng qui luật riêng của tình cảm. Điều này góp phần lí giải vì sao đếnvới văn chương người đọc không thể dửng dưng. Ấy là vì nhà văn đãđể trái tim mình đập dưới từng trang viết, từng con chữ. Nhà thơNguyễn Tùng Linh thổ lộ:Tôi đặt tình yêu của tôi ở đâyTôi đặt trái tim mình ở đâyĐầy vất vả với cuộc đời rộng mởVà điều này tôi phải nói bằng thơ (3)Có thể xem quá trình sáng tạo là quá trình luyện ngọc. Tác phẩmđược hình thành, hình tượng được tạo ra lung linh ánh sáng của ngọcqui. Nhưng nếu tinh ý, ta có thể “nhìn thấy máu, thấy nước mắt, thấyniềm vui và nỗi đau của người thợ kì tài” (Nguyễn Khải).Đã rõ tình cảm chính là một trong những biểu hiện của đặc trưng vănchương dễ thấy nhất. Tuy nhiên trước nay đã có người không thấyhoặc không thừa nhận. Họ lập luận rằng: Tình cảm đâu chỉ nhận ra ởhoạt động nghệ thuật, ở tác phẩm nghệ thuật, một số hoạt động và14 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xinliên hệ: 0945 048 845sản phẩm tinh thần khác như đạo đức, tôn giáo và ngay cả khoa họcnữa, tình cảm cũng phát lộ ra và không ít trường hợp giữ vai trò thậtquan trọng. Ở đây, liên quan với cách hiểu khái niệm “đặc thù”. Theoquan niệm thông thường thì nét riêng, nét đặc trưng được gọi là “đặcthù”. Những nét gọi là “đặc thù” của một sự vật, một đối tượng, mộtcon người không hẳn không thấy ở sự vật, hiện tượng và con ngườikhác, nhưng bao giờ cũng nổi trội, tạo nên sự phân biệt dễ thấy cótính riêng biệt. Cũng như vậy, cá nhân nhà văn không hoàn toàn kháccon người bình thường; hoạt động sáng tạo văn chương cũng khôngthật khác với các hoạt động sáng tạo của con người. Tuy nhiên, dođòi hỏi tự bên trong của hoạt động nào đó, một hoặc một số tính chấthay yếu tố đặc biệt nổi bật, có vai trò quyết định đến quá trình sángtạo và thành phần sáng tạo. Tình cảm khi được xem là đặc thù củavăn chương là theo ý nghĩa này.Đáng nói nhất là không ít người xem nhẹ đặc thù của văn chương.Chẳng hạn, có nhà nghiên cứu dùng câu nói của Lỗ Tấn để khẳngđịnh ý mình. Lỗ Tấn viết: ”Nếu là người Cách mạng thì bất cứ viếtchuyện gì, dùng tài liệu gì đều là văn học Cách mạng cả. Từ suốichảy ra đều là nước, từ huyết quản chảy ra đều là máu” (4). Thật ra,phải đặt trong hoàn cảnh cụ thể mới hiểu được đúng ý của Lỗ Tấn.Trước câu nói này, Lỗ Tấn có nhắc tới một số nhà văn mà ông khôngcoi là “những nhà văn Cách mạng”. Đó là Êxênhin (1895 – 1925) nhà thơ và Sabôli (1888 – 1826) – nhà văn. Cả hai đều sống và sángtạo dưới thời Xô viết và vì những lí do khác nhau đã thất vọng điđến tự sát. Thế rồi Lỗ Tấn viết: “Tôi cho vấn đề căn bản là ở chỗ tácgiả phải là người Cách mạng – PQT lưu ý”. Vậy văn hào Lỗ Tấn đâucó xem nhẹ vai trò riêng biệt của văn chương.Như vậy, trong thế giới tinh thần của nhà văn, cảm xúc luôn có ýnghĩa nổi trội trong sự giao hòa hữu cơ với lí trí và nhận thức. Thựctế, không nên và không thể tách biệt cảm xúc với lí trí, tình cảm vớinhận thức, quan điểm với niềm tin trong một con người. Những mặtđó thống nhất với nhau. Lê Duẩn viết: “Lí trí giúp