Tổng hợp kiến thức cơ bản về golf cần thiết cho người mới bắt đầu
5
/
5
(
2
bình chọn
)
Với một golfer mới bắt đầu chặng đường chơi golf. Những kiến thức cơ bản về golf là vô cùng cần thiết. Nhờ các kiến thức tổng quan này người chơi có thể phát triển các kỹ năng và hiểu biết sâu rộng hơn sau này. Trong bài viết này golftech.vn sẽ giới thiệu tới các bạn những kiến thức cơ bản về golf gói gọn trong một bài viết. Hi vọng với những thông tin tổng hợp này những người mới làm quen với bộ môn sẽ nhanh chóng phát triển được kỹ năng của mình.
Xem thêm:
+ Cách phân biệt 6 loại sân golf phổ biến trên thế giới
+ Top 4 golfer đứng đầu danh sách golfer thu nhập khủng nhất thế giới
1. Lịch sử hình thành và phát triển của bộ môn golf
Sự ra đời của golf tới nay vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều. Theo như nhiều nghiên cứu môn thể thao golf có xuất xứ tại Scotland vào thế kỷ 15. Một ý kiến khác cho rằng golf có xuất xứ từ thị trấn Paganica miền Nam nước Ý. Sau đó nó được lan rộng ra khắp châu Âu từ thế kỷ thứ 1 TCN.
Cũng có nghiên cứu cho rằng golf có xuất xứ từ bộ môn chùy hoàn – một trò chơi tại Trung Quốc từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 14. Ngay tại Anh cũng có một trò chơi có cách thức chơi tương tự với golf là Cambuca. Sự tranh cãi nảy ra khiến các nhà nghiên cứu khó lòng khẳng định được sự ra đời chính xác của golf. Không chỉ trên thế giới ngay tại Việt Nam, trò chơi “đánh phết” cũng có cách chơi tựa như golf.
Tại Trung Quốc cũng có một bộ môn có cách thức chơi tương tự golf
Vậy Golf cụ thể là bộ môn như thế nào
Golf là một bộ môn thể thao được tổ chức thi đấu và giải trí. Bộ môn sử dụng hai dụng cụ chính là gậy và bóng golf, người ta sử dụng gậy để đưa bóng golf vào lỗ golf. Các thành viên chơi sẽ lần lượt đánh golf vào lỗ. Hai hình thức chơi:
– Stroke play phân định chiến thắng bằng cách đo xem ai có số gậy đã sử dụng để đưa bóng vào lỗ golf ít nhất là người giành chiến thắng cuối cùng.
– Match play người thắng cuộc là người có tổng số điểm chơi thắng tại mỗi hố golf cao nhất
Sân chơi golf có rất nhiều dạng, không bó hẹp theo một tiêu chuẩn cụ thể nào. Sân được sắp xếp theo quy trình thiết kế bao gồm 9 hoặc gấp đôi số lỗ. Vị trí phát bóng được gọi là Te hoặc tee box, được sắp xếp tương ứng với từng lỗ golf trên sân. Khu vực có chứa lỗ golf được gọi là putting green.
Sân golf được thiết kế theo một số quy chuẩn nhất định
Ở giữa vị trí phát bóng và khu vực putting green sẽ là các dạng địa hình khác như: fairway (khu vực có cỏ ngắn), rough (khu vực có cỏ dài), hố cát và các chướng ngại vật khác ( nước, đá, bụi cỏ,…). Sự sắp xếp các chướng ngại vật cũng là tùy biến không theo quy chuẩn cụ thể nào, chỉ tuân theo theo bản thiết kế của loại sân mà nhà thiết kế đặt ra.
2. Cách chơi golf
Sân 9 lỗ và 18 lỗ sẽ có cách chơi khác nhau đôi chút. Sân Golf 18 lỗ, vòng đấu sẽ kết thúc nếu như có người chơi nào đạt đủ 18 lỗ trước. Mỗi hố golf 1 người chơi sẽ chơi chỉ 1 lần. Số người chơi cho 1 vòng từ 1-4 người, thời gian 1 vòng là 4 tiếng với sân 18 lỗ là 2 tiếng với sân 9 lỗ.
