Tổng hợp câu hỏi về trắc nghiệm PCCC

Tổng hợp 100 câu hỏi trắc nghiệm PCCC

Trong suốt nhiều năm hoạt động về lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, PCCC Song Thái Tùng đã nhận được nhiều câu hỏi về thông tin cũng như các câu hỏi liên quan đến lĩnh vực hoạt động và an toàn phòng cháy chữa cháy.

Những thắc mắc này bao gồm những câu hỏi chung liên quan đến luật phòng cháy chữa cháy.

Bài viết này sẽ có thêm một số các câu hỏi khác được chúng tôi tổng hợp lại từ khách hàng gửi về.

Chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về luật PCCC và có thể vượt qua phần thi trắc nghiệm PCCC trong một số kỳ thi về PCCC.

Tổng hợp câu hỏi về PCCC

100 CÂU HỎI TÌM HIỂU LUẬT PCCC VÀ VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH

(100 câu hỏi tìm hiểu luật PCCC và văn bản hướng dẫn thi hành do Bộ Công an và cục Cảnh sát PCCC cung cấp)

Câu 1Luật PCCC được Quốc hội khóa X nước CHXHCN Việt Nam thông qua vào ngày tháng năm nào ?

A. Ngày 29/6/2001.

B. Ngày 30/6/2001.

C. Ngày 29/6/2002.

D. Ngày 30/6/2002.

Câu 2Luật PCCC giải thích Đội PCCC cơ sở như thế nào ?

A. Gồm những người tham gia hoạt động sản xuất tại cơ sở.

B. Là tổ chức gồm những người tham gia hoạt động PCCC tại cơ sở.

C. Gồm những người tham gia chỉ đạo công tác PCCC tại cơ sở.

D. Là tổ chức gồm những người quản đốc, tổ trưởng sản xuất, dân phòng tại cơ quan, xí nghiệp.

Câu 3: Luật PCCC quy định những đối tượng nào phải thực hiện Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của mình?

A. Tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh

B. Tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ

C. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ

D. Cơ quan, xí nghiệp có nguy hiểm về cháy nổ

Câu 4Trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về PCCC được quy định trong điều nào của Luật PCCC?

A. Điều 6

B. Điều 7

C. Điều 8

D. Điều 9

Câu 5: Việc “ưu tiên và đảm bảo quyền ưu tiên cho người và phương tiện tham gia chữa cháy” được quy định tại điều mấy của Luật PCCC:

A. Điều 36

B. Điều 37

C. Điều 38

D. Điều 39

Câu 6: Trong lĩnh vực xây dựng, Luật PCCC quy định hành vi nào bị nghiêm cấm ?

A. Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy nổ mà không có thiết kế về PCCC

B. Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy nổ mà chưa có thiết kế được duyệt về PCCC

C. Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy nổ gần các nhà và công trình công cộng

D. Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy nổ mà không có trang bị phương tiện PCCC

Câu 7Theo quy định của Luật PCCC hằng năm ngày nào sau đây là “Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy”?

A. Ngày 2/9

B. Ngày 19/8

C. Ngày 04/10

D. Ngày 05/10

Câu 8: “Trách nhiệm chữa cháy và tham gia chữa cháy” được quy định tại điều mấy trong Luật PCCC:

A. Điều 31

B. Điều 32

C. Điều 33

D. Điều 34

Câu 9: Luật PCCC quy định trong hoạt động PCCC nhiệm vụ nào là chính?

A. Trong hoạt động PCCC lấy phòng ngừa làm chính

B. Trong hoạt động PCCC lấy phương châm 4 tại chỗ làm chính

C. Trong hoạt động PCCC lấy chữa cháy làm chính

D. Trong hoạt động PCCC lấy tuyên truyền là chính.

Câu 10: Đối tượng áp dụng của Luật phòng cháy và chữa cháy được qui định tại Điều 2 như thế nào.

A. Tất cả các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam

B. Tất cả các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động sinh sống trong và ngoài nước

C. Tất cả các cơ quan, tổ chức và hộ gia đình trên lãnh thổ Việt Nam

D. Tất cả các cơ sở hoạt động, sản xuất, kinh doanh và cá nhân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam

Câu 11: Luật PCCC giải thích “Chữa cháy” như thế nào?

A. Gồm các công việc huy động triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động khác liên quan đến chữa cháy.

B. Gồm các công việc tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, huy động triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy dập tắt đám cháy.

C. Gồm các công việc huy động triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cắt điện, chống cháy lan, cứu người, cứu tài sản.

D. Câu B và C đúng.

Câu 12: Luật PCCC quy định ai là người chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện khắc phục hậu quả vụ cháy ?

A. Chỉ huy lực lượng cảnh sát PCCC phối hợp với người đứng đầu cơ sở bị cháy

B. Chủ tịch UBND cấp xã trở lên, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có cơ sở bị cháy

C. Công an phường nơi có cơ sở bị cháy

D. Tất cả đều đúng

Câu 13: Tại khoản 4 điều 22 của Luật PCCC quy định: Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về hàng hoá, vật tư nguy hiểm về cháy, nổ cần có điều kiện an toàn PCCC gì ?

A. Phải in các thông số kỹ thuật, bản hướng dẫn an toàn về PCCC, phải trang bị phương tiện chữa cháy

B. Phải in các thông số kỹ thuật trên nhãn hàng hóa, bản hướng dẫn an toàn về PCCC bằng tiếng việt, phải có chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy

C. Phải in thông số kỹ thuật, bảng hướng dẫn an toàn về PCCC bằng tiếng việt

D. Cả A và B đúng

Câu 14Nội dung của Luật PCCC gồm bao nhiêu Chương, Điều?

A. 9 chương, 60 Điều

B. 9 chương, 65 Điều 

C. 9 chương, 70 Điều

D. 9 chương, 75 Điều

Câu 15: Luật PC&CC giải thích từ cơ sở như thế nào ?

A. Là nhà máy, xí nghiệp, kho hàng, trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học, rạp hát, khách sạn, chợ, trung tâm thương mại, doanh trại lực lượng vũ trang và các công trình khác

B. Là nhà máy, xí nghiệp, kho hàng, trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học, rạp hát, khách sạn, chợ, trung tâm thương mại và doanh trại lực lượng vũ trang có nguy cơ cháy nổ cao

C. Là nhà máy, xí nghiệp, kho hàng, trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học, rạp hát, khách sạn, chợ, trung tâm thương mại, doanh trại lực lượng vũ trang và các công trình khác có nguy cơ cháy, nổ cao.

D. Là nhà máy, xí nghiệp, kho hàng, trụ sở làm việc, bênh viện, trường học, rạp hát, khách sạn, chợ, trung tâm thương mại, doanh trại lực lượng vũ trang.

Câu 16: Đ/c hãy cho biết thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được quy định cụ thể tại Điều mấy của Luật phòng cháy và chữa cháy?

A. Điều 14

B. Điều 15

C. Điều 16

D. Điều 17

Câu 17: Khoản 4, Điều 18 Luật PCCC quy định Chủ sở hữu, người chỉ huy, người điều khiển các phương tiện giao thông phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn PCCC với phương tiện của mình như thế nào ?

A. Đảm bảo an toàn PCCC trong suốt quá trình hoạt động của xe

B. Đảm bảo an toàn PCCC khi tham gia giao thông trên đường

C. Đảm bảo an toàn PCCC khi tham gia giao thông trên đường, khi sửa chữa

D. Đảm bảo an toàn PCCC khi tham gia giao thông trên đường, ở những nơi dễ cháy, nổ khi sửa chữa

Câu 18: Trong Luật phòng cháy và chữa cháy, khái niệm “ cháy ” được hiểu như thế nào?