con người có tình15 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xinliên hệ: 0945 048 845cảm đúng, ngược lại tình cảm có dồi dào thì lí trí mới vững… Cónhững lúc lí trí đúng mà tình cảm sai đi thì cuối cùng lí trí cũng saiđi” (5) Những mặt trên còn chuyển hóa qua lại rất tinh tế. Đúng nhưnhà thơ Tố Hữu từng nói: “Khi tình cảm sôi động lên, nó thành trítuệ, không có người mẹ nào không thông minh với người con cả, biếtnó hơn nó tự biết mình” (6). Tuy nhiên, do đòi hỏi của sáng tạo nghệthuật, yếu tố tình cảm nổi lên trong sự thống nhất hữu cơ với lí trí.Điều này đã được thực tiễn lao động nghệ thuật xưa nay xác nhận.Chẳng hạn cảm xúc liên quan đến cảm hứng sáng tác.Ta biết rằng nói đến sáng tác văn chương là nói đến cảm hứng. Chínhcảm hứng tạo ra năng sản của sáng tạo. Công đầu trong việc khámphá ra vai trò của cảm hứng đối với người nghệ sĩ thuộc về Đêmôkrit(460 – 370 TCN) “Bộ óc bách khoa cổ Hy Lạp đầu tiên” (Marx). Nhàtriết học vĩ đại này viết: “Không ai có thể trở thành nhà thơ giỏi nếukhông có ngọn lửa nào đó, một thứ bệnh điên rồ nào đó”. Vì vậytrước sau ông loại bỏ những kẻ “chỉ biết suy nghĩ một cách phảichăng” ra khỏi vương quốc nghệ thuật. Không phải vô cớ mà ởphương Tây thơ được ví với con ngựa có cánh. Thiếu bay bổng sẽkhông thể “tay tiên một vẫy đủ mười khúc ngâm” (Kiều). Mà chẳngcứ gì thơ, viết văn xuôi cũng vậy. Một tài năng lớn như Nguyễn Tuânmà khi “đầu bút không thấy động gió” thì cũng cảm thấy “tờ giấytrắng như hất ngang ngòi bút của mình đi, cứ lặng lờ khước từ bất cứý định câu cú nào định ươm ướm thả xuống”. Các ý kiến của các họcgiả và các nghệ sĩ lớn xưa nay, vậy là, không chỉ thừa nhận vai tròcủa cảm hứng mà còn lí giải bản chất của cảm hứng chính là sự thănghoa của lí trí và cảm xúc.Nói riêng về chất liệu sáng tác của nhà văn cũng vậy. Nhà văn viếtbằng gì? Hiển nhiên là bằng những gì mình nghe được, mình trôngthấy, và nói chung là những gì mình trải nghiệm – có người đã trả lờinhư thế. Quả không sai, nhưng nghĩ ki thì chưa thật thấu đáo, thuyếtphục cho lắm. Bởi vì tại sao có không ít những gì nhà văn từngchứng kiến, từng sống qua mà vẫn chưa đi hoặc không đi vào tác16 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xinliên hệ: 0945 048 845phẩm? Ý kiến của Nguyễn Đình Thi góp phần soi tỏ vấn đề này:“Sâu hơn cái vốn sống ấy là những điều chúng ta đã suy nghĩ và hiểubiết được, những tình cảm đã nảy nở trong chúng ta. Đây là linh hồncủa tất cả những gì chúng ta có thể viết” (7). Rõ ràng nhà văn chỉ cóthể sử dụng những chất liệu vốn là kết quả của sự quan sát – cảmxúc, mọi thứ muốn đi vào tác phẩm phải lên men, phải thành ấntượng khó phai mờ trong tâm tưởng nhà sáng tạo. Về điều này ít ainói thuyết phục bằng văn hào M.Gorky. Khi nhớ lại bản thân đã viếtvăn như thế nào, ông viết: “Nếu cứ “rèn nguội” con người thì sẽkhông thành cái gì hết, chỉ làm cho nó hỏng đi thôi, cho nên nhà vănphải yêu mến tài liệu của mình – con người thật – chút ít, hoặc tốithiểu cũng phải biết quý nó như một nguyên