Tại mỗi hố golf, người chơi sẽ xuất phát từ tee box để phát bóng đi. Đưa bóng qua các chướng ngại vật của sân được thiết kế như hố cát, bãi đá, rough, fairway, … để đến khu putting green. Tại khu vực này, golfer sẽ tiếp tục đưa bóng vào hố golf trong vùng green sau đó kết thúc hỗ golf.
Với hình thức chơi Stroke play người chiến thắng có số điểm cao nhất chính là người đã sử dụng số lượng gậy ít nhất để đưa bóng vào lỗ. Tuy nhiên đối với hình thức chơi match play, số lượng gậy không được quan tâm thay vào đó là số điểm người chơi thắng tại mỗi hố golf. Ai cao điểm hơn người đó thắng.
3. Luật chơi golf
Giống như nhiều bộ môn thể thao khác, luật chơi golf cũng là kiến thức cơ bản về golf mà người chơi cần nắm được. Golf cũng có những luật lệ riêng dành cho các golfer. Nhằm đem lại sự công bằng khi chơi giữa các người chơi. Luật lệ này được lập ra và quản lý bởi The R&A và Hiệp hội golf Hoa Kỳ (USGA). Với mỗi vi phạm sẽ có những hình phạt riêng.
Ngoài quy tắc chơi theo luật, các quy tắc ứng xử golf cũng được đề cao. Các quy tắc này sẽ không có hình phạt tuy nhiên nó giúp người chơi có được những trải nghiệm thoải mái nhất khi chơi. Từ đó xây dựng văn hóa và môi trường chơi golf lịch sự văn minh hơn.
Luật chơi được lập ra và quản lý bởi The R&A và Hiệp hội golf Hoa Kỳ (USGA)
4. Những trang bị cần thiết khi chơi golf
Để có thể chơi golf, các golfer không kiến thức cơ bản về các thiết bị chơi golf sau:
4.1 Gậy golf:
Gậy golf được làm từ hai chất liệu chính là gỗ hoặc sắt, dùng để đánh bóng golf. Gậy có hai kích thước dài và ngắn. Sử dụng gậy dài với các đường bóng đánh xa, gậy ngắn cho các đường bóng gần. Cụ thể là
– Gậy gỗ ( gậy Wood) : là gậy từ chất liệu gỗ, có kích thước dài hơn sử dụng để đưa banh đi xa. Gậy còn có tên gọi là gậy drive vì thường được đánh đầu tiên để phát bóng (còn gọi là cú “drive”)
– Gậy sắt ( gậy Iron) : là gậy thân ngắn dùng để đánh hầu hết các vị trí trên sân, dùng cho các cú đánh tiếp cận với vùng green. Gậy sắt có nhiều gậy với độ loft khác nhau tùy thuộc vào địa hình như bãi cát, đưa banh vào vùng green hoặc lăn banh vào hố golf.
– Gậy hybrid là gậy có thể đánh ở tất cả vị trí, là sự kết hợp giữa gậy gỗ và gậy sắt. Gậy hybrid thích hợp đối với những golfer mới tập chơi.
Tối đa 1 golfer có thể sử dụng 14 gậy cho 1 vòng chơi. Sử dụng gậy golf phải tuân theo các luật lệ và việc vi phạm sẽ phải chịu các hình phạt nhất định.
4.2 Bóng golf:
Bóng golf có hình cầu và thường có màu trắng được làm bằng cao su ép và lớp vỏ bên ngoài làm bằng chất liệu surlyn có độ nảy nhất định. Bên ngoài được thiết kế với nhiều vết lõm nhằm làm giảm lực cản khí động học. Ngoài ra còn có tác dụng giúp trái banh bay xa hơn. Ngoài ra bóng golf còn có các màu như đỏ, xanh, vàng, ….