A. Là một phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng.

B. Là trường hợp xảy ra cháy ngoài ý muốn của con người có thể gây thiệt hại về tài sản và ảnh hưởng đến môi trường.

C. Là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường

D. Là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người và tài sản.

Câu 19: Luật PCCC quy định khi có cháy yêu cầu nào được ưu tiên sử dụng cho chữa cháy?

A. Mọi nguồn nước chữa cháy.

B. Mọi nguồn nước và các vật liệu chữa cháy.

C. Các vật liệu chữa cháy phải được ưu tiên sử dụng cho chữa cháy.

D. Mọi nguồn nước và các vật dụng khác.

Câu 20: Nội dung sau đây, nội dung nào thuộc về một trong những nguyên tắc PCCC được quy định trong luật PCCC?

A. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động có liên quan đến PCCC phải tuân thủ các tiêu chuẩn của Việt Nam về PCCC

B. PCCC là lấy phòng ngừa là chính, đề cao trách nhiệm của toàn dân đối với hoạt động PCCC

C. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động PCCC

D. PCCC là trách nhiệm của mỗi cơ quan ,tổ chức, hộ gia đình và cá nhân

Câu 21: Anh (chị) hãy cho biết trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đầu tư xây dựng và sử dụng công trình quy định cụ thể tại Điều nào của Luật phòng cháy và chữa cháy?

A. Điều 16

B. Điều 17

C. Điều 18

D. Tất cả đều sai

Câu 22: Việc “Huy động lực lượng và phương tiện để chữa cháy” được quy định tại điều mấy trong Luật PCCC:

A. Điều 33

B. Điều 34

C. Điều 35

D. Điều 36

Câu 23: Theo qui định của Luật PCCC, nhiệm vụ của lực lượng dân phòng và lực lượng PCCC cơ sở gồm có 5 nhiệm vụ. Luật quy định nhiệm vụ thứ 5 như thế nào trong các phương án sau đây?

A. Xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra. Tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sở khác khi có yêu cầu

B.Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy

C. Cả A và B đúng

D. Cả A và B sai

Câu 24: Theo quy định của Luật PC&CC, các cơ sở phải thực hiện các yêu cầu gì về PCCC ?

A. Có phương án chữa cháy, có nội quy, quy định về an toàn PCCC; có hồ sơ theo dõi quản lý hoạt động PCCC; có biện pháp về phòng cháy; có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy phù hợp với tính chất hoạt động của cơ sở; có lực lượng, phương tiện PCCC.

B. Có phương án phòng cháy chữa cháy, có nội quy, quy định về an toàn PCCC.

C. Có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy; máy bơm chữa cháy

D. Có trang bị xe chữa cháy hệ thống cấp nước chữa cháy vách tường, ngoài nhà và tiêu lệnh PCCC.

Câu 25: Trong Luật PCCC giải thích “Chất nguy hiểm về cháy, nổ” như thế nào?

A. Là chất lỏng, chất khí, máy móc hoặc vật tư, hàng hoá dễ xảy ra cháy nổ

B. Là chất lỏng, chất khí, chất rắn, hoặc máy móc dễ xảy ra cháy, nổ

C. Là chất lỏng, chất khí, chất rắn hoặc vật tư, hàng hoá dễ xảy ra cháy nổ

D. Các chất có tính chất đặc biệt nguy hiểm về cháy nổ như xăng, dầu, khí đốt, hóa lỏng

Câu 26: Luật PC&CC giải thích Cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ như thế nào?

A. Là cơ sở có một số lượng nhất định nguy hiểm về cháy, nổ, theo quy định của chính phủ

B. Là cơ sở có chứa nhiều chất có nguy hiểm về cháy, nổ, có khả năng xảy ra cháy lớn.

C. Là cơ sở chứa nhiều chất có nguy hiểm về cháy, nổ, và được sắp xếp, bảo quản không đảm bảo an toàn về PCCC.

D. Là cơ sở có nhiều chất lỏng dễ cháy, nổ.

Câu 27: Khoản 1, Điều 18 Luật PCCC qui định đối với các phương tiện giao thông cơ giới nào cần đảm bảo các điều kiện theo qui định của cơ quan quản lý nhà nước về PCCC?

A. Phương tiện giao thông cơ giới từ 16 chỗ ngồi trở lên và các phuơng tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hoá, chất nguy hiểm cháy nổ

B. Phương tiện giao thông cơ giới từ 7 chỗ ngồi trở lên và cá phuơng tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hoá, chất nguy hiểm cháy nổ

C. Phương tiện giao thông cơ giới từ 8 bánh trở lên và các phuơng tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hoá, chất nguy hiểm cháy nổ

D. Phương tiện giao thông cơ giới từ 4 chỗ ngồi trở lên, các phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hoá, chất nguy hiểm cháy

Câu 28: Luật PC&CC qui định Trách nhiệm PCCC là của ai ?

A. Lực lượng cảnh sát PCCC, UBND các cấp, tổ chức và hộ gia đình

B. Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân

C. Ban điều hành tổ dân phố, bảo vệ cơ quan xí nghiệp, Đội PCCC cơ sở

D. UBND các cấp, Chủ các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và hộ gia đình

Câu 29: Luật PCCC quy định mọi hoạt động PCCC trước hết phải thực hiện bằng lực lượng và phương tiện như thế nào ?

A. Bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ

B. Bằng lực lượng và phương tiện của lực lượng Cảnh Sát PC&CC

C. Bằng lực lượng và phương tiện của cơ sở

D. Bằng lực lượng và phương tiện của lực lượng dân phòng.

Câu 30: Quy định “quyền và trách nhiệm của người chỉ huy chữa cháy” được quy định tại điều mấy của Luật PC&CC:

A. Điều 36

B. Điều 37

C. Điều 38

D. Điều 39

Câu 31: Luật PCCC quy định về phòng cháy đối với trụ sở làm việc, kho lưu trữ quy định như thế nào?

A. Có phương án chữa cháy,có nội quy, quy định về an toàn PCCC có hồ sơ theo dõi hoạt động PCCC, có biện pháp về phòng cháy, có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy phù hợp với tính chất hoạt động của cơ sở.

B. Phải sắp xếp các thiết bị văn phòng, hồ sơ, tài liệu đảm bảo an toàn PCCC. Có biện pháp quản lý chặt chẽ chất cháy, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt và các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy khi rời nơi làm việc.

C. Phải sắp xếp các thiết bị văn phòng, hồ sơ, tài liệu đảm bảo gọn gàng ngăn nắp và phải trang bị đầy đủ phương tiện PCCC theo quy định.

D. Câu 3 câu A, B, C đều đúng.

Câu 32: Trong các cơ quan, đơn vị dưới đây, cơ quan, đơn vị nào có trách nhiệm trình duyệt dự án thiết kế về PCCC theo quy định của luật.

A. Cơ quan, đơn vị là chủ đầu tư

B. Cơ quan, đơn vị chủ trì thẩm định

C. Đơn vị thiết kế

D. Đơn vị thi công

Câu 33: Luật PCCC quy định phòng cháy đối với nhà ở như thế nào ?

A. Trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy tại chỗ.

B. Phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng đảm bảo an toàn, gọn gàng, ngăn nắp.

C. Phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng đảm bảo an toàn; các chất cháy, chất nổ phải để xa nguồn lửa nguồn nhiệt; chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy.

D. Các chất cháy, nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt.

Câu 34: Luật PCCC qui định một trong những biện pháp cơ bản đầu tiên trong công tác phòng cháy là gì?

A. Sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt.

B. Quản lý chặt chẽ về sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa nguồn nhiệt; đảm bảo các điều kiện an toàn trong sản xuất kinh doanh.

C. Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt; đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy.

D. Định kỳ tự tổ chức kiểm tra công tác an toàn PCCC.

Câu 35: Khi xảy ra cháy tại một cơ sở mà lực lượng cảnh sát PCCC chưa tới, theo quy định của Luật PCCC, khi có mặt những người sau đây ở đám cháy thì ai là người chỉ huy chữa cháy ?