liệu” (8). Đó chắc chắnkhông phải là kinh nghiệm sáng tạo của riêng M.Gorky mà có tínhphổ biến rộng rãi. Trong nghệ thuật, nói như Tố Hữu, nhận thức phảichuyển thành tình cảm, mà tình cảm phải ở mức sâu hơn, nồng hơnngười bình thường, nghĩa là:Mặt trời chân lí chói qua tim(Từ ấy)Do đó, với người nghệ sĩ, nhiệt tâm và niềm tin luôn được đòi hỏi rấtcao không thua gì sự đòi hỏi về cách nhìn và chỗ đứng. Chưa có hoặcchưa đủ nhiệt huyết sẽ chưa thể có sức thôi thúc từ bên trong, và vìthế sẽ chưa thể có bất cứ sự thành đạt nào trong sáng tạo. Đấy làchưa nói, nhận thức sẽ trở nên lệch lạc nếu thiếu tình cảm ở một mứcđộ cần thiết. Một lần, nhà thơ Nông Quốc Chấn kể rằng, khi ra biểnHòn Gai có cây bút đã tả như thế này:Trông xa một đống đen xìĐến gần mới biết ấy thì là thanThế rồi ông đưa ra nhận xét: “Câu này có gì sai không? Không sai.Đúng là than ở xa thấy một đống đen xì thật… Nhưng đọc lên ngườita không thấy nó hay mà thấy nó có cái gì ngớ ngẩn, thiếu tâm hồn,17 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xinliên hệ: 0945 048 845hơn thế thiếu một cái gì trân trọng, trọng thiên nhiên giàu đẹp, trọngcon người lao động cần cù”. Từ đó nhà thơ đi đến một kết luận mangsức khái quát cao: “Nghệ thuật phải có tâm hồn” (9).Ở đây, còn có một khía cạnh nghề nghiệp khác cần được lưu tâm.Theo M.Gorki, sống nhiệt huyết đã hẳn là cần, nhà văn còn phải biếtđưa cảm xúc của mình vào văn chương nữa. Ông khẳng định: “Trongnhững tác phẩm văn học của chúng ta, mặc dầu bản thân chúng tađang sống với những cảm xúc mãnh liệt, những cảm xúc của kẻ sángtạo, chúng ta vẫn chưa đưa được những cảm xúc ấy vào văn học;không hiểu tại sao chúng ta vẫn chưa làm được việc đó” (10). Dầusao, suy đến cùng, nhân tố quyết định bao giờ cũng thuộc về sự rungđộng của trái tim người nghệ sĩ.Văn chương còn có khả năng lây lan cảm xúc từ nhà văn, nhà thơđến người đọc, người nghe. Nó khiến cho độc giả cũng có cảmgiác vui, buồn, yêu, ghét, tự hào, căm phẫn,… giống như tác giảđối với vấn đề được nói tới.Những câu thơ của Hoàng Cầm trong bài thơ Bên kia sông Đuống hay nhữngcâu thơ trong bài Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiều, Bình Ngô đại cáo củaNguyễn Trai khiến ta có cảm giác căm thù giặc xâm lăng đến tột độ:Quê hương ta từ ngày khủng khiếpGiặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tànRuộng ta khô, nhà ta cháyChó ngộ một đàn lưỡi dài lê sắt màu.Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoangMẹ con đàn lựn âm dương chia lìa đôi ngãĐám cưới chuột tưng bừng rộn rãBây giờ tan tác về đâu.(Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm)Và:Bên Nghé của tiền tan bọt nướcĐồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.18 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xinliên hệ: 0945 048 845( Chạy giặc – Nguyễn Đình Chiểu )Và đây:Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tànVùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.