Bóng golf có nhiều màu sắc nhưng phổ biến nhất là màu trắng
4.3 Tee
Tee là một phần chân dùng để làm giá đỡ bóng trước khi phát. Hiểu một cách đơn giản nhất tee chính là điểm phát bóng. Tee golf chỉ được dùng ở lần đánh đầu tiên tại điểm phát bóng tee box và không cho phép sử dụng trong các lần đánh khác.
5. Một số thông tin về sân golf cho người mới bắt đầu
Sân golf có tên tiếng anh là golf course. Có nhiều loại sân golf tương ứng với nhiều loại với các diện tích khác nhau. Ngoài ra diện tích sân phụ thuộc loại sân, quỹ đất cũng như yêu cầu của chủ đầu tư, sự tư vấn của kiến trúc sư, hoặc làm theo yêu cầu của các giải thi đấu… Tùy thuộc vào tình hình thực tế và tính chất của sân tập là gì mà các tiêu chí về chiều dài hay chiều rộng sẽ được đặt ra. Tuy nhiên sẽ có các loại sân golf như sau:
5.1 Sân tập golf mini
Sân tập golf mini là mô hình sân golf thu nhỏ được thiết kế phù hợp với khuôn viên nhỏ hẹp từ 4 đến 6m2. Với kích thước này các thành viên trong gia đình, nhóm nhỏ có thể vui chơi giải trí ngay tại nhà. Thiết kế tiện lợi cho phép bạn không cần phải di chuyển đi xa tới các sân golf cũng có thể luyện tập và thỏa mãn đam mê.
Với hình thức sân chơi golf này, bạn cũng có thể tiết kiệm được chi phí luyện tập golf, không bị phụ thuộc các yếu tố ngoại cảnh như thời tiết. Nếu tập luyện thường xuyên, người chơi hoàn toàn có thể nâng cao trình độ chơi chỉ sau vài tháng.
5.2 Sân tập đánh golf cỡ nhỏ
Dạng sân golf cỡ nhỏ 3D thường xuất hiện tại các các cơ quan, doanh nghiệp, hoặc tư gia với diện tích khá rộng rãi, thoải mái từ 40-50m2. Loai sân tập golf này sẽ giúp cho nhân viên công ty hay các thành viên gia đình có điều kiện thư giãn, giải lao sau giờ làm việc mệt mỏi. Loại sân golf 3D cỡ nhỏ này được thiết kế theo nhiều hình dáng sáng tạo như: Dạng uốn lượn, hình vuông hoặc hình bầu dục,…
5.3 Sân chơi golf chuyên nghiệp ngoài trời
Sân tập golf ngoài trời chính là loại sân phổ biến và hiện đại nhất. Với diện tích lớn từ hàng trăm mét vuông cho tới hàng chục nghìn ha tùy thuộc vào tính chất, quy mô đầu tư cũng như quỹ đất. Các loại sân như sân 9 lỗ, 18 lỗ, 27 lỗ, 36 lỗ … trong đó sân golf 18 lỗ được coi là một sân golf tiêu chuẩn.
6. Một vài lưu ý kiến thức cho người mới chơi golf
Với người mới chơi golf, có rất nhiều kiến thức cũng như kỹ năng cần nắm được. Dưới đây chúng tôi sẽ lưu ý một số kiến thức cơ bản mà golfer mới hay mắc lỗi. Nếu muốn chơi golf giỏi, người nhập môn cần quan tâm đến rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, yếu tố cơ bản và quan trọng nhất đối với mỗi golf thủ nằm ở kỹ thuật. Để quá trình đánh bóng diễn ra thành thục, người mới chơi cần nắm rõ các kỹ thuật sau:
6.1 Những lưu ý khi chuẩn bị tư thế đánh golf
– Lưu ý về độ mở rộng chân khi đánh golf: Khi bắt đầu, golf thủ nên tạo khoảng cách hai chân rộng bằng vai nếu sử dụng gậy sắt trung bình. Với gậy gỗ hoặc gậy driver, bạn cần mở rộng hai chân hơn. Trong khi nếu đang gậy sắt ngắn hay gậy Wedge bạn cần giữ tư thế có khoảng cách giữa 2 chân là 1 hoặc 2 inch. Khi thực hiện các cú Putting hoặc Chipping, người chơi không cần mở rộng chân.