A. Người đứng đầu cơ sở bị cháy.

B. Đội trưởng đội chữa cháy cơ sở.

C. Tổ trưởng tổ sản xuất.

D. Tổ trưởng tổ bảo vệ

Câu 36: Các hành vi nào sau đây vi phạm quy định về việc quản lý, bảo quản và sử dụng chất nguy hiểm về cháy, nổ?

A. Sử dụng kho, thiết bị chứa chất nguy hiểm về cháy, nổ không đảm bảo các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định

B. Sử dụng thiết bị, phương tiện chứa chất nguy hiểm về cháy, nổ chưa được kiểm định hoặc đã hết hạn sử dụng theo quy định. Bố trí, sắp xếp chất nguy hiểm về cháy, nổ không theo từng nhóm riêng theo quy định

C. Câu A và B sai

D. Câu A và B đúng

Câu 37: Điều kiện để tham gia Đội dân phòng và đội PCCC cơ sở khi có yêu cầu?

A. Công dân từ 16 tuổi, đủ sức khỏe

B. Công dân từ 18 tuổi trở lên

C. Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khỏe

D. Công dân từ 16 tuổi đến 50 tuổi, đủ sức khỏe

Câu 38: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào là biện pháp cơ bản trong chữa cháy ?

A. Huy động nhanh nhất các lực lượng, phương tiện để dập tắt ngay đám cháy.

B. Tập trung cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan.

C. Thống nhất chỉ huy, điều hành trong chữa cháy.

D. Cả 3 câu đều đúng.

Câu 39: Điều nào của Luật PCCC quy định: người trực tiếp chữa cháy, người tham gia chữa cháy mà bị hy sinh, bị thương, bị tổn hại đối với sức khỏe, bị tổn thất về tài sản thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật?

A. Điều 8

B. Điều 9

C. Điều 10

D. Điều 11

Câu 40: Theo Điều 13 của Luật PCCC, có bao nhiêu hành vi bị nghiêm cấm?

A. 6 hành vi

B. 8 hành vi

C. 9 hành vi

D. 10 hành vi

Câu 41: Khi nhận được lệnh huy động tham gia cứu chữa đám cháy. Bạn sẽ thực hiện như thế nào?

A. Nhanh chóng tiếp cận đám cháy, để cứu người.

B. Nhanh chóng tiếp cận đám cháy, sử dụng các dụng cụ tham gia chữa cháy.

C. Nhanh chóng nhận lệnh, sử dụng các dụng cụ chữa cháy và thực hiện theo sự chỉ dẫn của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

D. Nhanh chóng tiếp cận đám cháy và thực hiện theo chỉ dẫn của lực lượng chữa cháy cơ sở.

Câu 42: Lực lượng dân phòng và lực lượng PCCC cơ sở có được hưởng chế độ chính sách trong huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ và khi trực tiếp tham gia chữa cháy không ?

A. Chỉ được hưởng chế độ chính sách khi trực tiếp tham gia chữa cháy.

B. Chỉ được hưởng chế độ chính sách khi trực tiếp tham gia chữa cháy và trong huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ .

C. Chỉ được hưởng chế độ chính sách trong huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ và khi trực tiếp tham gia chữa cháy theo quy định của chính phủ.

D. Cả 3 câu trên đều đúng.

Câu 43: Khi tham gia giao thông trên các phương tiện giao thông cơ giới, những người nào sau đây phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn PCCC trong suốt quá trình hoạt động của phương tiện?

A. Chủ sở hữu, người điều khiển phương tiện.

B. Hành khách đi trên phương tiện

C. Thủ trưởng cơ quan có phương tiện

D. Cả 3 câu đều đúng

Câu 44: Phòng cháy trong sản xuất, cung ứng, sử dụng điện và thiết bị, dụng cụ điện được qui định như thế nào?

A. Có biện pháp chủ động xử lý sự cố gây cháy. Khi thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống điện phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn về PCCC.

B. Thiết bị, dụng cụ điện được sử dụng trong môi trường nguy hiểm về cháy, nổ phải là loại thiết bị, dụng cụ an toàn về cháy, nổ. Cơ quan, tổ chức cá nhân cung ứng điện có trách nhiệm hướng dẫn biện pháp an toàn về PCCC cho người sử dụng điện.

C. Cả 2 câu A + B đều đúng.

D. Cả 2 câu A + B đều sai.

Câu 45: Lực lượng nòng cốt trong hoạt động PCCC của toàn dân là lực lượng nào sau đây?

A. Lực lượng dân phòng

B. Lực lượng PCCC cơ sở

C. Lực lượng PCCC chuyên ngành

D. Lực lượng Cảnh sát PCCC

E. Tất cả các lực lượng trên

Câu 46: Đội dân phòng do ai thành lập, quản lý và chỉ đạo?

A. Trưởng Công an cấp xã

B. Chủ tịch UBND cấp xã

C. Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC

D. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

Câu 47: Đội PCCC cơ sở do ai thành lập, quản lý và chỉ đạo?

A. Người đứng đầu cở sở

B. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở hoạt động

C. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở

D. Người đứng đầu sơ quan PCCC quản lý cơ sở

Câu 48: Luật PCCC quy định nhiệm vụ của lực lượng dân phòng và lực lượng PCCC cơ sở, theo đó, lực lượng dân phòng và lực lượng PCCC cơ sở có mấy nhiệm vụ?

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Câu 49: Trong trường hợp nào thì hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân bị tạm đình chỉ?

A. Khi có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ

B. Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định về PCCC

C. Vi phạm nghiêm trọng quy định về PCCC đã được cơ quan quản lý nhà nước về PCCC yêu cầu khắc phục mà không thực hiện

D. Tất cả các trường hợp trên

Câu 50: Luật PCCC quy định số điện thoại báo cháy được quy định thống nhất trong cả nước, số điện thoại báo cháy của nước ta hiện nay là số nào sau đây?

A. 113

B. 114

C. 115

D. 116

Câu 51: Theo khoản 2, Điều 17 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP, ai có trách nhiệm trình hồ sơ thẩm duyệt về PCCC :

A. Cơ quan đơn vị tổng thầu xây dựng

B. Chủ đầu tư

C. Tổ chức, cá nhân do chủ đầu tư ủy quyền

D. Đơn vị thiết kế công trình

Câu 52: Hội trường có quy mô nào sau đây thuộc cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Nghị định số 35/2003/NĐ-CP

A. Hội trường có thiết kế từ 100 chỗ ngồi trở lên

B. Hội trường có thiết kế từ 200 chỗ ngồi trở lên

C. Hội trường có thiết kế từ 300 chỗ ngồi trở lên

D. Hội trường có thiết kế từ 400 chỗ ngồi trở lên

Câu 53: Theo Phụ lục 3, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính Phủ qui định Các cơ sở giáo dục, trường học nào sau đây thuộc diện phải thiết kế và thẩm duyệt về PCCC:

A. Từ 4 tầng trở lên hoặc có khối tích tổng cộng từ 5000m3 trở lên

B. Từ 4 tầng trở lên hoặc có khối tích tổng cộng từ 6000m3 trở lên

C. Từ 3 tầng trở lên hoặc có khối tích tổng cộng từ 5000m3 trở lên

D. Từ 3 tầng trở lên hoặc có khối tích tổng cộng từ 6000m3 trở lên

Câu 54: Theo Phụ lục 3, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính Phủ qui định Công trình nào sau đây thuộc diện phải thiết kế và thẩm duyệt về PCCC .

A. Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ từ 4 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 4000m3 trở lên

B. Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5000m3 trở lên

C. Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ có khối tích từ 4000m3 trở lên

D. Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ từ 4 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 3500m3 trở lên

Câu 55: Cơ sở nào sau đây thuộc diện cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ quy định trong Phụ lục 1 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ?