( Đại cáo Bình Ngô- Nguyễn Trãi)Hay những câu thơ của thi sĩ Đỗ Trung Quân trong bài thơ Quê Hương làm tathêm yêu quý và gắn bó với mảnh đất máu xương, nơi chôn nhau cắt rốn vớinhững điều đơn sơ giản dị nhất đối với mỗi con người:Quê hương là chùm khế ngọtCho con trèo hái mỗi ngàyQuê hương là đường đi họcCon về rợp bướm vàng bay.Những câu thơ trong bài Vội vàng như thúc giục chúng ta cũng vội vàng,cuống quýt, muốn tận hưởng trọn vẹn hương sắc của cuộc đời giống như XuânDiệu:Ta muốn ômCả sự sống mới bắt đầu mơn mởnTa muốn riếtMây đưa và gió lượnTa muốn sayCánh bướm với tình yêu …f, Văn học nghệ thuật phải mang tính độc đáo, mới mẻNam Cao đã từng khẳng định: “Văn chương không cần đến những người thợkhéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp đượcnhững người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sángtạo những cái gì chưa có”. Shê- khốp cũng cho rằng: “Nếu nhà văn không cómột lối đi riêng của mình thì người đó chẳng bao giờ là nhà văn”.19 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xinliên hệ: 0945 048 845“Khi ta gọi là một bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ ta không hề thấy ngại miệng,một nhà văn độc đáo vô song mà mỗi dòng, mỗi chữ tuôn ra đầu ngọn bút đềunhư có đóng một dấu triện riêng”.. (Anh Đức). Người nghệ sĩ trong hành trìnhsáng tạo phải là người trinh sát, với chiếc cần ăng ten nhanh nhạy để nhận mọitín hiệu, mọi làn sóng; phải biết tổng hợp, đánh giá, phân tích để phát đi mộttiếng nói duy nhất, đúng đắn, sâu sắc. Mỗi bài thơ, câu văn đều là kết quả quátrình sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ sau khi đã công phu chọn lựa và nhàonặn chất liệu hiện thực. Do vậy, khi một nhà văn mới xuất hiện, câu hỏi củachúng ta về anh ta là: Anh ta là thế nào? Liệu anh ta có thể đem lại cho chúng tađiều gì mới mẻ trong cách nhìn cuộc sống?Văn học phải là một hành động sáng tạo không ngừng nghỉ, không lặp lại nhữngcái người khác đã nói, đã làm.Mỗi nhà văn là một bông hoa mang hương sắcriêng biêt, mỗi nhà văn phải có ý thức làm mới mình , tạo cho mình một nétriêng, nét mới đó khiến họ không dễ nhầm lẫn với người khác. Điều đó làm chovăn học nghệ thuật luôn mới mẻ, độc đáo.Nhà văn Nguyễn Tuân đã tạo được ấn tượng riêng cho mình nhờ phong cáchngôn, cái ngông đó là cơ sở để ông không ngừng tìm kiếm cái mới mẻ, độc đáo,thay đổi khẩu vị liên tục cho độc giả.Tóm lại, sự độc đáo mới mẻ vốn có ở văn học nghệ thuật là do sự sáng tao,khả năng sáng tạo và niềm đam mê tìm tòi của tất cả những người lao độngnghệ thuật. Sự độc đáo, mới mẻ này đã làm nên phong cách riêng của mỗi tácgiả.Bởi đặc trưng của văn học là hoạt động sáng tạo có tính chât cá thê. Nếu cá tínhnhà văn mờ nhạt, không tạo được tiếng nói riêng, giọng điệu riêng thì đó là sự tựsát trong văn chương.Phong cách chính là nhà văn phải đem lại một tiếng nói mới cho văn học, đó làsự độc đáo mà đa dạng, bền vững mà luôn đổi mới. Đặc biệt, nó phải có tínhchất thẩm mĩ, nghĩa là đem lại cho người đọc sự hưởng thụ thẩm mĩ dồi dào.Phong cách không chỉ là dấu hiệu trưởng thành của một