Tổng hợp câu đố vui nhân ngày 20/11 về thầy cô và mái trường
Ngày 20/11 là ngày gì? Lịch sử của ngày 20/11? Ý nghĩa của ngày 20/11? Những hoạt động trong ngày 20/11? Tổng hợp câu đố vui nhân ngày 20/11 về thầy cô và mái trường?
Ngày 20/11 hàng năm là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân của mình đến với các thầy cô giáo. Nhưng không phải ai cũng biết đến lịch sử và ý nghĩa của ngày này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về lịch sử và ý nghĩa nghĩa cũng như tổng hợp những câu đố vui nhân ngày 20/11 để tri ân ngày lễ đặc biệt này.
1. Ngày 20/11 là ngày gì?
Hàng năm vào ngày 20/11 là ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh những người góp công trong sự nghiệp trồng người cao quý – ngày Nhà giáo Việt Nam (hay còn gọi là Ngày lễ Hiến chương Nhà giáo Việt Nam). Đây là một ngày kỉ niệm quan trọng hàng năm đối với những người làm nhà giáo nói riêng và đối với cả đất nước nói chung trong năm nhằm tri ân các thầy cô, những người đã và đang hoạt động trong ngành giáo dục.
2. Lịch sử của ngày 20/11:
Tháng 7 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ thành lập Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (Fédération Internationale Syndicale des Enseignants – FISE) ở Paris. Năm 1949, tại hội nghị ở Warszawa ( thủ đô Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục xây dựng bản “ Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương, nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng giáo dục tiến bộ.
Công đoàn giáo dục Việt Nam là thành viên của tổ chức này vào năm 1951. Trong cuộc họp tại Warszawa vào năm 1957 với 57 nước thành viên FISE tham dự, Công đoàn giáo dục Việt Nam quyết định chọn ngày 20/11 là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”.
Lần đầu tiên “ Quốc tế hiến chương các nhà giáo” được tổ chức trên toàn miền Bắc vào ngày 20/11/1958. Những năm sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức ở các vùng giải phóng miền Nam. Sau khi đất nước thống nhất, theo đề nghị ngành giáo dục, năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Chính Phủ) ban hành quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam. Ngày 20/11/1982, ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tổ chức trọng thể trên cả nước.
3. Ý nghĩa của ngày 20/11:
Kể từ lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam – ngày 20/11/1982, cho đến nay đây luôn được coi là dịp mà những người làm công tác giảng dạy, trồng người được tôn vinh. Đây được xem là ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Việc tổ chức tôn vinh hàng năm những nhà giáo vào dịp này mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt, nó không những bày tỏ sự biết ơn, kính trọng đối với họ mà còn thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vị trí, vai trò của những nhà giáo trong sự nghiệp đào tạo lớp người mới, những chủ nhân tương lai của đất nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, một dân tộc có mấy nghìn năm văn hiến và có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.
Ngày 20/11 là cơ hội để các thế hệ học trò bày tỏ tình cảm yêu mến, biết ơn sâu sắc đến với những người thầy giáo, cô giáo của mình. Để toàn xã hội ghi nhận công lao, vai trò của giáo dục đối với sự phát triển bền vững của đất nước, đồng thời chia sẻ niềm vui, tri ân tới những nhà giáo đã dốc sức mình, tâm huyết với nghề để đào tạo nên lớp người trẻ góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
4. Những hoạt động trong ngày 20/11:
Hội giảng:
Hàng năm, khi đến ngày Nhà giáo Việt Nam, thường được tổ chức những hội thi thao giảng như một cách thể hiện sự tôn vinh nghề giáo cũng như thể hiện tình cảm yêu thương học trò vô bờ bến của các giáo viên tích cực đăng ký tham gia.
Đây là hoạt động được thực hiện trong không khí hết sức sôi nổi, tạo điều kiện để giáo viên thể hiện năng lực chuyên môn, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập, phát triển và sử dụng hiệu quả, sáng tạo các phương pháp, đồ dùng dạy học, nâng cao chất lượng dạy học.
Thi hồ sơ giáo án:
Ngoài các đợt tập huấn thì việc thi giáo án dạy học cũng là một hoạt động chuyên môn không thể thiếu trong tháng cao điểm chào mừng ngày 20/11 của ngành. Đây là dịp để các thầy cô thể hiện cách soạn giáo án, thiết kế bài giảng cho từng bài, từng khóa, từng tuần. Ngay từ đầu năm, các bộ phận chuyên môn đã bắt đầu thực hiện quy chế nộp hồ sơ, giáo viên khi tham gia thi chỉ cần nộp đầy đủ hồ sơ cho Ban giám khảo. Ban giám khảo sẽ chọn ra bộ bài đẹp nhất, khoa học nhất, nội dung hay nhất, sáng tạo nhất để khen thưởng và sao chép sang các bộ bài khác, đồng thời rút kinh nghiệm để bổ sung những hồ sơ chưa hoàn chỉnh của các bộ bài khác để nâng cao chất lượng dạy và học. Hoạt động ý nghĩa này đã nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của toàn thể giáo viên trong từng cơ sở.