A. Trụ sở cơ quan, văn phòng làm việc, cơ sở nghiên cứu từ 5 tầng trở lên

B. Trụ sở cơ quan, văn phòng làm việc, cơ sở nghiên cứu từ 5 tầng trở lên và có 1 tầng hầm

C. Trụ sở cơ quan, văn phòng làm việc, cơ sở nghiên cứu từ 6 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 25.000 m3 trở lên

D. Trụ sở cơ quan, văn phòng làm việc, cơ sở nghiên cứu có khối tích từ 20.000 m3trở lên

Câu 56: Danh mục nào sau đây thuộc cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định trong phụ lục I, Nghị định 35/2003/NĐ-CP?

A. Kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được có khối tích từ 4000 m3 trở lên

B. Kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được có khối tích từ 5000 m3 trở lên; bãi hàng hóa vật tư cháy được có diện tích từ 500 m2 trở lên

C. Kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được có khối tích từ 4000 m3 trở lên; bãi hàng hóa vật tư cháy được có diện tích từ 400 m2 trở lên

D. Kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được có khối tích từ 4000 m3 trở lên; bãi hàng hóa vật tư cháy được có diện tích từ 500 m2 trở lên

Câu 57: Theo Phụ lục 3, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính Phủ qui định Nhà máy điện, trạm biến áp bao nhiêu KV phải thiết kế và thẩm duyệt về PCCC

A. 34KV

B. 35KV

C. 36KV

D. 37KV

Câu 58: Việc “hoàn trả và bồi thường thiệt hại phương tiện, tài sản được huy động để chữa cháy” được quy định tại điều mấy của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003:

A. Điều 27

B. Điều 26

C. Điều 25

D. Điều 24

Câu 59: Đ/c hãy cho biết Trách nhiệm của nhà thầu thi công (theo khoản 3 điều 17 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP).

A. Bảo đảm an toàn về PCCC, phòng nổ thuộc phạm vi quản lý của mình trong suốt quá trình thi công xây lắp đến khi bàn giao công trình

B. Lập hồ sơ hoàn công, chuẩn bị các tài liệu để phục vụ công tác nghiệm thu công trình và tham gia nghiệm thu công trình

C. Thi công theo đúng thiết kế đã được thẩm duyệt

D. Cả ba câu trên đêu đúng

E. Câu A và B đúng

Câu 60: Cơ sở nào sau đây thuộc cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại phụ lục I, Nghị định 35/2003/NĐ-CP.

A. Nhà máy điện; trạm biến áp từ 35 KV trở lên

B. Nhà máy điện; trạm biến áp từ 110 KV trở lên

C. Nhà máy điện; trạm biến áp từ 220 KV trở lên

D. Nhà máy điện; trạm biến áp từ 380 KV trở lên

Câu 61: “Trong trường hợp tại nơi xảy ra cháy, lực lượng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến nơi mà đám cháy lan từ cơ sở này sang cơ sở khác hoặc cháy lan từ cơ sở sang khu dân cư và ngược lại thì người chỉ huy chữa cháy của cơ sở và khu dân cư bị cháy phải có trách nhiệm phối hợp trong chỉ huy chữa cháy”. Cho biết quy định trên nằm ở điều mấy của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003:

A. Điều 26

B. Điều 27

C. Điều 28

D. Điều 29

Câu 62: Trách nhiệm của cơ quan thiết kế về PCCC được qui định tại Nghị định số 35/2003/NĐ-CP như thế nào?

A. Thiết kế bảo đảm các yêu cầu về PCCC; chịu trách nhiệm về sản phẩm thiết kế trong thời gian xây dựng và sử dụng công trình

B. Thực hiện giám sát tác giả trong quá trình thi công xây lắp công trình. Tham gia nghiệm thu công trình

C. Thiết kế bảo đảm các yêu cầu về PCCC; chịu trách nhiệm về sản phẩm thiết kế trong thời gian xây dựng và sử dụng công trình. Thực hiện giám sát tác giả trong quá trình thi công xây lắp công trình

D. Câu A và B đúng

E. Câu B và C đúng

Câu 63: Chương III “chữa cháy” của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 có mấy điều ? từ điều nào đến điều nào?

A. 11 điều, từ điều 22 đến điều 32

B. 11 điều, từ điều 23 đến điều 33

C. 11 điều, từ điều 24 đến điều 34

D. 11 điều, từ điều 25 đến điều 35

Câu 64 “Trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy” được quy định tại điều mấy của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003:

A. Điều 21

B. Điều 22

C. Điều 23

D. Điều 24

Câu 65: Theo khoản 2 điều 17 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP quy định Trách nhiệm của chủ đầu tư như thế nào?

A. Trình hồ sơ thẩm duyệt về PCCC theo quy định tại khoản 3 điều 16 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP. Bảo đảm an toàn về PCCC, phòng nổ công trình trong suốt quá trình xây dựng đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng.

B.Tổ chức thi công xây dựng theo đúng thiết kế đã được thẩm duyệt. Trường hợp có thay đổi về thiết kế và thiết bị PCCC trong quá trình thi công thì chủ đầu tư phải giải trình hoặc thiết kế bổ sung và phải được thẩm duyệt lại. Tổ chức kiểm tra, giám sát thi công và nghiệm thu công trình.

C. A và B đúng

D. A và B sai

Câu 66: Các công trình nào sau đây thuộc diện phải thiết kế và thẩm duyệt về PCCC (theo Phục lục 3, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính Phủ).

A. Nhà ở tập thể, chung cư cao từ 5 tầng trở lên, hoặc có khối tích từ 3000m3 trở lên; nhà ở khác cao từ 7 tầng trở lên

B. Nhà ở tập thể, chung cư cao từ 6 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5000m3 trở lên; nhà ở khác cao từ 7 tầng trở lên

C. Nhà ở tập thể, chung cư cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5000m3 trở lên; nhà ở khác cao từ 7 tầng trở lên

D. Nhà ở tập thể, chung cư, nhà nghỉ, nhà trọ có khối tích từ 5000m3 trở lên.

Câu 67: Công trình nào sau đây thuộc diện phải thiết kế và thẩm duyệt về PCCC theo Phục lục 3, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính Phủ?

A. Nhà văn phòng, trụ sở làm việc của cơ quan chính quyền, tổ chức chính trị xã hội cấp huyện trở lên, nhà văn phòng, trụ sở làm việc khác từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5000m3 trở lên.

B. Nhà văn phòng, trụ sở làm việc của cơ quan chính quyền, tổ chức chính trị xã hội cấp huyện trở lên, nhà văn phòng, trụ sở làm việc khác từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 3000m3 trở lên

C. Nhà văn phòng, trụ sở làm việc của cơ quan chính quyền, tổ chức chính trị xã hội cấp huyện trở lên, nhà văn phòng, trụ sở làm việc khác từ 4 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5000m3 trở lên

D. Nhà văn phòng, trụ sở làm việc của cơ quan chính quyền, tổ chức chính trị xã hội cấp huyện trở lên, nhà văn phòng, trụ sở làm việc khác từ 4 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 3000m3 trở lên

Câu 68: Cơ sở nào sau đây thuộc cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định trong Nghị định 35/2003/NĐ-CP ?

A. Trụ sở cơ quan, văn phòng làm việc, cơ sở nghiên cứu từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 25.000 m3 trở lên;

B. Trụ sở cơ quan, văn phòng làm việc, cơ sở nghiên cứu từ 6 tầng trở lên và có khối tích từ 25.000 m3 trở lên;

C. Trụ sở cơ quan, văn phòng làm việc, cơ sở nghiên cứu từ 6 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 25.000 m3 trở lên;

D. Trụ sở cơ quan, văn phòng làm việc, cơ sở nghiên cứu từ 8 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 25.000 m3 trở lên;

Câu 69: Công trình nào sau đây phải được thẩm duyệt về PCCC theo Khoản 1, điều 16 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính Phủ?