nhà văn mà khi đã nở rộthì nó còn là bằng chứng của một nền văn học đã trưởng thành.Nhà văn Tuocghenhev khắng định: “Cái quan trọng trong tài năng văn học làtiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy20 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xinliên hệ: 0945 048 845trong cổ họng của bất kì một người nào khác”. Nguyễn Tuân cũng từng nhấnmạnh: “Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. Vì vậy, nó đòi hỏi phải cóphong cách, tức là phải có nét gì đó rất mới, rất riêng thể hiện trong tác phẩmcửa mình.” Cũng cùng quan điểm ấy, nhà văn Lê-ô-nốp viết: “Không có tiếngnói riêng, không mang lại những điều mới mẻ cho văn chương mà chỉ biết dẫmtheo đường mòn thì tác phẩm nghệ thuật sẽ chết ”Phong cách nghệ thuật có cội nguồn từ cá tính sáng tạo của nhà văn. Cá tínhsáng tạo là sự hợp thành của những yếu tố như thế giới quan, tâm lí, khí chất, cátính sinh hoạt… Phong cách của nhà văn cũng mang dấu ấn của dân tộc và thờiđại.Có thể nhận ra phong cách của nhà văn trong tác phẩm. Có bao nhiêu yếu tốtrong tác phẩm thì có bấy nhiêu chỗ cho phong cách nhà văn thể hiện.+ Qua cái nhìn, cách cảm thụ giàu tính khám phá nghệ thuật, đối vớicuộcđời.+ Qua giọng điệu riêng, gắn liền với cảm hứng sáng tác.+ Nét riêng trong sự lựa chọn, xử lý đề tài, xác định chủ đề, xác địnhđối tượng miêu tả…+ Tính thống nhất, ổn định trong cách sử dụng các phương thức vàphương tiện nghệ thuật.Các biểu hiện của phong cách văn học không tồn tại tách rời mà bao hàm lẫnnhau hay tồn tại thông qua nhau. Tất cả tạo thành một nguyên tắc xuyên suốttrong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho hiện tượng văn học mộttính chỉnh thể toàn vẹn.Thời gian cứ trôi đi lặng lẽ mà vô tình nhưng thời gian cũng chính là thứ nướcrửa ảnh làm nổi bật lên những tác phẩm hay, độc đáo. Có một nữ văn sĩ từngnói đại ý rằng: “Sẽ không bao giờ chúng ta gặp lại mình như chiều nay”.Nguyễn Tuân cũng từng nói: “Tôi quan niệm đã viết văn phải cố viết chohay và viết đúng cái tạng riêng của mình. Văn chương cần có sự độc đáohơn trong bất kì lĩnh vực nào khác”. “Không ai tám hai lần trên cùng mộtdòng sông”. Mỗi khoảnh khắc trôi đi không bao giờ trở lại. Sẽ chẳng bao giờ tagặp lại một Nam Cao, một Nguyễn Tuân, Xuân Diệu hay Thạch Lam,… thứ haitrên cõi đời này nữa. Bởi lẽ văn chương không bao giờ là sự lặp lại và mỗi nhà21 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xinliên hệ: 0945 048 845văn có một tạng riêng, một phong, cách riêng. “Mỗi công dân có một dạng vântay. Mỗi nghệ sĩ thứ thiệt đều có một dạng vân chữ không trộn lẫn” (LêĐạt)Vấn đề phong cách còn được biểu hiện qua “cái nhìn” của mỗi người nghệ sĩtrước cuộc đời. “Đừng cho tôi đề tài, hãy cho tôi đôi mắt”. Đôi mắt nhìn đờikhác nhau sẽ đem lại những trang văn khác nhau và mang đậm cá tính sáng tạo.Đây không chỉ đơn thuần là vấn đề về cái nhìn, mà rộng hơn là vấn đề về phongcách nghệ thuật nhà văn.