– Lưu ý tới ngón chân và bàn chân: Nhiều người không biết rằng vị trí các ngón chân khá quan trọng khi đánh golf. Khi chân đặt ở vị trí thích hợp sẽ đạt được hiệu quả cao hơn hơn, linh hoạt hơn cho cú đánh. Tốc độ xoay của cơ thể trong cú đánh bóng sẽ dễ dàng được kiểm soát nếu đầu ngón chân đặt hợp lý. Nếu bàn chân trước mở hướng ra ngoài về phía mục tiêu, chân sau nên xoay một góc rộng 90 độ.
– Giữ thăng bằng cơ thể: Tư thế đánh golf chuẩn là phân bố trọng lượng của cơ thể đồng đều từ gót chân tới ngón chân để cú đánh được mạnh mẽ nhất. Cụ thể với mỗi loại gậy, golfer có thể làm theo bí quyết sau để kiểm soát cân bằng:
Nếu bạn đang sử dụng gậy sắt ngắn trọng lượng có xu hướng nghiêng về một bên (ví dụ như người thuận tay phải, trọng lượng sẽ nghiêng về chân trái). Nếu sử dụng gậy sắt trung bình, trọng lượng chia đều cho cả 2 chân, sử dụng gậy sắt dài, trọng lượng lại dồn nhiều hơn về chân sau. Căn cứ quy luật như vậy, người chơi sẽ điều chỉnh để cân bằng cơ thể, cải thiện hiệu quả các cú đánh.
6.2 Lưu ý kỹ thuật khi cầm gậy
Khi cầm gậy, chú ý không bóp gậy quá chặt nhưng cũng không nên cầm quá lỏng grip golf. Trường hợp kiểm soát gậy bằng một tay nhiều hơn tay còn lại, đường bóng có thể sẽ bị slice. Sau khi đã biết cách sử dụng lực cầm gậy hợp lý, bạn hãy chú ý tới các kỹ thuật cầm gậy sau:
– Kiểu Interlocking grip: Tách ngón giữa và ngón trỏ ở phần tay không thuận sau đó di chuyển ngón út ở bàn tay thuận vào khoảng trống sao cho hai bàn tay có thể lồng vào với nhau. Kiểu cầm gậy này phù hợp với các golf thủ trẻ tuổi hoặc có kích cỡ bàn tay trung bình.
– Kiểu Vardon Overlap grip: Phù hợp với những golfer có bàn tay lớn, cách cầm là sử dụng ngón tay út của bàn tay thuận đặt lên trên các ngón ở bàn tay còn lại. – Kiểu 10 Finger grip: Golfer sẽ đặt tay thuận vào grip sao cho có thể tạo khoảng trống giữa ngón tay của hai bàn tay. Các cầm gậy kiểu 10 Finger grip phù hợp với người có bàn tay nhỏ hoặc có vấn đề về khớp tay.
– Kỹ thuật Swing gậy cho người mới bắt đầu
Ở kỹ thuật này yêu cầu người chơi sự cảm giác tốt sự tiếp xúc giữa gậy và bóng golf. Tư thế chuẩn bị đánh vai và cánh tay của bạn sẽ tạo thành một hình tam giác kín. Khi đánh gậy di chuyển đầu tiên rồi mới tới cánh tay, vai và hông tạo thành góc 45 độ, giữ hình tam giác kín đi qua chân phải. Sau đó, bạn bẻ gậy sao cho phần mặt gậy hướng lên trời. Lúc này, cánh tay phải và góc gậy sẽ tạo thành một góc vuông 90 độ. Khi đã hoàn tất quá trình swing bằng cách đưa gậy lên, bạn nên xoay vai cho đến khi gậy song song với hướng bóng.