Tham khảo:

 

Cháy lớn trên Quốc lộ 13, Bình Dương

A. Công trình được thay đổi tên hoặc địa chỉ, mở rộng công trình

B. Công trình được thiết kế xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của công trình

C. Thay đổi địa chỉ hoặc tên công trình, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của công trình

D. Công trình được thay đổi tên hoặc địa chỉ hoặc thay đổi tính chất sử dụng của công trình

Câu 70: Theo Điều 5 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP, cá nhân có bao nhiêu trách nhiệm?

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Câu 71: Nghị định số 130/2006/NĐ-CP quy định chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc có bao nhiêu chương? Bao nhiêu điều?

A. 5 chương 23 điều

B. 5 chương 24 điều

C. 5 chương 25 điều

D. 5 chương 26 điều

Câu 72: Những Đối tượng nào phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 130/ 2006/ NĐ- CP?

A. Tổ chức có cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục 1 Nghị định 35/ 2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của cơ sở đó.

B. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục 1 Nghị định 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của cơ sở đó.

C. Cơ quan, tổ chức có cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục 1 Nghị định 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của cơ sở đó.

Câu 73Nghị định nào sau đây quy định chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc?

A. Nghị định số 35/2003/ NĐ-

B. Nghị định số 130/2006/ NĐ-CP

C. Nghị định số 123/2005/NĐ- CP

D. Nghị định 08/ 2001/ NĐ- CP

Câu 74: Theo Nghị định số 123/2005/NĐ-CP qui định hành vi nào sau đây bị Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng?

A. Sử dụng thiết bị tiêu thụ điện ở những nơi đã có quy định cấm

B. Lắp đặt hệ thống chống sét không đúng quy định hoặc không đảm bảo yêu cầu chống sét theo quy định

C. Không sửa chữa hoặc không thực hiện chế độ kiểm tra, đo đếm định kỳ hệ thống chống sét theo quy định

D. Tất cả các câu trên

Câu 75: Hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong sản xuất, kinh doanh chất nguy hiểm về cháy, nổ được áp dụng xử phạt với khung hình phạt tối đa là:

A. Phạt tiền đến 5.000.000 đồng

B. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng

C. Phạt tiền đến 15.000.000 đồng

D. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng

Câu 76: Theo Nghị định số 123/2005/NĐ-CP qui định Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau?

A. Thay đổi, dịch chuyển làm sai vị trí niêm yết nội quy, vị trí để biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy

B. Không có biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy tại những vị trí cần thiết theo quy định.

C. Không ban hành quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy theo quy định

D. Tất cả đều đúng

Câu 77: Nội dung khoản 1, Điều 15 Nghị định 123/ 2005/ NĐ- CP qui định:

A. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi bố trí nơi đun nấu không đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo qui định

B. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không sửa chữa hoặc không thực hiện chế độ kiểm tra, đo đếm định kỳ hệ thống chống sét theo quy định

C. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị tiêu thụ điện ở những nơi đã có quy định cấm

D. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp chống cháy lan khi sử dụng thiết bị điện

Câu 78: Theo khoản 4, điều 15 Nghị định 123/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi nào sau đây?

A. Không có nguồn điện dự phòng theo quy định. Hệ thống điện không được tách riêng thành từng hệ thống theo quy định

B. Không có biện pháp xử lý những sự cố kỹ thuật có thể dẫn đến nguy cơ cháy, nổ tại cơ sở sản xuất, cung ứng, truyền tải và phân phối điện

C. Không lắp đặt hệ thống chống sét theo qui định

D. Câu A và B đúng

E. Câu A, B và C đúng

Câu 79: Khoản 3, điều 20 Nghị định 123/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nào sau đây?

A. Không có hiệu lệnh, thiết bị thông tin báo cháy theo qui định

B. Báo cháy giả

C. Gây cản trở cho công tác chữa cháy

D. Không thực hiện yêu cầu của người chỉ huy chữa cháy.

Câu 80: Đ/c hãy cho biết Nghị Định số 123/2005/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 05/10/2005 quy định mức phạt tiền bao nhiêu đối với hành vi Thi công, lắp đặt hạng mục phòng cháy và chữa cháy không theo đúng thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt?

A. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

B. Phạt tiền 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

C. Phạt tiền 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

D. Phạt tiền 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

Câu 81: Theo Nghị định số 123/2005/NĐ-CP qui định hành vi nào sau đây bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng?

A. Không ban hành quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy theo quy định

B. Không phổ biến quy định và nội quy về PCCC cho những người trong phạm vi quản lý của mình

C. Không có biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy tại những vị trí cần thiết theo quy định

D. Câu A và B đúng

Câu 82: Theo Nghị định số 123/2005/NĐ-CP qui định hành vi nào bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng?

A. Lắp đặt, sử dụng hệ thống điện, thiết bị tiêu thụ điện không đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định

B. Lắp đặt, sử dụng hệ thống điện, thiết bị tiêu thụ điện trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ không đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định

C. Không có biện pháp xử lý những sự cố kỹ thuật có thể dẫn đến nguy cơ cháy, nổ tại cơ sở sản xuất, cung ứng, truyền tải và phân phối điện

D. Không sửa chữa hoặc không thực hiện chế độ kiểm tra, đo đếm định kỳ hệ thống chống sét theo quy định

Câu 83: Khoản 1, Điều 24 Nghị định số 123/2005/NĐ-CP quy định hành vi nào sau đây bị Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng?

A. Không có biện pháp quản lý và duy trì hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở theo quy định

B. Không có biện pháp quản lý và duy trì hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc chuyên ngành theo quy định

C. Đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hay chuyên ngành không tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi được người có thẩm quyền yêu cầu

D. Đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở không tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi được người có thẩm quyền yêu cầu.

Câu 84: Theo Khoản 5, điều 16 Nghị định số 123/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định những hành vi nào sau đây bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng?

A. Không có thiết kế hệ thống phòng cháy và chữa cháy đối với công trình thuộc diện phải có thiết kế về phòng cháy và chữa cháy

B. Không nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo qui định

C. Đưa công trình vào hoạt động mà chưa được nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định

D. A, B và C đúng

E. A và C đúng

Câu 85: Hành vi không tổ chức kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định sẽ bị phạt tiền từ:

A. Từ 500.000 đồng đến 1.000.0000 đồng

B. Từ 1000.000 đồng đến 2.000.0000 đồng

C.Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.0000 đồng

D.Tất cả đều sai

Câu 86: Khoản 1, Điều 22 Nghị định 123/ 2005/ NĐ- CP quy định Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi nào sau đây?

A. Vào khu vực chữa cháy để làm các việc khác ngoài nhiệm vụ chữa cháy, cứu người, cứu tài sản hoặc làm bất cứ việc gì khi không được phép của người có thẩm quyền

B. Không chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ về lực lượng theo qui định để chữa cháy

C. Hai câu A và B đúng

D. Hai câu A và B sai

Câu 87: Đối với hành vi xây dựng phương án chữa cháy không đảm bảo yêu cầu theo quy định tại khoản 1, Điều 19 Nghị định 123/ 2005/ NĐ- CP thì bị phạt ở mức bao nhiêu?

A. 50.000 đ đến 100.000 đ

B. 100.000 đ đến 200.000 đ

C. 200.000 đ đến 500.000 đ

D. 200.000 đ đến 1.000.000 đ

E. Câu B và C đều đúng

Câu 88: Đ/c hãy cho biết mức phạt tiền đối với hành vi không lắp đặt hệ thống chống sét?

A. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

B. Phạt tiền 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

C. Phạt tiền 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

D. Phạt tiền 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.

Câu 89: Hành vi “Không thông báo kịp thời cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực tiếp quản lý khi có những thay đổi về kiến trúc của công trình, quy mô tính chất hoạt động làm tăng mức độ nguy hiểm về phòng cháy và chữa cháy” sẽ bị phạt tiền:

A. Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng

B. Từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng

C. Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng

D. Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Câu 90: Theo Nghị định số 123/2005/NĐ-CP qui định mức phạt tiền bao nhiêu đối với hành vi “Không bán hoặc không mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định” ?

A. Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

B. Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

C. Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

D. Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

Câu 91: Theo Thông tư số 04/2004/TT-BCA qui định Việc thống kê về PC&CC gồm những gì?

A. Thống kê về số lần kiểm tra an toàn, tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện về PC&CC, xử lý vi phạm về PC&CC

B. Số lượng cán bộ, đội viên PC&CC cơ sở; phương tiện chữa cháy; thống kê về học tập, thực tập phương án chữa cháy; về vụ cháy, công tác chữa cháy và những vấn đề khác có liên quan đến hoạt động PC&CC

C. Về số lần kiểm tra an toàn, tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện về PC&CC; phương tiện chữa cháy; thực tập phương án chữa cháy; về vụ cháy, công tác chữa cháy và những vấn đề khác có liên quan đến hoạt động PC&CC

D. Hai câu A và B đúng

E. Hai câu A và C đúng

Câu 92: Thông tư 04/2004/TT-BCA quy định khi tiến hành kiểm tra định kỳ về PC&CC phải thông báo trước mấy ngày?

A. 02 ngày

B. 03 ngày

C. 04 ngày

D. 05 ngày

Câu 93: Thông tư số 04/2004/TT-BCA quy định sơ đồ chỉ dẫn về PCCC phải thể hiện những gì?

A. Sơ đồ chỉ dẫn về PC&CC phải thể hiện được hệ thống đường nội bộ, hướng thoát nạn, vị trí nguồn nước chữa cháy và phương tiện chữa cháy

B. Sơ đồ chỉ dẫn về PC&CC phải thể hiện được các hạng mục công trình, hệ thống đường nội bộ, lối thoát nạn, hướng thoát nạn, vị trí nguồn nước chữa cháy và phương tiện chữa cháy

C. Sơ đồ chỉ dẫn về PC&CC có thể tách thành những sơ đồ chỉ dẫn riêng thể hiện một hoặc một số nội dung trên

D. Hai câu B và C đúng

E. Hai câu A và C đúng

Câu 94: Theo Thông tư 04/TT/2004/TT-BCA thì biên chế của Đội dân phòng có mấy người?

A. 10 người

B. 20 người

C. 30 người

D. Từ 10 đến 30 người hoặc nhiều hơn khi thấy cần thiết

Câu 95: Theo Thông tư số 04/2004/TT-BCA cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có dưới 10 người thường xuyên làm việc thì đội PCCC cơ sở được lập gồm mấy người?

A. 4 người

B. 5 người

C. Tất cả những người làm việc tại cơ sở đó

Câu 96: Theo Thông tư số 04/2004/TT-BCA cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có từ 10 đến 50 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội PCCC cơ sở tối thiểu là bao nhiêu người?

A. 7 người

B. 8 người

C. 9 người

D. 10 người

Câu 97: Theo Thông tư số 04/2004/TT-BCA cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có trên 50 người đến 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở có bao nhiêu người?

A. Tối thiếu là 14 người

B. Tối thiếu là 15 người

C. Tối thiếu là 16 người

D. Tối thiếu là 17 người

Câu 98: Theo Thông tư số 04/2004/TT-BCA cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có trên 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở có bao nhiêu người?

A. Tối thiếu là 20 người

B. Tối thiếu là 23 người

C. Tối thiếu là 25 người

D. Tối thiếu là 27 người

Câu 99: Theo Thông tư số 04/2004/TT-BCA thời gian huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC lần đầu cho cán bộ, đội viên đội dân phòng, Đội PCCC cơ sở và chuyên ngành là bao nhiêu giờ?

A. Từ 16 đến 24 giờ

B. Từ 24 đến 32 giờ

C. Từ 32 đến 48 giờ

D. Từ 48 đến 54 giờ

Câu 100: Theo Thông tư số 04/2004/TT-BCA thời gian bồ dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ PCCC cho cán bộ đội và đội dân phòng, đội PCCC cơ sở và chuyên ngành là bao nhiêu giờ?

A. Tối thiểu là 8 giờ

B. Tối thiểu là 12 giờ

C. Tối thiểu là 16 giờ

D. Tối thiểu là 20 giờ

Sau khi xem xong 100 câu hỏi trên, hãy cùng kiểm tra kiến thức PCCC của bạn bằng bài kiểm tra kiến thức PCCC nhé!!!

12 CÂU HỎI TỰ LUẬN TÌM HIỂU LUẬT PCCC

Câu 1: Trong nhiệm vụ của bạn tại Đội phòng cháy cơ sở, bạn được giao bảo quản, sử dụng bình bột hóa học (MFZ). Bạn hãy trình bày cách bảo quản kiểm tra bình chữa cháy trên?

Trả lời:

1/ Cách sử dụng:

Khi có cháy xảy ra nhanh chóng xách bình tới đám cháy lắc bình một vài lần để bột trong bình tơi ra, một tay rút chốt an toàn rồi cầm loa phun, tay còn lại bóp mạnh van mỏ vịt, khí được đẩy thoát ra và đẩy bột theo đường ống ra ngoài để chữa cháy, tùy theo bình mà xác định khoảng cách.

* Chú ý: Khi sử dụng hướng loa phun càng vào gần gốc lửa càng tốt, vị trí đứng phun phải ở đầu chiều gió, khi bóp van mỏ vịt phải hết cỡ.

2/ Cách bảo quản:

– Cách bảo quản: Phải để ở những nơi dễ thấy, dễ lấy, những nơi mát với nhiệt độ < 40oC và ở nơi khô ráo, không được để ngoài trời mưa nắng, không được để gần các thiết bị máy móc có sinh nhiệt, khi mang vác vận chuyển phải nhẹ nhàng tránh va đập nếu để ngoài trời phải có mái che. Không để nơi có chất kiềm hoặc axít.

– Cách kiểm tra: Kiểm tra bằng cách xem đồng hồ báo để nhận biết được áp lực bên trong bình còn hay hết (Lưu ý: kim đồng hồ chỉ ở mức vạch xanh là bình còn sử dụng tốt, vạch đỏ là bình không đảm bảo). Khi mang cân thử thấy khối lượng bột trong bình giảm trên 20% khối lượng ban đầu phải nạp thêm bột.

Câu 2: Trong đội dân phòng của bạn, bạn được giao nhiệm vụ sử dụng bình chữa cháy CO2. Bạn hãy trình bày cách bảo quản, kiểm tra loại bình chữa cháy này?

Trả lời:

1/ Cách sử dụng:

– Tùy theo cấu tạo của van mà ta có cách sử dụng khác nhau, đối với bình van vặn ta chỉ cần vặn van theo ngược chiều kim đồng hồ. Nếu là van mỏ vịt phải rút chốt an toàn ra ngoài và bóp mạnh liên tục khí CO2 sẽ thoát ra ngoài.

– Khi có cháy xảy ra nhanh chóng xách bình đến đám cháy, tay phải hoặc tay trái cầm loa phun hướng vào gốc lửa tay còn lại vặn van hoặc bóp cò.