“Phong cách nghệ thuật nhà văn là sự độc đáo, giàu tính khám phá, phát hiện vềcon người và cuộc đời thể hiện qua hình nghệ thuật độc đáo và những phươngthức, phương tiện nghệ thuật mang đậm dấu ấn sáng tạo của cá nhân người nghệsĩ được thể hiện trong tác phẩm.”Phong cách chính là vấn đề cái nhìn. Mỗi nhà văn phải có cách nhìn mới mẻ,độc đáo, cách cảm thụ giàu tính khám phá và phát hiện đối với cuộc đời. Cuộcsống này có gì khác biệt đâu? Từ xưa đến nay, vẫn bốn mùa không thay đổi, vẫnlà những vấn đề bức thiết mang tính quy luật về cuộc sống và con người. Thếnhưng, mỗi nhà văn lại tìm thấy trong cái cũ kĩ, quen thuộc ấy những khía cạnh,những góc khuất chưa ai nhìn thấy, hoặc có thấy nhưng không để ý và giả lơ đi.Cuộc đời qua con mắt của nhà văn lúc nào cũng chứa nhiều điều bí ẩn mãi mãikhông khám phá hết. Đó chính là ý thức nghệ thuật của nhà văn chân chính. Họkhông bao giờ cho phép bản thân sống lặp lại, sống nhạt nhòa, viết hời hợt vànhìn đời thờ ơ, hờ hững. Những người cầm bút chân chính mang đến cho ngườiđọc mỗi lần đọc tác phẩm của họ là mỗi lần mở ra trước mẳt thêm những điềThế nhưng, không phải ai cũng có con mắt nhìn đời mới mẻ và không phải đôimắt mới nào cũng tạo nên phong cách nghệ thuật. Bất cứ điều gì, việc gì cũngphải đạt đến một độ “chín”, một độ “trưởng thành” nhất định. Giai đoạn 19301945, chúng ta chứng kiến sự xuất hiện của hàng loạt những tên tuổi với nhữngtác phẩm thực sự có giá trị. Với thơ, nói như Hoài Thanh đó là “một thời đạitrong thi ca”, một thời mà mỗi vần thơ vang lên chứa đựng những nỗi niềm khắckhoải riêng, những thanh âm không thể nào xóa nhòa. “Chưa bao giờ ta thấyxuất hiện cũng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như LưuTrọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảonão như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên và thiết22 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xinliên hệ: 0945 048 845tha, rạọ rực, băn khoăn như Xuân Diệu ” (Hoài Thanh).u khác lạ hơn, mới mẻhơn.Mỗi nhà thơ góp một phần “rất riêng dù rất nhỏ” vào nền văn học dân tộc, tạonên những thi phẩm thăng hoa về cảm xúc và in dấu ấn sâu đậm vào lòng người.Điều đặc biệt chính là mỗi người mang trong mình một cái nhìn mới mẻ về conngười và cuộc đời. Không còn nhiều khuôn phép hay ước lệ, thơ Mới đạt đếnđỉnh cao trong việc phá vỡ mọi nguyên tác lâu đời của thơ xưa. Họ nhìn và cảmnhận mọi thứ khác hẳn với người xưa, họ mang đôi mắt đầy khám nhá quan sátxung quanh.Lưu Trọng Lư đã từng nhận xét: “Các cụ ta ưa những màu đỏ choét, ta lại ưanhững màu xanh nhạt. Các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya, ta naonao vì tiếng gà lúc đúng ngọ. Nhìn một cô gái xinh xắn, ngây thơ, các cụ coi nhưđã làm một điểu tội lỗi, ta thì ta cho là mát mẻ như đứng trước một cánh đồngxanh. Cái ái tình của các cụ thì chỉ là là sự hôn nhân nhưng đối với ta thì trămhình muôn trạng: cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình gần gụi, cáitình xa xôi, cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu”.