Hội diễn văn nghệ:
Cảm nhận chung của tất cả mọi người khi xem xong những chương trình văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh kết hợp với Công Đoàn trường và tổng phụ trách Đội tổ chức ở mỗi đơn vị trường học là không giấu được sự vui tươi, hào hứng, phấn khởi trong lòng mình. Hội thi đã tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên có cơ hội được giao lưu với nhau, cô đọng hơn nữa tinh thần đoàn kết, đồng thời giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh, sinh viên, tăng cường giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, lối sống đáp ứng yêu cầu của sinh viên, nhu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh phổ thông, góp phần cho cuộc thi “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tiếp sức” diễn ra suôn sẻ. Nội dung thi văn nghệ xoay quanh chủ đề mái trường, thầy cô, bạn bè; ca ngợi truyền thống ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, yêu Đảng, yêu Đoàn, kính mến Đội, kính Bác Hồ, phản ánh ước mơ của tuổi trẻ về sự nghiệp chấn hưng đất nước Và ý thức trách nhiệm, khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam. Các tiết mục tham gia hội thi thì đa dạng các thể loại từ: hát, nhảy, múa, kịch…
5. Tổng hợp câu đố vui nhân ngày 20/11 về thầy cô và mái trường:
Câu đố 1:
Da trắng
Ruột trắng tinh
Bạn hữu ᴠới ѕinh ᴠiên
Tôi thích chải đầu bảng.
Câu đố 2:
Khuôn mặt của tôi đầу những ô ᴠuông
Da mình trắng, mặc ngoài đẹp lắm
Có trời ᴠà đất trong trái tim tôi
Có lời thương хót, có lời bất hiếu.
Cho tới lúc quý ông ѕử dụng nó
Sau đó, tôi ѕẽ mở trái tim mình ᴠà nhìn ᴠào nó.
Câu đố 3:
Hè về áo đỏ như son
Hè đi thay lá xanh non mượt mà
Bao nhiêu tay toả rộng ra
Như vẫy như đón bạn ta đến trường?
Câu đố 4:
Hè về áo đỏ như son
Hè đi thay lá xanh non mượt mà
Bao nhiêu tay toả rộng ra
Như vẫy như đón bạn ta đến trường?
Câu đố 5:
Anh mặt đen, anh da trắng
Anh mình mỏng, anh nhọn đầu
Khác nhau mà rất thân nhau
Khi đi khi ở chẳng bao giờ rời?
Câu đố 6:
Đầu đuôi vuông vắn như nhau
Thân chia nhiều đốt rất mau rất đều
Tính tình chân thức đáng yêu
Muốn biết dài ngắn mọi điều có em?
Câu đố 7:
Hai đầu mọc ở hai chân
Cái chân lại đúng là thân mới kỳ
Xin bạn một mẩu bút chì
Mượn bạn ngòi bút cũng vì việc chung?
(Đố là cái gì?)
Câu đố 8:
Tiên học lễ, hậu học văn; Mái gì dạy dỗ chúng em nên người?
Câu đố 9:
Cây suôn đuồn đuột
Trong ruột đen thui
Con nít lui cui
Giẫm đầu đè xuống?
(Đố là cái gì?)
Câu đố 10:
Mình bầu, môi miệng nứt hai
Chỉ có một mắt, chui hoài trong hang?
(Đố là cái gì?)
Câu đố 11:
Cày trên đồng ruộng trắng phau
Khát xuống uống nước giếng sâu đen ngòm?
Câu đố 12:
Mặt ᴄô như trát nhọ nồi
Lại ᴄòn điểm phấn ᴄho người ta trông
Đàn bà ᴄho tới đàn ông
Nhìn ᴄô thỏa lòng, lau mặt ᴄho ᴄô?
Câu đố 13:
Mình bầu, môi miệng nứt hai
Chỉ ᴄó một mắt, ᴄhui hoài trong hang?
Câu đố 14:
Có mặt mà ᴄhẳng ᴄó đầu
Bốn ᴄhân ᴄó đủ, không ᴄần ᴄó taу
Họᴄ trò kẻ dở, người haу
Ai ai ᴄũng phải hàng ngàу nhớ em?
Câu đố 15:
Tính ưa ᴄhính хáᴄ
Tấm lòng thẳng ngaу
Giúp trò hàng ngàу
Họᴄ hành tấn tới?
Câu đố 16:
Gốᴄ gáᴄ ᴠốn họ nhà ᴄâу
Quê ᴄha, đất tổ, nơi đầу mầu хanh
Vì đời hiến ᴄả tấm thân
Cắt, nghiền, nấu, tẩу, bao lần ᴄhẳng lo
Để nên ᴄuốn ᴠở họᴄ trò
Để thêm bứᴄ họa, trang thơ ᴄho đời?
Câu đố 17:
Đố ai nêu lá quốc kỳ
Mê Linh đất cũ còn ghi muôn đời
Yếm, khăn đội đá vá trời
Giặc Tô mất vía rụng rời thoát thân?
Câu đố 18:
Đố ai trên Bạch Đằng giang
Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời
Phá quân Nam Hán tơi bời
Gươm thần độc lập giữa trời vang lên?
Câu đố 19:
Đố ai gian khó chẳng lùi
Chí Linh mấy lượt nếm mùi đắng cay
Mười năm Bình Định ra tay
Thành Đông Quan, mất vía bầy Vương Thông?
Câu đố 20:
Đố ai qua Nhật, sang Tàu
Soạn thành huyết lệ lưu cầu tàn thư
Hô hào vận động Đông Du
Kết đoàn cùng với sĩ phu khắp miền?
Câu đố 21:
Làng Nguyệt Ức, có một người
Khai Xuyên tên chữ, hiệu thì Hạnh Am
Đang làm tri huyện bỏ quan
Lục niên ẩn tích dạy đàn học sinh
Giúp mưu Nguyễn Huệ Bắc Bình
Đố ai biết được tiên sinh tên gì?
Câu đố 22:
Mẹ tôi thân béo, gáу tròn
Mẹ tài nhờ ᴄó nghìn ᴄon tuуệt ᴠòi
Mấу người muốn hiểu mẹ tôi
Quen biết ᴄả đời mà dễ hiểu đâu?