– Chú ý khi sử dụng hướng loa phun vào càng gần gốc lửa càng tốt. Khoảng cách chữa cháy tốt nhất là từ 1 – 1,5m. Đứng phun phải ở đầu chiều gió, khi vặn hoặc bóp van mỏ vịt phải hết cỡ. Chỉ được cầm vào phần nhựa (hoặc gỗ) của loa phun, không được cầm vào kim loại để tránh bị phỏng lạnh.

2/ Cách bảo quản và kiểm tra:

– Cách bảo quản: Phải để ở những nơi dễ thấy, dễ lấy, những nơi mát với nhiệt độ <40oC và ở nơi khô ráo, không được để ngoài trời mưa nắng, không được để gần các thiết bị máy móc có sinh nhiệt, khi mang vác vận chuyển phải nhẹ nhàng tránh va đập; Nếu để ngoài trời phải có mái che. Không để nơi có chất kiềm hoặc axit.

– Cách kiểm tra: Kiểm tra khí CO2 bằng cách cân hoặc ngâm nước để xác định xem có bị rò rỉ không. Kiểm tra vỏ bình xem có bị rỉ sét, ống dẫn khí, loa phun.

Khi thấy khối lượng khí trong bình giảm >20% khối lượng ban đầu thì phải nạp lại khí trong bình.

Câu 3: Anh chị hãy trình bày nội dung phương châm 4 tại chỗ trong công tác PCCC

Trả lời:

Phương châm 4 tại chỗ:

1. Chỉ huy tại chỗ: Là người lãnh đạo trực tiếp cơ sở nơi xảy ra cháy, do đó người Chỉ huy chữa cháy tại chỗ phải có kiến thức về PCCC, trong trường hợp khẩn cấp biết huy động ngay lực lượng và phương tiện, xác định khu vực chữa cháy, áp dụng các biện pháp chữa cháy phù hợp với với tình hình thực tế và phương án chữa cháy đã đề ra… để chữa cháy, cứu người, cứu tài sản.

2. Lực lượng tại chỗ: Gồm lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở và PCCC chuyên ngành là nòng cốt được tổ chức và đầu tư thỏa đáng, biết sử dụng thành thạo các loại phương tiện PCCC được trang bị, có hiểu biết cơ bản về PCCC; Phải thường xuyên tuần tra, kiểm tra để có thể kịp thời phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố khi vừa xảy ra, hạn chế tối đa được thiệt hại.

3. Phương tiện tại chỗ: Có trang bị phương tiện PCCC tại chỗ đầy đủ, phù hợp và đảm bảo chất lượng hoạt động để khi có sự cố cháy xảy ra kịp thời sử dụng, xử lý ban đầu.

4. Vật tư, hậu cần tại chỗ: Đảm bảo đường giao thông thuận tiện cho xe chữa cháy tiếp cận; đảm bảo về nguồn nước chữa cháy dồi dào, dễ sử dụng kể cả việc huy động lực lượng tiếp nước và huy động các phương tiện, nhiên liệu, vật tư kỹ thuật khác, lương thực, thuốc men để phục vụ công tác chữa cháy, cứu hộ trong mọi tình huống.

Câu 4: Bạn là đội viên đội PCCC của cơ sở, khi kiểm tra công tác PCCC tại các chợ, trung tâm thương mại, bạn cần nhắc tiểu thương cần chú ý những vấn đề gì trong việc sử dụng điện?

Trả lời:

Khi sử dụng điện tại các chợ, trung tâm thương mại không được:

– Tự ý sửa chữa, mắc thêm dây dẫn, ổ cắm và các thiết bị tiêu thụ điện.

– Dùng giấy bạc hoặc dây kim loại khác không phù hợp để thay thế cầu chì bị đứt, áp tô mát bị hỏng.

– Dùng vật liệu dễ cháy như giấy, các tông, vải, nilon… để che bóng điện.

– Phơi treo quần áo, khăn mũ, tranh ảnh… trên dây điện ổ cắm, công tắc, cầu chì, cầu dao điện

– Dùng bóng đèn để sấy háng hóa.

– Treo bóng đèn sát vách ngăn, tường ngăn làm bằng các vật liệu dễ cháy

– Cắm dây dẫn trực tiếp vào ổ cắm.

– Gập, buộc kéo căng dây dẫn; treo đèn chùm, bóng đèn trực tiếp trên dây dẫn.

Câu 5: Đội PCCC cơ sở của anh (chị) đã được Huấn luyện nghiệp vụ và cấp giấy chứng nhận Huấn luyện nghiệp vụ PCCC. Có một đội viên thông báo và đề nghị cấp lại “Giấy chứng nhận Huấn luyện nghiệp vụ PCCC” sau 1 năm. Theo bạn trường hợp này đúng hay sai? Vì sao?

Trả lời:

Việc đề xuất cấp lại “Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về PCCC” là 01 năm sau 01 năm thì phải cấp lại là sai, vì:

– Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về PCCC do Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC hoặc Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh cấp. Phôi do Cục Cảnh sát PCCC tổ chức in và phát hành theo mẫu PC 18A Phụ lục 1 – Thông tư số 04/2004/TT-BCA.

Riêng Sở Cảnh sát PC&CC Tp. HCM, Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC do Giám đốc Trung tâm huấn luyện, đào tạo PCCC cấp, có giá trị sử dụng trên cả nước, không quy định về thời hạn sử dụng, tuy nhiên các đối tượng được cấp Giấy Chứng nhận phải được bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC lần đầu theo quy đinh của Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 và sau đó hàng năm huấn luyện bổ sung tối thiểu là 16 giờ.

Câu 6: Theo các quy định của Pháp luật, anh (chị) hãy cho biết trách nhiệm mua Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc của các cơ sở trong đó có nhiều hộ như nhà tập thể, nhà chung cư hoặc trong một cơ sở mà có nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân thuê thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Trách nhiệm mua BHCNBB của các cơ sở trong đó có nhiều hộ như nhà tập thể, nhà chung cư hoặc trong một cơ sở mà có nhiều cơ quan, tổ chức, ca nhân thuê thực hiện như sau:

Điều 6 – Nghị định số 130/2006/NĐ-CP quy định: Tài sản phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc gồm:

– Nhà, công trình kiến trúc và các trang thiết bị kèm theo;

– Máy móc thiết bị;

– Hàng hóa, vật tư, tài sản khác;

Những tài sản này chỉ thực sự được bảo hiểm khi giá trị của chúng tính được thành tiền và được ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Theo điểm b, Khoản 3 – Mục II – Thông tư liên tịch số 41/2007/TTLT-BTC-BCA ngày 24/04/2008 giữa Bộ Tài chính và Bộ Công an quy định về trách nhiệm thực hiện chế độ mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc như sau:

Đối với các cơ sở trong đó có nhiều hộ như nhà tập thể, nhà chung cư hoặc trong một cơ sở mà có nhiều cơ quan tổ chức, cá nhân thuê thì trách nhiệm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thực hiện như sau:

+ Trường hợp xác định được người là chủ sở hữu cơ sở hoặc người được chủ sở hữu giao quản lý hoặc người đại diện chung, thì người đại diện đó chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Từng hộ, cơ quan, tổ chức cá nhân có trách nhiệm nộp phí bảo hiểm cho người đại diện. Trong trường hợp này, người được bảo hiểm là từng bộ phận, cơ quan tổ chức, cá nhân đã nộp phí bảo hiểm cho người đại diện.

+ Trường hợp không xác định được người đại diện thì từng hộ, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong cơ sở đó có trách nhiệm trực tiếp mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

Câu 7: Bạn được giao nhiệm vụ quản lý nhà hàng, bạn sử dụng các biện pháp gì đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy đối với hệ thống gas trong nhà hàng của mình?

Trả lời

– Khu vực bố trí bình gas phải làm bằng vật liệu khó cháy đảm bảo chịu lửa là 30 phút.

– Không bố trí các bình gas ở những nơi công cộng, trên các lối ra vào.