Đó không phải là thay đổi cách nhìn sẽ thay đổi cách viết, cách sử dụng ngônngữ và biểu lộ cảm xúc hay sao? Mà tất cả những điều đó góp phần tạo nênphong cách, tạo nên sự khác biệt trong sáng tạo nghệ thuật.Trong dòng văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945, Nguyễn Công Hoan,Thạch Lam, Nam Cao đều là những gương mặt nhà văn xuất sắc khi hướng ngòibút về phía cuộc sống của những người dân nghèo. Nhưng nếu như NguyễnCông Hoan xem đời là những mảnh ghép của những nghịch cảnh, Thạch Lamxem đời là miếng vải có lỗ thủng, những vết ố, nhưng vẫn nguyên vẹn thì vớiNam Cao, cuộc đời là tấm áo cũ bị xé rách tả tơi.Những cách nhìn ấy trong mắt mỗi nhà văn đã tạo nên sự khác biệt trong phongcách. Một người trào phúng, một người hơi hướng lãng mạn, một người tả thựcvới ngôn ngữ trần thuật không thể lẫn lộn; cuộc đời của cả ba nhà văn tạo nênmột cuộc đời lớn của văn học: dài rộng và phong phú khôn cùng.Cuộc đời và phong cách nhà văn đặt ra vấn đề muôn thuở cho người cầm bút.Rằng anh phải làm như thế nào để khác biệt, để người đời sau nhớ tới mình. Vănchương kị nhất sự lặp lại. Anh không được phép lặp lại người khác hay lặp lại23 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xinliên hệ: 0945 048 845chính mình. Mỗi lần anh viết là mỗi lần anh mở ra cho người đọc một cách nhìnmới mẻ, mang tính khám phá về cuộc đời và con người. Đó là thiên sứ, là tráchnhiệm của người cầm bút trong việc sáng tạo nghệ thuật.• g, Văn học nghệ thuật mang đậm tính dân tộcTrong kho tàng văn chương nhân loại, ta thấy, mỗi dân tộc có một nền vănchương riêng, một truyền thống văn chương khác nhau, dễ dàng phân biệt vănchương dân tộc này với dân tộc khác. Cái làm nên sự phân biệt ấy chính là bảnsắc dân tộc của văn chương. Nhưng đồng thời từ mỗi gương mặt đặc sắc, độcđáo của mình, văn chương các dân tộc đã tụ họp lại dưới mái nhà chung thế giớiđã tạo ra khuôn mặt chung vừa đa dạng, vừa phong phú nhưng thống nhất củavăn chương thế giới. Cái làm nên sự liên kết ấy lại là đặc tính quốc tế của vănchương.Tính dân tộc của văn nghệ là tổng hóa những đặc sắc về nội dungvà hình thức của sáng tác tạo nên gương mặt văn nghệ của dân tộc.❖ Tính dân tộc là một phạm trù thẩm mĩ.Những người phủ nhận hoặc coi nhẹ tính dân tộc của văn nghệ đã xemtính dân tộc chủ yếu là khái niệm chính trị, hoặc lẫn lộn tính dân tộc vớitư cách làm một phạm trù xã hội, dân tộc học. Ở bình diện này, người takhông phân biệt sự tiêu cực hay tích cực, văn minh hay cổ sơ, miễn lànhững hiện tượng đặc thù có tính loại hình đặc trưng cho đời sống, phongtục tập quán khác biệt với các dân tộc khác. Hoặc có người tuy có nhìnnhận tính dân tộc như là lĩnh vực của nghệ thuật như nhấn mạnh mộtcách thiên lệch, xem vấn đề tính dân tộc của văn nghệ sĩ chỉ là vấn đề nộidung tư tưởng : “Vấn đề tính dân tộc chủ yếu là về tư tưởng tình cảm, nộidung của văn chương”. Lại có nhìn nhận tính dân tộc của văn nghệ, chủyếu là vấn đề hình thức: “Tính dân tộc thể hiện trước tiên ở ngôn ngữ,ngôn ngữ là một đặc trưng chủ yếu của tính dân tộc”.Thực ra, tính dân tộc của