Với trường hợp không cần thực hiện một vòng swing hoàn chỉnh. Bạn chỉ cần thực hiện động tác đưa gậy lên một nửa rồi đánh vào bóng.
Người mới tập chơi golf cần chú ý động tác của tay trái. Nhiều golf thủ mặc dù đã nắm được cánh đánh golf nhưng trong quá trình xuống gậy vẫn mắc lỗi này. Lý do là vì người chơi chỉ bắt đầu bằng phần vai và đập thẳng gậy golf xuống trái bóng.
– Kỹ thuật gạt bóng
Kỹ thuật gạt bóng là bước cuối cùng, được đánh giá đơn giản hơn so với các cú đánh khác. Bóng golf lúc này đã rất gần với lỗ. Golfer đứng sao cho bóng nằm ở phía trên đường ngang so với mép trong ở chân trái, mặt gậy đặt thẳng so với mặt sân. Tiếp theo từ từ đưa gậy về sau rồi gạt thẳng vào phía sau của bóng, sử dụng lực phù hợp rồi nâng lên để bóng lăn chậm và đều. Phần đầu gậy cần giữ là là ở mặt đất, khi gậy chạy ngang qua mé ngoài của chân trái, golf thủ cần giữ người thẳng rồi nhẹ nhàng gạt bóng vào lỗ.
Ngoài trang bị những kỹ thuật cơ bản, người chơi mới chơi golf có thể lưu ý một số kinh nghiệm chơi khác để đạt được hiệu quả cao nhất khi chơi golf:
– Quan sát và tập trung vào vị trí đánh bóng, điều chỉnh lực đánh phù hợp và rút kinh nghiệm cho các lượt đánh sau.
– Bạn cần chờ bóng ngừng lăn sau khi đánh mới tiếp tục thực hiện cú đánh tiếp theo.
– Nên sử dụng nhiều loại gậy khác nhau trong quá trình chơi golf. Bởi mỗi cây gậy lại có thiết kế khác nhau phù hợp với những cú đánh khác nhau trên mỗi đoạn sân cố định. Vì vậy hãy thay đổi gậy golf linh hoạt khi chơi
– Khi cầm gậy đánh golf, lưu ý nên cho trái bóng, đầu gối và trung tâm của cột sống trên thẳng hàng, lúc này đầu gối sẽ hướng vào phía bên trong của mục tiêu
– Không uốn cong cơ thể ở phần thắt lưng. Các vị trí cần thiết đều nằm ở hông, nếu tư thế đánh bóng chuẩn, phần thân dưới sẽ nhô ra sau một chút.
– Chăm chỉ luyện tập, lựa chọn chính xác tư thế đánh golf phù hợp mới đem lại cho bạn kết quả cao
– Nắm rõ luật chơi golf và thi đấu để tránh phạm luật và tạo sự chuyên nghiệp khi chơi
Ngoài những dụng cụ golf cần thiết bên trên còn có những trang bị cá nhân như giầy, túi đựng gậy golf, bao tay, nón, … và một số loại phụ kiện hỗ trợ khác. Hi vọng với những kiến thức cơ bản về golf chúng tôi cung cấp. Bạn có thể nắm bắt được bộ môn nhanh chóng hơn. Và đặc biệt những golfer sẽ có được những pha đi bóng, những trận đấu golf tuyệt vời nhất.
Để luyện tập được tốt nhất, bạn hãy lắp đặt ngay cho mình 1 phòng tập golf 3D ngay tại nhà hoặc đến tập luyện và vui chơi tại phòng golf GOLFTECH để tăng cường kỹ thuật của bản thân. Tham khảo ngay dịch vụ của GolfTech gồm:
>>> Chơi golf 3D theo giờ
>>> Lắp đặt phòng golf 3D
Hãy liên hệ ngay với Hotline của chúng tôi 0969944151 để được tư vấn ngay trong 5 giây. GolfTech nhận thiết kế và thi công phòng golf 3D tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng …. và tất cả các tỉnh thành khác trên toàn quốc.