– Hệ thống điện phải là loại chống nổ (đường dây dẫn điện đi vào ống kín, đèn và công tắc phải là loại chống nổ, dùng cầu dao tự động bảo vệ bố trí ngoài phòng đặt bình gas).

– Tạo hệ thống thông gió tự nhiên.

– Lắp đặt đèn chiếu sáng sự cố và hệ thống báo rò rỉ gas.

– Khu vực đặt chai gas phải có biển cấm lửa, cấm hút thuốc

– Nhân viên sử dụng hệ thống gas phải biết cách sử dụng thành thạo các bình chữa cháy CO2 hoặc bột khô và phải được cơ quan PCCC cấp giấy chứng nhận đã qua lớp tập huấn công tác PCCC.

– Thường xuyên kiểm tra độ kín trên hệ thống gas để kịp thời phát hiện khả năng rò rỉ gas.

Câu 8: Cơ sở của bạn đang tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa có sử dụng hàn cắt kim loại. Bạn thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn về PCCC?

Trả lời:

Trong trường hợp tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa có sử dụng công tác hàn thì phải:

– Sử dụng thợ hàn chuyên nghiệp.

– Khi hàn phải quan sát xung quanh, trên dưới có vật gì có thể cháy do tia lửa hoặc vụn sắt bắn vào và phải che chắn hoặc di chuyển các vật dụng đi nơi khác.

– Nếu hàn điện phải tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 3196 – 1979.

– Nếu hàn bằng khí axetylen và oxy phải tuân theo tiêu chuẩn TCVN 4245 – 1996.

– Không được hàn khi:

+ Có một trong các bộ phận của thiết bị, dụng cụ hàn không đảm bảo kỹ thuật.

+ Ở những nơi có vật liệu, chất lỏng, chất khí có thể xảy ra cháy, nổ.

+ Ở trên các sản phẩm, máy móc, thùng, bể chứa mà trong đó còn có chất lỏng, hơi, khí có thể cháy nổ hoặc còn áp lực, còn dòng điện…

– Không để mỏ hàn trên các vật dễ cháy.

Câu 9: Được giao nhiệm vụ hướng dẫn bà con tiểu thương kinh doanh trong các chợ, trung tâm thương mại, Anh (Chị) hướng dẫn tiểu thương các biện pháp an toàn PCCC tại các gian hàng, quầy hàng, sạp hàng, nơi giao và nhận hàng trong các chợ và trung tâm thương mại như thế nào?

Trả lời:

Tại các các gian hàng, quầy hàng, sạp hàng, nơi giao và nhận hàng phải đảm bảo yêu cầu sau:

– Xếp hàng hóa gọn gàng và riêng từng chủng loại theo tính chất và yêu cầu PCCC.

– Có lối đi lại thuận tiện, đảm bảo việc sơ tán và cứu chữa được dễ dàng khi xảy ra cháy.

– Không xếp hàng hóa sát với nguồn nhiệt có khả năng gây cháy (bóng đèn, lò sưởi, bàn là, bếp…).

– Không thắp hương, hóa vàng mã, đốt lửa.

– Không tự ý cải tạo quầy, sạp, cơi nới, ngăn che, làm mái vẩy, lều bạt…sai, trái với thiết kế ban đầu.

– Không bày bán, để hàng hóa lấn chiếm diện tích công cộng, nhất là trên các đường đi lại, đường thoát nạn, cửa ra vào, cửa thoát nạn…

– Không cất giữ, mua và bán các loại hàng đặc biệt nguy hiểm về cháy nổ, như xăng, dầu, hóa chất dễ cháy nổ

Câu 10: Anh (Chị) là đội viên đội dân phòng, được UBND phường giao nhiệm vụ kiểm tra an toàn PCCC một khu phố thì nội dung cơ bản cần đề cập khi tiến hành kiểm tra an toàn PCCC khu dân cư gồm những nội dung nào?

Trả lời:

– Kiểm tra về tình trạng xây dựng bố trí mặt bằng, cấu trúc nhà cửa, tính chất sử dụng, khoảng cách chống cháy, đường thoát nạn, đường nuớc chữa cháy, khả năng nguy hiểm đối với khu vực xung quanh khi có cháy để đề xuất chính quyền đia phương có biện pháp xử lý.

– Kiểm tra các chất cháy, nổ ở khu dân cư khi sử dụng như: than, củi, gas…

– Kiểm tra việc sử dụng điện, tính chất ổn định của lưới điện trong khu vực, các dụng cụ và thiết bị tiêu thụ điện, thiết bị bảo vệ khi xảy ra sự cố,…kiểm tra hiện tượng câu móc, sử dụng điện quá tải của các hộ dân.

– Kiểm tra việc sử dụng ngọn lửa trần trong đun nấu, sinh hoạt, sản xuất của các hộ dân, kiểm tra sử dụng khí đốt hóa lỏng trong sinh hoạt như vị trí lắp đặt bếp, bình gas, hệ thống dây dẫn, van an toàn.

Câu 11: Bạn là đội trưởng đội dân phòng, được UBND cấp xã ủy quyền và giao nhiệm vụ kiểm tra an toàn PCCC một khu dân cư. Quá trình kiểm tra bạn phát hiện một hộ dân đang tự ý tiến hành sang chiết gas trái phép từ một bình gas loại 13kg sang các bình (mini) loại 200g để kinh doanh. Bạn xử lý tình huống trên như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định của Pháp luật, gas là chất nguy hiểm về cháy, nổ. Việc sản xuất, bảo quản, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khoản 5 Điều 13 Luật PCCC nghiêm cấm hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ. Như vậy, việc sang chiết gas mà hộ dân nêu trên là hành vi vi phạm pháp luật về PCCC, và hành vi này bị xử lý vi phạm theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định số 123/2005/NĐ-CP với mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và tịch thu tang vật.

Mức phạt này thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc Trưởng phòng Cảnh sát PCCC. Cán bộ đội dân phòng thực hiện các biện pháp như sau:

– Đình chỉ ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính.

– Lập biên bản kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy.

– Lập biên bản vi phạm quy định phòng cháy chữa cháy.

– Tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp xã đề xuất Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc Trưởng phòng Cảnh sát PCCC quyết đinh xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền.

Câu 12: Bạn được cử đến cơ quan A để liên hệ công tác, khi đến nơi bạn phát hiện ở dưới gầm cầu thang bộ mà cơ quan A đang xảy ra cháy, do công tác vệ sinh không tốt, dưới cầu thang có nhiều phế liệu dễ cháy bạn tiến hành xử lý tình huống trên như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định của Pháp luật thì PCCC là trách nhiệm của mối cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Trong đó quy định rõ mọi cá nhân phải có trách nhiệm báo cháy và chữa cháy kịp thời khi phát hiện thấy cháy. Do vậy, đối với trường hợp này, Tôi phải tiến hành báo cháy bằng hình thức báo động cho mọi người biết và bằng mọi cách để thông báo cho lực lượng Cảnh sát PCCC với số điện thoại 114. Đồng thời sử dụng ngay các bình chữa cháy tại chỗ để chữa cháy. Sau khi đám cháy được dập tắt thì tiến hành cung cấp các thông tin, diễn biến ban đầu của vụ cháy để cơ quan chức năng, điều tra kết luận nguyên nhân cháy.

Trên đây là danh sách 100 câu hỏi PCCC mà chúng tôi đã tổng hợp lại! Cảm ơn bạn đã xem bài viết

Bạn có thể xem qua bài viết với gần 1000 từ vựng phòng cháy chữa cháy tiếng Anh tại đây.

Tổng hợp câu hỏi về trắc nghiệm PCCC

2 and 3

 

  • Hướng dẫn vệ sinh đầu báo cháy

Tổng hợp câu hỏi về trắc nghiệm PCCC

was last modified: by