văn nghệ, phải được nhìn nhận như một phạmtrù thẩm mĩ, phạm trù đó hòa quyện và xuyên thắm vào trong mọi yếu tốcủa văn chương từ nguồn gốc, đối tượng, nhiệm vụ, chức năng đến nộidung (cả ngôn ngữ, loại thể, thủ pháp, nghệ thuật …). Trong một tácphẩm tính dân tộc là tổng hòa những đặc điểm và nội dung và hình thứcchứ không phải nằm ở một yếu tố nào.Lâu nay, vẫn có tình trạng lấn cấn, lẫn lộn, nhập nhằng: hoặc cho rằng đại24 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xinliên hệ: 0945 048 845phàm, văn chương là dân tộc. Do đó, đã không lí giải nổi tính dân tộc củatác phẩm xấu và tác phẩm tốt. Hoặc, lại có ý kiến cho rằng những tácphẩm tốt mới là có tính dân tộc. Sự lẫn lộn, nhập nhằng đó là do khôngxem tính dân tộc như là một phạm trù thẩm mĩ. Thực ra, tính dân tộc làmột phạm trù thẩm mĩ. Nó không chỉ là thuộc tính tất yếu của vănchương mà quan trọng là tiêu chuẩn đánh giá tư tưởng và nghệ thuậttrong nội dung và hình thức của tác phẩm văn chương. Do đó, tính dântộc chủ yếu được nhìn nhận như một phạm trù giá trị. Nghĩa là khi nóiđến tính dân tộc là nói đến phẩm chất, nói đến sự kết tinh những bản sắcđộc đáo của một dân tộc.Do đó, cần minh định hai bình diện sau đây của tính dân tộc :- Bình diện thuộc tính: Ðứng ở góc độ tổng quát thì tính dân tộc là thuộctính tất yếu của văn chương. Nghĩa là “Văn chương nghệ thuật là dân tộc”(Phạm Văn Ðồng). Ðứng ở bình diện này thì bất kỳ tác phẩm văn chươngnào cũng có tính dân tộc. Dù muốn hay không tác phẩm của bất kỳ nhàvăn nào cũng mang đặc điểm dân tộc ở một mức độ nhất định. Bởi vì:văn chương phản ánh hiện thực, mà hiện thực nào cũng nằm trong mộtdạng thái dân tộc nhất định. Vì vì, tác phẩm văn chương là hình ảnh chủquan của thế giới khách quan. Chủ thể nhận thức nào cũng sinh ra và lớnlên trong một môi trường dân tộc nhất định. Chẳng hạn, tác phẩm củanhững nhà văn hiện thực phê phán Việt Nam và các nhà văn tự lực vănđoàn đều có thuộc tính dân tộc. Mặc dù khác nhau về khuynh hướng tưtưởng nhưng họ cũng viết về một hiện thực, cũng dùng ngôn ngữ ViệtNam, cũng là người Việt Nam. Thuộc tính dân tộc của các hiện tượng đờisống của đối tượng, của ngôn ngữ, của tác giả … đã tạo nên thuộc tínhdân tộc của sáng tác.- Bình diện phẩm chất: Tác phẩm văn chương nào cũng có thuộc tínhdân tộc. Nhưng không phải tác phẩm nào chất lượng tính dân tộc cũnggiống nhau. Thường khi, chúng ta nói đến tác phẩm này đậm đà tính đấutranh, tác phẩm nọ rất dân tộc, có nghĩa chúng ta đã đánh giá tác phẩm.Tức là chúng ta xác định giá trị của văn chương. Khái niệm tính dân tộclúc này có nghĩa là tính dân tộc chân chính. Tác phẩm mang tính dân tộcchân chính là tác phẩm phản ánh sâu sắc, sinh động cuộc sống của nhândân, dân tộc dưới ánh sáng tư tưởng giai cấp tiến bộ, cách mạng của thờiđại trong những hình thức và thủ pháp nghệ thuật độc đáo đặc sắc thấmnhuần đặc trưng văn hóa dân tộc, tính cách dân tộc, tâm hồn dân tộc.25 Tài liệu được sưu tầm và biên soạn bởi: Hạ Văn| Mọi thắc mắc xinliên hệ: 0945 048 845